Các chỉ tiêu đo lường.

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của vốn chủ sở hữu (Trang 53 - 54)

- Tháng 7/2010: Công ty chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn

2.2.3.Các chỉ tiêu đo lường.

1 DT bán hàng và cung cấp dịch vụ

2.2.3.Các chỉ tiêu đo lường.

Lợi nhuận phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có những yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Vì vậy, để đánh giá chất lượng hoạt động của một doanh nghiệp ngoài lợi nhuận tuyệt đối ta còn cần phải xem xét tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp.

2.2.3.1. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu ( ROS ).

Bảng 2.9 : ROS qua các năm của công ty VMS.

Đơn vị: triệu đồng.

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1 Doanh thu thuần 16,208,021 24,683,472 32,420,027

2 Lợi nhuận ròng 3,330,532 2,593,996 2,132,012

3 ROS 20.55% 10.51% 6.58%

( Nguồn: phòng Tài chính – Kế toán công ty VMS )

Có thể nhận thấy rằng, xu hướng lợi nhuận ròng giảm và doanh thu thuần tăng khiến cho tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu giảm nhanh từ năm 2008 đến năm 2010. ROS năm 2008 là 20.55%, nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu mang lại cho công ty 20.55 đồng lợi nhuận ròng, cao hơn hẳn so với năm 2009 là 10.51 đồng và gấp hơn 3 lần năm 2010. ROS giảm sẽ khiến công ty VMS trở nên kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư hơn.

ROS của công ty giảm là do những nguyên nhân chính sau:

- Nguyên nhân chủ quan: nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm vừa qua 2008-2010 ta có thể thấy rằng doanh thu thuần công ty tăng nhanh, nhưng tốc độ gia tăng tổng chi phí còn lớn hơn tốc độ gia tăng doanh thu thuần. Điều

này khiến cho tổng lợi nhuận trước thuế của công ty VMS co sự tăng trưởng kém, thậm chí tổng lợi nhuận trước thuế năm 2009 còn thấp hơn năm 2008. Đây chính là hệ quả của việc công ty tăng cường sử dụng vốn vay để mở rộng công ty trong thòi kỳ khủng hoảng kinh tế và quản lý, sử dụng các nguồn vốn này chưa hiệu quả.

- Nguyên nhân khách quan: cũng qua báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm qua của công ty VMS, ta thấy rằng, khoản thuế mà công ty nộp vào NSNN qua các năm tăng nhanh qua các năm, mặc dù như năm 2009, lợi nhuận trước thuế của công ty nhỏ hơn năm 2008. Điều này cho thấy thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đánh vào công ty là rất cao.

2.2.3.2. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ( ROA ).

Bảng 2.10 : ROA qua các năm của công ty VMS.

Đơn vị: triệu đồng.

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1 Tổng tài sản 12,694,894 16,772,379 21,855,514

2 Lợi nhuận ròng 3,330,532 2,593,996 2,132,012

3 ROA 26.24% 15.47% 9.76%

( Nguồn: phòng Tài chính – Kế toán công ty VMS )

Qua bảng 2.10 ta thấy rằng, ROA của công ty VMS cũng giảm nhanh chóng từ 2008 đến 2010 như ROS. Năm 2008, ROA là 26.24% nghĩa là cứ 100 đồng vốn đầu tư vào tài sản được sử dụng mang lại cho công ty 26.24 đồng lợi nhuận ròng. Sang năm 2009, tỷ suất này giảm xuống hẳn, còn 15.47% và đến cuối năm 2010 chỉ còn 9.76%. Điều này cho thấy công ty sử dụng tài sản ngày càng kém hiệu quả. Mặt khác, tài sản dài hạn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản trong 2 năm 2009,2010 là một điều chưa hợp lý đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ như VMS- Mobifone.

Áp dụng mô hình Dupont vào phân tích ta có:

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của vốn chủ sở hữu (Trang 53 - 54)