Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 29 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
29
Dung lượng
205 KB
Nội dung
Đề án môn học Thẩm định giá MỤC LỤC SV: Nguyễn Đặng Thái Duy Lớp: Thẩm định giá K50 Đề án môn học Thẩm định giá LỜI MỞ ĐẦU Trước đây, tài sản hữu hình vẫn được coi là nhân tố chính tạo nên giá trị doanh nghiệp, bao gồm máy móc thiết bị, đất đai, nhà cửa hoặc những tài sản tài chính khác như các khoản phải thu và vốn đầu tư Các tài sản này được xác định giá trị dựa trên chi phí và giá trị còn lại thể hiện trên bảng cân đối kế toán. Tuy các doanh nghiệp cũng đã nhận thức được sự hiện diện của tài sản vô hình nhưng giá trị cụ thể của nó là không rõ ràng và chưa định lượng được. Trong quá trình xác định lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, việc tính toán chỉ dựa trên các chỉ số như tỷ xuất sinh lơi đầu tư, vốn chủ sở hữu mà không hề dựa vào các chỉ số liên quan đến tài sản vô hình Vài năm trở lại đây, tài sản vô hình ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình, là yếu tố cơ bản tạo nên giá trị doanh nghiệp và tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Tài sản vô hình chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tông giá trị tài sản của doanh nghiệp Ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp còn lúng túng chưa xác định rõ giá trị thực sự của mình khi bỏ qua giá trị của tài sản vô hình dẫn đến thua thiệt trong các giao dịch mua bán doanh nghiệp trên thị trường. Và khi hội nhập WTO, đó thực sự là thách thách rất lớn của các doanh nghiệp Việt Nam Vì vậy, người thực hiện đề tài “ Phương pháp định giá tài sản vô hình của doanh nghiệp.Liên hệ với thức tế các doanh nghiệp Việt Nam hiên nay” mong muốn đưa đến một cái nhìn tổng quát về việc định giá tài sản vô hình của doanh nghiệp, ứng dụng của các phương pháp đó tại Việt Nam cũng như hoàn thiện những vấn đề còn thiếu sót. SV: Nguyễn Đặng Thái Duy Lớp: Thẩm định giá K50 1 Đề án môn học Thẩm định giá CHUƠNGI : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHUƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VÔ HÌNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm về tài sản vô hình -Theo Uỷ ban Tiêu chuẩn Thẩm định giá quốc tế, hướng dẫn số 4- 2000: Tài sản vô hình là những tài sản thể hiện ra bằng những lợi ích kinh tế.Chúng không có cấu tạo vật chất mà tạo ra những quyền và những ưu thế đối với ngưòi sở hữu, và thuờng sinh ra thu nhập cho nguời sở hữu chúng -Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04- Tài sản cố định vô hình, ban hành theo quyết định của Bộ trưỏng Bộ tài chính số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 Tài sản cố định vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu thức ghi nhận tài sản cố định vô hình 1.2. Phân loại tài sản vô hình Có 2 cách phân loại tài sản vô hình: -Tài sản vô hình có thể được phân loại theo hình thức xuất hiện như cách phân loại của Ủy ban Thẩm định giá quốc tế : các quyền, các mối quan hệ, tài sản sở hữu trí tuệ hay nhóm các tài sản vô hình khác (thường được gọi là uy tín) • Các quyền Mọi doanh nghiệp đều có quyền của mình.Những quyền này có thể tồn tại theo những điều kiện của một hợp đồng dưới hình thức văn bản hay không bằng văn bản, là các giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp, là các hợp đồng thuê mướn, hợp đồng phân phối,hợp đồng cung cấp hoặc các thỏa thuận đặc quyền khác SV: Nguyễn Đặng Thái Duy Lớp: Thẩm định giá K50 2 Đề án môn học Thẩm định giá Giá trị của các quyền phụ thuộc vào những lợi ích tài chính mà nó mang lại cho doanh nghiệp • Mối quan hệ giữa các bên Mọi doanh nghiệp đều phải thiết lập mối quan hệ với các đơn vị, các chủ thể và các cá nhân bên ngoài khác.Mối quan hệ này có thể không biểu hiện thành hợp đồng nhưng nó rất quan trong đối với doanh nghiệp Ví dụ, các mối quan hệ với lực lượng lao động kết hợp và các khách hàng đã có, các quan hệ với các nhà cung cấp và các nhà phân phối, mối quan hệ bên trong giữa các bên… • Các tài sản vô hình lập thành nhóm Là giá trị vô hình thặng dư còn lại sau khi tất cả các tài sản vô hình có thể nhận biết được đã được đánh giá và trừ ra khỏi tông số giá trị tài sản vô hình, thường được gọi là uy tín.Đặc biệ là đối với những công ty đang làm ăn phát đạt và có lợi thế kinh doanh. Tại nhiều thời điểm khác nhau, uy tín là thu nhập tăng thêm cảu một doanh nghiệp vượt lên trên một mức thu nhập bình thường đối với tài sản giống như vậy, hoặc giá trị của toàn bộ doanh nghiệp vượt lên và cao hơn tổng giá trị của những tài sản hợp thành. Uy tín là tài sản vô hình xuất hiện do sự hợp nhất hoặc được đánh giá tổng hợp bởi các yếu tố như tên tuổi, tiếng tăm, sự bảo trợ của khách hàng,địa điểm,sản phẩm và các yếu tố tương tự khác có sinh ra các lợi ích kinh tế • Tài sản sở hữu trí tuệ Là những tài sản vô hình không nằm ở dạng vật chất nhưng chúng có giá trị ( do đó có giá cả) vì chúng có khả năng sinh ra trong tương lai dòng lợi nhuận dương (>0) Tài sản sở hữu trí tuệ là một loại đặc biệt của tài sản vô hình, nó thường được pháp luật bảo vệ khỏi những sự sử dụng trái thẩm quyền của những người khác. Ví dụ như : tên nhãn hàng hay nhãn hiệu thương mại, bản quyền, SV: Nguyễn Đặng Thái Duy Lớp: Thẩm định giá K50 3 Đề án môn học Thẩm định giá bằng sáng chế, các bí quyết thương mại hay bí quyết kinh doanh và nhiều tài sản khác -Tài sản vô hình cũng có thể được phân loại theo tính chất • Các sáng chế, phát minh, công thức, quy trình, mô hình, kỹ năng, bí mật kinh doanh. • Bản quyền tác giả • Thương hiệu, tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa, đặc điểm nhận dạng sản phẩm. • Quyền kinh doanh, giấy phép, hợp đồng. • Phương pháp, chương trình, hệ thống, thủ tục, khảo sát, nghiên cứu, dự báo, dự toán, danh sách khách hàng, các số liệu kỹ thuật.\ • Các loại tài sản vô hình khác (như đội ngũ nhân lực, vị trí kinh doanh ). 1.3. Những đặc điểm chủ yêu cầu chủ yêu của tài sản vô hình Tài sản vô hình là những tài sản có giá trị lớn, thời gian hữu ích lâu dài, có hình thái biểu hiện rất đa dạng, nền kinh tế thị truờng càng phát triển thì chủng loại của tài sản vô hình càng phong phú.Tài sản vô hình cón những đặc điểm chủ yếu sau đây : Một là , có hình thái không rõ rang. Có loại đựoc thể hiện bằng hình thái cụ thể như : nhãn hiệu thuơng mại, bằng sang chế… nhưng có loại lại hoàn toàn vô hình, ví dụ như : uy tín trên thị truờng, long trung thành mến mọ của khách hang và các mối quan hệ kinh doanhv.v… Hai là, có tính mơi : là một kỹ thuật mới ,một sang chế mới mà không sao chép của các tác giả truớc.Tính mới là nét đặc trưng của mặt hang trí tuệ, buộc các tác giả mặt hang trí tuệ mới phải đông não nhiều dể làm ra và phải làm đuợc truớc nguời khác, vì có những tình huớng có nhiều tác giả làm việc ở những địa điểm khác nhau, nhưng trong cùng một thời gian đã phát hiện ra kỹ thuật mới. SV: Nguyễn Đặng Thái Duy Lớp: Thẩm định giá K50 4 Đề án môn học Thẩm định giá Ba là, việc xác định giá trị rất phức tạp. Có loại có thể đinh giá và mua bán được, ví dụ như : bản quyền, phát minh sang chế, chi phí thanh lập, vị trí kinh doanh… Giá trị của nhưng tài sản cố định vô hình này đuợc thể hiện bằng những khoản chi phí để mua tài sản đó thong qua văn bản sở hữu đuợc pháp luật thừa nhận như kế uớc, giấy chưng nhận sở hữu,hợp đồng…Bên cạnh đó, có những tài sản vô hình vô giá về giá trị, ví dụ như chữ tín trong kinh doanh.Loại tài sản này không thể mua bán đựoc, nó đươc tạo ra bởi sự cố gắng của tập thể lãnh đạo và công nhân toàn doanh nghiệp.Giá trị của tài sản này không thể đo đếm đựoc nhưng nó đựoc thể hiện ở khả năng sinh lời của doanh nghiệp Bốn là , tồn tại sự hào mòn vô hình của tài sản cố định vô hình. Đối với tài sản cố định hữu hình thì có hai hình thức hao mòn là hao mòn vật lý ( phụ thuộc vào mức độ sử đụng hoặc bị môi truờng thiên nhiên phá huỷ) và hao mòn vô hình (do tiến bộ khoa học kỹ thuật, nên nhũng tài sản hiện tại bị mất giá). Còn đối với các tài sản cố định vô hình, chỉ có một hình thức biểu hiện hao mòn- đó là hao mòn vô hình của những tài sản vô hình. Sưk bùng nổ kỹ thuật, sự canh tranh quyết liệt trên thuơng truờng và những yếu tố khác đã dẫn đến sự mất giá nhanh chónh cảu một tài sản cố định vô hình nào đó Ví dụ : Một khách sạn A đang đông khách hoạt động nhộn nhịp vì hiện đang nằm ở vị trí trung tâm thành phố và gần nhà ga trung tâm, nhung đến một ngày nào đó, do sự quy hoạnh xây dựng lại, trung tâm thành phố và nhà gat rung tâm được chuyển đến một địa điểm khác. Khi đó, khách sạn A sẽ trở nên vắng khách và bị mất giá. Đó là biểu hiện hao mòn vô hình của tài sản cố định vô hình Năm là , thời gian sử dụng hữu ích của một tài sản cố định vô hình thuờng là một đại luợng biến đổi, không cố định, có thể dài ngắn khác nhau, nhưng không phải là vô hạn định. Các sản phẩm trí tụê, bản quyền… có tính thời gian vì khoa học kỹ thụât ngày nay biến chuyển rất nhanh SV: Nguyễn Đặng Thái Duy Lớp: Thẩm định giá K50 5 Đề án môn học Thẩm định giá Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị truờng là một cuộc đua không có đích cuối cùng và không có nguời chiến thắng mãi mãi. Nhãn hiệu A ngày hôm nay đuơc khách hang ưa chuộng nhưng ngày mai có thể nó phải nguời lại sự ưa thích đó cho nhãn hiệu B. Ngay cả những nhãn hiệu đã nổi tiếng trên thuơng truờng nhiều năm như Coca- Cola, Honda một ngày nào đó cũng có thể bị các nhãn hiệu khác thay thế.Hoặc ví dụ như các phần mềm máy tính Word Perfect hay Fox-Pro, thời gian truớc đây sử dụng rất nhiều, hiện nay chi còn rất ít ngưòi sử dụng vì đã có những phần mềm như Microsoft Word hoặc Microsoft Excel tiện lợi hơn. Đo đó ,các nhà sản xuất và kinh doanh những phần mềm trên gặp rất nhiều khó khăn.Trái lại, Bill Gate, chủ tịch tập đoàn Microsoft là nguời sở hữu tác quyền Windows thong dụng trên hầu hết máy tính hiện nay đã trở thành một trong những nguời giàu nhất thế giới 1.4. Sự khác biệt giữa tài sản vô hình và tài sản hữu hình Về cơ bản, tài sản vô hình khác tài sản hữu hình ở chỗ chúng không có hình thái cụ thể tức. Tài sản hữu hình là tài sản có hình thái vật chất cụ thể , có thể lượng hóa và có thể xác định được giá trị một cách chính xác. Còn tài sản vô hình là những tài sản không mang hình thái cụ thể, không thể cầm nắm được. Tài sản vô hình không thể nhìn thấy được, cảm nhận được bằng mùi vị, màu sắc nhưng có thể cảm nhận được bằng trực giác. Do những tính chất dặc thù trên nên tài sản vô hình mang lại những giá trị khác với giá trị sử dụng thông thường. Dường như giá trị của tài sản vô hình gắn cùng với những yếu tố thuộc về tâm lý, vì vậy giá trị của tài sản vô hìnhcũng do yếu tố tâm lý chi phối phần nào. Điểm khác biệt thứ hai ở đây là về sự khác biệt về hình thức hao mòn tài sản. Đối với tài sản cố định hữu hình thì có hai hình thức hao mòn là : hao mòn vật lý ( phụ thuộc vào mức độ sử dụng) hoặc bị môi trường thiên nhiên phá hủy, và hao mòn vô hình ( do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nên tài sản hiện tại bị mất giá). Còn đối với tài sản vô hình, chỉ có một hình thức biểu hiện hao mòn- đó là hao mòn vô hình. Sự bùng nổ kỹ thuật, sự cạnh tranh SV: Nguyễn Đặng Thái Duy Lớp: Thẩm định giá K50 6 Đề án môn học Thẩm định giá quyết liệt trên thương trường , và những yếu tố khác đã đẫn đến sự mất giá nhanh chống của một tài sản vô hình Thêm nữa, việc xác định giá trị của tài sản hữu hình là khá dễ dàng. Nguyên giá của tài sản hữu hình hoàn toàn có thể xác định một cách tin cậy Tuy nhiên, đối với tài sản vô hình thì việc xác định giá trị lại rất phức tạp, với nhiều các biến số. Đa phần việc xác định giá trị tài sản vô hình mang nặng yếu tố cảm tính. Xem xét về mối quan hệ giữa tài sản vô hình và tài sản hữu hình,có thể nói trị vô hình đều được tạo nên từ giá trị hữu hình của sản phẩm và đây cũng chính là sản phẩm của quá trình sản xuất phát triển tài sản hữu hình của doanh nghiệp. Như vậy tài sản hữu hình đã gián tiếp tạo ra tài sản vô hình, giá trị vô hình, chính tài sản hữu hình là nền tảng, nguồn gốc tạo ra tài sản vô hình. 1.5. Phương pháp luận thẩm định giá trị tài sản vô hình Về cơ bản, phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình cũng giống như đối với tài sản hữu hình. Trên thực tế, thường áp dụng các phương pháp sau -Phương pháp thẩm định giá dựa trên thu nhập -Phương pháp thẩm định giá dựa trên thị trường -Phương pháp thẩm định giá dựa trên chi phí 1.5.1. Phương pháp thẩm định giá dựa trên thu nhập Phương pháp thẩm định giá căn cứ vào thu nhập dựa trên nguyên tắc cơ bản là giá trị của một tài sản vô hình sẽ được tính ra từ các lợi ích kinh tế ( tức thu nhâp/ dòng tiền) mà tài sản đó mang lại trong tương lai. Hai cách tiếp cận thông thường nhất là vốn hóa thu nhập và phân tích dòng tiền chiết khấu Trong cách tiếp cận vốn hóa thu nhập, một mức thu nhập đại diện được chia cho một tỷ lệ vốn hóa để chuyển thu nhập thành giá trị.Thu nhập được phân cho các tài sản vô hình khác nhau, sao cho thu nhập được phân bố cho tất cả các tài sản riêng rẽ không vượt quá thu nhập có được trên toàn bộ tài sản SV: Nguyễn Đặng Thái Duy Lớp: Thẩm định giá K50 7 Đề án môn học Thẩm định giá Công thức: V = I R Trong đó : V là giá trị hiện tại của các lợi ích trong tương lai I là thu nhập của tài sản R là tỷ lệ vốn hóa Trong cách tiếp cận phân tích dòng tiền chiết khấu tương lai hoặc phương pháp lãi cổ tức, các khoản tiền nhận được sẽ được xác định cho từng giai đoạn trong những giai đoạn tương lai. Những khoản nhận được này được chuyển sang giá trị bằng cách áp dụng một tỷ lệ chiết khấu có sử dụng các kỹ thuật giá trị hiện tại. .Các phương pháp chiết khấu thường được sử dụng nhất đối với các tài sản vô hình có đời sống kinh tế hữu hạn thường ngắn hơn đời sống kinh tế hay đời sống pháp lý của tài sản. .Các tỷ lệ vốn hóa và tỷ lệ chiết khấu được rút ra từ thị trường và biểu hiện bằng nhiều yếu tố giá cả (được trích ra từ những dữ kiện giao dịch và kinh doanh rộng rãi) hay bằng một tỷ lệ lãi (được rút ra từ những đầu tư thay thế) .Những lợi ích hay thu nhập dự báo được chuyển thành giá trị có sử dụng các tính toán trong đó xem xét đến tăng trưởng kỳ vọng và thời hạn tồn tại các lợi ích, đến rủi ro gắn liền với dòng lợi ích và giá trị thời điểm của đồng tiền 1.5.2. Phương pháp thẩm định giá dựa trên thị trường Phương pháp thẩm định giá dựa trên thị trường được thực hiện bằng cách so sánh đối tượng thẩm định giá với các tài sản vô hình hay các lợi ích tài sản vô hình và các chứng khoán đã được bán trên thị trường mở Hai nguồn dữ liệu thường được sử dụng nhất là các thị trường trong đó những lợi ích sở hữu các tài sản vô hình tương tự được kinh doanh, và các giao dịch trước đó về sở hữu tài sản vô hình đã được tiến hành Khi áp dụng phương pháp này, cần phải đáp ứng những điều kiện sau : SV: Nguyễn Đặng Thái Duy Lớp: Thẩm định giá K50 8 Đề án môn học Thẩm định giá -Cần phải có cơ sở hợp lý dựa vào để so sánh với các tài sản vô hình tương tự. Những tài sản vô hình tương tự cần nằm trong cùng lĩnh vực công nghiệp với tài sản thẩm định, hay một ngành công nghiệp đáp ứng được cùng các thông số về kinh tế. Sự so sánh phải được thực hiện có ý nghĩa và không gây ra sự nhầm lẫn. -Dữ liệu của các tài sản vô hình sử dụng để tính toán phải chính xác -Dữ liệu giá cả phải còn hiệu lực vào thời điểm thẩm định giá và đại diện cho thị trường vào thời điểm đó -Tiến hành những điều chỉnh phù hợp để khiến cho tài sản vô hình tương tự và tài sản vô hình cần thẩm định trở nên dễ so sánh hơn -Khi sử dụng những giao dịch trước đó trong các tài sản vô hình, cần thực hiện những điều chỉnh cần thiết đối với sự thay đổi về thời gian, những hoàn cảnh thay đổi trong nền kinh tế và trong các tài sản vô hình Phương pháp này tỏ ra ưu việt hơn phương pháp dựa trên chi phí và thu nhập vì nó có tính khách quan hơn, độ tin cây cao hơn và có những bằng chứng về giá trị thị trường ( là giá thỏa thuận các bên giao dịch) Phương pháp này nếu có thể sử dụng được là tốt nhất, tuy nhiên vấn đề là trong thực tế khó tìm được các cuộc giao dịch về tài sản vô hình tương tự trên thị trường và các thông tin đáng tin cậy về chúng. Các giao dịch đó thường tuân thủ các điều khoản không tiết lộ bí mật, và trong các giao dịch có thể có những vấn đề “ chi phí phụ” đã được tính vào giá đã thanh toán, ví dụ một hợp đồng phân phối cho một công ty con của người bán, do đó việc tách riêng các yếu tố giao dịch cụ thể là rất khó thực hiện. Đồng thời, các tài sản thuộc sở hữu trí tuệ thường là duy nhất nên nẩy sinh khó khăn trong việc tìm ra mức giá của những tài sản có thể so sánh được với các tài sản thẩm định.Các lý đó đó gây ra hạn chế khi áp dụng phương pháp này SV: Nguyễn Đặng Thái Duy Lớp: Thẩm định giá K50 9 [...]... kiến thức được biết vào thời điểm thẩm định giá 1.6 Phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình Do sự khác biệt giữa tài sản vô hình và tài sản hữu hình nên việc định giá tài sản vô hình cũng có những phương pháp riêng biệt nhất định Các phương pháp thường đươc áp dụng là phương pháp giá trị tài sản vô hình , phương pháp dòng tiền chiết khấu và phương pháp xác định lợi thế doanh nghiệp 1.6.1 Phương pháp. .. phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình của các doanh nghiệp ở Việt Nam 3.2 Giải pháp hoàn thiện phương pháp định giá tài sản vô hình của các doanh nghiệp ở Việt Nam 3.2.1 Về hành lang cơ sở pháp lý Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý về định giá tài sản vô hình là vấn đề quan trọng nhất hiện nay Hiện nay các quy định ban hành rất ít ,rải rác, không tập trung, mới chỉ dừng lại ở mặt hình thức cho... cho các cơ quan có chức năng để công nhận về mặt giá trị và đảm bảo quyền sở hữu, thời hạn bảo hộ cho chính chủ của doanh nghiệp này SV: Nguyễn Đặng Thái Duy 17 Lớp: Thẩm định giá K50 Đề án môn học Thẩm định giá CHƯƠNG II : LIÊN HỆ VỚI THỰC TẾ CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Tình hình chung về định giá tài sản vô hình của các doanh nghiệp ở Việt Nam Việc định giá tài sản vô hình của các doanh nghiệp. .. tồn tại trong việc định giá tài sản vô hình của các doanh nghiệp ở Việt Nam Sở dĩ việc định giá tài sản vô hình của doanh nghiệp Việt Nam chưa đạt được những kết quả chính xác là do còn bộc lộ những hạn chế cơ bản sau : 2.2.2.1 Về các quy định của nhà nước Các quy định về định giá tài sản vô hình của nhà nước vẫn chưa hoàn chỉnh Điều kiện và cơ sở cho việc xác định giá trị doanh nghiệp chưa được thiết... dừng lại ở giá gốc, do đó không phản ánh đúng phần giá trị vô hình của doanh nghiệp 2.2.2.2.Về các phương pháp định giá Hiện nay, có rất nhiều các phương pháp đặc thù khác nhau được áp dụng vào việc định giá tài sản vô hình của doanh nghiệp song nhìn chung các phương pháp này vẫn chưa đươc thực hiện môt cách hiệu quả Hai phương pháp được áp dụng chủ yếu vẫn là phương pháp tài sản và phương pháp dòng... một hệ thống lý luận đầy đủ và sâu sắc, cùng với kinh nghiệm định giá được tích lũy trong thực tế, đội ngũ cán bộ định giá sẽ làm tốt hơn công tác của mình 3.2.3 Về các phương pháp định giá Các phương pháp định giá được sử dụng để định giá tài sản vô hình cần được sử dụng linh hoạt kết hợp với nhau để đưa ra giá trị gần sát, đánh giá đúng tài sản vô hình của doanh nghiệp Việc sử dụng các phương pháp. .. Công thức : n V0 = ∑ t =1 CFt (1 + i ) t + Vn (1 + i ) n Trong đó: V0 : giá trị doanh nghiệp CFt : giá trị dòng tiền Vn : Giá trị doanh nghiệp ở cuối chu kì đầu tư (năm thứ n) Sau khi xác định được giá trị của doanh nghiệp thì phần giá trị tài sản vô hình được xác định bằng cách lấy giá trị của doanh nghiệp trừ đi toàn bộ phần tài sản hữu hình của doanh nghiệp 1.6.3 Phương pháp xác định lợi thế doanh nghiệp. .. thể định giá tài sản nói chung và tài sản vô hình của doanh nghiệp nói riêng Các cán bộ thẩm gia thẩm định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam đa phần chưa qua đào tạo chuyên sâu về định giá doanh nghiệp. Mặt khác, định giá tài sản vô hình của doanh nghiệp là một công việc rất khó khăn, trừu tượng, đòi hỏi bề sâu kiến thức cùng bề dày kinh nghiệm cộng thêm hệ thống văn bản chưa hoàn chỉnh nên dễ đưa ra các. .. thẩm định SV: Nguyễn Đặng Thái Duy 23 Lớp: Thẩm định giá K50 Đề án môn học Thẩm định giá CHƯƠNG III : HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VÔ HIFNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 3.1.Tầm quan trọng của tài sản vô hình Ngay từ đâu thế kỷ XX, lý thuyết kinh tế đưong thời đã tiếp cận khái niệm tài sản vô hình bằng cách nhận diện đuợc giá trị vô hình (intangible assets) bằng cách nhận diện đựoc giá. .. phần tài sản vô hình SV: Nguyễn Đặng Thái Duy 27 Lớp: Thẩm định giá K50 Đề án môn học Thẩm định giá KẾT LUẬN Tài sản vô hình ngày càng đóng vai trò quan trọng, là nhân tố quyết định làm nên giá trị doanh nghiệp Do vậy việc định giá tài sản vô hình là tất yếu khách quan Định giá tài sản vô hình sẽ giúp doanh nghiệp xác định được giá trị thực sự của mình, từ đó có những bước đi hợp lý để phát triển doanh . Thẩm định giá CHƯƠNG II : LIÊN HỆ VỚI THỰC TẾ CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Tình hình chung về định giá tài sản vô hình của các doanh nghiệp ở Việt Nam Việc định giá tài sản vô hình của. thách rất lớn của các doanh nghiệp Việt Nam Vì vậy, người thực hiện đề tài “ Phương pháp định giá tài sản vô hình của doanh nghiệp. Liên hệ với thức tế các doanh nghiệp Việt Nam hiên nay mong muốn. giá trị vô hình, chính tài sản hữu hình là nền tảng, nguồn gốc tạo ra tài sản vô hình. 1.5. Phương pháp luận thẩm định giá trị tài sản vô hình Về cơ bản, phương pháp thẩm định giá tài sản vô