điều kiện để một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn...
Trang 1BÀI TẬP THU HOẠCH SỐ 1MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH
Câu 1: Điều kiện để một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn,công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh
tế khác có tư cách pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau:
1- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thànhlập, đăng ký hoặc công nhận;
1- Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu có đủcác điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc đối tượng cấm kinh doanh; b) Tên của doanh nghiệp được đặt đúng như quy định tại khoản 1 Điều
24 -Luật doanh nghiệp;
c) Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật; d) Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định
2- Doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấpgiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Đối với những ngành, nghề kinhdoanh có điều kiện thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh các ngành,nghề đó kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phépkinh doanh hoặc có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định
Câu 2: Các loại hình doanh nghiệp Việt Nam
1 Doanh nghiệp nhà nước
1 1 Khái niệm
Trang 2Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập
và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằmthực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân
sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi sốvốn do doanh nghiệp quản lý
(Theo Điều 1 Luật doanh nghiệp nhà nước)
1.2 Chủ sở hữu
Doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước đầu tư vốn nên nó thuộc sở hữuNhà nước Sau khi được thành lập, doanh nghiệp nhà nước là một chủ thểkinh doanh nhưng không có quyền sở hữu đối với tài sản mà chỉ là ngườiquản lý, kinh doanh trên cơ sở sở hữu của Nhà nước Nhà nước giao vốn cho doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nhà nướcphải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc bảo toàn và phát triển số vốn
mà Nhà nước giao cho để duy trì khả năng kinh doanh của doanh nghiệp Tất cả các doanh nghiệp nhà nước đều chịu sự quản lý trực tiếp của một cơquan Nhà nước có thẩm quyền theo sự phân cấp của Chính phủ
1 3 Vấn đề vốn và việc sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà
nước
a_ Vốn Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý và sử dụng là vốn ngân sách cấp, vốn có nguồn gốc ngân sách và vốn của doanh nghiệp nhà nước tự tích luỹ.
Trong doanh nghiệp cổ phần nhà nước ngoài nguồn vốn do Nhà nướccung cấp còn có sự góp vốn của cá nhân Có hai loại :
- Cổ phần chi phối của Nhà nước , bao gồm các loại:
+ Cổ phần của Nhà nước chiếm trên 50% tổng số cổ phần của doanhnghiệp;
+ Cổ phần của Nhà nước ít nhất gấp hai lần cổ phần của cổ đông lớnnhất khác trong doanh nghiệp
- Cổ phần đặc biệt của Nhà nước là cổ phần của Nhà nước trong một
số doanh nghiệp mà Nhà nước không có cổ phần chi phối, nhưng có quyềnquyết định một số vấn đề quan trọng của doanh nghiệp theo thoả thuận trongĐiều lệ doanh nghiệp
Trang 3b- Việc sử dụng vốn
Đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh: được sử dụngvốn và các quỹ của doanh nghiệp để phục vụ kịp thời các nhu cầu trong kinhdoanh theo nguyên tắc bảo toàn và có hoàn trả; doanh nghiệp nhà nước cóthể tự huy động vốn để hoạt động kinh doanh, nhưng không thay đổi hìnhthức sở hữu; được phát hành trái phiếu teho quy định của pháp luật; đượcthế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lýcủa doanh nghiệp tại các ngân hàng Việt Nam để vay vốn kinh doanh theoquy định của pháp luật
Đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích : được được Nhànước cấp kinh phí theo dự toán hàng năm phù hợp với nhiệm vụ kế hoạchNhà nước giao cho doanh nghiệp; được huy động vốn, gọi vốn liên doanh,thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lýcủa doanh nghiệp tại các ngân hàng của Việt Nam để vay vốn phục vụ hoạtđộng công ích theo quy định của pháp luật khi được cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền cấp phép
1 4 Cơ cấu tổ chức quản lý
Tuỳ thuộc đặc điểm, tính chất và quy mô của các doanh nghiệp nhànước, tổ chức quản lý được quy định cho doanh nghiệp nhà nước có hộiđồng quản trị, doanh nghiệp nhà nước không có hội đồng quản trị và tổngcông ty nhà nước là khác nhau
Điều 28 Luật doanh nghiệp nhà nước có quy định về tổ chức quản lýdoanh nghiệp nhà nước:
- Tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp nhà nước độc lập quy môlớn có cơ cấu tổ chức quản lý như sau:
+ Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát
+ Tổng giám đốc hoặc giám đốc và bộ máy giúp việc
- Các doanh nghiệp nhà nước không quy định tại Khoản 1 Điều này
có giám đốc và bộ máy giúp việc Hình thức tổ chức giám sát tại các doanhnghiệp này do Chính phủ quy định
* Đối với doanh nghiệp có hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý hoạt động của doanhnghiệp, chịu trách nhiệm trước Chính phủ hoặc cơ quan quản lý Nhà nước
Trang 4được Chính phủ uỷ quyền về sự phát triển của doanh nghiệp theo mục tiêuNhà nước giao (Điều 29 Luật doanh nghiệp)
* Đối với doanh nghiệp nhà nước không có hội đồng quản trị Giám đốc do người quyết định thành lập doanh nghiệp bổ nhiệm, miễnnhiệm, khen thưởng, kỷ luật Giám đốc là đại diện pháp nhân của doanhnghiệp và chịu trách nhiệm trước người bổ nhiệm và pháp luật về điều hànhhoạt động của doanh nghiệp Giám đốc có quyền điều hành cao nhất trongdoanh nghiệp
Phó giám đốc giúp giám đốc điều hành doanh nghiệp theo phân công
và uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụđược giám đốc phân công và uỷ quyền
Kế toán trưởng giúp giám đốc doanh nghiệp chỉ đạo, tổ chức thựchiện công tác kế toán, thống kê của doanh nghiệp và có các nhiệm vụ quyềnhạn theo quy định của pháp luật
Văn phòng và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng thammưu, giúp việc cho giám đốc trong quản lý, điều hành công việc
(Theo điều 39 Luật doanh nghiệp nhà nước)
2 Hợp tác xã
2.1 Khái niệm
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhucầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy địnhcủa pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằmgiúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh,dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước (Theo điều 1- Luật hợp tác xã)
2.2 Chủ sở hữu
Tài sản của hợp tác xã thuộc sở hữu của hợp tác xã hay thuộc sỏ hữutập thể Vì vậy, các chủ sở hữu chung của hợp tác xã chính là những ngườilao động góp vốn, góp sức
2.3 Vốn của hợp tác xã
2.3.1 Hình thức góp vốn
Khi gia nhập hợp tác xã, xã viên phải góp vốn theo quy định của Điều
lệ hợp tác xã; vốn góp có thể nhiều hơn mức tối thiểu, nhưng ở mọi thời
Trang 5điểm không vượt quá 30% tổng số vốn điều lệ của hợp tác xã.Xã viên có thểgóp vốn một lần ngay từ đầu hoặc nhiều lần; mức, hình thức và thời hạn gópvốn do Điều lệ hợp tác xã quy định Vốn góp của xã viên được điều chỉnhtheo quy định của đại hội xã viên.
Xã viên được trả lại vốn góp trong các trường hợp quy định về vấn đềchấm dứt tư cách xã viên.Việc trả lại vốn góp của xã viên căn cứ vào thựctrạng tài chính của hợp tác xã tại thời điểm trả lại vốn sau khi hợp tác xã đãquyết toán năm và đã giải quyết xong các quyền lợi, nghĩa vụ về kinh tế của
xã viên đối với hợp tác xã Hình thức, thời hạn trả lại vốn góp cho xã viên
do Điều lệ hợp tác xã quy định
(Theo Điều 24,36 luật hợp tác xã)
2.3.2 Hình thức huy động vốn (Theo Điều 37 Luật Hợp tác xã )
Hợp tác xã được vay vốn của Ngân hàng theo quy định của pháp luật
- Hợp tác xã được huy động vốn góp của xã viên theo quyết định củaĐại hội xã viên
- Hợp tác xã được vay vốn của xã viên, của các tổ chức theo điều kiện
do hai bên thoả thuận, nhưng không trái với các quy định của pháp luật
- Hợp tác xã được nhận và sử dụng vốn, trợ cấp của Nhà nước, củacác tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước do các bên thoả thuận và theo quyđịnh của pháp luật
2.3.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của hợp tác xã
Đại hội xã viên là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của hợp tác
xã, bởi vì thực chất đại hội xã viên là hội nghị của toàn thể xã viên hoặc hộinghị của đại biểu xã viên
Đại hội xã viên gồm đại hội thường kỳ họp mỗi năm một lần do banquản trị hợp tác xã triệu tập trong vòng 3 tháng, kể từ ngày khoá sổ quyếttoán năm ,và đại hội xã viên bất thường được triệu tập để giải quyết vấn đềcần thiết vượt quá quyền hạn của ban quản trị hoặc ban kiểm soát
(Theo Điều 26 Luật hợp tác xã)
Ban quản trị là cơ quan quản lý và điều hành mọi công việc của hợptác xã do Đại hội xã viên bầu trực tiếp, gồm Chủ nhiệm hợp tác xã và cácthành viên khác Số lượng thành viên Ban quản trị do Điều lệ hợp tác xã quyđịnh Những hợp tác xã có số xã viên dưới mười lăm người thì có thể chỉ
Trang 6bầu Chủ nhiệm hợp tác xã để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quảntrị Hợp tác xã có quy mô lớn được bầu Hội đồng quản trị để thực hiệnquyền hạn và nhiệm vụ của Ban quản trị quy định trong Luật hợp tác xã Nhiệm kỳ của Ban quản trị hợp tác xã do Điều lệ hxt quy định, nhưng tốithiểu là hai năm và tối đa không quá năm năm.
(Theo Điều 30 - luật hợp tác xã)
Ban kiểm soát là cơ quan giám sát và kiểm tra mọi hoạt động của hợptác xã theo đúng pháp luật và Điều lệ hợp tác xã Ban kiểm soát do Đại hội
xã viên bầu trực tiếp Số lượng thành viên do Điều lệ hợp tác xã quy định,Ban kiểm soát bầu một trưởng ban để điều hành các công việc của Ban; hợptác xã có ít xã viên có thể chỉ bầu một kiểm soát viên Tiêu chuẩn thành viênBan kiểm soát được áp dụng như tiêu chuẩn thành viên Ban quản trị Thànhviên Ban kiểm soát không được đồng thời là thành viên Ban quản trị, kếtoán trưởng, thủ quỹ của hợp tác xã và không phải là cha, mẹ, vợ, chồng,con hoặc anh, chị, em ruột của họ Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát theo nhiệm
kỳ của Ban quản trị
(Theo Điều 34 - Luật hộp tác xã)
3 Công ty trách nhiệm hữu hạn
A - Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1 Khái niệm
Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp trong đó các thành viênchịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanhnghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp; phần vốngóp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo qui định của Luật Doanhnghiệp ; thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên khôngquá năm mươi
2 Chủ sở hữu
Công ty trách nhiệm hữu hạn là một doanh nghiệp có ít nhất hai thànhviên và nhiều nhất không quá năm mươi, trong suốt quá trình hoạt độngcông ty là một pháp nhân có tài sản độc lập, có các quyền về tài sản và cácquyền khác, có thể là nguyên đơn hay bị đơn trước cơ quan tài phán Tính chất của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn cũng giống như công ty
Trang 7cổ phần Tính chất của loại hình này là công ty đối vốn Đặc điẻm quantrọng của công ty đối vốn là có sự tách bạch tài sản của công ty và của cánhân Các thành viên trong công ty đối vốn chỉ chịu trách nhiệm về mọikhoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn họ đóng góp vào công ty.Việc thành lập công ty là dựa trên yếu tố vốn góp, nên thành viên của công
ty đối vốn thường rất đông, cả những người không hiểu biết về kinh doanhcũng tham gia
3 Việc góp vốn khi thành lập, chuyển nhượng, tăng/giảm vốn,huy động vốn
Việc góp vốn
Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết Trườnghợp có thành viên không góp đầy đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết, thì sốvốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty; thành viên
đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ vàđúng hạn số vốn đã cam kết Thời điểm góp đủ giá trị phần vốn góp, thànhviên được công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn góp (Theo Điều 27- LuậtDoanh nghiệp)
Chuyển nhượng phần vốn góp
Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền chuyển nhượngmột phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quyđịnh sau đây:
1- Thành viên muốn chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn gópphải chào bán phần vốn đó cho tất cả các thành viên còn lại theo tỷ lệ tươngứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
2- Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếucác thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết
3- Theo quyết định của Hội đồng thành viên, công ty có thểtăng vốnđiều lệ bằng cách:
a) Tăng vốn góp của thành viên;
b) Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tănglên của công
ty;
Trang 84- Trường hợp tăng vốn góp của thành viên, thì vốn góp thêm đượcphân chia cho từng thành viên tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốnđiều lệ của công ty.Nếu có thành viên không góp thêm vốn, thì phần vốngóp đó được chia cho thành viên khác theo tỷ lệ phần vốn góp tương ứng 5- Theo quyết định của Hội đồng thành viên, công ty có thể giảm vốnđiều lệ bằng cách :
a) Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn của họ trongvốn điều lệ của công ty;
b) Điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản giảmxuống của công ty
Công ty chỉ có quyền giảm vốn điều lệ theo quy định tại điểm a) , nếungay sau khi hoàn trả cho thành viên, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủcác khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu
4 Cơ cấu tổ chức quản lý
Cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trởlên phải có:
Hội đồng thành viên được triệu tập họp bất cứ khi nào theo yêu cầu củachủ tịch Hội đồng thành viên hoặc theo yêu cầu của thành viên hoặc nhómthành viên sở hữu 35% vốn điều lệ ( hoặc tỷ lệ nhỏ hơn do Điều lệ công tyquy định)
Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua khi :
Trang 9+ Được số phiếu đại diện ít nhất 51% số vốn của các thành viên dự họpchấp thuận Tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định;
+ Đối với quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổnggiá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ nhỏ hơn quyđịnh tại Điều lệ công ty, sửa đổi và bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức lại, gảithể công ty thì phải được số phiếu đại diện cho ít nhất 75% số vốn của cácthành viên dự họp chấp thuận Tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua dưới hình thức lấy ýkiến bằng văn bản khi được số thành viên đại diện ít nhất 65% vốn điều lệchấp thuận Tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định
Chủ tịch Hội đồng thành viên phải là thành viên, do Hội đông thành viênbầu ra Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc( Tổng giámđốc) công ty Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên không quá 3 năm.Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể được bầu lại Trường hợp Điều lệ công
ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật,thì các giấy tờ giao dịch phải ghi rõ điều đó (Theo Điều 36- Luật Doanh
Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty là người điều hành hoạt độngkinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thànhviên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình Trường hợp Điều lệcông ty không quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theopháp luật thì Giám đốc (Tổng giám đốc) là người đại diện theo pháp luật củacông ty
Các quyền và nghĩa vụ của Giám đốc ( Tổng giám đốc) được quyđịnh tại điều 41 - Luật doanh nghiệp
B - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1 Khái niệm
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổchức làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu chịu tráchnhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trongphạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp
2 Chủ sở hữu
Trang 10Nghị định số 03/2000/NĐ-CP quy định chỉ có những tổ chức là phápnhân, tức là đáp ứng 4 điều kiện của pháp nhân theo quy định tại Điều 94 Bộluật dân sự mới được thành lập công ty TNHH một thành viên Điều 14Nghị định liệt kê 17 tổ chức được quyền thành lập công ty TNHH một thànhviên, gồm các nhóm sau:
- Các cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang;
- Các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội, xã hội, xã hội- nghề nghiệp;
- Các doanh nghiệp;
- Các tổ chức khác ( quỹ xã hội, quỹ từ thiện và các tổ chức khác là phápnhân)
3 Quyền chuyển nhượng, rút vốn tại công ty TNHH một thành viên
Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có quyềnchuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho các tổchức , cá nhân khác Nếu chuyển một phần vốn điều lệ thì công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên sẽ trở thành công ty trách nhiệm hữu hạn có
từ hai thành viên trở lên (tuỳ thuộc vào số lượng đối tượng nhận chuyểnnhượng) Chủ sở hữu công ty không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn
bộ số vốn đã góp vào công ty cũng như không được rút lợi nhuận của công
ty khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sảnkhác đến hạn phải trả
4 Hình thức huy động vốn khác
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cũng không được quyềnphát hành cổ phiếu
5 Cơ cấu tổ chức quản lý
Có hai mô hình tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thànhviên :
- Mô hình Hội đồng quản trị: gồm Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổnggiám đốc)
- Mô hình Chủ tịch Công ty : gồm Chủ tịch công ty và Giám đốc ( Tổnggiám đốc)
Trong trường hợp công ty có quy mô kinh doanh lớn, ngành nghề kinhdoanh đa dạng thì nên lựa chọn mô hình Hội đồng quản trị Tuy nhiên, đâykhông phải là một quy định bắt buộc
Trang 11Chủ sở hữu công ty không được uỷ quyền cho Hội đồng quản trị, Giámđốc (Tổng giám đốc), Chủ tịch công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ củamình được quy định tại Điều 47 Luật doanh nghiệp.
Quyền và nghĩa vụ của các chức danh quản lý nêu trong hai mô hình trên
do chủ sở hữu công ty quy định tại Điều lệ công ty.Điều 17,18 Nghị định03/2000/NĐ- CP đã quy định các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các chứcdanh quản trị này
Có hai loại công ty hợp danh là :
- Hợp danh vô hạn : hợp danh trong đó tất cả các thành viên của công tyđều là thành viên hợp danh
- Hợp danh hữu hạn : hợp danh trong đó có ít nhất hai thành viên hợpdanh và ngoài ra có thêm thành viên góp vốn là những người chỉ chịu tráchnhiệm trong phạm vi số vốn góp vào công ty
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công tytrong phạm vi số vốn đã góp vào công ty; có quyền được chia lợi nhuận theo
tỷ lệ được quy định tại Điều lệ công ty ; không được tham gia quản lý công
ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty