Tình hình khai thác bạc ở Tân Thế giới (1571 1640)

Một phần của tài liệu Nguồn bạc tân thế giới và chuyển biến kinh tế - xã hội Trung Quốc 1571-1700 (Trang 37)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.1 Tình hình khai thác bạc ở Tân Thế giới (1571 1640)

Kể từ thời điểm Christopher Columbus khám phá con đường đến với Tân lục địa, đế quốc Tây Ban Nha đã may mắn sở hữu được khối tài sản khổng lồ nằm dưới lòng đất châu Mỹ. Chỉ trong một thời gian ngắn, thay vì mục tiêu tìm kiếm con đường buôn bán sang phương Đông như dự kiến ban đầu, Tây Ban Nha đã tập trung khai thác và thu được một trữ lượng dồi dào vàng và bạc ở Peru, Mexico cùng những vùng khác trên khu vực trung và nam Mỹ. Từ đầu thế kỉ XVI cho đến tận cuối thế kỉ XVIII, nguồn kim loại quý, đặc biệt là bạc, được người Tây Ban Nha khai thác triệt để từ các thuộc địa châu Mỹ. Ước tính, có tới 2.9 đến 3.1 tỉ peso bạc đã được người Tây Ban Nha đưa ra thị trường. Chỉ riêng bạc, Tây Ban Nha đã khai thác một lượng lớn chiếm tới 80% trữ lượng bạc toàn thế giới trong suốt giai đoạn từ cuối thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XVIII [66, tr. 143 - 144]. Những mỏ bạc quan trọng nhất vào thời gian này đều tập trung ở khu vực trung và nam Mỹ. Mỏ bạc Potosi ở Peru (1572) và Mexico (1535) là hai trong số những mỏ bạc có nhiều tỉ lệ ngân quặng nhất. Chỉ tính riêng ở khu vực cao nguyên Peru, điểm khai thác bạc Potosi luôn được mệnh danh là “ngọn núi bạc” của thế giới trong suốt giai đoạn cuối thế kỉ XVI [59, tr. 211].

Thực tế, rất khó để các nhà nghiên cứu khẳng định con số chính xác đã có bao nhiêu bạc được khai mỏ ở châu Mỹ từ giữa thế kỉ XVI trở đi. Trung bình vào năm 1600, lượng bạc được sản xuất từ các thuộc địa đã tăng gấp 3 lần so với thời kì đầu. Lí do của sự gia tăng đột biến này đó là vào năm 1573, người Tây Ban Nha đã khám phá ra mỏ thủy ngân lớn ở tỉnh Huancavelica thuộc Peru ngày nay. Từ đó, cùng với mỏ thủy ngân lớn Almaden ở chính quốc, người Tây Ban Nha đã tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào này để sản xuất bạc với số lượng lớn chưa từng thấy. Không những vậy, bạc thành phẩm đạt chất lượng cao và có tỉ lệ tinh khiết lên tới 0.97% - một tỉ lệ mà chưa một vùng khai thác bạc ngoài châu Mỹ nào có thể sản

xuất được.14 Bên cạnh đó, bạc được sản xuất với nhiều chủng loại nhằm đáp ứng cho những nhu cầu khác nhau của thị trường. Một nửa số bạc khai thác được tại các khu mỏ châu Mỹ được đem đúc thành các đồng tiền peso loại 272 maravedis (tương đương đồng 8 real), loại 2 real, 4 real và đồng bạc 8 real là loại tiền phổ biến nhất [89, tr. 31 - 32]. Một nửa số bạc còn lại được đúc thành khối và đem phân phối tới các thị trường khác nhau. Do đó, bạc Tân Thế giới tính từ đầu thế kỉ XV vừa là loại tiền tệ vừa là loại hàng hóa được đón nhận trên khắp các trung tâm thương mại lớn của thế giới.

Bởi tiếp nhận được nguồn thủy ngân chất lượng tốt từ Tây Ban Nha cũng như sở hữu địa thế thuận lợi hơn nên ở thời kỳ đầu, bạc Mexico có chất lượng cao hơn so với bạc Potosi. Tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ sau đó, Potosi vẫn đóng vai trò là mỏ bạc lớn nhất của người Tây Ban Nha ở Tân Thế giới với sản lượng trung bình tăng 3.6% một năm trong giai đoạn cực thịnh, trong khi tại Mexico tỉ lệ tăng là 2.5% một năm [67, tr. 899]. Tuy trong các giai đoạn sau, tình hình khai thác khoáng sản ở Potosi nói riêng và toàn Tân Thế giới nói chung có những biến động nhất định nhưng xu hướng lượng bạc sản xuất gia tăng vẫn chiếm vị trí chủ đạo.

Bảng số liệu dưới đây thể hiện rõ số lượng bạc được khai thác từ hai mỏ bạc chính tại châu Mỹ từ năm 1590 đến năm 1640. Có thể nói, từ năm 1591 trở đi tổng lượng bạc cả hai mỏ cung cấp được đã chiếm tới hơn 90% số bạc của toàn châu Mỹ và 80% bạc của Thế giới. Tỉ lệ ít ỏi còn lại hầu hết đều thuộc về các mỏ bạc nhỏ lẻ như: Santo Domingo (1536), Lima (1565), Bogota (1620), Santiago de Guatemala… Tương ứng, số bạc thành phẩm được ghi nhận lên tới hơn 700 tấn vào thời kỳ phát triển nhất và ở các giai đoạn thấp nhất vẫn lên tới hơn 400 tấn. Trong đó, lượng bạc được sản xuất từ Peru luôn lớn gấp 2 lần so với bạc mà người Tây Ban Nha khai thác ở Mexico. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc mỏ thủy ngân Huacanvelia được phát hiện từ năm 1573 có vị trí nối liền với mỏ bạc Peru, trong

14 Kỹ thuật dùng thủy ngân để tách bạc được người Tây Ban Nha học tập từ người Đức vào thế kỷ XV. Sau khi khám phá ra châu Mỹ đồng thời phát hiện mỏ thủy ngân lớn Almaden ở trong nước, người Tây Ban Nha đã lập tức sử dụng phương pháp này để khai thác bạc trên quy mô lớn. Kết quả của quá trình này đã đem đến cho Tây Ban Nha một lượng của cải khổng lồ đủ để xây dựng một đế chế hùng mạnh tồn tại suốt nhiều thế kỷ ở châu Âu [42, tr. 545-579], [80, tr. 632-641].

khi thời gian này, tình hình cung ứng thủy ngân cho Mexio từ Almaden đang có dấu hiệu suy giảm và cạn kiệt [80, tr. 637]. Bên cạnh đó, thông qua việc áp dụng chế độ lao động mita - những nhân công người bản địa hoặc lao động với điều kiện chi trả bằng bạc - giới cai trị ở Peru đã dễ dàng kích thích được hiệu suất khai thác bạc ở Potosi [58, tr. 146].

Tuy nhiên, chế độ này cũng đã gây ra nhiều thiệt hại cho chính quyền Tây Ban Nha tại Potosi do không thể kiểm soát được hoạt động khai thác của số lao động tự do làm việc trong các mỏ. Hơn thế nữa, tình trạng gian lận cũng diễn ra phổ biến giữa những thương lái trung gian. Họ lợi dụng sự cản trở về địa lí giữa mỏ bạc Potosi với các cơ sở tinh luyện bạc nguyên chất ở Mexico để hưởng chênh lệch hoặc chiếm dụng một lượng bạc nhất định. Kết quả là có tới 30% bạc chảy ra bên ngoài nằm ngoài tầm kiểm soát của Hội đồng Ấn Độ ở Mexico và bộ Thương mại ở Seville [72, tr. 444]. Đa phần số bạc “lậu” trên được sử dụng để làm vốn đầu tư cho các chuyến buôn bán trong khu vực và thậm chí là phục vụ cho các tuyến buôn bán đường dài, một trong số đó là hoạt động buôn bán giữa châu Mỹ với Manila ở Philippine.

Bảng 2.1: Tình hình khai thác bạc ở Peru và Mexico (1591 - 1640)

Năm

Khai thác từ Peru Khai thác từ Mexico Tỉ lệ

% từ Peru Tỉ lệ % từ Mexico Peso của 272 Maravedis Bạc đổi ra Kilogram Peso của 272 Maravedis Bạc đổi ra Kilogram 1591 - 1600 19.957.476 510.133 9.333.073 238.563 68 32 1601 - 1610 17.249.406 440.912 10.711.341 273.793 62 38 1611 - 1620 11.711.677 299.362 6.104.678 156.042 66 34 1621 - 1630 11.553.339 295.315 6.606.659 168.873 64 36 1631 - 1640 17.484.705 446.927 8.732.471 223.211 67 33

Nguồn: Table 3: Tepaske, John J.(1983), “New World silver, Castile and the Philippines 1590 - 1800”, in Precious Metals in the Later Medieval and Early Modern Worlds (Ed. John F. Richards), Durham: Carolina Academic Press, pp. 425 - 446.

Nhờ tận dụng lượng bạc khai thác được, người Tây Ban Nha dễ dàng thực hiện các mục tiêu tăng cường sức mạnh quyền lực của mình và mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Để thực hiện được điều đó, chính quyền Tây Ban Nha đã sử dụng bạc làm vũ khí mở đường thông qua việc đầu tư mạnh tay cho các chính quyền thực dân và chi tiêu cho các mặt hàng nhập khẩu [67, tr. 914]. Qua đó, các hoạt động buôn bán, thu mua sản phẩm từ phương Đông - vốn được coi là loại hàng hóa xa xỉ lúc bấy giờ đã được chính quyền Tây Ban Nha khuyến khích phát triển. Vì vậy, song hành với mục tiêu nuôi sống chính quyền thực dân tại Manila và tăng cường sức ảnh hưởng về phương Đông, tuyến thương mại đường dài xuyên Thái Bình Dương từ cảng Acapulco đến Manila đã được hình thành. Từ đó, bạc Tân Thế giới được đưa trực tiếp về thị trường châu Á và đổi lại, lụa Trung Quốc hàng năm được các thương lái ở Mexico và Peru thu mua với số lượng lớn.

Kể từ thập niên 1570, các hàng hóa được đem tới từ Manila đã được mua lại với giá rất cao ở Peru, cụ thể là từ các thương nhân đến từ Lima và Potosi. Tại tuyến buôn bán này, những nhà buôn chủ yếu là buôn tơ lụa Trung Quốc đã thu lời từ 100% đến 300% tại thị trường Peru và thậm chí còn đạt được giá cao gấp 2 lần khi trở về Tây Ban Nha [55, tr. 28]. Đặc biệt năm 1579, 1 picul lụa được bán với giá cao hơn 7 lần giá gốc. Sang đến thập niên 1620, một thương nhân trung bình có thể thua mua 1 picul tơ chỉ với giá 200 peso và bán lại về Peru hoặc Mexico với giá 1.950

peso [54, tr. 113 - 114]. Những ghi chép về hoạt động buôn bán tơ lụa ở Peru có nói rằng: “một người đàn ông ở Peru cho vợ của ông ta may áo bằng lụa là Trung Quốc chỉ với giá rẻ mạt 200 đồng 8 real, trong khi với 200 peso đó ở Tây Ban Nha ông ta chẳng thể mua nổi một mảnh vải nhỏ” [56, tr. 400]. Không những thế, từ giữa thế kỉ XVII, tơ lụa và gốm sứ Trung Quốc đã khá phổ biến tràn lan trên một số thị trường ở châu Mỹ, ngay cả người bản địa hay thậm chí một nô lệ da đen cũng có thể mua và dùng vải dệt của Trung Quốc. Chỉ tính riêng ở Peru, vải vóc là mặt hàng phổ biến và có giá rẻ hơn rất nhiều so với mặt hàng cùng chủng loại được sản xuất tại chỗ hoặc do các thương nhân đem từ châu Âu tới. Có những chủ cửa hàng sở hữu số tài sản lên tới hơn 1 triệu peso bởi những hàng hóa mà ông ta bán ra [104, tr. 394 - 395].

Điều này đã báo động cho quá trình suy giảm đột ngột của nghề dệt ở châu Mỹ và gián tiếp tác động đến sự suy vong của ngành may mặc tại Tây Ban Nha.

Trước tình hình đó, nhiều thương nhân ở Seville đã lên tiếng phàn nàn và yêu cầu chính quyền Trung ương phải ra tay can thiệp để cứu vãn tình thế. Trong các năm 1587, 1593 - 1599, 1604 - 1609, 1620, 1634, 1636 vua Philip II đã ban hành các lệnh cấm buôn bán giữa Peru và cảng Acapulco ở Mexico cũng như hạn chế số bạc thương nhân gửi trên các con thuyền đi Manila [55, tr. 45]. Tuy nhiên, mọi nỗ lực kiểm soát hoạt động buôn bán bạc và tơ lụa Trung Quốc ở châu Mỹ của chính quyền Tây Ban Nha đều đi đến thất bại dokhung lợi nhuận siêu hấp dẫn mà nó đem lại.

Biểu đồ 2.1: Phân phối lợi nhuận Tân Thế giới (1581 – 1640) (peso)

Nguồn: Biểu đồ được thể hiện trên cơ sở tính toán từ số liệu trong: Table 4: Remissions of Public Revenues from Mexico to Castile and the Philippine, 1581 - 1800 của Tepaske, John J.(1983), “New World silver, Castile and the Philippines 1590 - 1800”, in Precious Metals in the Later Medieval and Early Modern Worlds (Ed. John F. Richards), Durham: Carolina Academic Press, pp. 425 - 446 và Chuan Hang - Sheng (1997),“Trade between China, the Philippine and the Americas during the Sixteenth and Seventeenth centuries”, in Metals and monies in an emerging global economy (Ed. Dennis O. Flynn and Arturo Giraldez), New York: Variorum Press, pp. 851

Biểu đồ 2.1 biểu thị rõ ràng số bạc người Tây Ban Nha phân phối đến các thị trường trực thuộc. Một điều rõ ràng có thể nhận thấy đó là xuyên suốt thời gian từ

0 5000000 10000000 15000000 20000000 25000000 1581 - 1590 1591 - 1600 1601 - 1610 1611 - 1620 1621 - 1630 1631 - 1640

VềTây Ban Nha Sang Philippines

1581 đến 1640, lượng bạc đưa về Tây Ban Nha luôn luôn lớn hơn nhiều so với bạc tới Philippine. Nhưng xét trên mối tương quan giữa chính quyền Trung ương và một trong số các thuộc địa, dòng bạc từ Tân Thế giới đến Philippine chiếm một tỉ lệ không nhỏ. Đặc biệt, giai đoạn 1601 - 1635 chứng kiến sự tăng trưởng liên tục của dòng bạc Tân Thế giới đến Manila. Ngược lại, bạc về Tây Ban Nha lại có xu hướng giảm nhất là trong các năm 1621 - 1630.

Trong tờ trình lên vua Philip II năm 1602, viên thị trưởng thành phố Mexico phàn nàn rằng lượng bạc theo những con thuyền đến Philippine đã vượt quá sự kiểm soát của ông ta [41, tr. 464]. Trước tình hình đó, sau một thời gian dài khuyến khích phát triển tuyến thương mại Acapulco - Manila, bộ Thương Mại ở Seville đã có những nỗ lực nhằm tái kiểm soát tình hình xuất bạc ra bên ngoài. Tuy nhiên, mọi cố gắng đều tỏ ra không mấy hiệu quả. Trong các năm 1582, 1591 và 1593, vua Philip II liên tục ra lệnh hạn chế hoạt động buôn bán giữa Manila và Acapulco bằng cách yêu cầu mỗi năm chỉ cho phép 2 thuyền đến Manila với khoảng 300 tấn hàng mỗi thuyền, đảm bảo vốn duy trì cần thiết cho cơ quan hành chính của Tây Ban Nha ở Philippine. Tổng giá trị hàng hóa trên không được phép vượt quá 500.000 peso và không vượt quá 250.000 peso giá trị khi từ Manila về đến cảng Acapulco [112, tr. 189]. Lệnh cấm này chỉ tạm thời hết hiệu lực sau thập niên 1630, khi chính quyền Tây Ban Nha ý thức được những lợi ích mà tuyến thương mại Manila - Acapulco đem lại. Thời điểm này cũng đánh dấu một giai đoạn nở rộ của các hoạt động giao thương, buôn bán bạc, tơ lụa cùng các mặt hàng xa xỉ phẩm trên thị trường châu Mỹ [105, tr. 44].

Thực tế, những quy định này của vua Philip II đều bị thương nhân trong vùng hoặc thậm chí do chính các phó vương ở thuộc địa lờ đi. Họ vẫn tiếp tục né tránh sự kiềm tỏa gắt gao từ Hội đồng cố vấn tại thuộc địa và tiếp tục tiến hành các cuộc buôn bán trái phép. Nếu tính riêng số lượng bạc từ châu Mỹ đến Manila một cách công khai thì con số này chỉ chiếm 17% tổng khối lượng bạc được đem ra bên ngoài so với Castile. Nhưng lượng bạc thực tế mà các thương nhân đem tới các thị trường phương Đông trung bình đạt con số trên dưới 2 triệu peso (khoảng 51 tấn bạc) một

năm.15 Hoạt động buôn lậu đặc biệt phát triển mạnh trong các năm 1560, 1593 và 1595, đỉnh điểm là vào năm 1597, con số bạc qua Thái Bình Dương đã lên tới 12 triệu peso (tương ứng 345 tấn bạc). Thập niên 1620, lượng bạc tới Philippine vẫn tiếp tục tăng một cách nhanh chóng, giai đoạn 1611 - 1620 là vào khoảng hơn 5 triệu peso (tương ứng 129 tấn bạc) [61, tr. 59 - 60]. Như thế, hoạt động thương mại buôn bán bạc qua Manila vẫn tiếp tục phát triển và nằm ngoài phạm vi kiểm soát của đế chế Tây Ban Nha. Hơn nữa, hoạt động buôn bạc vẫn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ và liên tục sau năm 1630, khi mà lượng bạc được khai thác ở các mỏ Potosi, Mexico bắt đầu có dấu hiệu cạn kiệt. Tuy nhiên, tổng lượng bạc đến Manila hàng năm luôn đều đặn nằm trong khoảng 2 hoặc hơn 2 triệu peso một năm. Điều này góp phần đưa Manila trở thành một trong những “trung tâm thương mại ở phương Đông” [79, tr. 181].

2.1.2. Dòng bạc Tân Thế giới đến thị trƣờng Trung Quốc (1571 - 1640)

Phần lớn nguồn bạc Tân Thế giới sau khi chảy về Manila trên các con thuyền xuất phát từ Acapulco không bao giờ đọng lại quần đảo Philippine mà tiếp tục đi theo những con thuyền khác để vào các thị trường phương Đông. Đặc biệt, đối với thị trường Trung Quốc, mặt hàng quan trọng và được trông mong nhất không gì khác ngoài bạc. Như đã đề cập trong chương 1, từ giữa thời Minh cho đến cuối thời Thanh, bạc là loại hình tiền tệ phổ biến trong nền kinh tế, thậm chí cho tới năm 1930, mặc dù thị trường Trung Quốc đã chuyển hình thức tiêu dùng bằng loại tiền khác thì đồng

peso của Mexico vẫn tiếp tục được lưu hành ở một vài cảng thị [57, tr. 33].

Vào cuối thế kỉ XVI, tỉ giá giữa bạc và vàng ở Trung Quốc đã cao gấp đôi so với những thị trường khác trên thế giới khiến cho việc buôn bán bạc thời kỳ này

Một phần của tài liệu Nguồn bạc tân thế giới và chuyển biến kinh tế - xã hội Trung Quốc 1571-1700 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)