Nguồn bạc Tân Thế giới vào Trung Quốc (1640 1700)

Một phần của tài liệu Nguồn bạc tân thế giới và chuyển biến kinh tế - xã hội Trung Quốc 1571-1700 (Trang 55)

6. Kết cấu của luận văn

2.2 Nguồn bạc Tân Thế giới vào Trung Quốc (1640 1700)

2.2.1. Tình hình khai thác bạc ở Tân Thế giới (1640 - 1700)

Cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVII là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của hoạt động khai thác bạc ở châu Mỹ, đặc biệt là tại các mỏ bạc lớn là Potosi và Mexico. Tuy nhiên, sau khoảng bốn thập niên khai thác, trữ lượng bạc dần xuất hiện dấu hiệu cạn kiệt. Bạc sản xuất được từ sau năm 1640 trở đi chỉ bằng một nửa so với trước đây, mặc dù xu hướng tăng vẫn chiếm chủ đạo, trung bình khoảng 0.3% trên một năm (trước đó là sản lượng khai thác tăng 2.3% một năm). Tại mỏ Potosi, hàng năm số lượng bạc khai thác được đã giảm khoảng 1.9 triệu peso [67, tr. 914]. Nguyên nhân chính của hiện tượng này bắt nguồn từ việc nguồn cung thủy ngân ở hai khu mỏ lớn là Huancavelia và Almaden của Tây Ban Nha đã giảm mạnh. Thiếu đi lượng thủy ngân cần thiết, lượng bạc được trích xuất từ các quặng giảm xuống thấp hơn so với thời kỳ trước đó. Năm 1679, mỏ Almaden cạn kiệt hoàn toàn và đến những năm 1690, toàn bộ số thủy ngân thu được chỉ đáp ứng được 1/5 nhu cầu sử dụng trong ngành khai khoáng [80, tr. 637]. Ngoài ra, tình trạng khai thác ồ ạt ở giai đoạn trước đã biến các mỏ bạc vốn dồi dào trở nên suy kiệt. Bên cạnh đó, do tác động của yếu tố xã hội, lượng cư dân và lao động xung quanh các khu mỏ cũng

giảm đi một cách nhanh chóng. Hiện tượng này khiến Potosi mất đi lực lượng lao động từng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động khai thác bạc. Đặc biệt, ở các khu vực cư dân sinh sống xung quanh Potosi, dịch bệnh đồng thời hoành hành cùng tình trạng tồi tệ của môi trường làm việc đã khiến đa phần cư dân bỏ đi nơi khác hoặc lao động chuyển sang nghề khác [56, tr. 405].

Bảng số liệu 2.3 cho thấy, lượng bạc trung bình được sản xuất từ mỏ Potosi chỉ đạt mức 53 tấn trong những năm 1671 - 1680. Hai thập niên cuối của thế kỉ XVII, lượng bạc khai thác được ở Potosi chỉ ở khoảng 7 tấn đến 21 tấn bạc. So với hàng trăm tấn bạc thành phẩm vào thời kỳ trước thì rõ ràng lượng bạc khai thác được từ Potosi đã thấp hơn rất nhiều. Về phía Mexico, năm 1660, khu mỏ này đã thay thế Peru trở thành nơi sản xuất bạc lớn của khu vực và thế giới với sản lượng hơn 254 tấn bạc, chiếm 83% bạc được sản xuất tại Tân Thế giới. Tỉ lệ gia tăng trung bình của mỏ bạc Mexico là 1.5% trên một năm. Dù vậy, xu hướng giảm sản lượng đều xảy ra trên hầu hết các mỏ bạc ở châu Mỹ [89, tr. 33]. Điều này đã tác động mạnh lên hoạt động buôn bán bạc ở cả hai phía Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Bảng 2.3: Tình hình khai thác bạc ở Peru và Mexico (1641 - 1700)

Năm

Khai thác từ Peru Khai thác từ Mexico Tỉ lệ

% từ Peru Tỉ lệ % từ Mexico Peso của 272 Maravedis Đổi sang Kilograms Peso của 272 Maravedis Đổi sang Kilograms 1641 - 1650 14.956.483 382.302 2.981.421 76.208 83 17 1651 - 1660 8.595.357 219.706 4.317.139 110.350 67 33 1661 - 1670 3.568.493 91.214 3.991.220 102.020 47 53 1671 - 1680 2.089.103 53.400 9.967.125 254.770 17 83 1681 - 1690 307.387 7.858 4.770.990 121.951 6 94 1691 - 1700 842.091 21.525 2.580.425 65.958 25 75

Nguồn: Table 3: Tepaske, John J.(1983), “New World silver, Castile and the Philippines 1590 - 1800”, in Precious Metals in the Later Medieval and Early Modern Worlds (Ed. John F. Richards), Durham: Carolina Academic Press, pp.443.

Hệ quả của việc suy giảm lượng bạc khai thác khiến cho số bạc được đưa đến Philippine hàng năm chỉ chiếm 1/3 tổng số bạc được đem ra bên ngoài, nằm chung trong giai đoạn “khủng hoảng tiền tệ thập niên 1640” của thế giới [66, tr. 243 - 244]. Đặc biệt, vào hai thập kỉ cuối của thế kỉ XVII, số bạc trên các con tàu galleon chỉ chiếm 1/4. Điển hình, thay vì có hai thuyền đến Manila như thông thường thì trong những năm 1650 chỉ có duy nhất một thuyền đem bạc tới [101, tr. 10]. Dù sau năm 1637, vua Philip IV đã thay đổi quan điểm và nhận thức về tầm quan trọng của tuyến thương mại châu Mỹ - Philippine nhưng xu hướng giảm trong khai thác bạc là điều không thể tránh khỏi. Không những vậy, sự tham gia cạnh tranh mua bán bạc của các thương nhân Hà Lan, Pháp, Anh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến dòng bạc chảy về Manila. Từ năm 1650 đến năm 1675, trung bình có khoảng 6 tấn bạc một năm đến Philippine thay vì 17 tấn một năm trong thời kì thương mại đỉnh cao 1601 - 1625. Vào thập niên 1660, lượng bạc xuyên Thái Bình Dương chỉ còn 147 tấn chưa bằng 1/3 lượng bạc được xuất đi trong những năm 1620 - 1630 [34, tr. 249]. Tình trạng này chỉ thay đổi khi hoạt động khai thác bạc tại Mexico tiến triển.

Biểu đồ 2.3 thể hiện rõ xu hướng chung của dòng bạc từ Acapulco đến Manila trong suốt thời kỳ này. So sánh với dòng bạc đến Castile trong phần cuối thế kỉ XVII, tỉ lệ phần trăm của bạc trên con đường đến Philippine lại tăng dần theo từng năm. Theo nhận định của Chuan Hang - Sheng, ước tính có trung bình trên dưới 2 triệu peso vẫn được đưa về Manila trên các con thuyền buồm lớn. Con số này bao gồm cả số bạc chính thức được ghi lại cùng số bạc mà các tư thương gửi gắm trên thuyền [107, tr. 443]. Do hoạt động buôn lậu bạc của các thương nhân khu vực Mexico và Peru tiếp tục diễn ra với mức độ ngày một tinh vi nên lượng bạc thực tếnhiều khả năng lớn hơn rất nhiều. Hơn thế nữa, tình trạng biến đổi khí hậu trong giai đoạn này đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình vận chuyển bạc từ nơi sản xuất đến khu vực tiêu thụ ở Manila. Các con thuyền băng qua Thái Bình Dương liên tục chịu các cơn bão lớn với cường độ mạnh. Chỉ riêng trong hai năm 1655 - 1657, có 4 thuyền galleon bị mất tích do bão gây thiệt hại lớn cho giới thương nhân ở Manila và Acapulco [112, tr. 209 - 215]. Ngược lại, dòng bạc chảy

về chính quốc Tây Ban Nha chỉ thực sự tăng trong những năm 1660. Nguyên nhân chính của xu hướng này là do nhà vua Tây Ban Nha phải dồn tiền để chi trả cho chiến tranh đặc biệt là bồi thường chiến phí cho Hà Lan cùng các quốc gia ở Tây Âu [58, tr. 143]. Đến năm 1700, lượng bạc Philippine chiếm gần một nửa so với số bạc được đưa về Tây Ban Nha. Tuy nhiên, bạc Tân Thế giới sẽ không bao giờ có thể đạt được những con số mà thời kỳ buôn bán thịnh vượng nhất 1571 - 1640 có thể đem lại [97, tr. 11].

Biểu đồ 2.3: Phân phối lợi nhuận Tân Thế giới, 1640-1700 (peso)

Nguồn: Biểu đồ được thể hiện trên cơ sở tính toán từ số liệu trong: Table 4: Remissions of Public Revenues from Mexico to Castile and the Philippine, 1581 - 1800 của Tepaske, John J.(1983), “New World silver, Castile and the Philippines 1590 - 1800”, in Precious Metals in the Later Medieval and Early Modern Worlds (Ed. John F. Richards), Durham: Carolina Academic Press, pp.443 và Chuan Hang - Sheng (1997), “Trade between China, the Philippine and the Americas during the Sixteenth and Seventeenth centuries”, in Metals and monies in an emerging global economy (Ed. Dennis O. Flynn and Arturo Giraldez), New York: Variorum Press, pp. 851.

2.2.2. Dòng bạc Tân Thế giới đến thị trƣờng Trung Quốc (1640 - 1700)

Sự suy giảm của dòng bạc Manila cùng với những vấn đề chính trị - xã hội nổi lên tại chính Trung Quốc khiến tình hình hoạt động giao thương giữa Manila và

0 5000000 10000000 15000000 20000000 25000000 1641 -1650 1651 -1660 1661 -1670 1671 -1680 1681 -1690 1691 -1700

VTây Ban Nha

Trung Quốc từ sau thập niên 1640 có dấu hiệu đi xuống. Năm 1644 đánh dấu sự thay đổi triều chính: từ nhà Minh sang nhà Thanh của người Mãn Châu. Ngay từ những năm đầu cai trị, các vị hoàng đế nhà Thanh đã lập tức ban hành lệnh cấm biển nhằm hạn chế sự hoạt động của quân phản loạn và những người Hán chống lại triều đình. Điển hình trong số các cuộc phản kháng là hoạt động của Trịnh Thành Công (Koxinga) ở Đài Loan. Chỉ đến năm 1684, sau khi bình định xong họ Trịnh ở Đài Loan, chính quyền Mãn Thanh mới mở cửa mậu dịch với bên ngoài [32].

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xu hướng mở cửa của nhà Thanh thời kỳ cuối thế kỉ XVII cũng tương tự như nguyên nhân đã xảy ra dưới thời Minh. Trước năm 1644, nền kinh tế Trung Quốc đã sớm lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Một trong những tác động lớn đó là bạc từ các nơi cung cấp như Nhật Bản và Tân Thế giới chuyển về Trung Quốc có dấu hiệu đi xuống. Không những vậy, tình trạng biến đổi khí hậu cùng các thiên tai liên tiếp xảy ra trong thập niên 1640 đã gây áp lực lên nền kinh tế - xã hội [30, tr. 230]. Vì vậy, ngay sau khi ổn định tình hình chính trị trong nước, tiền giấy một lần nữa lại được triều đình nhà Thanh ban hành vào thập niên 1650. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có thể giải quyết tạm thời nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Đến năm 1661, chính sách áp dụng tiền giấy lại bãi bỏ do người dân không tin dùng loại hình tiền tệ này [30, tr. 233].

Theo ước tính của Chuan Hang - Sheng, số lượng bạc theo con đường qua Manila đến thị trường Trung Quốc giai đoạn này trung bình vào khoảng 2.000.000

peso trên một năm [53, tr. 285]. Tuy nhiên, con số này chỉ là tương đối bởi tình hình dòng bạc từ châu Mỹ những năm cuối thế kỉ XVII diễn ra không ổn định. Bên cạnh đó, tình hình buôn lậu thời điểm này vượt quá sự kiểm soát của chính quyền Tây Ban Nha. Sự tham gia tích cực của các thương nhân Hà Lan trong hệ thống thương mại châu Á trở thành vật cản lớn cho sự phát triển tuyến thương mại Trung Quốc - Philippine. Sau khi hiệp ước Westphalia được kí kết vào năm 1648 với phần thắng nghiêng về người Hà Lan, có tới hơn một nửa lượng bạc mà người Tây Ban Nha khai thác được đã rơi vào tay Hà Lan trên tuyến tam giácthương mại Đại Tây Dương [107, tr. 425]. Không chỉ vậy, người Hà Lan còn nhanh chóng chiếm được

eo Malacca và thay thế Bồ Đào Nha trong quan hệ mậu dịch với Nhật Bản đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động thương mại của người Tây Ban Nha trong khu vực.

Nguồn: Biểu đồ được thể hiện trên cơ sở tính toán từ số liệu trong: Lý Kim Minh (cb.) (1991), Trung Quốc cổ đại hải ngoại mậu dịch sử, Nxb. Nhân Dân Quảng Tây. tr. 383 và Dương Văn Huy (2010), “Thương Cảng Manila (Philippine) Thế kỷ XVII”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3 (120), tr. 19 - 31.

Thực tế, trong suốt thời gian người Mãn Châu ban hành chính sách cấm hải, hoạt động buôn bán giữa Manila với người Trung Quốc vẫn tiếp tục. Tuy nhiên, chủ thể mậu dịch chính là lực lượng thương nhân người Hoa trên vùng đảo Đài Loan. Bởi vậy,có thể nói những hoạt động mậu dịch này đem lại số bạc cần thiết đảm bảo cho sự sinh tồn của Đài Loan. Theo đó, các thuyền buôn từ Đài Loan đến Manila mua tơ sống và lụa từ Trung Quốc đại lục rồi sau đó chuyển đến và bán lại cho người Nhật ở Nagasaki [2, tr. 42]. Do đó, mặc dù các địa điểm cảng thị phía nam Trung Quốc ở Phúc Kiến và Quảng Đông hạn chế buôn bán vào những năm 1650 - 1660 và đóng cửa mãi đến năm 1684, lượng thuyền đến khu vực Luzon tuy có giảm xuống nhưng vẫn ở mức 6 đến 7 thuyền một năm [98, tr. 41]. Bức thư của người Anh Symon Delboc cho biết: “Tháng 1 hàng năm, Trịnh Kinh phái từ 5 đến 6 chiếc thuyền từ Đài Loan đến Manila, trong thời gian tháng 4 và tháng 5 thì những thuyền buôn này quay trở về, sau đó đi Nhật Bản vào khoảng tháng 6 và tháng 7 có khi là

5 13 4 2 4 3 8 1 5 6 3 9 10 4 6 5 3 4 5 17 27 15 7 14 13 14 18 12 19 17 17 24 20 17 0 5 10 15 20 25 30 1664 1667 1670 1673 1677 1680 1684 1687 1691 1694 1697 1700

Biểu đồ 2.4: Số thuyền Trung Quốc đến Manila (1664-1700)

tháng 11 hoặc 12 lại có 12 đến 14 chiếc thuyền đến Manila” [86, tr. 382]. Ước tính có 42 thuyền đã từ Đài Loan đến Manila trong giai đoạn 1664 đến 1683. Hoạt động này chỉ dừng vào năm 1684 khi họ Trịnh bị đánh bại bởi chính quyền Mãn Thanh. Theo đó, kể từ sau thập niên 1660, lượng thuyền buôn của Trung Quốc đến Manila mới tăng trở lại với con số trung bình 17.5 thuyền mỗi năm [48, tr. 148 - 175].

Sau năm 1644, lượng người Hoa di cư xuống Manila tiếp tục tăng do tác động từ các cuộc chiến diễn ra trong nước cũng như sức hút của hoạt động thương mại. Sau những tổn thất nặng nề do cuộc thảm sát người Trung Quốc diễn ra vào năm 1639, mối quan hệ buôn bán đã có sự thay đổi đáng kể. Bất chấp những nỗ lực can thiệp của chính quyền Tây Ban Nha, các thương nhân người Hoa luôn là những người đặc biệt tích cực trong hoạt động buôn lậu ở Manila. Thông thường, khi những thuyền lụa của người Trung Quốc từ đại lục gần đến bến cảng, một số thuyền nhỏ của Hoa kiều sẽ ra bên ngoài thuyền và vận chuyển bớt một số kiện hàng để trốn thuế và sau đó đem bán lại cho người Tây Ban Nha hoặc các thương nhân khác lấy chênh lệch [79, tr. 186]. Trước tình hình đó, người Tây Ban Nha luôn cố gắng kiểm soát lượng người Hoa tại Manila nhằm chặn đứng các nguy cơ thất thoát bạc có thể xảy ra. Trong các năm 1663, 1686 các vụ thảm sát người Hoa vẫn tiếp tục diễn ra khiến cho dân số người Hoa ở Philippine giữa những năm 60 của thế kỉ XVII chỉ còn khoảng 5.000 người với hoạt động kinh tế chủ yếu là ngoại thương [23, tr. 61]. Có thể nói, dưới con mắt của chính quyền thực dân Tây Ban Nha, cộng đồng người Hoa kiều tiềm tàng nhiều nguy hiểm đối với quyền lợi của họ ở Manila. Do đó, hoạt động buôn bán bạc giữa Manila và Trung Quốc sau thập niên 1640 đã có những biến động nhất định dưới tác động từ phía Trung Quốc cũng như những nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm kiểm soát nền kinh tế Philippine của người Tây Ban Nha.

2.3. Bạc Tân Thế giới qua Manila đến một số thị trƣờng khác (1571 - 1700) 2.3.1. Nhật Bản

Bên cạnh một thị trường chủ đạo của khu vực và thế giới là Trung Quốc, Nhật Bản cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với Manila mặc dù có một sự thật là trong cùng thời điểm, Nhật Bản là quốc gia sở hữu những mỏ bạc có trữ lượng vô

cùng lớn thậm chí gấp nhiều lần lượng bạc được đưa từ châu Mỹ tới Manila hàng năm. Trước đó, người Nhật Bản đã biết đến đảo Luzon và thường xuyên có buôn bán đến khu vực này. Người Nhật thường đem tơ lụa, len dạ, đồ gốm sứ, hương liệu đến đảo Luzon hoặc Mindanao để đổi lấy vàng và sáp ong [15, tr. 27]. Sau khi người Tây Ban Nha xâm chiếm quần đảo và thành lập Manila vào năm 1571, cả hai bên thực dân Tây Ban Nha và Nhật Bản phải mất một thời gian dài để thiết lập mối quan hệ ngoại giao.

Một số mâu thuẫn đã xảy ra khi năm 1591, chính quyền Toyomi Hideyoshi gửi thư yêu cầu Toàn quyền Tây Ban Nha phải chấp nhận nằm dưới sự quản lí của Nhật. Người Tây Ban Nha bác bỏ những yêu cầu đó, đồng thời gắng làm dịu tình hình bằng cách gửi thuyền và quà đến Nhật. Tuy nhiên, tình hình diễn ra không mấy khả quan khi vài năm sau kế hoạch xâm chiếm Philippine của Mạc Phủ đã nhận được sự hưởng ứng của các lãnh chúa vùng Kyushu. Điều này dấy lên nỗi lo ngại và khiến những người đứng đầu Philippine tăng cường phòng thủ quân sự để ngăm chặn sự xâm nhập của người Nhật ở Manila. Mãi cho tới những năm đầu thế kỉ XVII, sau những thất bại trong kế hoạch xâm lược Triều Tiên và Philippine, chính sách “láng giềng thân thiện” được Mạc Phủ Đức Xuyên đặt ra đã phát huy tác dụng và mối quan hệ ngoại giao giữa hai bên mới dần được cải thiện [16, tr. 115 - 116]. Về phía Tây Ban Nha, trước những thay đổi trong chính sách ngoại giao của người

Một phần của tài liệu Nguồn bạc tân thế giới và chuyển biến kinh tế - xã hội Trung Quốc 1571-1700 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)