Chính quyền thực dân Tây Ban Nha tại Manila

Một phần của tài liệu Nguồn bạc tân thế giới và chuyển biến kinh tế - xã hội Trung Quốc 1571-1700 (Trang 32)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.3. Chính quyền thực dân Tây Ban Nha tại Manila

Trong những năm đầu thành lập Manila và xây dựng căn cứ tại Philippine, hoàng gia Tây Ban Nha hướng đến ba mục tiêu chính: cạnh tranh với người Bồ Đào Nha để giành phần lợi nhuận kếch xù từ buôn bán hương liệu trong khu vực, đặt cơ sở liên hệ với Trung Quốc và Nhật Bản để mở đường cải đạo và biến Philippine trở thành vùng đất của đạo Cơ Đốc [7, tr. 391]. Thế nhưng, kể từ khi thành lập Manila vào năm 1571 cho tới đầu thế kỉ XIX, thực dân Tây Ban Nha mới chỉ đạt được thành công được ở mục tiêu thứ ba, khi cả ý đồ giành thị phần trong buôn bán

hương liệu từ tay Bồ Đào Nha và quá trình truyền bá và cải đạo ở Trung Quốc và Nhật Bản đều đi đến thất bại. Trong một bức thư Toàn quyền Philippine gửi đến vua Philip II có đề cập đến nỗ lực của người Tây Ban Nha trong việc truyền giáo tới Trung Quốc, Nhật Bản và khẳng định rằng ý tưởng có thể cải đạo cho người Trung Quốc và Nhật Bản là một điều không tưởng.11

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, Philippine không sở hữu một đặc điểm nổi bật nào khác ngoài nguồn tài nguyên ít ỏi, nền nông nghiệp chậm phát triển vốn chỉ sản xuất được một lượng lương thực giới hạn. Trong những bản tấu trình gửi về chính quốc, De Legaspi luôn phàn nàn về tình trạng nghèo nàn tài nguyên ở Philippine. Năm 1568, De Lagaspi đã gửi một bản tấutới vua Philip II đề cập đến tình hình đang diễn ra tại Philippine: “vùng đất này sẽ không thể duy trì được lâu ngoại trừ phát triển hoạt động thương mại”. Ông nhấn mạnh rằng, việc sử dụng bạc khai thác từ các mỏ ở Tân Thế giới và dùng chúng để thu mua tơ lụa từ người Hoa có thể giúp chính quyền ở Philippine thu hẹp khoảng cách và giảm thiểu những thất thoát trong buôn bán gia vị với người Bồ Đào Nha [102, tr. 23 - 27]. Nhận định này càng thêm được củng cố trong các ghi chép của Juan Grau y Monfalcon.12 Trước tình hình đó, chính quyền Tây Ban Nha từ khi thành lập Manila đã đưa ra hàng loạt các chính sách nhằm khuyến khích phát triển sản xuất (chế độ lao động sản xuất - polo, khuyến khích bán các sản phẩm cho chính quyền -

vandala) và quan trọng nhất là tập trung đầu tư vào ngoại thương.Tuy nhiên, trong

nhiều năm sau đó, nguồn thu từ thương mại ở Philippine phần lớn đều rơi vào tay Hoa thương hoặc các lực lượng buôn bán khác chứ không phải đổ vào ngân khố của chính quốc. Theo đó, mạng lưới thương mại Manila - Acapulco hay “Manila

galleon”13

được thiết lập và kéo dài cho đến năm 1815 chính là mắt xích quan trọng.

11 Nguyên văn trong bức thư mà Legaspi gửi vua Philip II có nói: “Một trong các trở ngại lớn của người Tây Ban Nha tại khu vực này đó là việc cải đạo cho cư dân sinh sống ở Trung Hoa cũng như ở các quốc gia khác cho tới nay vẫn chỉ là ảo tưởng” [37, tr. 195].

12Ghi chép của Juan Grau y Monfalcon viết vào năm 1637 đề cập về những gánh nặng mà chính quyền Tây Ban Nha sẽphải chịu khi quyết định duy trì Philippine là với tư cách là tiền đồn quan trọng của mình trong khu vực Đông Á [35, tr. 64-65].

13 Một trong những niềm tự hào của đế chế Tây Ban Nha trong suốt thời kỳ phát triển các tuyến thương mại đường dài xuyên đại dương đó là kỹ thuật đóng thuyền buồm lớn hay còn gọi là galleon. Trong lịch sử hàng

Về cấu trúc của thành phố Manila, chính quyền Tây Ban Nha đã áp dụng mô hình thành phố khép kín (Intramuros) như đã thực hiện ở Mexico và những thuộc địa khác trên vùng trung và nam Mỹ. Các khu phố, và quảng trường đều được thiết kế song song chia ra thành các khối kiến trúc đều đặn. Trung tâm chính được bao bọc bởi hệ thống các tòa nhà lớn và nhà thờ, ở những phạm vi nhỏ hẹp hơn là những khu nhà của các quan chức làm việc dưới triều đình hoàng gia Tây Ban Nha nằm gọn trong hệ thống thành lũy kiên cố [112, tr. 184 - 185]. Có thể nói, suốt nhiều năm, người Tây Ban Nha ở Manila luôn tìm cách tách biệt cuộc sống sinh hoạt của mình với những cộng đồng dân bản địa và người nhập cư. Việc thiết lập nên thành phố Manila với trung tâm “nằm phía sau các bức tường lớn” nhằm đảm bảo cho nhà quản lí có thể kiểm soát dễ dàng tình hình hoạt động của các thương nhân đến đây buôn bán đặc biệt là những thương nhân người Trung Quốc, Nhật Bản và Đông Nam Á. Cuối thế kỉ XVI, người Tây Ban Nha đã áp dụng quy định lên Manila và lên hầu hết các tỉnh khác trong phạm vi quản lí của mình: “Trước khi cánh cổng đóng vào buổi tối, tất cả người Trung Quốc, Nhật Bản và người Philippine [ngoại trừ những người là người lao động phục vụ trong thành phố, thương nhân bán lẻ, gia nhân] đều phải rời khỏi thành phố” [28, tr. 366].

1.3.4. Tuyến thƣơng mại Manila - Acapulco

Bên cạnh thành công của De Legaspi trong công cuộc xây dựng thành phố Manila, người đồng hành với ông là Andres Urdaneta cũng góp công trong việc mở ra tuyến đường trực tiếp đi từ Philippine băng qua Thái Bình Dương để về cảng Acapulco. Năm 1565, Urdaneta cùng con tàu San Pablo rời Cebu đi lên 39 vĩ độ bắc, men theo bờ Đông quần đảo Nhật Bản tới bờ biển California ngày nay và cuối

hải thế giới, hành trình xuyên Thái Bình Dương luôn được đánh giá là hành trình nguy hiểm và trắc trở nhất với sự thay đổi khôn lường các luồng gió, dòng chảy cùng hàng loạt các cơn bão lớn diễn ra trên biển. Đặc biệt, khi Manila ra đời, các con thuyền buồm (galleon) đóng góp vai trò quan trọng nhất trong việc hình thành tuyến buôn bán nối từ cảng Acapulco của châu Mỹ đến Manila của phương Đông. Đầu thế kỷ XVII, vị thế của thuyền buồm lớn Manila (Manila galleon) trong hệ thống kinh tế thế giới là không thể phủ định. Trong công trình nghiên cứu The Manila Galleon, nhà nghiên cứu William Schruz đã đánh giá là thuyền galleon của người Tây Ban Nha thực sự là “những con thuyền giàu có nhất trên mọi đại dương” [102]. Các trung tâm đóng thuyền lớn được người Tây Ban Nha xây dựng rải rác trên các đảo của Philippine như: Cavite, Albay, Mariduque, Mindoro, Masbate, Iloilo và phía Đông đảo Samar nhằm tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu phong phú trong vùng [112, tr. 187]. Trong nhiều thời điểm, thậm chí người Tây Ban Nha đã cho thuyền đi đến các khu vực phía Nam để tìm kiếm nguồn gỗ đóng thuyền như: Campuchia, Chăm Pa, Xiêm…

cùng trở về Acapulco. So với thời gian 3 tháng từ Acapulco đến Manila, đoàn thuyền phải mất tới 7 tháng khi đi trên tuyến đường ngược lại [101, tr. 6]. Kể từ thành công của Urdaneta và những thay đổi trong chính sách cai trị của Tây Ban Nha ở Philippine, một tuyến đường thương mại xuyên Thái Bình Dương đến với Manila đã được hình thành từ cuối thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XVIII.

Trên tuyến thương mại đó, về phía Tân Thế giới, thương cảng Acapulco đóng một vai trò hết sức quan trọng. Có vị trí nối liền với thành phố Mexico, Acapulco là một cảng nước sâu sở hữu nhiều điều kiện thiên nhiên thuận lợi để các con thuyền lớn có thể tiếp cận và buôn bán. Thế kỉ XVI, một tu sĩ theo dòng Domingo tên là Fernandez de Navarete đã viết: “với tư cách là một người đã từng đi qua rất nhiều hải cảng khác nhau thì Acapulco là một hải cảng tuyệt vời và an toàn nhất trên thế giới!” [103, tr. 19]. Hai nhà hàng hải nổi tiếng Lord Anson và Malaspika khi nhận xét về Acapulco đều khẳng định đó là một trong những cảng thị an ninh và có vị trí thuận lợi để tiếp nhận các loại thuyền cỡ lớn từ khắp nơi trên thế giới đến để giao thương, buôn bán [103, tr. 20]. Về phía Philippine, vịnh Manila trong lịch sử luôn được coi là một hải cảng tự nhiên có vị trí và những điều kiện thuận lợi để trở thành một trung tâm mậu dịch lớn của khu vực và thế giới. Các ưu thế của Manila có thể kể đến như: sở hữu mực nước sâu, có thể tiếp nhận mọi loại hình thuyền bè khác nhau, vị thế kéo dài từ đồng bằng sông Pasig ra tới biển… [112, tr. 184]. Tất cả những yếu tố trên đã tạo điều kiện cho Tây Ban Nha mở rộng và phát triển mạng lưới thương mại xuyên Thái Bình Dương cũng như tăng cường vị thế và sức ảnh hưởng của mình tại khu vực Đông Á.

Tiểu kết

Mặc dù, các mối giao lưu kinh tế - văn hóa giữa các quốc gia trong khu vực Đông Á đã sớm hình thành và phát triển, song phải tới thế kỉ XVI, đi cùng với sự xâm nhập của người phương Tây cùng những nhu cầu mới về hàng hóa, hoạt động thương mại giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đã được đẩy mạnh và trở thành “thời kì của sự bùng nổ về kinh tế”. Trong bối cảnh này, Trung Quốc được biết đến là một đế chế hùng mạnh và là thị trường đầy tiềm năng thúc đẩy các

thương nhân từ khắp nơiđến giao thương. Hơn thế nữa, xuất phát từ bối cảnh trong nước cùng những chính sách về thương mạiđược ban hành trước đó, nhu cầu về bạc của Trung Quốc đã ngày càng cao. Có thể nói từ thế kỉ XV trở đi, chính quyền nhà Minh phải dựa vào các hoạt động mậu dịch, buôn bán bạc với bên ngoài để điều tiết hệ thống tiền tệ của mình. Đây cũng là cơ sở cho quá trình lan tỏa của các Hoa thương từ các cảng thị phía Nam tới các trung tâm mậu dịch lớn của khu vực.

Trong khi đó, để cạnh tranh ảnh hưởng với Bồ Đào Nha, người Tây Ban Nha đã quyết định xâm chiếm Philippine và biến Manila trở thành căn cứ duy nhất của mình tại Đông Á từ năm 1571. Tuy nhiên, những ý định ban đầu của chính quyền Tây Ban Nha tại thuộc địa Philippine đã không thành công như mong đợi. Ngược lại, dưới tác động của nhu cầu đối với bạc ở Trung Quốc cùng sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống thương mại Nội Á, nền kinh tế của Philippine dần phụ thuộc vào hoạt động trên tuyến thương mại Manila - Acapulco xuyên Thái Bình Dương.Kết quả là từ năm 1571, một dòng chảy kim loại lớn từ Tân Thế giới đã chảy sang châu Á bằng những đoàn thuyền buồm lớn của người Tây Ban Nha qua Manila và đổ vào thị trường Trung Quốc. Quá trình này diễn ra liên tục và thay đổi trong từng giai đoạn cụ thể, sẽ được trình bày chi tiết trong chương tiếp theo.

CHƢƠNG 2

NGUỒN BẠC TÂN THẾ GIỚI VÀO TRUNG QUỐC (1571 - 1700) 2.1. Nguồn bạc Tân Thế giới vào Trung Quốc (1571 - 1640)

2.1.1 Tình hình khai thác bạc ở Tân Thế giới (1571 - 1640)

Kể từ thời điểm Christopher Columbus khám phá con đường đến với Tân lục địa, đế quốc Tây Ban Nha đã may mắn sở hữu được khối tài sản khổng lồ nằm dưới lòng đất châu Mỹ. Chỉ trong một thời gian ngắn, thay vì mục tiêu tìm kiếm con đường buôn bán sang phương Đông như dự kiến ban đầu, Tây Ban Nha đã tập trung khai thác và thu được một trữ lượng dồi dào vàng và bạc ở Peru, Mexico cùng những vùng khác trên khu vực trung và nam Mỹ. Từ đầu thế kỉ XVI cho đến tận cuối thế kỉ XVIII, nguồn kim loại quý, đặc biệt là bạc, được người Tây Ban Nha khai thác triệt để từ các thuộc địa châu Mỹ. Ước tính, có tới 2.9 đến 3.1 tỉ peso bạc đã được người Tây Ban Nha đưa ra thị trường. Chỉ riêng bạc, Tây Ban Nha đã khai thác một lượng lớn chiếm tới 80% trữ lượng bạc toàn thế giới trong suốt giai đoạn từ cuối thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XVIII [66, tr. 143 - 144]. Những mỏ bạc quan trọng nhất vào thời gian này đều tập trung ở khu vực trung và nam Mỹ. Mỏ bạc Potosi ở Peru (1572) và Mexico (1535) là hai trong số những mỏ bạc có nhiều tỉ lệ ngân quặng nhất. Chỉ tính riêng ở khu vực cao nguyên Peru, điểm khai thác bạc Potosi luôn được mệnh danh là “ngọn núi bạc” của thế giới trong suốt giai đoạn cuối thế kỉ XVI [59, tr. 211].

Thực tế, rất khó để các nhà nghiên cứu khẳng định con số chính xác đã có bao nhiêu bạc được khai mỏ ở châu Mỹ từ giữa thế kỉ XVI trở đi. Trung bình vào năm 1600, lượng bạc được sản xuất từ các thuộc địa đã tăng gấp 3 lần so với thời kì đầu. Lí do của sự gia tăng đột biến này đó là vào năm 1573, người Tây Ban Nha đã khám phá ra mỏ thủy ngân lớn ở tỉnh Huancavelica thuộc Peru ngày nay. Từ đó, cùng với mỏ thủy ngân lớn Almaden ở chính quốc, người Tây Ban Nha đã tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào này để sản xuất bạc với số lượng lớn chưa từng thấy. Không những vậy, bạc thành phẩm đạt chất lượng cao và có tỉ lệ tinh khiết lên tới 0.97% - một tỉ lệ mà chưa một vùng khai thác bạc ngoài châu Mỹ nào có thể sản

xuất được.14 Bên cạnh đó, bạc được sản xuất với nhiều chủng loại nhằm đáp ứng cho những nhu cầu khác nhau của thị trường. Một nửa số bạc khai thác được tại các khu mỏ châu Mỹ được đem đúc thành các đồng tiền peso loại 272 maravedis (tương đương đồng 8 real), loại 2 real, 4 real và đồng bạc 8 real là loại tiền phổ biến nhất [89, tr. 31 - 32]. Một nửa số bạc còn lại được đúc thành khối và đem phân phối tới các thị trường khác nhau. Do đó, bạc Tân Thế giới tính từ đầu thế kỉ XV vừa là loại tiền tệ vừa là loại hàng hóa được đón nhận trên khắp các trung tâm thương mại lớn của thế giới.

Bởi tiếp nhận được nguồn thủy ngân chất lượng tốt từ Tây Ban Nha cũng như sở hữu địa thế thuận lợi hơn nên ở thời kỳ đầu, bạc Mexico có chất lượng cao hơn so với bạc Potosi. Tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ sau đó, Potosi vẫn đóng vai trò là mỏ bạc lớn nhất của người Tây Ban Nha ở Tân Thế giới với sản lượng trung bình tăng 3.6% một năm trong giai đoạn cực thịnh, trong khi tại Mexico tỉ lệ tăng là 2.5% một năm [67, tr. 899]. Tuy trong các giai đoạn sau, tình hình khai thác khoáng sản ở Potosi nói riêng và toàn Tân Thế giới nói chung có những biến động nhất định nhưng xu hướng lượng bạc sản xuất gia tăng vẫn chiếm vị trí chủ đạo.

Bảng số liệu dưới đây thể hiện rõ số lượng bạc được khai thác từ hai mỏ bạc chính tại châu Mỹ từ năm 1590 đến năm 1640. Có thể nói, từ năm 1591 trở đi tổng lượng bạc cả hai mỏ cung cấp được đã chiếm tới hơn 90% số bạc của toàn châu Mỹ và 80% bạc của Thế giới. Tỉ lệ ít ỏi còn lại hầu hết đều thuộc về các mỏ bạc nhỏ lẻ như: Santo Domingo (1536), Lima (1565), Bogota (1620), Santiago de Guatemala… Tương ứng, số bạc thành phẩm được ghi nhận lên tới hơn 700 tấn vào thời kỳ phát triển nhất và ở các giai đoạn thấp nhất vẫn lên tới hơn 400 tấn. Trong đó, lượng bạc được sản xuất từ Peru luôn lớn gấp 2 lần so với bạc mà người Tây Ban Nha khai thác ở Mexico. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc mỏ thủy ngân Huacanvelia được phát hiện từ năm 1573 có vị trí nối liền với mỏ bạc Peru, trong

14 Kỹ thuật dùng thủy ngân để tách bạc được người Tây Ban Nha học tập từ người Đức vào thế kỷ XV. Sau khi khám phá ra châu Mỹ đồng thời phát hiện mỏ thủy ngân lớn Almaden ở trong nước, người Tây Ban Nha đã lập tức sử dụng phương pháp này để khai thác bạc trên quy mô lớn. Kết quả của quá trình này đã đem đến cho Tây Ban Nha một lượng của cải khổng lồ đủ để xây dựng một đế chế hùng mạnh tồn tại suốt nhiều thế kỷ ở châu Âu [42, tr. 545-579], [80, tr. 632-641].

khi thời gian này, tình hình cung ứng thủy ngân cho Mexio từ Almaden đang có dấu hiệu suy giảm và cạn kiệt [80, tr. 637]. Bên cạnh đó, thông qua việc áp dụng chế độ

Một phần của tài liệu Nguồn bạc tân thế giới và chuyển biến kinh tế - xã hội Trung Quốc 1571-1700 (Trang 32)