1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đối chiếu trật tự từ trong câu đơn tiếng Anh-Việt

118 2,9K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 44,41 MB

Nội dung

Luận văn đặt ra mục đích phân tích, đối chiếu trật tự từ trong một sỗ cấu trúc ngữ pháp thường gặp trong câu đơn tiếng Anh — Việt, từ đó rút ra một số kết luận để có thể đóng góp bổ ích

Trang 1

ĐẠ I HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRONG CÂU ĐƠN TIẾNG ANH - VIỆT

Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ

Mã số: 5.04.08

LUẬN VĂN THẠC SỶ KHOA HỌC NGÔN NGỮ

Học viên: Nguyễn Thị Hoàng Oanh

Hà Nội, 10/2001

Trang 2

M Ụ C LỤ C Trang

CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2

Trang 3

2.1.5 Động từ (Verb) và trật tự của động từ 36

ĐỐI CHIẾU TRẬT T ự TỪ TRÊN MỘT s ố CẤU TRÚC THƯỜNG GẶP

Trang 4

3.2.2 Câu đơn một thành phần 80

Trang 5

‘jV jju yễn ỈĨĨÙ 'JCoang 0 a n ầ ĐỐI CHIẾU TRẬT Tự TỪ TRONG CÂU ĐƠN TIẾNG ANH - VIỆT

và Việt ngữ học quan tâm Tuy nhiên, cũng chưa có nhiều công trình xem xét vấn đề này một cách có hệ thống và tỉ mỉ nhất là trong phương pháp đối chiếu Hơn nữa, việc giảng dạy tiếng Anh cũng như việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ngày càng được mở rộng, phần nào có thể dựa trên phương pháp đối chiếu các cấu trúc cú pháp, các phạm trù ngữ pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc giảng dạy

2 Mục đích và ý nghĩa của luận vãn.

Hiện nay trong các trường đại học, không chỉ đơn thuần dựa vào các tài liệu dịch vì con số này còn ít và chưa đáp ứng đủ được trong yêu cầu của mỗi công việc cụ thể, các sinh viên là thế hệ trẻ của mỗi quốc gia, hơn ai hết họ khát khao hiểu biết và tri thức, mong muốn được hoà nhập và phát triển cùng với nhân loại, chính vì vậy mà ngôn ngữ thực sự không thể thiếu trong hành trang của mỗi người

Trang 6

- "'*>•■11111' "■

■jVjfugin lĩ/ lị K oàn g (Oanh ĐỐI CHIẾU TRẬT Tự Từ TRONG CÂU ĐƠN TIẾNG ANH - VIỆT

Trong quá trình học tập, hoà nhập và giao lưu với quốc tế, khuyên khích tham gia các hội nghị, hội thảo, tiếp xúc nghe giảng trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, cũng góp phần tạo nên động lực để các sinh viên nhanh chóng tiếp cận với ngoại ngữ để đạt hiệu quả cao trong học tập cũng như trong nghiên cứu khoa học Hơn nữa, để có cơ hội kiếm được việc làm tốt, nhanh chóng chứng

tỏ khả năng, khẳng định vị trí của mình với xã hội cũng là động lực thúc đẩy các sinh viên học ngoại ngữ

Luận văn đặt ra mục đích phân tích, đối chiếu trật tự từ trong một sỗ cấu trúc ngữ pháp thường gặp trong câu đơn tiếng Anh — Việt, từ đó rút ra một

số kết luận để có thể đóng góp bổ ích cho nhu cầu học tập, nghiên cứu, giao lưu và hội nhập trong lĩnh này

3 Đối tượng nghiên cứu.

Trong luận văn này, như tiêu đề đã nêu, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là đối chiếu một số cấu trúc ngữ pháp cơ bản trong câu đơn tiếng Anh — Việt Nghiên cứu, đối chiếu trật tự từ là một vấn đề quan trọng bậc nhất của

cú pháp hình thức và đó cũng là nội dụng chủ yếu mà chúng tôi quan tâm Trong nghiên cứu, chúng tôi tập trung miêu tả các quy tắc ngữ pháp của mỗi câu trúc, đồng thời tiến hành so sánh, đối chiếu hình thức, quy tắc hoạt động của trật tự trong hai ngôn ngữ và rút ra một số nhận xét dựa trên những nghiên cứu mà chúng tôi đưa ra

4 Tư liệu và phương pháp nghiên cứu.

Trong luận văn này, chúng tôi có sử dụng một số tài liệu của các nhà Ngôn ngữ học Việt nam, Anh, Mỹ, Nga (xem tài liệu tham khảo)

Luận văn được định hướng theo các phương pháp:

Trang 7

- Miêu tả, xác định cách nhận biết các thành tố trong cấu trúc câu đơn, sau khi có được cách xác định đó chúng tôi mới tạo nên những cấu trúc của từng ngôn ngữ để nghiên cứu.

- Đối chiếu và rút ra nhận xét về một số cấu trúc cơ bản thường gặp trong câu đơn tiếng Anh và tiếng Việt để tìm ra những nét tương đồng

và dị biệt về trật từ của cấu trúc trong câu

Trật tự từ là một phương thức ngữ pháp quan trọng, trong khi đối chiếu chúng tôi bắt đầu từ tiếng Anh, lấy tiếng Anh là ngôn ngữ của điểm xuất phát

để tiến hành miêu tả và đối chiếu, và việc chọn tiếng Anh và tiếng Việt làm

đề tài đối chiếu bởi vì nó liên quan chặt chẽ đến công việc chuyên môn của chúng tôi còn tiếng Việt là bản ngữ

Trang 8

■À ỳtipển 37ự ăCoàng 0an A ĐỐI CHIẾU TRẬT Tự Tử TRONG CÂU ĐƠN TIẾNG ANH - VIỆT

Chương 1

C ơ SỞ LÝ THUYẾT VỂ NGHIÊN cứu TRẬT T ự TỪ

1.1 Khái quát về lịch sử nghiên cứu trật tự từ:

Bất cứ loại hình ngôn ngữ nào cũng có quy tắc của trật từ từ riêng của

nó Quy tắc đó được coi là ngữ pháp Từ đó, mối quan hệ giữa từ và từ quyết định ý nghĩa, mối quan hệ trong cụm từ và mối quan hệ giữa cụm với cụm từ cũng quyết định ý nghĩa và để cuối cùng chúng trở thành một câu có nghĩa Nghiên cứu trật từ từ là làm sáng tỏ các lớp trong cụm từ và cấu tạo câu

Ngay từ thế kỷ 19, việc nghiên cứu các cấu trúc ngữ pháp hình thức và trật tự đã được đặt ra Điều này có thể dẫn ra từ một loại hình ngôn ngữ biến tố điển hình, ngôn ngữ rất khác với tiếng Anh và tiếng Việt, đó là tiếng Nga Trong ngôn ngữ này, việc sử dụng trật tự từ như một phương thức ngữ pháp đã được nhiều tác giả quan tâm và đề cập tới đó là lý thuyết về các hình thức ngữ pháp mà A.A Fortunatov đã xây dựng nên trường phái Moscơva nổi tiếng A A Fortunatov đã xây dựng một lý thuyết về cấu trúc của các từ tổ mà hạt nhân của nó là các trật tự và tôn ti của các từ Tiếp theo A.A Fortunatov là A.A Peskopskij trong: “Cú pháp Nga dưới ánh sáng của khoa học” (1914) đã hoàn thiện lý thuyết về cấu trúc ngữ pháp theo quan niệm của ngôn ngữ học Nga mới

Thành công lớn nhất về nghiên cứu các đơn vị ngữ pháp mà trước hết

là cấu trúc cú pháp thuộc về ngôn ngữ học cấu trúc luận, đặc biệt là ngôn ngữ học miêu tả Mỹ, bắt đầu từ L Bloomfield (1933) đến z Harris (1961) Ngôn ngữ học miêu tả Mỹ trong khi chủ trương miêu tả hình thức hoá triệt để đồng thời cũng nêu ra hàng loạt khái niệm về đơn vị, cấp độ Nhờ có những phương pháp và kỹ thuật miêu tả chính xác, ngôn ngũ' học

Trang 9

miêu tả Mỹ đã xây dựng được một hệ thống các đơn vị cú pháp với các cấu trúc ngữ pháp làm nòng cốt Để nhận diện các đơn vị này,ngôn ngữ học miêu tả Mỹ đã đưa ra được lý thuyết phân bố Việc xác lập các quan

hệ cũng đưa ra ý niệm về tập hợp các từ trong một cấu trúc mà nội dung chủ yếu là trật tự từ

Về sau N Chomsky dù vượt ra khỏi khuôn khổ của ngôn ngữ học miêu

tả nhưng vấn đề trật tự từ của các yếu tố trong cấu trúc cú pháp vẫn là những gợi ý hết sức quan trọng để Chomsky xây dựng tiếp lý thuyết về ngôn ngữ học cải biến và tạo sinh

Ở châu Âu ngữ pháp học truyền thống vẫn duy trì những quan niệm riêng của mình về vấn đề trật tự trong các cấu trúc ngữ pháp, đặc biệt là

có sự định hướng vào các bình diện chức năng: cụ thể là các phân tích trật

tự từ về mặt chức năng và tâm lý như Mathezius (trường phái Praha, 1936,1945) cho đến các nhà chức năng hiện đại như Austin, Searle, Haliday w

Các trường phái ngôn ngữ học Mỹ và châu Âu đã phản ánh được một cách đặc thù của ngôn ngữ học Anh vì tiếng Anh là đối tượng của nghiên cứu có thể được nhìn thấy từ hai phương diện Nếu nhìn tiếng Anh như một ngôn ngữ Tây Âu, từ quan điểm của ngôn ngữ học Châu Âu, thì có thể nói ngôn ngữ học Anh cũng phản ánh một hiện tượng nghiên cứu khá giống với các nền ngôn ngữ học Tây Au từ thế kỷ 17 đến nay

Trong sự cải tiến của ngữ pháp Anh hiện đại thì khuynh hướng nghiên cứu được tách ra làm hai nhánh: một nhánh vấn tiếp tục hoà nhập với ngôn ngữ học Châu Au, còn một nhánh khác thì ngả theo ngôn ngữ học miêu tả Mỹ Nếu được nhìn từ bình diện khác, tiếng Anh lại là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học Bắc Mỹ Chính vì tiếng Anh — Mỹ mà các

Trang 10

|tòí.-LÍ34«.: w » '■■ttÌÌỄẾiiMiỂã' f c U I U I

nên các lý thuyết nổi tiếng về miêu tả luận và ngôn ngữ học tạo sinh

Có lẽ người đầu tiên xem xét trật tự từ tiếng Việt trong cả hệ thống là

Lê Văn Lý (1948) Khi Ông vận dụng lý thuyết về khả năng kết hợp của

từ để mô tả ngữ pháp tiếng Việt, ông đã nhìn thấy vai trò kết hợp quan trọng của phương thức trật tự ngữ pháp Ông cũng cho rằng sự thay đổi các trật tự trong câu tiếng Việt tất sẽ dẫn đến quá trình tạo nghĩa mới Như vậy, vai trò của trật tự từ trong tiếng Việt rất to lớn và vị trí đứng trước vị ngữ của chủ ngữ có tính chất ổn định cao

Sau đó là các nhà nghiên cứu Việt ngữ như: F Martini (1950); Nguyễn Tài Cẩn (1960); L Thompson (1965); Nguyễn Kim Thản (1963/1964); Hoàng Trọng Phiến (1980); Lý Toàn Thắng (1981/1984); Cao Xuân Hạo (1992) w đ ã quan tâm nhiều về vấn đề trật tự trong câu tiếng Việt

Trong khi nghiên cứu theo hướng đối chiếu, chúng tôi muốn dựa vào hai khái niệm cơ bản mà L Bloomfield đã đưa ra vì nó giúp chúng ta nhìn nhận khá rõ những quy tắc về trật tự của các thành tố ngữ pháp trong các loại ngôn ngữ mà cụ thể ở đây là tiếng Anh và tiếng Việt Sau đây chúng tôi xin dẫn ra một số quan niệm về trật từ từ của các nhà nghiên cứu Anh ngữ và Việt ngữ

1.1.1 Quan niệm về trật tự từ của các nhà Anh ngữ học :

Me Arthur [ 32: 1126 ] cho rằng thuật ngữ " trật tự từ" được dùng để chỉ trật tự mà trong đó các từ xuất hiện trong các cụm từ và câu Ong cũng nhận định rằng trong các ngôn ngữ có tính chất biến hình cao thì trật tự từ tương đối tự do và trong nhiều trường hợp, sự thay đổi trong trật tự từ không dẫn đến sự thay đổi nghĩa cơ bản của các cụm từ và câu

Trang 11

lìtte ' - f c t l i ''iLiMSầàáauà?i »: iia«Mi«aK,Me.áav».,w

-Ví dụ, trong tiếng Nga, nếu từ "knhiga" có dạng knhigu, thì nó sẽ là bổ ngữ trực tiếp cho dù nó có đứng ở bất cứ vị trí nào Ngược lại, trật tự từ trong tiếng Anh và tiếng Việt thì tương đối cố định

Ví dụ, trong các cụm danh từ tiếng Anh, một tính từ thường xuất hiện trước danh từ mà nó xác định ( a beautiful girl) trong khi đó trong tiếng Việt thì tính từ thường đi sau danh từ nó xác định ( cô gái xinh) Trong cụm tính

từ tiếng Anh, trạng từ chỉ mức độ thường xuất hiện trước tính từ mà nó xác định (very beautiful) còn ở tiếng Việt, trong nhiều trường hợp, trạng từ cũng xuất hiện trước tính từ mà nó xác định ( rất xinh)

Trong cả tiếng Anh và tiếng Việt câu thường có một trật tự cơ bản SVO: (Subject (chủ ngữ) — Verb (động từ) — Object (tân ngữ))

Tôi yêu âm nhạc

David Crystal [ 36: 335 ] khẳng định rằng thuật ngữ "trật tự từ” được dùng trong phân tích ngữ pháp để chỉ sự sắp xếp các từ theo chuỗi nối tiếp nhau trong các đơn vị ngôn ngữ lớn hơn

R.E.Asher [ 31: 4633 ] cho rằng trong lịch sử ngôn ngữ, trật tự từ được nhận thức như là một hiện tượng có tính chất kép: Cái thứ nhất liên quan đến ngữ pháp còn cái thứ hai thì liên quan đến văn phong Nếu nhận thức là một hiện tượng liên quan đến ngữ pháp thì trật tự từ là một phương tiện mã hóa các mối quan hệ về mặt ngữ pháp Các mối quan hệ ngữ pháp tồn tại trong các thành phần/ nguyên liệu của các ngôn ngữ khác nhau và sự phân loại theo các mối quan hệ ngữ pháp chủ yếu nhất là sự phân chia thành ngôn ngữ tổng hợp tính và các ngôn ngữ phân tích tính Trong các ngôn ngữ tổng hợp tính, mối quan hệ giữa các từ được diễn tả bằng các dạng thức của từ hoặc các biến thể Trong khi đó, ở các ngôn ngữ phân tích tính, mối quan hệ giữa các từ được diễn tả bằng các từ phụ trợ/ bổ sung và các vị trí của các từ Nói cách khác, các ngôn ngữ phân tích thường sử dụng các phương tiện hay hình thức

Trang 12

ngữ pháp bên ngoài của từ như: các từ chức năng, trật tự từ và giọng điệu Chính vì vậy, trật tự từ được sử dụng như là một phương tiện ngữ pháp quan trọng trong các ngôn ngữ phân tích tính như tiếng Anh và tiếng Việt.

R Galperin [ 39: 203 ] cũng cho rằng trật tự từ là một vấn đề mấu chốt trong nhiều ngôn ngữ Tương tự như vậy, trong tiếng Việt, Diệp Quang Ban [ 2: 23 ] khẳng định rằng trật tự từ là một công cụ/ phương tiện ngữ pháp quan trọng bởi vì tiếng Việt là một điển hình của các ngôn ngữ phân tích và

cô lập, trong các ngôn ngữ đó thì ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện chủ yếu thông qua trật tự từ và các thay đổi trong trật tự từ thường dẫn đến sự thay đổi trong các chức năng ngữ pháp trong cụm từ

Trong tiếng Anh cũng như trong tiếng Việt, vị trí của một từ trong câu thường được đánh giá theo chức năng ngữ pháp của nó trong mối quan hệ với các từ khác trong câu

Trong câu (1) và (2), John và Bắc là chủ ngữ; Mary và Nam là tân ngữ trong khi đó ở câu (3) và (4) John và Bắc là tân ngữ; Mary và Nam là chủ ngữ Và chính vì thế nghĩa của câu (1) hoàn toàn khác với câu nghĩa của câu (3); và nghĩa của câu (2) hoàn toàn khác với nghĩa của câu (4)

Như vậy, sự thay đổi trật tự từ của câu không chỉ dẫn tới sự thay đổi trong các quan hệ ngữ pháp của các từ mà còn ảnh hưởng tới nghĩa của toàn bộ câu

Sự giống nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt là ở chỗ cả hai ngôn ngữ đều coi trật tự từ như là một phương tiện ngữ pháp và trật tự từ đóng một vai trò rất quan trọng Tuy nhiên, không có ngôn ngữ nào mà trật tự từ của nó hoàn

[ 7: 223 ][ 31:4633 ] [ 7: 223 ]

Trang 13

(Trạng từ + tính từ + giới từ + bổ ngữ của giới từ)

Trang 14

Yy'tije'i T/ư lío^ui

1 - ~K> m

-ĐỐI CHIẾU TRẬT T ự T ừ TRONG CÂU ĐƠN TIẾNG ANH - VIỆT

Tóm lại, khi một người nghe hoặc nhìn thấy một lời nói hoặc chữ viết, phạm vi mà anh ta có thể nhận biết được là theo đường ngang, đường này biểu thị trật tự theo đường ngang của các đơn vị ngôn ngữ Có lẽ nguyên tắc đường hướng của ngôn ngữ là tự nhiên và đơn giản Tuy nhiên, nó lại chi phối tất cả các cách mà ngôn ngữ biểu hiện [6 ; 126 ]

Trật tự từ có chức năng xác định ý nghĩa trong câu Việc thay đổi trật tự từ

có những hiệu quả nhất định, có tác dụng nhấn mạnh một bộ phận nào đó trong câu, thay đổi ý nghĩa của câu hoặc ý nghĩa của câu trở nên mơ hồ

Ahn Kyong Hwan [ 10 ] đã chỉ ra trật tự chính là sự sắp xếp có tính chất hình tuyến (trước - sau) các kí hiệu ngôn ngữ

Trật tự bao gồm những loại khác nhau Có thể nói đến một loại trật tự có tính chất ngữ âm và cũng có thể nói đến một loại trật tự mang tính chất hình thái học ( hay trật tự từ pháp) Tác giả cho rằng dù là trạng ngữ hay là mệnh

đề thì trật tự của các thành tố của chúng nhìn chung được quy định một cách chặt chẽ, tức là không thể tự do thay đổi trật tự Tuy nhiên, trong những trường hợp trật tự từ được quy định một cách chặt chẽ và có những lúc không nhất thiết phải chặt chẽ do hoàn cảnh cho phép và như vậy quy tắc về trật tự

cú pháp có khả năng được vận dụng linh hoạt hơn

1.1.2 Quan niệm về trật tự từ của các nhà Việt ngữ học:

Như chúng ta đã biết việc nghiên cứu trật tự từ tiếng Việt chưa có công trình nào được trình bày theo một hệ thống Thay vào đó, có nhiều công trình nghiên cứu cú pháp để khám phá cấu tạo của tiếng Việt, v ề việc nghiên cứu trật từ từ của tiếng Việt từ năm 1954 trở lại đây, chúng tôi có thể đưa ra một số công trình tiêu biểu của Nguyễn Kim Thản, (1963/1964), Nguyễn Tài Cẩn, (1975) Hoàng Trọng Phiến, (1980) Nguyễn Kim Thản, (1981) Diệp Quang Ban trong “Ngữ pháp tiếng Việt” (1992) đề cập đến cấu tạo từ, cấu tạo cụm từ, cấu tạo câu

Trang 15

Nguyễn Kim Thản đã tổng hợp về ngữ pháp tiếng Việt [ 19 ], trong đó, những vấn đề trật từ từ và cấu tạo câu cũng được xem xét một cách khá kỹ.

Về chủ đề “loại quan hệ chính phụ”, tác giả nói về quy tắc trật tự cú pháp tiếng Việt như sau: Những từ ghép theo kiểu tính từ + danh từ (như “vui tính”) lâu nay bị coi là cấu tạo ngược quy tắc cú pháp tiếng Việt Nhưng theo

ý chúng tôi, trật tự của các từ tố đó rất hợp với trật tự cú pháp tiếng Việt, bởi

vì theo quy tắc của tiếng Việt (trừ trường hợp số từ kết hợp với danh từ) yếu

tố khái quát đặt trước, yếu tố bổ sung đặt sau

Tác giả minh hoạ cấu tạo nội bộ của từ có quan hệ chính phụ:

bổ ngữ [ 19: 413 ] Định ngữ và bổ ngữ là hai thành phần phụ trong từ tổ, được minh hoạ như sau:

Trang 16

Yjjuyeti 3 ĩù MCoàng 0an/ị

ế :

Tác giả cũng phân chia từ tổ thành: từ tổ động từ , từ tổ tính từ, từ tổ

số từ , từ tổ kiểu hán và từ tổ danh từ Và tác giả đã trình bày các loại môhình trật tự của từ tổ theo từ loại như sau:

2.2.1 Từ tổ động từ

2.2.1.1 Từ tổ động từ + danh từ:

’ Từ tổ danh từ + động từ + danh từ

Từ tổ danh từ + động từ + giới từ + danh từ

Từ tổ danh từ + động từ + danh từ + danh từ

Từ tổ danh từ + động từ + danh từ là danh từ

Trang 17

2.2.4 T ừ tổ danh từ.

2.2.4.1 Từ tổ danh từ + danh từ

Từ tổ danh từ + danh từ

Từ tổ danh từ + giới từ + danh từ

\ Từ tổ danh từ +(giới từ) + danh từ

Về vị trí của các định ngữ, tác giả cho rằng: “Ta thấy một quy luật rất chặt chẽ là định ngữ có tác dụng hạn chế về số lượng, khối lượng bao giờ cũng đặt ở trước danh từ, còn những định ngữ có tác dụng biểu thị đặc trưng, sở thuộc, chỉ định về phương diện của thể từ thì bao giờ cũng đặt ở sau” Tác giả nêu một biểu đồ giản đơn về cấu tạo của từ tổ danh từ như sau:

Trang 18

:ĩ/ụ ò V íà tư ỵ (O anh ĐỐI CHIẾU TRẬT T ự T ừ TRONG CÁU ĐƠN TIẾNG ANH - VIỆT

Cấu tạo nội bộ của từ tổ danh từ:

Những danh từ

Định

những đai từ

Hai sơ đồ về vị trí N và vị trí + 2 được tác giả chỉ ra chi tiết hơn:

Cấu tạo nội bộ của N

Trang 19

Cấu tạo nội bộ của + 2

phân biệt chủng loại của

thường do từ tổ chính phụ hay

Quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ được tác giả giải thích như sau: Quan

hệ giữa vị ngữ và chủ ngữ có khác với quan hệ giữa định ngữ và danh từ, bổ ngữ và động từ Mối quan hệ đó có thể gọi là quan hệ hai chiều Nhưng nếu xét về công dụng trong giao tiếp và trao đổi tư tưởng thì phải nhận ra rằng vị ngữ quan trọng hơn chủ ngữ

Trong tiếng Việt, T được ký hiệu là trạng ngữ Trạng ngữ biểu thị địa điểm , thời điểm, nguyên nhân , mục đích

Ví dụ : Hồi ấy, tôi hai mươi tuổi

Trang 20

Vỳuiýễn Ma 3Coà»tg 0an/ị

■ * tìSlít

M ặt khác, trạng ngữ trong tiếng Việt cũng khác với những bổ ngữ của động từ , biểu thị thời hạn hay điểm mục đích về trị trí của nó Ở trong câu, những bổ ngữ này chỉ có thể đặt sau động từ chứ không đảo lên đầu câu được

Ví dụ: Tôi học ba tháng

Những từ biểu thị thời gian và địa điểm này đảo lên chủ ngữ và vị ngữ

sẽ trở thành danh từ trung tâm của từ tổ

Ví dụ: Ba tháng tôi học

Cấu tạo câu trong tiếng Việt được tác giả phân chia thành 3 loại câu: Câu song phần, câu đơn phần và câu danh xưng Trong ba loại đó, câu song phần là loại câu phổ biến nhất Câu song phần gồm có hai bộ phận chủ yếu,

đó là chủ ngữ và vị ngữ

Tác giả giải thích về chủ ngữ và vị ngữ như sau:

Chủ ngữ: Từ loại thường dùng nhất để biểu thị chủ ngữ trong câu song phần của tiếng Việt là thể từ và đại từ Ngoài ra, thời vị từ như ngày mai, trên, dưới, trong ngoài và vị từ như là, đi, làm, học .có thể làm chủ ngữ

Tác giả nói rằng, có khi bộ phận chủ ngữ được lặp lại từ hai lần trở

Vị ngữ: vị ngữ trong câu song phần tiếng Việt là bộ phận quan trọng nhất của câu Nó biểu thị những đặc trưng của chủ ngữ và đứng ở vị trí thứ

Trang 21

hai trong câu Xét về mặt cấu tạo , có thể chia ra làm hai loại chủ yếu: Loại

vị ngữ vị từ và loại vị ngữ thể từ và vị ngữ có thẻ lặp lại từ hai lần trở lên

Trang 22

VguyỈH Ĩ7ự đ& iàng (Oanh ĐÓI CHIẾU TRẬT Tự TỬ TRONG CÂU ĐƠN TIẾNG ANH - VIỆT

Cũng lăng lẽ ra đi lúc 9 giờ sáng

Trang 23

Công thức cấu tạo câu song phần được tác giả tóm tắt trong bảng sau:

mà làm

Khởi ngữ là thành phần thứ yếu của câu thường xuyên đứng trước vị trí 1 trong câu song phần

Trang 24

Trong trường hợp đặc biệt, nó cũng có thể đứng giữa chủ ngữ và vịngữ.

Trạng ngữ là thành phần thứ yếu của câu biểu thị các ý nghĩa thời điểm, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, phương tiện hay tình thái Trạng ngữ có khả năng biến đổi về vị trí trong câu tự do hơn các thành phần khác Hai vị trí thường thấy của nó là đầu câu (trước vị trí 1) và cuối câu (sau vị trí 2) Điều đáng chú ý ở đây là nếu đã có một khởi ngữ ở đầu câu thì không có trạng ngữ nữa như là:

Cũng lăng lẽ ra đi lúc 9 giờ sáng

Trang 25

^ & /ụ X íx in y fia„Á

Cũng ra đi lăng lẽ lúc 9 giờ sáng Sau đó, tác giả giải thích về sự biến đổi đoản ngữ của trật tự cố định và trật tự tự do, được minh hoạ ở ví dụ sau:

+ Một cái áo rất dài lụa (-)+ Một cái áo lụa rất dài (+)+ Một cái áo rất dài bằng lụa (+)+ Một cái áo bằng lụa rất dài (+)Nếu đối chiếu ở ví dụ thứ ba với ví dụ đầu chúng ta thấy việc thêm quan hệ bằng đã làm cho đoản ngữ chuyển từ trạng thái không thể chấp nhận được sang trạng thái chấp nhận được Hơn nữa việc thêm một giới từ bằng chính là nhân tố đã làm cho đoản ngữ chuyển từ trạng thái trật tự cố định sang trạng thái trật tự tự do

Ngoài ra, trật tự từ và nhịp điệu âm hưởng được tác giả cho là rất quan trọng: Vấn đề khối lượng của thành tố và hậu quả của nó — vấn đề trật tự , vấn đề nhịp điệu âm hưởng trong đoản ngữ là một vấn đề hết sức quan trọng trong trật tự tiếng Việt, v ề danh ngữ, tác giả chia tổ chức nội bộ ra thành trung tâm, phần đầu và phần cuối:

Trang 26

Sơ đồ trật tự ở phần đầu động ngữ được chỉ ra như sau:

Nhóm:

đều, cũng, vẫn, cứ

Nhóm: rất, hơiNhóm: đừng, chớ

Thành tố phụ ở phần cuối động ngữ nếu xét về mặt ý nghĩa, thành tố phụ ở phần cuối động ngữ có thể được chia thành khá nhiều loại Nhưng xét về mặt hình thức tổ chức dùng để diễn đạt các ý nghĩa đó thì chúng ta chỉ có thể có hai khả năng

+ Khả năng diễn đạt bằng một từ, một ngữ

Ví dụ : ăn cơm, chạy nhanh

+ Khả năng diễn đạt bằng cả một câu

Ví dụ: chết vì sập hầm

Trật tự động từ + quan hệ được tác giả đề cập đến như sau: “Có hiện tượng hay dùng những từ như ra, vào, lên, xuống w ở phần cuối động ngữ Đây là những động từ chỉ sự chuyển động có phương hướng, ngoài khả nãng dùng một mình còn có khả năng đứng làm yếu tố trung gian X giữa một động

từ và một danh từ trong cách đặt “động từ + X + danh từ” X trông rất giống

Trang 27

với một quan hệ từ Nếu đem dạng “động từ + X + danh từ” này cải biến đi rất

dễ dàng thấy phân hoá thành 4 trường hợp khác nhau như” [ 4: 282-285 ]:

V í dụ 1: X có xu thế gắn với cả động từ, cả danh từ một cách đồng đều

+ Vấn đề này, nó đã nói đến một cách đầy đủ (+)+ Đến vấn đề này, nó đã nói một cách đầy đủ (+)

Ví dụ 2: X có xu thế đứng riêng ra, không liên quan mật thiết với bênnào

+ Chúng ta rất tin vào anh em (+)+ Anh em, chúng ta, rất tin vào (-)+ Vào anh em, chúng ta rất tin (-)

Ví dụ 3: X có xu thế gắn chặt với động từ hơn

+ Tôi đã tìm ra đáp số (+)+ Đáp số, tôi đã tìm ra (+)+ Ra đáp số, tôi đã tìm (-)

Ví dụ 4: X có xu thế gắn chặt với danh từ ở sau hơn

+ Nó đã nổi vé vấn đé này một cách đầy đủ (+)+Vấn đề này, nó đã nói về một cách đầy đủ (-)+ Về vấn đề này, nó đãn nói một cách đầy đủ (+)

Hoàng Trọng Phiến (1980) đề cập kết cấu chủ vị làm nên cái sườn của

mô hình cấu trúc cú pháp câu đơn, và tác giả chỉ ra các mô hình trong kết cấu chủ — vị được phân tích từ hai vế chủ ngữ và vị ngữ

Trang 28

4 Động từ + danh từ

Thêm vào đó, tác giả chỉ ra khả năng kết hợp của bổ ngữ với bổ ngữ

trường hợp bài trừ nhau:

Mô hình tiêu tiêu biểu của các câu đơn được tác giả giải thích:

Ví dụ: Nhiều sao quá!

Có thực mới vực được đạo [ 1 7 : 1 1 5 ]

Trang 29

ty r tv /ii fflii J ('à u ty fia n h ĐỐI CHIẾU TRẬT Tự Từ TRONG CẢU ĐƠN TIẾNG ANH - VIỆT

4 c - V Vị ngữ là: Là + (danh từ, tính từ, động từ)

(Có biến thể không là)

Ví dụ: Tôi là sinh viên [ 17:159 ]

Cô ta thông minh

Ví dụ: Chúng tôi thường viết thư cho nhau [ 17: 164 ]

Ví dụ: Tôi khuyên nó học tậpHai gia đình cho phép họ yêu nhau [ 17: 165 ]

Trang 30

Tiếp theo, tác giả còn đề cập thêm về câu móc xích có mô hình

D I ĐI D 2 Đ 2

Ví dụ: Tôi gọi nó đọc bài

Đ I là động từ hạt nhân chi phối Đ2 và D2 có thể là động từ hoặc một

tổ hợp từ mang thuộc tính vị ngữ cùng với ĐI để tạo thành vị tính toàn câu D2 là bổ ngữ cho Đ I và là chủ ngữ của Đ2 Quan hệ D2 và Đ2 là quan hệ chủ - vị tương ứng với một câu đơn Quan hệ bộ phận móc xích như sau:

Trong mỗi câu, khi các từ được sắp xếp theo những trật tự trước, sau

thay đổi thì ý nghĩa của câu sẽ khác đi và quan hệ ngữ pháp cũng thay đổi

Trong tiếng Việt, quy tắc trật tự từ của các từ cực kỳ chặt chẽ, vì vậy khi có những hình thức ngược nhau về trật từ thì phải xem xét thận trọng,Thông thường những hình thức này không đơn thuần là hiện tượng đảo tuỳtiện mà biểu hiện những nội dung, ý nghĩa khác nhau

Ví dụ 1: Một bức tranh treo trên tường

và Trên tường treo một bức tranh

Ví dụ 2: Bao giờ anh đi?

và Anh đi bao giờ?

Trang 31

■Ầuuỹễù Woà>uj (f>anầ

- -«J » '*:àt úĩuia ẻ M tu .jejfc* •

Diệp Quang Ban (1992) đề cập đến sự phân định thành phần câu trên

cơ sở nguyên tắc chung Sự phân định thành phần câu được dựa trên quan hệ giữa “cái bị hạn định” với “cái hạn định” (tức là quan hệ chính phụ như ta quen dùng) bộ thành phần câu đầu tiên được mọi người chấp nhận là : Chủ ngữ và vị ngữ Sự phân biệt chủ ngữ với vị ngữ từ thuở ban đầu ấy gắn chặt với khái niệm chủ từ và vị từ của logic hình thức Tuy nhiên, ngay từ bấy giờ, người ta đã nêu ra sự khác biệt giữa hai mặt này (ngôn ngữ và logic) Cũng cần nói thêm rằng sự xác định chủ ngữ, vị ngữ thuở ấy chịu ảnh hưởng của cách nhìn mang màu sắc tâm lý học mà ngày nay có thể tìm thấy ở một vài cách phân định phần đề và phần thuyết

Chúng ta cùng xem tổng kết các khuôn hình câu đơn hai thành phần trên 46 kiểu câu và các ví dụ sau:

D: danh từ, Đ: động từ, T:

tính từ, C: chủ ngữ, V : vị ngữ

Trang 32

Anh ấy mượn của bạn một quyển sách

Trang 33

40 D + Đ + Đ/T + D Gió thổi tan mây/ Nó tẩy sạch vết bẩn.

Câu đơn đặc biệt được tác giả tổng kết trong khuôn hình cơ bản của câu đơn như sau:

một bà)

Trang 34

15 D (giới ngữ) + Đ + D Vịt + còn + hai con

1.2 Khái niệm vê trật tự từ:

Có thể nói rằng trật tự từ là một loại phương thức ngữ pháp thông dụng trong các ngôn ngữ phân tích tính như tiếng Anh và tiếng Việt là những ngôn ngữ mà chúng ta đang xem xét

Trật tự từ dưới con mắt của các nhà ngữ pháp miêu tả Mỹ thì không phải là phương thức ngữ pháp mà là sự phân bố giữa các yếu tố cú pháp trong cấu trúc Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ngữ pháp lý thuyết đã có

sự chuyển dịch trong nghiên cứu, các nhà ngữ pháp châu Âu đã bắt đầu quan tâm đến một bình diện khác, đó là bình diện của khái niệm phân tích chức năng, có lẽ người đầu tiên mở đầu cho khuynh hướng này là Mathezius (1945) với những luận điểm về phân đoạn thực tại câu cho rằng trật tự từ ngoài việc thuần tuý phản ánh hay biểu thị trật tự ngữ pháp còn biểu hiện cả những khía cạnh thông tin của câu nằm trong mối liên hệ với thực tại Cho đến nay khái niệm về trật tự từ đã được nhìn nhận một cách

đa diện về cả nội dung và hình thức trong khi phân tích ngôn ngữ

Nghiên cứu trật tự từ thực chất là phân chia các từ vào các từ loại (động từ, danh từ, tính từ , ) hoặc phân chia các từ vào thành phần câu (chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ ) theo từng nhóm, tìm rõ quy luật, cách sắp xếp từ hoặc cụm từ Và nếu muốn nghiên cứu sâu hơn thì trật tự

từ không thể không nói đến vấn đề cấu tạo câu

Trang 35

* dr attwilWKtoftftaPi.wfci -«s 4 MNI1& 1.&

-1.3 K h ái niệm vê câu, câu đơn và cụm từ:

Những khái niệm về câu và cụm từ, trong ngôn ngữ học tới nay đã có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau Sau đây chúng tôi xin dẫn ra một số định nghĩa đã được các tác giả xem xét:

Nguyễn Kim Thản định nghĩa về từ tổ: [ 19: 398 - 399] thì hai thực từ

ở trong câu có quan hệ với nhau về ý nghĩa và ngữ pháp gọi là từ tổ Cũng như vậy, tác giả cho rằng cụm từ không phải là đơn vị trung gian giữa từ

và câu Câu có thể do một từ, một cụm từ hay nhiều cụm từ tổ chức thành như “Mỹ thua”, “Hết giờ” [1 8 :1 5 ],

Nguyễn Tài c ẩ n [ 4: 47 - 48], tác giả đã đề cập đến đoản ngữ ( = cụm từ): tổ hợp tự do có thể chia thành ba loại quan hệ khác nhau Đó là từ tổ bằng quan hệ liên hợp (như là: thông minh và tích cực), quan hệ mệnh đề (ví dụ: Nó ngủ), quan hệ chính phụ (ví dụ: tỉnh lớn ) là đoản ngữ

Sau đó, tác giả định nghĩa câu và ngữ như sau: “Câu là đơn vị dùng từ hay đúng hơn, dùng ngữ mà cấu tạo nên trong quá trình tư duy, thông báo;

nó có nghĩa hoàn chỉnh, có cấu tạo ngữ pháp và có tính chất độc lập Ngữ

là một cấu tạo ngữ pháp có chính tố và thường có các phụ tố; quan hệ giữa chính tố với phụ tố là quan hệ chính phụ Nó chỉ có một trung tâm về nghĩa” [ 4:167-168] Tác giả giải thích thêm về sự phân biệt câu và ngữ như sau: “Trong tiếng Việt cần phải đặc biệt chú ý tới sự phân biệt câu và ngữ, tức là chú ý tới sự đối lập quan trong giữa hai trường hợp: trường hợp

“ đã thành câu” và trường hợp “chưa thành câu ” [ 4:171] Sự phân biệt ấy được dựa trên đặc điểm cơ bản đã nói ở trên: đã thành câu tức là có thuyết tính, chưa thành câu tức là chưa có thuyết tính

Như chúng ta đã biết, câu là một hiện tượng đa dạng và phức tạp trong nghiên cứu ngôn ngữ, vì vậy có rất nhiều định nghĩa khác nhau trong ngôn ngữ học đã được ghi lại, người ta coi định nghĩa về câu sau đây là

Trang 36

định nghĩa tiêu biểu của ngôn ngữ học truyền thống: “Câu là sự tổ hợp của các từ biểu thị một tư tưởng trọn vẹn” , [ 27: 138],

Trong nghiên cứu ngôn ngữ, người ta cố gắng tìm cách đưa ra những định nghĩa mà được cho là đầy đủ , sát đúng với đối tượng hơn L Bloomfield, nhà ngôn ngữ học Mỹ viết: “Mỗi câu là một hình thái ngôn ngữ độc lập, không bị bao hàm vào bất kỳ một hình thái ngôn ngữ nào phức tạp hơn bởi một kiến trúc ngữ pháp này hay kiến trức ngữ pháp nọ ”

L Bloomfield, [ 33: 179] Có thể nói rằng định nghĩa của L Bloomfield chỉ nêu các dấu hiệu hình thức, vì ông chủ trương chỉ căn cứ vào những gì

có thể khảo sát được

Sau đó, một trong những cố gắng khác là định nghĩa được đưa vào năm 1951 của Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô V V Vonogratdov, “Câu là đơn vị hoàn chỉnh của lời nói được hình thành về mặt ngữ pháp theo các quy luật của một ngôn ngữ nhất định làm công cụ quan trọng nhất để cấu tạo, biểu hiện và truyền đạt tư tưởng Trong câu, không phải chỉ có sự truyền đạt về hiện thực mà còn có cả mối quan hệ của người nói với hiện thực ” , Nguyễn Kim Thản [ 19: 147]

Hoàng Trọng Phiến trong: “Ngữ pháp tiếng Việt: Câu ” của mình đã định nghĩa về câu như sau: “Với tư cách là một đơn vị bậc cao của hệ thống các đon vị ngôn ngữ, câu là ngữ tuyến được hình thành một cách trọn vẹn về ngữ pháp và về ngữ nghĩa với một ngữ điệu theo các quy luật của ngôn ngữ nhất định là phương tiện diễn đạt, biểu hiện tư tưởng về thực

tế và về thái độ của người nói đối với hiện thực ” [17: 19]

Theo Diệp Quang Ban thì : “ Cụm từ là những kiến trúc gồm hai từ tổ trở lên kết hợp “tự do” với nhau theo những quan hệ ngữ pháp hiển hiện nhất định và không chứa kết từ ở đầu (để chỉ chức vụ ngữ pháp của kiến trúc này) [ 2: 6 ]; và “ Câu là đơn vị của nghiên cứu ngôn ngữ có cấu tạo

Trang 37

ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tư lập và ngữ điệu kết thúc, mang một

ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ” [2 : 107 ] Câu đơn được tác giả định nghĩa: “Câu đơn bình thường là câu được làm thành từ một cụm chủ - vị ở vị trí tự lập và mang một ngữ điệu kết thúc” [1]

Và gần đây nhất trong cuốn: “Thành phần câu tiếng Việt” của mình Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp đã giới thiệu định nghĩa về từ

tổ của D E Rozental, M A Telenkova : “Từ tổ là kết hợp của hai hoặc hơn hai thực từ có quan hệ về ý nghĩa và ngữ pháp, biểu thị một khái niệm thống nhất nhưng được phân tích ra làm thành tên gọi phức hợp của các hiện tượng trong thực tế khách quan” [ 26: 15 ] Và tác giả cũng sử dụng định nghĩa của D E Rozental, M A Telenkova để giải thích về sự phân biệt cú pháp học từ tổ với cú pháp học câu như sau: “Cú pháp học từ

tổ chủ yếu nghiên cứu các thành phần phụ của câu trong mối quan hệ với các thành phần chính và mối quan hệ tương hỗ vơí nhau Còn cú pháp học câu nghiên cứu các thành phần chính trong mối quan hộ với câu và trong mối quan hệ tương hỗ với nhau ”[ 26 ] Sau những định nghĩa về câu

và cụm từ trên còn có rất nhiều các định nghĩa khác của: Laurence A Thompson (1965), Hoàng Trọng Phiến (1980), Hồ Lê (1991) , Lưu Vân Lăng (1998), .Trong luận vãn này, chúng tôi sẽ dựa vào định nghĩa của Diệp Quang Ban để nghiên cứu đối chiếu trật tự từ trong câu đơn tiếng Anh - Việt

Nói tóm lại, việc nghiên cứu về trật tự từ đã được đặt ra từ rất sớm trong cả hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt Điều đó chứng tỏ tầm quan trọng của trật tự từ trong loại hình ngôn ngữ này Trên cơ sở lý thuyết về những điều mà chúng tôi đã nghiên cứu và xem xét ở chương này, chúng tôi

sẽ đi vào nghiên cứu trật tự từ trong câu đơn tiếng Anh và tiếng Việt, lấy

Trang 38

tiếng Anh là điểm xuất phát cho nghiên cứu, so sánh đối chiếu để tìm ra những nét tương đồng và dị biệt trong trật từ câu đơn của hai ngôn ngữ trên.

Trang 39

'* 3 t MÉMMÉC ĐÓI CHIỂU TRẬT T ự TỪ TRONG CẢU ĐƠN TiỂNG ANH - VIỆT

Chương 2TRẬT T ự TỪ TRONG CÂU ĐƠN TIÊNG ANH

Trong chương này, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu các loại cấu trúc câu đơn cơ bản trong tiếng Anh, xem xét chúng ở trật tự xuôi và trật tự đảo để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đối chiếu với các cấu trúc câu đơn cơ bản thường gặp trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt không có khái niệm tân ngữ, một số thành phần xuất hiện sau động từ (vị ngữ) được coi là bổ ngữ Còn trong tiếng Anh thì người

ta phân biệt rõ khái niệm bổ ngữ và tân ngữ Bổ ngữ trong tiếng Anh là thành phần bổ sung ý nghĩa cho s (trong cấu trúc SVC) hay bổ sung ý nghĩa cho s hoặc o (trong cấu trúc SVOC) Vì vậy, bổ ngữ trong tiếng Anh (C) có quan

hộ bổ sung với s hoặc o Còn tân ngữ là thành phần chịu sự tác động, chi

phối của động từ chính trong câu Nó xuất hiện trong bốn cấu trúc s v o ,

s v o c , SVOA, s v o o Và nó có quan hệ độc lập với chả ngữ Vì vậy có thể nói khái niệm bổ ngữ trong tiếng Việt bao gồm cả khái niệm bổ ngữ và tân ngữ trong tiếng Anh Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người ta dùng khái niệm “Mục đích ngữ” và “Bổ ngữ” và hai khái niệm này hoàn toàn tương đương với hai khái niệm o và c trong tiếng Anh

Đối với ngôn ngữ s v o trong tiếng Việt, vị trí điển hình của tân ngữ là sau

vị ngữ Trong ngữ pháp truyền thống thường phân biệt hai loại tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp căn cứ vào đặc điểm của các tân ngữ này có giới từ

đi kèm hay không

2 1 Các thành tố của câu được xác định theo chức năng cú pháp:

câu như sau:

Trang 40

- V .

ĐÓI CHIẾU TRẬT T ự TỪ TRONG CÂU ĐƠN TIỂNG ANH - VIỆT

2.1.1 Chủ ngữ và trật tự của chủ ngư: (subject)

giống như danh từ

- Xuất hiện trước cụm động từ trong các mệnh đề khẳng định

- Tạo ra sự phù hợp giữa số và ngôi với cụm động từ đi sau

2.1.2 Tàn ngữ (trực tiếp và gián tiếp) và trật tự của tân ngữ:

O bject (direct - indirect)

- Có chức năng giống như chủ ngữ, nó là một cụm danh từ hoặc một mệnh có chức năng giống danh từ

- Thông thường nó xuất hiện sau chủ ngữ và cụm danh từ

- Khi được dùng dưới dạng bị động, nó tạm thời thay thế vị trí của chủngữ Khi hai tân ngữ cùng xuất hiện, tân ngữ gián tiếp thường đứngtrước tân ngữ trực tiếp và tương đương về mặt ngữ nghĩa với cụm giới từ

2.1.3 B ổ ngữ (chủ ngữ và tân ngữ) và trật tự của b ổ ngữ:

C om plem ent (subject - object)

- Là một cụm danh từ, một cụm tính từ, hoặc một mệnh đề có chức năng

giống như danh từ

- Xuất hiện sau chủ ngữ, cụm động từ và không trở thành chủ ngữ khi chúng ta dùng nó dưới dạng bị động

Ngày đăng: 31/03/2015, 14:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Diệp Quang Ban, “Câu đơn tiêng Việt” , Nxb. Giáo dục, 1987 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Câu đơn tiêng Việt
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
2. Diệp Quang Ban, "N gữ pháp tiếng Việt - tập / / ”, Nxb. Giáo dục 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: N gữ pháp tiếng Việt - tập / /
Nhà XB: Nxb. Giáo dục 1998
3. Diệp Quang Ban, 'V ă n bản liên kết trong tiếng Việt”, Nxb. Giáo dục, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 'V ă n bản liên kết trong tiếng Việt
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
4. Nguyễn Tài cẩn , “N gữ pháp tỉêhg Việt”, Nxb. ĐHQG Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “N gữ pháp tỉêhg Việt
Nhà XB: Nxb. ĐHQG Hà Nội
5. Đinh Văn Đức, “N gữ pháp tiếng Việt, Từ loại”, Nxb. ĐH và THCN, 1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “N gữ pháp tiếng Việt, Từ loại
Nhà XB: Nxb. ĐH và THCN
6. F.D. Saussure, “Giáo trình ngôn ngữ học đại cương”, Nxb. KHXH Hà Nội, 1973 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình ngôn ngữ học đại cương
Nhà XB: Nxb. KHXH Hà Nội
7. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), “Dẫn luận ngôn n g ữ \ Nxb. Giáo dục Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Dẫn luận ngôn n g ữ \
Nhà XB: Nxb. Giáo dục Hà Nội
8. Cao Xuân Hạo, “Mộ/ s ố biểu hiện của cách nhìn châu Âu đối với cấu trúc tiếng Việt, những vấn đê ngôn ngữ học về các ngôn ngữ phương Đ ông”, Viện Ngôn ngữ học, 1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mộ/ "s ố biểu hiện của cách nhìn châu Âu đối với cấu trúc tiếng Việt, những vấn đê ngôn ngữ học về các ngôn ngữ phương Đ ông
9. Cao Xuân Hạo (chủ biên), “N gữpháp chức năng tiếng Việt, Q. 1: Cầu tronq tiêhẹ Việĩ ” , Nxb. Giáo dục, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “N gữpháp chức năng tiếng Việt, Q. 1: Cầu tronq tiêhẹ Việĩ
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
11. Lưu Vân Lăng (chủ biên), “Những vấn đê ngữ pháp tiếng Việt , Nxb. KHXH Hà Nội, 1988 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Những vấn đê ngữ pháp tiếng Việt
Nhà XB: Nxb. KHXH Hà Nội
12. Lưu Vân Lăng, “Ngôn nẹữ học và tiếng Việt”, Nxb. KHXH Hà Nội, 1998.• f y " / ' " M U f'a n h ĐỐI CHIỂU TRẬT Tư T ừ TRONG CÃU ĐƠN TIẾNG ANH - VIÉT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn nẹữ học và tiếng Việt
Nhà XB: Nxb. KHXH HàNội
10. Ahn Kyong Hwan, luận án tiến sỹ khoa học ngữ văn của ĐHQG Tp. HCM, ‘T rật từ từ trong tiếng Hàn so sánh với tiếng Việt", Nxb. Giáo dục, 1997 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w