ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM THỊ HỒNG TRUNG KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG CỦA MỘT SỐ HƯ TỪ CÓ NGUỒN GỐC TỪ TIẾNG HÁN TRONG TIẾNG VIỆT HIỆN
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHẠM THỊ HỒNG TRUNG
KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG
CỦA MỘT SỐ
HƯ TỪ CÓ NGUỒN GỐC TỪ TIẾNG HÁN
TRONG TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI
Chuyên ngành : Lý luận ngôn ngữ
Mã số : 5.04.08
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS TS HOÀNG TRỌNG PHIẾN
HÀ NỘI 2003
Trang 2QUY ƯỚC VIẾT TẮT
1 CAL Chu Ân Lai
Trang 326 TW Trung Ương
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích, ý nghĩa của đề tài 1
3 Đối tượng, nhiệm vụ của đề tài 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Cái mới của đề tài 3
6 Kết cấu của luận văn 3
NỘI DUNG CHƯƠNG I: NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1 Khái quát chung về hư từ 6
1.1 Hư từ trong tiếng Việt 7
1.1.1 Chức năng ngữ pháp của hư từ 9
1.1.2 Tác dụng của hư từ 10
1.2 Hư từ trong tiếng Hán 12
2 Cương vị của phó từ, giới từ, liên từ trong hệ thống từ loại của tiếng Hán và tiếng Việt 13
2.1 Lịch sử nghiên cứu từ loại nói chung, phó từ, giới từ, liên từ trong tiếng Hán 13
2.1.1 Phó từ trong tiếng Hán 14
2.1.2 Giới từ trong tiếng Hán 14
2.1.3 Liên từ trong tiếng Hán 15
2.2 Lịch sử nghiên cứu từ loại nói chung, phó từ, giới từ, liên từ trong tiếng Việt hiện đại 15
2.2.1 Phó từ trong tiếng Việt 15
2.2.2 Giới từ trong tiếng Việt 16
Trang 52.2.3 Liên từ trong tiếng Việt 17
3 Hư từ gốc Hán trong tiếng Việt hiện đại 17
3.1 Vấn đề tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán 18
3.1.1 Cách đọc Hán Việt 21
3.1.2 Yếu tố gốc Hán 21
3.2 Tiêu chí nhận diện các đơn vị gốc Hán trong tiếng Vi ệt nói chung và các hư từ gốc Hán trong tiếng Việt nói riêng 22
3.2.1 Tiêu chí nhận diện 22
3.2.2 Hư từ tiếng Hán trong tiếng Việt hiện đại 23
CHƯƠNG II: PHÓ TỪ GỐC HÁN 1 Giới thiệu diện mạo của phó từ gốc Hán 24
2 Các kiểu phó từ gốc Hán 27
2.1 Nhóm phó từ trình độ 28
2.2 Nhóm phó từ phạm vi 36
2.3 Nhóm phó từ thời gian 42
2.4 Nhóm phó từ biểu thị sự tiếp diễn, tần số, sự lặp lại 44
2.5 Nhóm phó từ ngữ khí 45
2.6 Nhóm phó từ chỉ các ý nghĩa tình thái 46
2.7 Nhóm phó từ khẳng định, phủ định 49
3 Các biến thể của phó từ gốc Hán trong tiếng Việt 52
4 Hoạt động của phó từ gốc Hán trong tiếng Việt Hướng phát triển 56
CHƯƠNG III: GIỚI TỪ GỐC HÁN 1 Giới thiệu diện mạo của giới từ gốc Hán 67
2 Các kiểu giới từ gốc Hán 68
2.1 Giới từ chỉ nơi chốn 69
2.2 Giới từ chỉ thời gian 70
2.3 Giới từ chỉ phạm vi 70
2.4 Giới từ chỉ nguyên nhân, mục đích 71
2.5 Giới từ chỉ phương tiện, công cụ, chất liệu 73
Trang 62.6 Giới từ chỉ đối tượng 74
2.7 Giới từ chỉ sự quy chiếu 75
3 Các biến thể của giới từ gốc Hán trong tiếng Việt 77
4 Hoạt động của giới từ gốc Hán trong tiếng Việt Hướng phát triển 83
CHƯƠNG IV: LIÊN TỪ GỐC HÁN 1 Giới thiệu diện mạo của liên từ gốc Hán 90
2 Các kiểu liên từ gốc Hán 92
2.1 Liên từ biểu thị sự lựa chọn 92
2.2 Liên từ biểu thị quan hệ nhân quả 93
2.3 Liên từ biểu thị quan hệ giả thiết 94
2.4 Liên từ biểu thị quan hệ điều kiện 96
2.5 Liên từ biểu thị quan hệ đối lập 98
2.6 Liên từ biểu thị quan hệ song song 99
2.7 Liên từ chỉ quan hệ liệt kê 100
3 Các biến thể của liên từ gốc Hán 101
4 Hoạt động của liên từ gốc Hán trong tiếng Việt Hướng phát triển 104
KẾT LUẬN PHỤ LỤC 114
1 Phó từ gốc Hán 114
2 Giới từ gốc Hán 117
3 Liên từ gốc Hán 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
Phần tiếng Hán 119
Phần tiếng Việt 121
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Theo cách nhìn quen thuộc của ngữ pháp truyền thống, hư từ thường được coi như một phạm trù từ loại đối lập với thực từ Tuy hư từ có số lượng rất ít so với thực từ, nhưng có tần số xuất hiện lớn, có vai trò quan trọng trong hoạt động cú pháp như : Làm dấu hiệu của một quan hệ ngữ pháp nào đó, biểu hiện một tình cảm hoặc một thái độ nào đó, và làm tác tử cho lập luận nào đó Chính bởi lẽ đó, hư từ luôn giữ một vị trí xứng đáng trong các công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học
Trong Tiếng Việt hiện đại, có khá nhiều hư từ có nguồn gốc từ tiếng Hán Đã có không ít công trình đi sâu nghiên cứu hư từ trong tiếng Việt hiện đại, nhưng một công trình đi sâu nghiên cứu khảo sát hoạt động chức năng của các hư từ có nguồn gốc từ tiếng Hán trong tiếng Việt hiện đại thì chưa có Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy đây là một vấn đề rất lý thú và bổ ích Bởi vậy, chúng tôi đi sâu nghiên cứu vấn đề này Do khuôn khổ của một
luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ “ khảo sát hoạt động chức năng của một số
hư từ có nguồn gốc từ tiếng Hán trong tiếng Việt hiện đại”, cụ thể là một số
phó từ, giới từ, liên từ có nguồn gốc từ tiếng Hán chứ không khảo sát hoạt động chức năng của tất cả các hư từ có nguồn gốc từ tiếng Hán trong tiếng Việt hiện đại
2 Mục đích, ý nghĩa của đề tài
2.1 Mục đích của đề tài
Mục đích của chúng tôi là tiến hành nghiên cứu, khảo sát hoạt động chức năng của một số hư từ có nguồn gốc từ tiếng Hán thường dùng trong
Trang 8tiếng Việt nhằm tìm ra được những thay đổi ở các mức độ khác nhau của các
hư từ này theo hướng Việt hoá
2.2 Ý nghĩa của đề tài
Việc nghiên cứu khảo sát hoạt động chức năng của một số hư từ gốc Hán trong tiếng Việt hiện đại còn giúp chúng ta tìm hiểu được xu hướng Việt hoá về ngữ pháp của tiếng Việt đối với ảnh hưởng to lớn của tiếng Hán cũng như hiện tượng giao thoa giữa ngữ pháp của tiếng Hán với ngữ pháp của tiếng Việt
Chúng tôi hy vọng, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần xứng đáng vào việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu cũng như thực tiễn phiên dịch hai ngôn ngữ Việt – Hán
3 Đối tượng, nhiệm vụ của đề tài
3.1 Đối tượng
Đối tượng khảo sát của đề tài là: Hoạt động chức năng của 150 đơn vị gồm phó từ, giới từ, liên từ có nguồn gốc từ tiếng Hán trong tiếng Việt hiện đại
3.2.3 Rút ra những nhận xét về hư từ gốc Hán trong tiếng Việt
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thống kê phân loại
Thống kê là phương pháp “ tập hợp có hệ thống các hiện tượng riêng
lẻ để phân loại, so sánh và nhận định tình hình chung”1
Bởi vậy, nhiệm vụ đầu tiên chúng tôi đặt ra là thống kê phân loại số lượng phó từ, giới từ, liên từ
Trang 9có nguồn gốc từ tiếng Hán trong hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Hán Cơ sở
dữ liệu của chúng tôi là bốn quyển từ điển Thứ nhất là Từ điển hư từ tiếng
Hán hiện đại của Nhà xuất bản Thương vụ ấn thư quán Thứ hai là Từ điển
hư từ tiếng Hán cổ đại của Nhà xuất bản Thương vụ ấn thư quán Thứ ba là
Từ điển giải thích hư từ tiếng Hán hiện đại của Nhà xuất bản Thương vụ ấn
thư quán Thứ tư là Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê - Nhà xuất bản Đà
Nẵng, năm 1996
4.2 Phương pháp so sánh đối chiếu
Đối chiếu là phương pháp nghiên cứu dựa trên sự so sánh hai hay nhiều ngôn ngữ để “ phát hiện ra những nét giống nhau về cấu trúc, chức năng
và hoạt động của các phương tiện ngôn ngữ được nghiên cứu, đồng thời cũng chú ý cả cái khác nhau, xác định, nhận diện chúng ”1 Trong luận văn này, đơn vị ngôn ngữ được đem ra đối chiếu là phó từ , giới từ và liên từ Mục đích của chúng tôi là sau khi so sánh đối chiếu theo gốc và theo nghĩa, đưa ra được các biến thể của một số hư từ gốc Hán trong tiếng Việt
5 Cái mới của đề tài
Như trên đã trình bày, đã có rất nhiều các nhà ngôn ngữ học đi sâu nghiên cứu hư từ tiếng Việt Còn hư từ gốc Hán thì chưa có tác giả nào đi sâu
nghiên cứu Bởi vậy, “ khảo sát hoạt động chức năng của một số hư từ có
nguồn gốc từ tiếng Hán trong tiếng Việt hiện đại” là đề tài mới Bằng
phương pháp thống kê, phân loại, so sánh đối chiếu, chúng tôi đã khảo sát xem tiếng Việt đã tiếp nhận các hư từ gốc Hán này như thế nào? Sự hoạt động của các hư từ ấy vào tiếng Việt biến đổi ra sao? Mở rộng hay thu hẹp nghĩa?
6 Kết cấu của luận văn gồm:
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương I
Trang 10
Những cơ sở lý thuyết có liên quan đến đề tài
1 Khái quát chung về hư từ
1.1 Hư từ trong tiếng Việt
1.2 Hư từ trong tiếng Hán
2 Cương vị của phó từ, giới từ, liên từ trong hệ thống từ loại của
tiếng Hán và tiếng Việt
2.1 Lịch sử nghiên cứu từ loại nói chung, phó từ, giới từ, liên từ
trong tiếng Hán
2.2 Lịch sử nghiên cứu từ loại nói chung, phó từ, giới từ, liên từ
trong tiếng Việt
3 Hư từ gốc Hán trong tiếng Việt
3.1 Vấn đề tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán
3.2 Tiêu chí nhận diện các đơn vị gốc Hán trong tiếng Việt nói
chung và các hư từ gốc Hán trong nói riêng
Chương II
Phó từ gốc Hán
1 Giới thiệu diện mạo của phó từ gốc Hán
2 Các kiểu phó từ gốc Hán
3 Các biến thể của phó từ gốc Hán trong tiếng Việt hiện đại
4 Sự hoạt động của phó từ gốc Hán trong tiếng Việt hiện đại –
3 Các biến thể của giới từ gốc Hán trong tiếng Việt hiện đại
4 Sự hoạt động của giới từ gốc Hán trong tiếng Việt hiện đại –
Hướng phát triển
Trang 11Chương IV
Liên từ gốc Hán
1 Giới thiệu diện mạo của liên từ gốc Hán
2 Các kiểu liên từ gốc Hán
3 Các biến thể của liên từ gốc Hán trong tiếng Việt hiện đại
4 Sự hoạt động của các liên từ gốc Hán trong tiếng Việt hiện đại –
Hướng phát triển
KẾT LUẬN
Trang 12NỘI DUNG
CHƯƠNG I NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1 Khái quát chung về hư từ
Hư từ, tiếng Hán hiện đại viết là “ àờ àỹ ”, đọc là xucí, có nghĩa là hư
từ Trong tiếng Việt, hư từ là thuật ngữ vay mượn từ tiếng Hán, cũng có người gọi theo kiểu Việt hoá là “ từ hư” Đã có rất nhiều cách cắt nghĩa về hư từ như:
Hư từ là những từ có ý nghĩa trừu tượng không thể đứng một mình để thành câu mà chỉ có giá trị phụ trợ1
Hư từ là những từ không có chức năng định danh, không có khả năng độc lập làm thành phần câu, dùng để biểu thị các quan hệ ngữ nghĩa cú pháp khác nhau giữa các thực từ2
Trang 13Hư từ là những từ không có khả năng độc lập làm thành phần câu, được dùng để biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các thực từ1
Hư từ là những từ không có khả năng một mình tạo thành câu, không
có khả năng một mình làm phần nêu hoặc phần báo trong phần chính của câu, đồng thời không có chức năng gọi tên sự vật, thuộc tính của sự vật, nhưng lại
có chức năng làm dấu hiệu của một quan hệ ngữ pháp nào đó, một tình cảm hoặc một thái độ nào đó2
Hư từ là từ không tồn tại độc lập nếu không có những thực từ Tuy vậy chúng vẫn khác với các từ tố ở chỗ không gắn chặt với thực từ, chúng vẫn có đời sống riêng giữa các thực từ, thậm chí giữa các mệnh đề Hư từ vẫn biểu thị khái niệm, đó là khái niệm về sự tương quan giữa các sự vật Bởi vậy, hư
từ là những từ quan hệ, tuy không làm thành phần của câu nhưng rất cần thiết trong việc xây dựng câu3
1.1 Hư từ trong Tiếng Việt
Đã có khá nhiều nhà ngôn ngữ học đề cập đến vấn đề hư từ trong tiếng Việt Song, có thể nói khi nghiên cứu tiếng Việt thì hầu hết các nhà ngữ pháp đều trực tiếp hoặc gián tiếp nói đến vấn đề hư từ ( Như: Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Tài Cẩn, Trần Trọng Kim v v ) Căn cứ để phân biệt thực từ với hư từ là: Thực từ là những từ có ý nghĩa từ vựng chân thực, có thể làm thành phần câu Hư từ thì trái lại, nó không có ý nghĩa từ vựng chân thực, chỉ
có tác dụng nối các từ, các mệnh đề, các câu lại với nhau theo một quan hệ nào đó, chúng cũng không thể làm thành phần chính của câu Ngoài ra người
ta còn dựa vào căn cứ khác nữa để phân biệt như: Hư từ, thường yếu về quan
hệ ngữ âm, có thể biến đổi hoặc hỗn nhập vào những từ thực mà nó dựa vào Các nhà nghiên cứu thuờng dựa vào cơ sở sau đây để phân định hư từ trong tiếng Việt
Trang 14Nói cách khác, để nhận diện được hư từ, các nhà nghiên cứu thường dựa vào các tiêu chí sau:
* Các hư từ không mang ý nghĩa từ vựng chân thực mà mang ý nghĩa về ngữ pháp, về tình thái
* Hư từ không thể đảm nhiệm thành phần chính trong những tổ hợp
có quan hệ chính phụ, quan hệ chi phối Nó không thể đảm nhiệm thành phần chính trong câu
* Hư từ không thể dùng độc lập để tạo câu hay để trả lời câu hỏi trừ một số hư từ ngoại lệ
* Hư từ bao gồm các tiểu loại như: phó từ (hay còn gọi là phụ từ), giới từ, liên từ (hay còn gọi là kết từ), trợ từ, từ tượng thanh, thán từ
Tuy nhiên, như phần mở đầu đã trình bày do khuôn khổ của luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu phó từ, giới từ, liên từ Khi phân định hay nhận diện hư từ, các nhà nghiên cứu thường xem xét đối lập nó với thực từ để có cái nhìn khái quát hơn, rõ ràng hơn về hư từ cũng như ranh giới giữa hư từ và thực từ
Như chúng ta đã biết, theo truyền thống các nhà nghiên cứu ngữ pháp thường dựa vào ý nghĩa từ vựng và khả năng hoạt động cú pháp cuả từ
để chia hệ thống từ loại ra làm hai loại lớn Đó là thực từ và hư từ Vậy thực
từ và hư từ được phân biệt nhờ những đặc điểm và tính chất như:
1
Nguyễn Anh Quế Hư từ trong tiếng Việt hiện đại NXB KHXH - 1998
Trang 15* Hai thực từ ghép với nhau tạo thành câu, nhưng hai hư từ ghép với nhau thì không làm được việc đó
Ví dụ:
Tôi học
Câu này được tạo thành bởi 2 thực từ “tôi” và “học”
Nhưng không thể nói: Lập tức thường thường, bởi hai hư từ “lập tức”
và “thường thường” ghép với nhau không có nghĩa
* Thực từ có thể làm được chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ ( tiếng Hán gọi là tân ngữ) trong câu, còn hư từ thì không thể đảm nhiệm được các chức năng ngữ pháp ấy
* Phần lớn các thực từ đều có khả năng hoạt động độc lập tự do để tạo thành câu, còn hư từ thì hầu hết không có khả năng này, có nghĩa là hư từ không tự do, phải phụ thuộc vào cấu trúc câu
* Vị trí của các thực từ trong các kết cấu cú pháp không cố định, nói khác là khá linh hoạt tuỳ theo nhu cầu cụ thể của từng thành tố mà có thể đứng trước hoặc đứng sau, còn hư từ thì không như vậy mà phần lớn đều có
vị trí cố định tuỳ theo kết cấu cú pháp Từ đó, chúng ta có thể nói một cách khái quát là: Nói chung, thực từ mang ý nghĩa từ vựng, còn hư từ thì biểu thị
ý nghĩa ngữ pháp Điều đó có nghĩa là nói đến hư từ tức là nói đến những vấn
đề của ngữ pháp
Tóm lại, hư từ được hiểu theo nghĩa rộng trong tiếng Việt là:
* Lớp từ có số lượng ít hơn so với thực từ, có ý nghĩa quan hệ chuyên dùng biểu thị các quan hệ, tức là những mối liên hệ giữa các đối tượng phản ánh và dùng biểu thị cách thức phản ánh đối tượng đó
* Lớp từ không có khả năng làm thành tố chính trong tổ chức đoản ngữ và làm thành phần câu, chuyên dùng làm thành tố phụ đi kèm thực từ, hoặc dùng để liên kết từ trong câu1
1.1.1 Chức năng ngữ pháp của hư từ
Trang 16
Hƣ từ không biểu hiện ý nghĩa chân thực, phần lớn là những từ “hƣ”,
từ “rỗng” ( àờ xu > hƣ ),nhƣng nó tiềm ẩn ngữ nghĩa cú pháp Vị trí của hƣ từ
trong cấu trúc phát ngôn rất quan trọng Số lƣợng hƣ từ và các kết cấu hƣ từ tuy ít, có thể đếm đƣợc, nhƣng tần số xuất hiện lại rất lớn Trong những ngữ cảnh nhất định, hƣ từ có khả năng chuyển tải một nội dung thông tin đầy đủ, thậm chí sự hiện diện của hƣ từ trong câu còn làm thay đổi hẳn sắc thái biểu cảm của câu Nói cách khác, hƣ từ có chức năng tổ chức câu và còn mang nghĩa bổ sung cho câu
Chẳng hạn:
Câu 1: Tôi yêu cô ấy
Câu này chỉ đơn thuần thông báo nội dung là tôi yêu cô ấy
Câu 2: Tôi quyết yêu cô ấy
Khi thêm phó từ “quyết” vào câu thứ hai thì nó đã tăng thêm ý nghĩa cố
gắng không dao động để hoàn thành hành vi động tác yêu
Bởi vậy, cách dùng hƣ từ và biết cách dùng đúng, thích hợp hƣ từ là điều rất quan trọng đối với văn hoá ngôn từ trong thông tin, giao tiếp
1.1.2 Tác dụng của hư từ:
Tác dụng của hƣ từ đƣợc thể hiện ở các điểm sau:
1.1.2.1 Nó gắn kết các thành tố để tạo thành câu với các quan hệ
ngữ nghĩa ngữ pháp khác nhau
Ví dụ:
Lá phong đỏ như mối tình đượm lửa Hoa cúc vàng như nỗi nhớ dây dưa
Sự xuất hiện của hƣ từ “như” trong các phát ngôn trên đã có tác
dụng biến các phát ngôn ấy thành kết cấu so sánh biểu cảm
Hƣ từ và các kết cấu hƣ từ là những thành viên không thể thiếu trong các kết cấu cú pháp phức tạp, nhiều tầng bậc
1.1.2.2 Hư từ có tác dụng biến đổi ý nghĩa của các phát ngôn nếu
thay thế các hư từ khác nhau
Trang 17
Trong khẩu ngữ, ngữ điệu và sự ngừng ngắt của người biểu đạt có khả năng thay thế hư từ Trong văn viết, sự hiện diện của hư từ làm câu nói chính xác, tăng thêm sắc thái biểu cảm Những ký hiệu của văn tự sẽ hàm chứa những ẩn ý sâu xa của người viết Trong tiếng Việt hiện đại, ngày càng
có sự tiếp cận giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Có nhiều phát ngôn vắng
hư từ liên kết văn bản, nhưng theo logic, tâm lý người nghe, người đọc vẫn nhận rõ nội dung thông tin trong văn bản
Ví dụ:
Ôi! Nguyễn Ái Quốc – Cái tên tha thiết
Của đời ta, Người ở phương nào 1
Trong phát ngôn trên, hư từ “của” mang ý nghĩa sở hữu, làm định ngữ cho nhóm danh ngữ “cái tên tha thiết” nằm ở đầu câu nhưng đã có chức năng
liên kết văn bản rất rõ ràng
1.1.2.3.Hư từ có tác dụng tu từ rất lớn Nó được thể hiện ở các k hía
cạnh sau:
Một là : Linh hoạt trong cách nói tránh sự đơn điệu có thể dùng các hư từ
đồng nghĩa Cũng như thực từ, hư từ trong tiếng Việt có nhiều từ đồng nghĩa Tuy thuộc ngữ cảnh thái độ, mục đích nói năng có thể dùng các hư từ đồng nghĩa thay thế nhau:
Ví dụ:
Vì ốm nên tôi nghỉ
Vì ốm tôi đành nghỉ
Vì ốm tôi mới nghỉ
Hai là : Tăng thêm sức biểu đạt tư tưởng và tình cảm, thái độ của người
nói, người viết, đồng thời làm cho phát ngôn cân đối, chặt chẽ, thuyết phục
Ví dụ:
Không có gì quý hơn độc lập tự do
Trang 18
Trong phát ngôn trên, Bác Hồ của chúng ta đã dùng rất hay, rất tuyệt hư từ
“không có”, “hơn”, bởi vậy phát ngôn trở nên gãy gọn, hấp dẫn như một
chân lý
Ba là : Hư từ có chức năng khu biệt các loại phong cách chức năng Tính
linh hoạt của hư từ trong phong cách khẩu ngữ là sự biểu hiện sinh động cảm xúc, thái độ của người nói đối với người nghe Trong phong cách báo chí, hư
từ xác định tính chính xác các sự kiện, tình trạng, hành động Trong phong cách chính luận, hư từ thể hiện tính chặt chẽ của lập luận, thuyết phục Trong văn học nghệ thuật, hư từ tham gia biểu thị ý nghĩa thẩm mĩ, làm cho câu văn linh hoạt, uyển chuyển và mạch lạc Về một khía cạnh nào đó, cách dùng hư
từ thể hiện thái độ của người viết đối với hiện thực, nhân vật được miêu tả trong tác phẩm
Từ cách trình bày trên, chúng tôi rút ra một nhận xét sau:
Tiếng Việt hiện đại đang trên đà phát triển nhiều về mọi mặt Việc hiện diện ngày càng nhiều các hư từ- phương tiện biểu hiện ngữ pháp là đường đi tất yếu của ngôn ngữ với tư cách là công cụ của tư duy, phương tiện truyền đạt thông tin Vì vậy, rất nhiều kết cấu hư từ mới xuất hiện trên cơ sở các hư
rằng: Hư từ chẳng khác nào như các khớp xương của một cơ thể Hư từ có vai
trò như những chất kết dính liên kết các thành tố, các chi tiết của một toà kiến trúc nào đó Toà kiến trúc ở đây là các khuôn phát ngôn – câu để chuyển đi nội dung thông tin giao tiếp1
Trang 19
1.2 Hư từ trong tiếng Hán
Theo từ điển tiếng Hán hiện đại, nhà xuất bản Thương vụ năm 2002 : Hư
từ là từ không thể độc lập tạo thành câu, ý nghĩa tương đối trừu tượng, có tác dụng trong tổ chức câu Hư từ trong tiếng Hán gồm 6 loại: Phó từ, giới từ, liên từ, trợ từ, thán từ và từ tượng thanh
Trong khi nghiên cứu hư từ tiếng Hán, Chu Đức Hi còn gọi thực từ là
loại từ ó âỳ “ mở”, còn hư từ là loại từ Ãử ³ơ “ đóng” Vì theo ông, thực từ
khó có thể kể hết ra được, còn đối với hư từ thì chúng ta hoàn toàn có thể làm được điều đấy1
Đó là ý kiến của nhà Hán học Trung Quốc Chu Đức Hi về số lượng hư từ
Cũng đã có rất nhiều các nhà Hán học đi sâu nghiên cứu hư từ tiếng Hán
Trong số ấy phải kể đến Mã Kiến Trung với cuốn sách ngữ pháp Mã Thị Văn
Thông, Trương Nghị Sinh với cuốn Hư từ tiếng Hán hiện đại, Vương Khắc
Trọng với Hư từ tiếng Hán cổ đại, Phòng Ngọc Thanh với cuốn Ngữ pháp
tiếng Hán hiện đại thực dụng v v
Giống như tiếng Việt, tiếng Hán cũng là loại hình ngôn ngữ đơn lập Phương thức thể hiện ý nghĩa ngữ pháp chủ yếu dựa vào việc sắp xếp thứ tự trước sau của từ và việc sử dụng các hư từ làm công cụ Bởi vậy, tiêu chí nhận diện, chức năng tác dụng của hư từ tiếng Hán cũng giống như tiếng Việt
Khi phân loại hư từ trong tiếng Hán, tuy có khá nhiều ý kiến về việc phân chia các tiểu loại hư từ, nhưng phần đông các nhà nghiên cứu Hán học đều chia hư từ tiếng Hán ra làm 6 loại với những tên gọi cố định cho các tiểu loại hư từ đó là: Phó từ, giới từ, liên từ, trợ từ, thán từ, từ tượng thanh2 Nếu đem so với tiếng Việt thì chúng ta thấy điều này hơi khác với tiếng Việt về cách gọi Chẳng hạn: Phó từ , tiếng Việt còn gọi phụ từ; liên từ, tiếng Việt còn gọi là kết từ; Thán từ, tiếng Việt còn gọi là tình thái từ
1
Chu Đức Hi Ngữ pháp giảng nghĩa - 1997
Trang 202 Cương vị của phó từ, giới từ, liên từ trong hệ thống từ loại của tiếng Hán
và tiếng Việt
2.1 Lịch sử nghiên cứu từ loại nói chung, phó từ, giới từ, liên từ trong
tiếng Hán
Theo định nghĩa của từ điển tiếng Hán hiện đại, từ loại là sự phân loại
của từ về mặt ngữ pháp Số lượng từ loại của các ngôn ngữ không giống
nhau Trong tiếng Hán hiện đại, từ loại được chia làm 12 loại là: Danh từ, động từ, hình dung từ, số từ, lượng từ, đại từ ( 6 loại này thuộc thực từ), phó
từ, giới từ, liên từ, trợ từ, thán từ, từ tượng thanh ( 6 loại này thuộc hư từ)1
“Ơu” zhi > Chỉ, “ƯA” zài > Tái, “ÔÊ” bù > Bất v v
+ Chỉ: ĐÚ Ơu ³ò w ắầ º~ ằy ĂC
Tôi chỉ thích học tiếng Hán
+ Tái: ưJ ÀA Àĩ Ơý ƠÍ ƯA êệ âw ĂĐ Ô@ ưể ÔÔ °ờ Ăă êºƠò ³ừ ĂC
Ông Hồ Cẩm Đào tái khẳng định lập trường “một Trung Quốc”
+ Bất: ưừ ắầ êº ĂĐ ÔÊ Ơi êắ Ăă ÔĐ ằĂ ¯u êº ôĩ Ãứ À´ ĂC
Thuyết “Bất khả tri” trong triết học rất khó hiểu
2.1.2 Giới từ trong tiếng Hán
1
Từ điển tiếng Hán h iện đại Thương vụ ấn thư quán - 2002
Trang 21Giới từ là những từ đứng trước danh từ, đại từ hoặc từ tổ mang tính danh từ, biểu thị phương hướng, đối tượng, mục đích, phương thức 3
Ví dụ:
“ƯÛ” zì > Tự ; “ Ưb” zài > Tại ; “ ơ°” Wèi > Vị v v
+Tự : ĐÚ ƯÛ Ơj ƯĩÔà ăS ăÊ ạL ăº ằũơÃảQ êº êF Ưố ĂC
Tự cổ chí kim tôi chưa thấy vật quý hiếm như vậy
+ Tại: ĐÚ Ưb êe Ôº ắầº~ ằy ĂC
Tôi học tiếng Hán tại Hà Nội
+ Vị : ĐÚ ưè ưn ơ° ÔH ƠÁ êA °ẩ ĂC
Chúng ta hãy vì nhân dân phục vụ
2.1.3 Liên từ trong tiếng Hán
Liên từ là những từ dùng để nối từ, từ tổ, hoặc câu1
Ví dụ:
“Áử àM Ăă suirán > Tuy nhiên ; “âẻ êè” huòzhe > Hoặc giả ; “ °² ăẽ
”
Jiashi > Giả sử v v
+ Tuy nhiên : Áử àM º~ ằy ôĩ Ãứ ắầ , Ưý ôĩ Ư³ ãN ôọ ĂC
Tiếng Hán tuy khó học, nhưng rất hay
+ Hoặc giả : ĐA Ơhâẻ êè ĐÚ Ơh ³Ê Ơi ƠH ĂC
Cậu đi hoặc tớ đi đều được
+Giả sử : ĐA °² ăẽ ÔÊ ƯP ãN ´N ằĂ Ô@ Án Đa ĂC
Giả sử cậu không đồng ý thì nói một tiếng nhé
2.2 Lịch sử nghiên cứu từ loại nói chung, phó từ, giới từ, liên từ trong
tiếng Việt hiện đại
3
Từ điển tiếng Hán h iện đại Thương vụ ấn thư quán - 2002
Trang 22Theo Hoàng Phê: Từ loại là phạm trù ngữ pháp bao gồm các từ có chung
2.2.1 Phó từ trong tiếng Việt
Tuy nhiên, do tính phức tạp của phó từ cho nên các nhà Việt ngữ đã có khá nhiều ý kiến khác nhau về tên gọi của chúng
Chẳng hạn: Trần Trọng Kim cho nó là trạng từ Nguyễn Kim Thản cho
nó là phó từ Hoàng Tuệ thì lại không phân thành trạng từ hay phó từ mà xếp chung vào thành tiểu từ Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn gọi chúng là phó từ Nguyễn Anh Quế cũng gọi chúng là phó từ Theo chúng tôi, nên gọi những từ phụ trợ cho vị từ, từ làm vị ngữ hoặc cho câu là phó từ, và xếp chúng vào phạm vi các hư từ
Ví dụ:
“ Thường”, “cực kì”, “quyết” v v
+ Nó thường không nghe lời người lớn
+ Cái áo này cực kì đẹp
+ Tôi quyết mua được cái nhà ấy
Trong tiếng Việt, phó từ không có khả năng làm trung tâm ngữ nghĩa, ngữ pháp trong kết hợp thực từ và rất ít có khả năng làm thành phần chính trong câu Chúng xuất hiện phổ biến ở vị trí thành tố phụ trong kết cấu động ngữ và trong cấu tạo thành phần câu
Các nhóm phó từ thường gặp trong tiếng Việt hiện đại là: Nhóm phó từ trình độ, nhóm phó từ thời gian, nhóm phó từ chỉ tiếp diễn, nhóm phó từ phủ định, khẳng định v v
2.2.2 Giới từ trong tiếng Việt
2
Hoàng Phê Từ điển t iếng Việt - 1996
Trang 23Đã có rất nhiêu các nhà nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt quan tâm đến giới từ Các nhà nghiên cứu đó là: Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Anh Quế, Nguyễn Lai v v
Nhìn chung, giới từ là một loại từ có số lượng nhỏ, nhưng lại có tần số
hoạt động rất cao trong ngôn ngữ Theo Nguyễn Kim Thản: Giới từ là một
loại hư từ ( trong nhóm quan hệ từ), có tác dụng nối liền từ phụ ( hoặc tổ từ phụ) với từ chính ( hoặc tổ từ chính), biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa hai đơn
Ví dụ:
“ Căn cứ”, “ chí”, “ về”, “bằng” v v
+ Căn cứ vào đâu mà cậu nói như vậy
+Từ cổ chí kim chưa có ai giỏi hơn cậu
+ Bằng mọi cách chúng ta phải hoàn tất công trình này
+ Họ bàn về cải cách tiền lương
Vậy, theo chúng tôi, trong tiếng Việt, giới từ là một loại hư từ, có chức năng thể hiện mối quan hệ cú pháp giữa thành phần chính và thành phần phụ trong câu
2.2.3 Liên từ trong tiếng Việt
Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê giải thích: Liên từ là kết từ dùng để
biểu thị quan hệ cú pháp giữa hai từ hoặc ngữ có cùng một chức năng
Ví dụ:
“ Tuy”, “hoặc”, “ sở dĩ”, v v
+ Nó tuy bé nhưng khôn như người lớn
+ Tớ hoặc cậu giải quyết việc này đều được
+ Sở dĩ cô bé ấy học giỏi là vì cô bé ấy rất chăm
1
Nguyễn Kim Thản Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt Nhà xuất bản KHXH – Hà Nội - 1963
Trang 24Vậy, qua cách giải thích của Hoàng Phê, chúng ta thấy liên từ còn có tên gọi là kết từ Cũng theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê: Kết từ là từ chuyên
dùng biểu thị quan hệ cú pháp, nối liền các thành phần trong câu với nhau
“Do”, “và”, “để”, “nếu” v.v là những kết từ trong tiếng Việt
Qua hai cách giải thích trên về liên từ và kết từ của Hoàng Phê, chúng ta
thấy về chức năng ngữ pháp chúng có tác dụng như nhau, có nghĩa là đều là
từ dùng để nối
Ngoài hai cách gọi là liên từ, kết từ trên còn có tên gọi là quan hệ từ, từ
nối Chúng tôi gọi tên những từ dùng để nối này là liên từ, như thuật ngữ vốn
có của nó trong tiếng Hán để tiện khảo sát đối chiếu
3 Hư từ gốc Hán trong tiếng Việt hiện đại
Muốn đi sâu nghiên cứu hư từ có nguồn gốc từ tiếng Hán trong tiếng Việt hiện đại, theo chúng tôi trước hết phải làm rõ mấy vấn đề sâu đây:
Vấn đề tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán, yếu tố gốc Hán, nhận diện các đơn vị gốc Hán trong tiếng Việt nói chung và hư từ gốc Hán trong tiếng Việt nói riêng
3.1 Vấn đề tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán
Vấn đề tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán trước hết là tiếp xúc chữ Hán Người ta thường cho rằng, các ngôn ngữ ảnh hưởng lẫn nhau Nguyên nhân chính của các ảnh hưởng này là do tiếp xúc Khi đã ảnh hưởng đến nhau trong ngôn ngữ thì sẽ dẫn đến vay mượn
Theo Hồ Lê: tiếp xúc ngôn ngữ là tổng thể các mối quan hệ giữa hai
ngôn ngữ trong suốt một tiến trình lịch sử nhất định, thông qua vai trò của người song ngữ, người lưỡng ngữ, bao gồm từ các quan hệ so sánh đối chiếu
trong giai đoạn nhận thức – tiếp xúc đến các giai đoạn tác động – chịu tác
Trang 25động hoặc các quan hệ tương tác giữa hai ngôn ngữ trong giai đoạn thực
hành tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ 1
Có sự tiếp xúc ngôn ngữ trên là do nguyên nhân ngôn ngữ và nguyên nhân xã hội dẫn đến Khi hai dân tộc có quan hệ giao hữu tiếp xúc nhau thì thường xảy ra trạng thái tiếp xúc ngôn ngữ Khi có trạng thái tiếp xúc ngôn ngữ thì các ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng đến nhau Chúng ảnh hưởng theo các xu
Vậy, sự ảnh hưởng của các ngôn ngữ dưới tác động của các nhân tố xã hội thường là ảnh hưởng của tổng hợp nhiều nhân tố khác Nhiều khi ngôn ngữ có dân số ít cho ngôn ngữ có dân số nhiều vay mượn từ vựng Nhiều khi
sự vay mượn diễn ra hết sức bình thường tự nhiên theo kiểu “thiếu thì vay”
Theo giáo sư Phan Ngọc: Khi tiếng Hán vào tiếng Việt thì tiếng Việt đang
thiếu Tiếng Hán vào tiếng Việt nhiều vì cả tiếng Hán và tiếng Việt đều cùng loại hinh ngôn ngữ đơn lập, âm tiết tính
Sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán diễn ra vô cùng phức tạp, trong một quãng thời gian rất dài và vẫn đang tiếp tục tiếp diễn Nó bắt đầu tiếp xúc
từ khi nào, cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời thực sự thấu đáo Song nhiều nhà nghiên cứu thì đoán rằng, có lẽ 2 ngôn ngữ Hán Việt bắt đầu có sự tiếp xúc từ thời thượng cổ
Trang 26
Ngay từ thời nhà Tần, chúng ta đã chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các cuộc xâm lược và chiếm đóng liên tiếp của các triều đại phong kiến phương Bắc Tiếp theo là cuộc tấn công và thôn tính nước Âu Lạc của Triệu Đà Một thời điểm cũng đáng chú ý đối với việc tiếp xúc Hán Việt là giai đoạn thống trị của Tuỳ Đường Ở bất kì thời điểm nào, dù muốn dù không, bộ máy chính quyền nhà Hán ở Việt Nam vẫn là một bộ máy thống trị ngoại lai luôn phục vụ cho mục đích của kẻ xâm lược, luôn tìm cách vơ vét, chèn ép tinh thần anh dũng kiên cường của dân tộc ta Lúc bấy giờ, đường lối xuyên suốt của chúng là biến Việt Nam thành thuộc địa riêng của chúng Bởi vậy, chúng luôn luôn có một mong muốn là đồng hoá dân tộc Việt Nam về văn hoá và ngôn ngữ
Theo dòng lịch sử, chúng ta thấy ngay từ thời tiền sử, người Hán đã luôn luôn mở rộng bờ cõi Địa bàn cư trú cũng ngày càng bành trướng ra các vùng lân cận Nhờ đó, chữ Hán đã tạo một lợi thế lớn để người Hán chuyển tải nền văn hoá dân tộc mình đến các nước khác trong vùng, đặc biệt là các nước ở phía Nam và phía Đông Bắc, trong đó có Việt Nam Cũng từ đó, cùng với việc củng cố nền độc lập dân tộc theo kiểu một nhà nước phong kiến, nho học dần dần được đề cao và giữ vai trò độc tôn Việc học tập ngôn ngữ văn tự Hán được đẩy mạnh Nó trở thành ngôn ngữ hành chính, ngôn ngữ khoa cử, ngôn ngữ cung đình bên cạnh tiếng Việt - ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của người Việt Nam Một nền văn chương chữ Hán mang sắc thái Việt Nam được hình thành và phát triển1
Khi chữ Hán vào Việt Nam, cách đọc chữ Hán của người Việt Nam không giống với cách đọc ở Trung Quốc Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ
thì cách đọc ấy ở Việt Nam gọi là cách đọc Hán Việt Đây là sản phẩm của
việc tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Việt với tiếng Hán
Trang 27
Vậy, tiếng Hán là gì, chữ Hán như thế nào cũng là điều mà chúng ta cần làm sáng tỏ Nếu nghiên cứu một cách kỹ lưỡng thì chúng ta thấy rằng:
Chữ Hán chính là văn tự do người Hán sáng tạo ra cách đây hàng ngàn năm Đây là một trong những văn tự sớm nhất của loài người
Cho đến nay, chữ Hán vẫn là một trong những văn tự có số người sử dụng đông nhất trên thế giới Văn tự Hán đã có những đóng góp to lớn cho kho tàng văn hoá Trung Quốc cũng như văn hoá thế giới Trong nền văn hoá Việt Nam cũng có sự góp mặt không nhỏ của văn tự Hán
Trong nhiều thế kỉ qua, ở Việt Nam chúng ta đã có khá nhiều thế hệ sử dụng chữ Hán để làm công cụ ghi chép Trong kho tàng văn học Việt Nam, rất nhiều tác phẩm được ghi chép bằng chữ Hán Người Việt Nam muốn tìm
hiểu nó, nghiên cứu nó đều phải sử dụng cách đọc Hán Việt Không chỉ trong
kho tàng văn học Việt Nam còn lưu trữ các văn bản, các tác phẩm viết bằng tiếng Hán, mà ngay trong vốn từ vựng tiếng Việt cũng có một số lượng khá lớn đơn vị gốc Hán, trong đó phần lớn là lớp từ mà lâu nay chúng ta quen gọi
là từ Hán Việt Đây là một bộ phận rất quan trọng trong vốn từ vựng tiếng
Việt Vậy, từ Hán Việt là gì, yếu tố gốc Hán ra sao, tiêu chí nhận diện chúng
như thế nào?
3.1.1 Cách đọc Hán Việt
Theo giáo sư Nguyễn Tài Cẩn, cách đọc Hán Việt là một cách đọc bắt
nguồn từ hệ thống ngữ âm tiếng Hán đời Đường vào khoảng thế kỉ VIII và thế
kỉ IX Nói đến cách đọc Hán Việt là nói đến cái vỏ ngữ âm mà người Việt
Nam gán cho hệ thống văn tự Hán, cho dù những chữ được đọc đó là những chữ như thế nào1
Ví dụ: “tuyết”, “cao”, “ học”, “khổ”, v v
3.1.2 Yếu tố gốc Hán
Trang 28
Yếu tố gốc Hán là những yếu tố đã được du nhập vào trong tiếng Việt, bất
luận đó là những yếu tố như thế nào
Ví dụ:
Quốc, gia, nhân, thuỷ, sơn, hải, tuyết, vũ v v
Những yếu tố gốc Hán này được người Việt mượn từ tiếng Hán nhưng
chúng lại không trực tiếp liên quan gì đến cách đọc Hán- Việt Các yếu tố gốc
Hán du nhập vào tiếng Việt có 3 trường hợp sau:
Những chữ này đã được nhập vào Việt Nam từ rất lâu nên chúng đã được
Việt hoá hoàn toàn Bởi vậy rất khó có thể phân biệt được với những từ thuần
Việt Phần lớn chúng là những từ đơn lẻ, đơn âm tiết2
* Trường hợp thứ hai:
Đây là trường hợp mượn từ đời Đường, cùng một lúc với cách đọc
Hán-Việt, nhưng sau diễn biến theo một con đường khác với cách đọc Hán- Việt
ăý ºở wèijing > Vị tinh > Mỳ chính
Từ này mang yếu tố ngoại lai rất rõ
Vậy, yếu tố gốc Hán, hay từ gốc Hán trong tiếng Việt là lớp từ ngoại lai
vay mượn từ tiếng Hán, có số lượng rất lớn, trong đó hư từ gốc Hán cũng
chiếm một số lượng không nhỏ Quá trình vay mượn từ gốc Hán trong tiếng
2
Trương Chính Dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông “ Tiếng Việt” - 1989
Trang 29Việt là một quá trình được kéo dài liên tục từ thế kỉ này sang thế kỉ khác Nó
có vai trò to lớn trong việc sáng tạo chữ Nôm và nên văn hoá Hán- Nôm của dân tộc ta
3.2 Tiêu chí nhận diện các đơn vị gốc Hán trong tiếng Việt nói chung và
các hư từ gốc Hán trong tiếng Việt nói riêng
3.2.1 Tiêu chí nhận diện
Trong các văn bản tiếng Việt, làm thế nào để nhận diện được từ nào trong văn bản ấy là từ gốc Hán là vấn đề mà nhiều nhà ngôn ngữ quan tâm nghiên cứu Dựa vào thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước, nhìn chung, tiêu chí để nhận diện các đơn vị gốc Hán thường theo trình tự âm- hình- nghĩa
Các tác giả của sách giáo khoa lớp 7 thì cho rằng nên căn cứ vào ý nghĩa, phương diện cấu tạo từ, phương diện ngữ cảm của từ để nhận diện các đơn vị gốc Hán Khi bàn tới tiêu chí về ý nghĩa của từ, các tác giả của sách
giáo khoa lớp 7 định nghĩa: Từ Hán- Việt là những từ tiếng Việt, thường phải
được giải thích thì mới hiểu chúng một cách thấu đáo, là những từ cấu tạo bởi yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau
Ví dụ:
“ Quốc kì”, “hải quân” , “mĩ nhân” v v
Theo chúng tôi, cách trình bày này của sách giáo khoa lớp 7 là theo cảm tính, chưa thoả đáng Họ quên mất rằng, trong hệ thống từ vựng tiếng Việt
của chúng ta hiện nay còn có những từ kiểu như từ “ái quốc” đó sao Mà từ
“ái quốc” thì đâu có cấu tạo yếu tố phụ từ đứng trước, yếu tố chính đứng sau
Vậy, phải có một tiêu chí như thế nào để nhận diện các đơn vị gốc Hán cho thoả đáng, được phần đông giới nghiên cứu ngôn ngữ chấp nhận
Theo chúng tôi, tiếng Hán vào tiếng Việt bằng nhiều con đường khác nhau như: Con đường khẩu ngữ, con đường sách vở , chính là từ những thuật
Trang 30ngữ rồi đi vào cuộc sống Bởi vậy, để nghiên cứu một cách thấu đáo lớp từ
gốc Hán nên xuất phát từ chữ Hán và âm đọc Hán- Việt của chúng
Trong vốn từ vựng tiếng Việt, có một số lượng khá lớn từ được vay
mượn từ tiếng Hán, chữ Hán theo kiểu “thiếu thì vay” Do đó, âm đọc Hán-
Việt và chữ Hán là tiêu chí không thể thiếu khi nhận diện lớp từ gốc Hán Bên
cạnh đó còn phải bàn đến vấn đề nghĩa của từ và từ duy của con người sử dụng các từ ấy Hư từ gốc Hán cũng không nằm ngoài bức tranh chung của các đơn vị gốc Hán ấy
3.2.2 Hư từ gốc Hán trong tiếng Việt hiện đại
Như chúng ta đã biết, tiếng Hán và tiếng Việt là những ngôn ngữ cùng loại hình ngôn ngữ đơn lập, âm tiết tính Phương thức để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp của chúng chủ yếu dựa vào việc sử dụng các hư từ Hư từ tiếng Hán vào
tiếng Việt cùng với những cái vỏ ngữ âm khác nhau theo âm Hán- Việt, tiền
Hán- Việt hoặc hậu Hán- Việt
Số lượng hư từ gốc Hán vào tiếng Việt phần lớn theo âm Hán Việt Hư
từ gốc Hán trong tiếng Việt hầu hết thuộc vào ba tiểu loại là: Phó từ, giới từ, liên từ Ba tiểu loại này cũng được phần đông các nhà ngôn ngữ quan tâm nghiên cứu và khảo sát
Qua nghiên cứu giảng dạy tiếng Hán nói chung, ngữ pháp tiếng Hán nói riêng, đặc biệt là nghiên cứu các hư từ tiếng Hán và hư từ tiếng Việt, chúng tôi thấy số lượng hư từ gốc Hán hiện đang hoạt động trong tiếng Việt hiện đại
Trang 31CHƯƠNG II PHÓ TỪ GỐC HÁN
1 Giới thiệu diện mạo của phó từ gốc Hán
Phó từ là hư từ thường dùng kèm với thực từ ( động từ, tính từ) để biểu
thị mức độ, phạm vi, thời gian, tính chất, trạng thái v.v của hành động hoặc
tính chất Nói cách khác, chúng biểu thị về quan hệ giữa quá trình và đặc
trưng với thực tại, đồng thời cũng biểu hiện ý nghĩa về cách thức nhận thức và
phản ánh các quá trình và đặc trưng trong hiện thực
Phó từ không có khả năng làm trung tâm ngữ nghĩa, ngữ pháp trong kết
hợp thực từ, rất ít có khả năng làm thành phần chính trong câu Chúng thường
xuất hiện ở vị trí thành tố phụ trong kết hợp thực từ và trong cấu tạo thành
phần câu Qua khảo sát và nghiên cứu, số phó từ gốc Hán hiện đang hoạt
động trong tiếng Việt hiện đaị là 97 từ Các phó từ đó là:
Trang 32±` ±` Chángcháng Thường thường
Ôj âố Dàdi Đại để
khái
Ôj Åộ Dàti Đại thể
³ổ ¿W Dandú Đơn độc
ãớ Dang Đương
ãớ àM Dangrán Đương nhiên
ăỡ â³ Dàodi Đáo để
Trang 33ÔZ Fán Phàm
đÚ Ơằ Genben Căn bản
Đú Gèng Cánh
êG Guo Quả
êG àM Guorán Quả nhiên
Åó àM Xianrán Hiển nhiên
³è Ưh Zuìduo Tối đa
ơÛ Ôơ Xianghù Tương hỗ Ô@ âw Yídìng Nhất định Ô@ ôò Yílù Nhất luật Ô@ ³e Yíguàn Nhất quán Ô@ đẫ Yìshí Nhất thời
Trang 34Ƣú Ơ² Hébì Hà tất
â¿ àM Hurán Hốt nhiên
´X ƠG Jihu Cơ hồ
°ũ Ơằ Jiben Cơ bản
ƠÃ ằã Yongyuan Vĩnh viễn
Trang 35Ơi ¯à Kenéng Khả năng
Ơò ĐY Lìjí Lập tức
³s Äũ Liánxù Liên tục
³° Äũ Lùxù Lục tục
°á àM Ourán Ngẫu nhiên
Trang 36Đây là tài liệu tối mật không được phổ biến
Ưb ắầ ²ò ÔW ƠL ³è ăố ưW ³è ĐV ÔO ĂC
Tại học tập tha tối khắc khổ tối nỗ lực
( Giáo trình tiếng Hán sơ cấp )
Trong ví dụ trên, phó từ ³è tối làm chức năng trạng ngữ cho 2 tính từ
ăố ưW khắc khổ, ĐV ÔO nỗ lực và bổ nghĩa cho chúng Câu trên sẽ được
dịch sang tiếng Việt như sau:
Trong học tập, anh ấy chịu khó, nỗ lực nhất
ƠL ³è ³ò w ³o ±i ÔF ĂC
Tha tối hỉ hoan giá trương liễu
( Hiện đại Hán ngữ hư từ từ điển- 2001)
Phó từ ³è tối trong ví dụ trên làm trạng ngữ cho động từ ³ò Åw hỉ hoan
Câu trên có nghĩa là:
Anh ấy thích trang này nhất rồi
Trang 37Ôp ±i ơO à´ Ưn êº ÔH ĂC
Tiểu Trương thị tuyệt hảo đích nhân
( Hiện đại Hán ngữ hư từ từ điển-2001)
Phó từ à´ tuyệt trong ví dụ trên đứng trước Ưn hảo làm trạng ngữ cho
Ưn hảo Câu trên được dịch là:
Tiểu Trương là người tuyệt tốt
( TĐ hư từ TH hiện đại- 2001)
Qua ví dụ trên, chúng tôi thấy, với nét nghĩa là tốt, hay đến cực điểm,
không còn gì để so sánh thì cả trong tiếng Việt lẫn tiếng Hán, vị trí của à´ tuyệt đều đứng trước tính từ Ưn hảo Tương tự như vậy, trong tiếng Việt rất
hay dùng các từ tổ tính từ được tạo bởi à´ tuyệt đứng trước, tính từ đứng sau như: tuyệt hay, tuyệt đẹp, tuyệt mát, v v
Ví dụ:
Bộ phim “ Buồn vui tình đời” của Trung Quốc tuyệt hay
Đó là một cô gái tuyệt đẹp
Mùa hè uống bia tuyệt mát
Chúng ta hãy xem phát ngôn sau trong tiếng Hán:
ưể ÔH à´ ăS Ư³ Ơi ƠH ưẩ ±o º ảặ êº êF Ưố ĂC
( “Tản văn tuyển” )
Cá nhân tuyệt một hữu khả dĩ trực đắc kiêu ngạo đích đông tây
Cá nhân tuyệt đối không có cái gì đáng để kiêu ngạo
Trong ví dụ trên, nét nghĩa của tuyệt không còn biểu thị nghĩa tốt,hay
đến cực điểm, không còn gì để so sánh nữa mà biểu thị nghĩa kiên định, kiên quyết Chỉ dùng trước từ phủ định, tăng thêm ý phủ định, loaị trừ bất cứ tính
khả năng nào Hoặc biểu thụ mức độ hoàn toàn triệt để của sự phủ định Khi
vào tiếng Việt, tuyệt cũng có cách dùng này
Ví dụ:
Tuyệt không để lại dấu vết gì
Tuyệt chẳng có ai
Trang 38( TĐ TV- Hoàng Phê- 1996 )
ãƠ > CỰC > RẤT
Phó từ cực biểu thị mức độ cao nhất, đạt đến đỉnh điểm đến mức coi
như không thể hơn được nữa Nó tu sức cho tính từ đơn âm tiết
Ví dụ:
éị êº Ôu Đ@ ÔÔ êº ás ²³ áụ ẵu ĂA ăó Ư³ ãƠ ²` ăố êº ²z ẵì ãN áq âM
ạờ ằÚ ãN áq ĂC
Đảng đích công tác trung đích quần chúng lộ tuyến, cụ hữu cực
thâm khắc đích lí luận ý nghĩa hoà thực tế ý nghĩa
(Đặng Tiểu Bình- “Quan vu tu cải Đảng đích chương trình đích báo
cáo”)
Con đường quần chúng trong công tác của Đảng có ý nghĩa lý luận và
ý nghĩa thực tế cực ( rất ) sâu sắc
( “Báo cáo về sửa đổi chương trình của Đảng”- Đặng Tiểu Bình)
Trong câu trên, phó từ ãƠ cực làm trạng ngữ cho ²` ăố thâm khắc sâu
sắc
ãO ÁH Ôể ƯZ ạù v ÔO ãƠ Ư³ ¿³ ẵỡ ĂC
Từ Hi Thái Hậu đối quyền lực cực hữu hứng thú
( Hán ngữ song hướng văn hoá giáo trình- 1999)
Từ Hi Thái Hậu cực đam mê quyền lực
( Giáo trình 2 chiều văn hoá tiếng Hán- 1999)
Trong câu trên, phó từ ãƠ cực làm trạng ngữ cho động từ Ư³ hữu Trong tiếng Hán hiện đại, phó từ ãƠ cực thường được dùng trong văn viết
Phó từ ãƠ cực vào tiếng Việt thì lại hay dược dùng trong khẩu ngữ
Khi đó, nó đứng trước tính từ, tu sức cho tính từ, tạo nên từ tổ tính từ
Chẳng hạn: Cực ngon, cực đẹp, cực hay, cực xinh, cực rẻ, v v
Ví dụ:
Hàng cực rẻ
Trang 39Món ăn cực ngon
( TĐ TV- Hoàng Phê- 1996 )
ãƠ ăọ > CỰC KỲ
Phó từ cực kỳ có nghĩa như cực, nhưng nhấn mạnh hơn Nó biểu thị
mức độ tuyệt đối, tu sức cho hình dung từ hoặc động từ song âm tiết trong chức năng vị ngũ
Trong tiếng Hán Phó từ cực kỳ hay dùng trong văn viết
Khi nhập vào tiếng Việt, phó từ cực kỳ thường dùng phụ cho tính từ
Nó biểu thị nét nghĩa đến mức coi như không thể hơn được nữa Nó được
dùng nhiều trong khẩu ngữ chứ không dùng trong văn viết như tiếng Hán hiện đại
Trang 40Ví dụ:
Nhiệm vụ cực kỳ quan trọng
Đẹp cực kỳ
( TĐ TV- Hoăng Phí- 1996 )
êƠ ÔO > CỰC LỰC
Trong tiếng Hân, phó từ cực lực thường dùng phụ trước động từ, tu
sức cho động từ Nó biểu thị nĩt nghĩa dùng hết sức lực, dùng hết biện phâp
khiến cho động tâc được tiến hănh, để đạt được mục đích đê muốn từ trước
đó
Câc phât ngôn có xuất hiện cực lực với nĩt nghĩa năy, khi dịch sang
tiếng Việt không dịch lă cực lực nữa
Ví dụ:
ƠL íº Ân ưă Ư³ đỳ ó íº ÔÍ Đệ ĂA Ây ÔW ôo êƠ ÔO Ưa âậ
ăÛ êL ¯º ĂC
Tha đích thanh đm minh hiển bất khuâi, kiểm thượng khước cực
lực địa trang trước vi tiếu
( “ Lí Minh đích hă biín” 42 )
Tiếng nói của anh ấy rõ răng không được nhanh, nhưng vẻ mặt anh ấycố (cực
lực) giả vẻ mỉm cười
( “ Bín sông của Lí Minh” )
Khi nhập văo tiếng Việt cực lực đê không còn mang nĩt nghĩa trín nữa
mă mang nĩt nghĩa (chống đối) một câch cực kỳ kiín quyết
Ví dụ:
Sự kiện 11/9 do bọn khủng bố gđy ra bị cả thế giới cực lực lín ân
( Chương trình thời sự Đăi truyền hình Trung Ương , 9/ 2001) Việc chính quyền Bush phât động chiến tranh chống I Rắc bị dư luận
thế giới cực lực phản đối