Vài nét về cây thuốc Việt Nam hiện nay Thông tin từ tổ chức Y tế Thế giới WHO năm 1985 cho biết, hiện đã có khoảng 20.000 loài trong số 250.000 loài thực vật bậc cao và bậc thấp đã biết
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
Trang 3Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên có hệ động thực vật phongphú, đa dạng, tồn tại và phát triển quanh năm Đó là nguồn nguyên liệu vô cùng quígiá cho ngành dược liệu.
Từ ngàn xưa con người đã biết sử dụng các bộ phận của thực vật như: lá, rễ, củ,thân, quả…để làm thuốc chữa bệnh Mặc dù khi đó con người vẫn chưa biết về bảnchất, cơ chế tác dụng của nó Điều đó cho chúng ta thấy thuốc có nguồn gốc từ thựcvật đã xuất hiện từ rất sớm
Về sau thì thuốc từ thực vật đã trở nên vô cùng quan trọng trong đời sống củacon người Những người thầy thuốc đã biết kết hợp và bào chế ra những bài thuốcchữa được các bệnh cấp tính, mãn tính, nan y
Hiện nay như chúng ta đã biết, khoa học và y học đang rất phát triển Đã tạo rarất nhiều các loại thuốc tân dược, các biện pháp chữa bệnh có hiệu quả Tuy nhiên
có một số bệnh mà ngay cả y học hiện đại cũng phải bó tay, nhưng y học cổ truyền
và thuốc đông y lại có thể chữa được dứt điểm
Với đời sống nông nghiệp là nền kinh tế chính Người dân đã trải qua rất nhiềukinh nghiệm về sử dụng thực vật trong bữa ăn kể cả các loại cây lương thực, hoamàu, cây gia vị, cây ăn quả Dựa vào những kinh nghiệm trên người dân đã nhận rarằng Thực vật không chỉ là món ăn ngon miệng, chứa nhiều chất xơ giúp tiêu hóatốt, mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, hơn thế nữa nó còn có tácdụng chữa bệnh
Như vậy thực vật không chỉ góp phần bồi bổ, cung cấp chất dinh dưỡng cho cơthể, mà còn giúp ích rất nhiều cho sức khỏe Nhất là đối với những người dân nghèokhông thể tiếp cận với những loại thuốc tân dược đắt tiền
Trong thực tế hiện nay, y học phát triển, các loại thuốc tràn ngập Nhưng nóluôn kèm theo những tác dụng phụ có thể gây hại cho cơ thể Nên việc tìm hiểu,nắm vững và sử dụng thuốc từ thực vật là giải pháp hiệu quả, an toàn và tiết kiệm
Trang 4Qua tác phẩm này chúng tôi muốn giúp mọi người hiểu biết về tác dụng chữabệnh của một số loại thuốc từ thực vật và cách sử dụng chúng để chữa bệnh Vàthông qua hiểu biết của mọi người giúp cho nền y học cổ truyền và các bài thuốcđông y không bị mai một, mất đi Nhờ đó cũng đề cao và phổ biến các loại dượcliệu dân tộc Từ đó giúp người đọc nhận thức được lợi ích tác dụng của thực vật.Tuyên truyền cho mọi người nên sử dụng thuốc từ thực vật vì nó có rất nhiều lợiích như đã nói trên.
Qua sưu tầm và biên soạn dựa trên các kiến thức y học, dược học, sách báo, tàiliệu tổng hợp, internet… nhưng vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chếnên mong bạn đọc góp ý
Chương 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Trang 51.1 Vài nét về cây thuốc Việt Nam hiện nay
Thông tin từ tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1985 cho biết, hiện đã có khoảng 20.000 loài (trong số 250.000 loài thực vật bậc cao và bậc thấp đã biết) được trực tiếp sử dụng làm thuốc hoặc có xuất xứ cung cấp các hoạt chất tự nhiên để làm thuốc Trong đó ở Ấn Độ có trên 6.000 loài, Trung Quốc 5.136 loài
Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra tương đối có hệ thống của Viện Dược liệu, từnăm 1961 đến nay đã phát hiện và thống kê được 3.948 loài thực vật làm thuốc (bao gồm cả Tảo và Nấm) Trong số đó, có tới trên 90% số loài là những cây thuốc mọc tự nhiên Chúng cung cấp tới 2/3 trong tổng số 30 – 50.000 tấn dược liệu được sử dụng ở trong nước mỗi năm và xuất khẩu
Do khai thác thiếu chú ý bảo vệ tái sinh, cùng nạn phá rừng lấy đất canh tác và nhiều nguyên nhân khác, đã làm cho vùng phân bố tự nhiên cũng như toàn bộ nguồn tài nguyên cây thuốc ở nước ta giảm đi nhanh chóng Hiện có thể khẳng định rằng, hầu hết các loài cây thuốc có giá trị sử dụng và kinh tế cao như: Đảng sâm (Codonopsis javanica Blume), Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflorum (Thunb.) Haraldson), Ngũ gia bì gai (Acanthopanax trifoliatus (L.) Merr.), Vàng đắng (Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr.)… do khai thác quá mức, đã trở nên cạn kiệt Nghiêm trọng hơn là đối với những cây thuốc vốn vẫn được coi là quí hiếm, như Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamense Ha et Grushv.), Sâm vũ diệp (P bipinnatifidus Seem.), một số loài Hoàng liên (thuộc chi Coptis, Berberis,
Thalictrum), Hoàng tinh (thuộc chi Polygonatum và Disporopsis)… do bị tìm kiếm khai thác gắt gao, nên đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng Bởi vậy, bảo tồn nguồn cây thuốc ở Việt Nam hiện nay, trước hết cần ưu tiên đối với những loài thuộc đối tượng kể trên
Trang 61.2 Giá trị của dược liệu
1.2.1 Giá trị sử dụng
Tài nguyên cây thuốc đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh, đặc biệt ở các nước nghèo, đang phát triển và có truyền thống sử dụng cây cỏ làm thuốc Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngày nay có khoảng 80% dân số ở các nước đang phát triển với dân số khoảng 3,5 đến
4 tỉ người trên thế giới có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu phụ thuộc vào nền
y học cổ truyền Phần lớn trong số đó phụ thuộc vào nguồn dược liệu hoặc các chất chiết suất từ dược liệu Ở Trung Quốc, nhu cầu thuốc cây cỏ là 1.600.000 tấn/năm và tăng khoảng 9%/năm.Châu Âu và Bắc Mỹ tăng trưởng 10% mỗi năm
1.2.2 Giá trị kinh tế
Mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ hơn thuốc có nguồn gốc từ hoá học, công nghệ sinhhọc, vv cây cỏ làm thuốc vẫn được buôn bán khắp nơi trên thế giới Trên qui môtoàn cầu, doanh số mua bán cây thuốc ước tính khoảng 16 tỉ Euro
Có 119 chất tinh khiết được chiết tách từ khoảng 90 loài thực vật bậc cao được sử dụng làm thuốc trên toàn thế giới, trong đó có tới 74% chất có mối quan
hệ hay cùng được sử dụng như các cộng đồng đã sử dụng ví dụ như Theophyllin
từ cây Chè, Reserpin từ cây Ba gạc, Rotundin từ cây Bình vôi, vv (bảng 9.1) Riêng Trung Quốc, trong giai đoạn từ 1979-1990 đã có 42 chế phẩm thuốc mới
từ cây thuốc đưa ra thị trường, trong đó có 11 chế phẩm chữa các bệnh tim mạch,
5 chế phẩm chữa ung thư và 6 chế phẩm chữa các bệnh đường tiêu hoá Dự đoánnếu phát triển tối đa các thuốc cây
cỏ từ các nước nhiệt đới, có thể làm ra khoảng 900 tỉ USD mỗi năm cho nền kinh
tế các nước thế giới thứ ba
Trang 71.2.3 Giá trị tiềm năng
Tài nguyên cây cỏ là đối tượng sàng lọc để tìm các thuốc mới Viện Ung thư Quốc gia Mỹ đã đầu tư nhiều tiền bạc để sàng lọc đến 35.000 trong số trên
250.000 loài cây cỏ tìm thuốc chữa ung thư trên khắp thế giới Theo bộ dữ liệu NAPRALERT, đến năm 1985 đã có khoảng 3.500 cấu trúc hoá học mới có nguồn gốc từ thiên nhiên được phát hiện, 2.618 trong số đó từ thực vật bậc cao,
512 từ thực vật bậc thấp và 372 từ các nguồn khác Rõ ràng là nguồn tài nguyên cây cỏ và tri thức sử dụng chúng làm thuốc còn là một kho tàng khổng lồ, trong
đó phần khám phá còn quá ít ỏi Các vùng nhiệt đới trên thế giới, bao gồm lưu vực sông Amazon của chây Mỹ, Đông Nam Á, Ấn Độ - Mã Lai, Tây Phi chứa đựng kho tàng cây cỏ khổng lồ cũng như giàu có về tri thức sử dụng, có tiềm năng lớn trong nghiên cứu và phát triển dược phẩm mới từ cây cỏ
Ở Trung Quốc, ngoài nền y học cổ truyền chính thống của người Hán (Trung y), các cộng đồng không phải người Hán, với dân số khoảng 100 triệu người, cũng có cácnền y học riêng của mình, sử dụng khoảng 8,000 loài cây cỏ làm thuốc, trong
đó có 5nền y học chính là nền y học của người Tây Tạng (sử dụng 3,294 loài), Mông Cổ (sửdụng 1,430 loài), Ugur, Thái (sử dụng 800 loài) và Triều Tiên Nhưvậy, cũng có thể tồntại các nền y học dân tộc riêng, ở mức độ phát triển nhất định ở Việt Nam, đặc biệt làcủa các cộng đồng dân tộc sinh sống lâu đời hoặc có
hệ thống chữ viết sớm phát triểnnhư người Thái, Mường, Chăm, vv
1.2.4 Giá trị văn hóa
Sử dụng cây cỏ làm thuốc là một trong những bộ phận cấu thành các nền văn hoá, tạo nên đặc trưng văn hoá của các dân tộc khác nhau
1.3 Tài nguyên cây thuốc trên thế giới và ở Việt Nam
Trang 81.3.1 Tài nguyên cây thuốc trên thế giới
Ngày nay, ước lượng có khoảng 35.000-70.000 loài trong số 250.000-
300.000 loài cây cỏ được sử dụng vào mục đích chữa bệnh ở khắp nơi trên thế giới Trong đó Trung Quốc có trên 10.000 loài, Ân Độ có khoảng 7.500 loài, Indonesia có khoảng 7.500 loài, Malaysia có khoảng 2.000 loài, Nepal có hơn
700 loài, Sri Lanka có khoảng 550-700 loài
Theo Jukovski (1971), có 12 trung tâm đa dạng sinh học cây trồng trên thế giới là Trung Quốc - Nhật Bản, Đông Dương - Indonesia, Châu úc, Ân Độ, Tr ung á, Cận
Đông, Địa Trung hải, Châu Phi, Châu Âu - Siberi, Nam Mehico, Nam Mỹ và Bắc Mỹ
Nhiều loài cây thuốc đã được thuần dưỡng và trồng trọt từ lâu đời tại các trung tâm đó như Gai dầu, Thuốc phiện, Nhân sâm, Đinh hương, Nhục đậu khấu,Quế Xây Lan, Bạc hà, Đan sâm, Canh kina, vv
Bảng 2: Trung tâm đa dạng sinh vật và cây thuốc trên thế giới
STT Tên trung tâm Phân bố SL Một số đại diện
1
Trung Quốc –
Nhật Bản
vùng núi miềnTrung
và Tây Trung Quốc,
Triều Tiên, Nhật Bản
88 Lúa, Cao lương, Đại
mạch, Cải củ,Cải thìa, Dưa hấu, Lê,Táo, Đào, Mơ,Mía,Thuốc phiện,Nhân sâm, Longnão, Gai dầu, Đỗtrọng
41 Lúa dại, Chuối, Mít, Măng cụt, Dừa, Mía, Đinh hương,Nhục đậu khấu,
ý
dĩ
Trang 93 Châu Úc Toàn bộ Châu
Úc
20 Lúa dại, Bông, Keo, Bạch đàn, vv
4
Ấn Độ Ấn độ, Miến Điện 30 Lúa, Đậu đen, Đậu xanh, Dưa chuột,
Xoài, Mía,Hồ tiêu, Chàm, Quế Xây lan, Ba đậu, vv
5
Trung Á
Tây Bắc Ấn
Độ, Apganistan, Uzbekistan, Tây Thiên Sơn, vv
43 Mì, Vừng, Lanh, Gai dầu, Nho, Hành, Tỏi, Cà rốt, vv
6
Cận đông Tiểu Á, Iran, Turkmenistan,
vv
100 Mì, Mạch, Vả, Lê, Táo, vv 7
Địa Trung Hải
Ven Địa Trung Hải
64 Lúa mì, Cải dầu, Lanh, Ô liu,Phòng phong, Bạc hà, Đan sâm, Húng tây, Hoa bia, vv
35 Táo, Lê, Nho, Dâu tây, Củ cải đường, Húp lông, vv
N am M ỹ Peru, Ecuado, Bolivia,
vv
64 Ngô, Sắn, dong riềng, Khoai tây,Canh
ki na, Cà chua,ớt, vv 12
Bắc Mỹ Bắc Mexico trở lên Nho, Mận, Thuốc lá, vv
1.3.2 Tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam
1.3.2.1.Điều kiện tự nhiên và xã hội
Trang 101.3.2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Việt Nam có diện tích phần lục địa rộng 35 triệu ha, một phần gắn liền với lục
địa và một phần thông với đại dương, kéo dài từ bắc xuống nam hơn 1.800 km, phân bố từ vĩ độ 8030’ đến 330 2' bắc và từ kinh độ 102o10' đến 109o
Lãnh thổ Việt Nam chịu sự chi phối về hoạt động địa chất của hai địa khối Indonesia (từ Mường Tè, Điện Biên Phủ ở cực Tây bắc đến Trung bộ và Nam bộ) và Hoa Nam (vùng Bắc bộ) Địa hình đa dạng và phức tạp với hai vùng đồngbằng lớn là châu thổ Sông Hồng ở phía bắc và Sông Cửu long ở phía nam, có haidãy núi lớn là Hoàng liên sơn và Trường sơn với nhiều vùng có độ cao trên 2.000m và các cao nguyên nhỏ như Đồng Văn, Mộc Châu, Sơn La, Gia Lai-Kon Ton, Đắc Lắc, Di Linh, vv Ở phía Bắc, hầu hết các dãy núi đều thấp dần từ Bắc xuống Nam và có hướng chung với các dãy núi ở phía Nam Trung Quốc Điều này tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các yếu tố hệ thực vật á nhiệt đới và ôn đới vào miền Bắc Việt Nam như các loài của ngành Thông, h ọ Dẻ (Fagaceae),
họ Cáng lò ( Betulaceae), họ Đỗ quyên (Ericaceae), vv Về phía Nam, địa hình thấp, phẳng và gắn liền với miền đất của Malaysia, do đó tạo điều kiện cho sự xâm nhập của nhiều loài cây thuộc hệ thực vật Malaysia như các cây thuộc họ Dầu ( Dipterocarpaceae), họ Nắp ấm (Nepenthaceae), chi Dừa (Cocos), chi Muồng (Cassia) loài Tếch (Tectona grandis L.f.) 24' đông Việt Nam nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với tổng lượng bức xạ đạt 110-120
calo/cm2/năm, nhiệt độ trung bình năm khác nhau giữa miền Bắc (23,4oC - Hà Nội) và miền Nam (27o Các yếu tố địa chất, địa hình và khí hậu đa dạng như vậydẫn đến Việt Nam có thảm thực vật phong phú, từ rừng rậm nhiệt đới ẩm xanh quanh năm, rừng rậm nhiệt đới mưa mùa nửa rụng lá đến rừng á nhiệt đới ẩm xanh quanh năm, á nhiệt đới hơi khô, savan nhiệt đới khô, truông nhiệt đới khô,
Trang 11rừng ngập mặn, rừng lá kim, rừng lùn núi cao, vv Điều này dẫn đến sự đa dạng của cây cỏ C- T P H ồ Chí Minh), lượng mưa trung bình hàng năm nói chung vượt 1.500 mm nhưng phân bố không đều trong năm, lượng mưa thường lớn hơn
2 lần lượng bốc hơi Khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa Đông lạnh ở miền Bắc (từ vĩ tuyến 18 Bắc trở ra) và khí hậu nhiệt đới gió mùa ở phía Nam
Các yếu tố địa chất, địa hình và khí hậu đa dạng như vậy dẫn đến Việt Nam
có thảm thực vật phong phú, từ rừng rậm nhiệt đới ẩm xanh quanh năm, rừng rậm nhiệt đới mưa mùa nửa rụng lá đến rừng á nhiệt đới ẩm xanh quanh năm, á nhiệt đới hơi khô, savan nhiệt đới khô, truông nhiệt đới khô, rừng ngập mặn, rừng lá kim, rừng lùn núi cao, vv Điều này dẫn đến sự đa dạng của cây cỏ
1.3.2.1.2 Điều kiện xã hội
Việt Nam là nơi giao lưu của các dân tộc và các nền văn hoá trong đó quan trọng nhất là hai luồng văn hoá Trung Hoa và Ấn Độ, là ngôi nhà chung của 54 dân tộc, thuộc 3 họ ngôn ngữ và 8 nhóm khác nhau là Việt-Mường, Môn-Khme, Tày-Thái, H'Mông- Dao, Khađai, Malayo-Polynesian, Hán, Tạng-Miến Trong
đó cộng đồng người Việt (Kinh) có dân số lớn nhất, chủ yếu phân bố ở các vùng châu thổ
Các dân tộc còn lại chủ yếu phân bố ở các khu vực đồi núi, nơi chiếm đến 3/4 diện tích cả nước, có thành phần đa dạng, bao gồm các nhóm dân tộc Tày-Thái, Hmông- Dao, Tạng Miến, vv ở miền núi phía Bắc hiện còn bà con đang sinh sống ở nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Miến Điện; các nhóm dân tộc sinh sống ở miền Trung và miền Nam thuộc nhánh ngôn ngữ Môn-Khmer có bà con sinh sống ở Lào, Campuchia, Thái Lan, vv nhóm các dân tộc sinh sống dọc ven biển miền Trung và Tây Nguyên có quan hệ họ hàng với những dân cư đang sinh
Trang 12sống ở Malaysia, Indonesia Các dân tộc sinh sống ở Việt Nam tạo nên một hình ảnh thu nhỏ của khu vực Đông Nam Á
Mỗi dân tộc có tập quán, niềm tin, tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm thuốc khác nhau Điều này dẫn đến sự đa dạng về tri thức sử dụng cây thuốc
ở Việt Nam
1.3.2.2 Tài nguyên thuốc Việt Nam
1.3.2.2.1 Đa dạng cây thuốc ở Việt Nam
Số loài cây thuốc ở Việt Nam
Số loài cây thuốc chính thức được thống kê hiện nay là 3.850 loài Số loài cây thuốc được phát hiện ở Việt Nam tăng liên tục theo thời gian Theo tài liệu của Pháp, trước năm 1952, toàn Đông Dương có 1.350 loài cây làm thuốc, trong 160
họ thực vật Bộ sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS Đỗ Tất Lợi, in lần thứ 8 (1999) giới thiệu 800 cây, con và vị thuốc Bộ sách “ Cây thuốc Việt Nam ” của lương y Lê Trần Đức (1997) có ghi 830 loài cây thuốc TS Võ Văn Chi, tác giả cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam” (1997) đã thống kê khoảng 3.200 loài làm thuốc (kể cả Nấm) Theo số liệu điều tra của Viện dược liệu (2003) Việt Nam có 3.850 loài cây thuốc Dự đoán, nếu được khảo sát đầy đủ, sốloài cây thuốc ở Việt Nam có thể là 6.000
Phân bố tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam
Trong số 1.863 loài cây thuốc phát hiện trong các đợt điều tra sưu tầm trong giaiđoạn từ 1961 đến 1985, có đến 3/4 là các loài cây mọc hoang dại, phân bố chủ yếu ở các vùng rừng núi (khoảng 700 loài), vùng đồi và trung du (400 loài).Các loài cây thuốc phân bố ở 8 vùng sinh thái trong nước làĐông Bắc- Bắc bộ,
Trang 13Việt Bắc – Hoàng liên Sơn, Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Đông
Trường Sơn và Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu
long; tập trung chủ yếu ở 5 trung tâm đa dạng sinh vật là Hoàng Liên Sơn, Cúc Phương, Bạch Mã, Yok Đôn, Lâm Viên và Cát Tiên
1.3.2.2.2 Tri thức sử dụng cây thuốc ở Việt Nam
Tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc ở Việt Nam có thể được chia thành 2 loại chính: (i) trong nền y học chính thống, có nguồn gốc từ Trung y, với các hệ thống lý luận và thực hành được tư liệu hoá trong sách vở như các học thuyết âm-dương, ngũ hành, tạng tượng, vv.; (ii) trong các nền y học nhân dân, ít được
tư liệu hoá hay chưa được nghiên cứu đầy đủ
Trong nền y học chính thống, cả nước có hơn 40 bệnh viện y học cổ truyền
và các khoa y học cổ truyền trong các bệnh viện đa khoa Có 5.000 người hành nghề thuốc y học cổ truyền với gần 4.000 cơ sở chẩn trị đông y Có khoảng 700 loài thường được nhắc đến trong các sách đông y, sách về cây thuốc, 150-180 vị thuốc thường được sử dụng ở các bệnh viện y học cổ truyền, lương y Nhu cầu dược liệu cho y học cổ truyền chính thống khoảng 30.000 tấn/năm
Hiện đã tập hợp được 39.381 bài thuốc kinh nghiệm dân gian gia truyền của 12.531 lương y Nhiều dược phẩm được phát triển gần đây dựa trên tri thức
sử dụng của cộng đồng như Ampelop, dựa trên tri thức sử dụng cây Chè dây (Ampelopsis cantoniensis (Hook Et Arn.) để chữa bệnh của người Tày ở Cao
Trang 14Bằng; cây Tật lê (Tribulus terrestris L.), dựa trên tri thức sử dụng của người Chăm, vv
Trong các nền y học nhân dân, mỗi cộng đồng miền núi (cấp xã) thường biết sử dụng từ 300-500 loài cây cỏ sẵn có trong khu vực để làm thuốc Mỗi gia đình biết sử dụng từ vài đến vài chục cây để chữa các chứng bệnh thông thường
ở cộng đồng đó Mỗi cộng đồng thường có 2-5 thầy lang (hay hơn) có kinh nghiệm sử dụng và sử dụng số loài nhiều hơn Ước lượng số loài sử dụng tại các cộng đồng ở Việt Nam là 6.000
Để bảo đảm công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại tuyến y tế cơ sở, bộ Y
tế đã ban hành “Danh mục thuốc thiết yếu” Trong Danh mục thuốc thiết yếu lần thứ IV, có qui định 188 vị thuốc YHCT thiết yếu và 60 loài cây cỏ làm thuốc cầntrồng tại tuyến xã, gọi là thuốc Nam thiết yếu
1.4 Bảo tồn và phát triển tài nguyên thuốc
1.4.1 Bảo tồn tài nguyên cây thuốc
1.4.1.1 Các lí do cần bảo tồn tài nguyên cây thuốc
Với nhiều lý do khách quan và chủ quan, như chiến tranh, trình độ nhận thức của con người còn bị hạn chế, kể cả trong công tác quản lý, nên sự phát triển kinh tế ở nước ta còn chậm, đặc biệt ở vùng rừng núi, nơi có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú cần bảo tồn, thu nhập quốc dân tính theo đầu người thấp, dân
số lại tăng Chúng ta phải chọn cách khai thác tài nguyên mặc dù nguồn tài nguyên thiên nhiên còn lại chỉ có hạn, rừng đang bị thu hẹp và bị phá hoại
nghiêm trọng Trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và đời sống, chúng ta
Trang 15đang phải đối mặt với một mâu thuẫn gay gắt giữa cung và cầu, giữa việc bảo tồn và khai thác sử dụng nguồn tài nguyên quí giá này
Vào đầu thế kỷ 20, nước ta có khoảng 60 % diện tích được rừng che phủ Trong khoảng thời gian từ năm 1943 đến năm 1983 độ che phủ của rừng tự nhiên đã giảm từ 43% xuống 33% Đến năm 1995 độ che phủ là 27,5% (trong 12năm diện tích rừng bị suy giảm 1,6 triệu ha chiếm 15% diện tích rừng tự nhiên)
Tỷ lệ bị mất rừng cao chủ yếu tập trung ở vùng đông dân cư, vùng đất thấp ở miền Bắc và miền Nam Tỷ lệ này ở miền Trung thấp hơn Hiện nay chỉ còn khoảng 3% (hoặc ít hơn) rừng nhiệt đới chưa bị xâm phạm
Vậy tại sao phải phải bảo tồn tài nguyên cây thuốc? Các lý do chính phải bảotồn tài nguyên cây thuốc bao gồm:
Cân bằng sinh thái: Các sinh vật trên trái đất sống bình thường nhờ cân bằng sinh thái luôn được duy trì Hiện nay, cân bằng này đang bị phá huỷ và đa gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng và không thể lường hết được Ví dụ như nạn lũ lụt, hạn hán, xói mòn, vv
Kinh tế: Tài nguyên cây thuốc là nguồn mưu sinh của nhiều cộng đồng, nhómngười, kể các các cộng đồng phát triển lẫn các cộng đồng nghèo
Bảo vệ tiềm năng: Cho đến nay chỉ có chưa đầy 5% số loài cây thuốc được nghiên cứu Số còn lại chắc chắn chứa một tiềm năng lớn mà hiện tại chưa có điều kiện khám phá
Đạo đức: M ọi sinh vật sống trên trái đất có quyền bình đẳng ngang nhau Loài người không có quyền bắt các sinh vật phải phục vụ mình và quyết định sinh vật nào được tồn tại Các sinh vật phải nương tựa vào nhau để sống
Văn hoá: Cây thuốc và tri thức và thực hành sử dụng cây cỏ làm thuốc là một
bộ phận cấu thành các nền văn hoá khác nhau Bảo tồn tài nguyên cây thuốc là góp phần bảo tồn các nền văn hoá và bản sắc các dân tộc
Trang 161.4.1.2 Các vấn đề đe doa tài nguyên thuốc đối với môi trường
Nguồn tài nguyên cây thuốc bị đe doạ bởi các nguyên nhân chính sau:
1.4.1.2.1 Các mối đe doạ đối với cây thuốc
- Tàn phá thảm thực vật: Thảm thực vật bị tàn phá do áp lực của dân số, sinh kế
và các hoạt động phát triển như mở rộng đất canh tác, khai thác gỗ, làm đường, xây dựng các công trình thuỷ điện, vv Thảm thực vật bị tàn phá dẫn đến tàn phá cây thuốc cũng như làm mất nơi sống của chúng
- Khai thác quá mức: Là lượng khai thác lớn hơn lượng tái sinh tự nhiên của cây thuốc Việc khai thác quá mức tài nguyên cây thuốc gây ra bởi áp lực tăng dân số
và nhu cầu cuộc sống ngày càng tăng, không những cho nhu cầu trong nước mà còn để xuất khẩu Điều này dẫn đến lượng tài nguyên tái sinh không bù đắp đượclượng bị mất đi
- Lãng phí tài nguyên cây thuốc: Là dược liệu khai thác không được sử dụng hết hoặc sử dụng không hiệu quả Sự lãng phí tài nguyên cây thuốc gây ra bởi hoạt động thu hái mang tính chất huỷ diệt, điều kiện bảo quản kém, cách sử dụng lãngphí, thiếu các phương tiện vận chuyển và thị trường thích hợp
- Nhu cầu sử dụng cây thuốc tăng lên: Trong thời kỳ thực dân kiểu cũ, các nền y học truyền thống bị coi rẻ và chèn ép Khi giành được độc lập nhiều nước có chính sách khuyến khích, khôi phục nền y học truyền thống Điều này dẫn đến nhu cầu sử dụng cây cỏ tăng lên ở nhiều nơi trên thế giới Một lý do khác là con người ngày càng nhận thấy tính an toàn và dễ sử dụng của cây cỏ làm thuốc, đặc biệt từ những năm cuối của thế kỷ 20 Do đó có xu hướng quay trở lại sử dụng thuốc và các sản phẩm có nguồn gốc từ cây cỏ
- Thay đổi cơ cấu cây trồng: Nhiều vườn hộ gia đình đất đai xung quanh cộng đồng đang bị phá đi để trồng các loại cây trồng cao sản phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế
Trang 171.4.1.2.2 Các mối đe doạ đối với tri thức sử dụng
- Tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc không được tư liệu hoá: Hầu hết tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc của các cộng đồng truyền thống được truyền miệng từ đờinày sangđời khác hay từ người dạy nghề sang người học nghề, không được chi chép đễ có thể lưu giữ lâu dài
- Sự phá vỡ các nguồn thông tin truyền khẩu truyền thống: Những điều thế hệ trẻhọc được ngày nay qua sách vở, đài, ti vi, vv trong đó chủ yếu nhấn mạnh các trithức khoa học Trong khi đó các phương pháp truyền nghề truyền thống ngày càng bị mai một Một bộ phận thế hệ trẻ không quan tâm đến thừa kế tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc từ thế hệ trước Điều này dẫn đến tri thức sử dụng bị mai một
- Sự phát triển của các chế phẩm hiện đại và tâm lý coi thường tri thức truyền thống: Điều này có từ thời kỳ thực dân và tiếp tục được duy trì một cách vô ý thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
- Xói mòn đa dạng các nền văn hoá
1.4.1.3 Sự tham gia trong bảo tồn thuốc
Bảo tồn tài nguyên cây thuốc không thể thành công nếu nó chỉ là công việc của các nhà khoa học tự nhiên Công tác bảo tồn tài nguyên cây thuốc cần phải có sự tham gia của các ngành khác nhau, không những của các nhà khoa học, nhà quản
lý, nhà kinh tế mà còn cần có sự tham gia của người dân Sự tham gia của người dân phải là sử tham gia tích cực, mà không phải là "đối tượng nghiên cứu"
1.4.2.2 Phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc
1.4.2.2.1 Trồng trọt cây thuốc
Mặc dù nhu cầu sử dụng nguyên liệu làm thuốc rất lớn, nhưng chủ yếu được khai thác từ cây hoang dại, chỉ có khoảng 20% được khai thác từ cây thuốc trồng Cho đến nay, việc trồng cây thuốc chủ yếu dựa theo cách canh tác cũ, vì
Trang 18vậy mà chất lượng dược liệu không ổn định và nhiều khi không đạt tiêu chuẩn
Để khắc phục yếu điểm này, cần trồng cây thuốc theo quy trình GAP để tiêu chuẩn hóa dược liệu cho sản xuất thuốc và sử dụng
Nội dung cơ bản của GAP bao gồm:
- Điều kiện môi trường tự nhiên:Cây thuốc cũng như các loại cây trồng khác đều sinh trưởng và phát triển trong những điều kiện môi trường thích hợp (khí hậu, ánh sáng, địa hình, chất đất và nước, độ ẩm, vv) Đặc biệt, một số loài cây thuốc còn có tính địa phương và khu vực rất cao
- Giống cây thuốc: Ngoài việc xác định đúng chủng loại và nguồn gốc cây thuốc,còn cần tuyển chọn loại giống tốt nhất để đưa vào trồng trọt Đây là một trong những khâu quan trọng để có dược liệu chất lượng cao, kể cả những loài đã đượcthuần hóa và trồng lâu đời
- Trồng trọt và chăm sóc: Ngoài việc xác định đúng thời vụ trồng, còn bao gồm nhiều công đoạn từ chuẩn bị cây giống (gieo hạt, giâm hom, vv.), chuẩn bị đất, phân bón và cách bón phân, tưới tiêu nước, chăm sóc và quản lý đồng ruộng, phòng trừ sâu bệnh, vv Mỗi công đoạn lại có các tiêu chuẩn riêng
- Thu hái và sơ chế:Cần thu hái vào giai đoạn cây có hàm lượng hoạt chất cao nhất; Cách thu hái và dụng cụ thu hái như thế nào để không làm gẫy, làm giập nát dược liệu Cách làm khô như phơi nắng, sấy, hay phơi trong bóng râm, vv đểbảo đảm chất lượng dược liệu
- Cách bao gói, v ận chuyển và bảo quản:Kho chứa dược liệu nói chung phải thoáng, mát, chống mốc, mọt và không làm thay đổi màu sắc, mùi vị của dược liệu
Trang 19- Hồ sơ của dược liệu:Cần lập hồ sơ cho biết rõ tên dược liệu, hàm lượng hoạt chất có trong đó, độ ẩm, tạp chất và các tiêu chuẩn liên quan như hình dạng, màusắc, mùi vị.
1.4.2.2.2 Phát triển cây thuốc dựa trên tri thức truyền thống
Trong vài chục năm trở lại đây, khoa học kỹ thuật hiện đại phát triển rất nhanh chóng đã thúc đẩy sự tiến bộ của nhiều ngành khoa học Qua đó, Tây y cũng có
sự tiến bộ vượt bậc và hầu như đã chiếm lĩnh toàn thế giới Nhiều quốc gia, chủ yếu ở những nước phát triển, hệ thống Tây y đã lấn át và thay thế Y Dược học truyền thống Đặc biệt, Y học truyền thống của các quốc gia đang phát triển phải đối mặt với nguy cơ bị mai một, trong đó tri thức y học gia truyền đang đứng trước tình trạng bị đe doạ lớn nhất
Vậy phải làm gì?:
- Điều tra và tư liệu hóa tri thức Y học gia truyền bản địa
- Giáo dục thế hệ trẻ có ý thức học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm từ các thế hệ trước, biết coi trọng những điều mà chúng học được không chỉ ở nhà trường mà cả gia đình và cộng đồng
- Từng bước hiện đại hóa thuốc gia truyền của các dân tộc thiểu số cho phù hợp với xu thế của thời đại Thu hẹp khoảng cách giữa Tây y và Đông y nói chung, làm sao để thuốc gia truyền tiện sử dụng, có hiệu quả, dễtìm kiếm khi cần,
nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc, phù hợp với truyền thống và khả năng kinh
Trang 20bên cung cấp tài nguyên (chủ yếu là người dân) còn bị đứng ngoài cuộc Mặc dù các bộ luật về quyền sở hữu trí tuệ đã được xây dựng và thực hiện nghiêm ngặt ởnhiều lĩnh vực, nhiều quốc gia, hiện chưa có khung pháp lý trong sở hữu tri thức truyền thống về cây cỏ làm thuốc Vấn đề vẫn đang được tranh luận không
những trong nước mà còn ở trong khu vực và quốc tế giữa các nước công nghiệpphát triển và các nước đang phát triển, ngay như quyền sở hữu đó thuộc cá nhân, gia đình, cộng đồng, quốc gia hay toàn thế giới?
Mặc dù vậy, trong thực tế tại cộng đồng, hầu hết những người nắm giữ tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc có cuộc sống, niềm tin và một phần hay tất cả nguồn thu nhập kinh tế phụ thuộc vào tri thức và kinh nghiệm của họ Vì vậy, cần phải giữ bí mật về tri thức và kinh nghiệm của cá nhân hay của cộng đồng vàquan tâm đến chia sẻ lợi ích một cách hợp lý và công bằng
Trong khi vẫn còn tranh cãi và chờ đợi hệ thống luật pháp, cần lưu ý đến vấn
đề dựa trên nền tảng đạo đức
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu
1.1 Rau và gia vị
Rau không chỉ là thực phẩm hang ngày được con người sử dụng để làmthức ăn cung cấp thức ăn và hóa chất mà rất nhiều loại còn có nhiều công dụngkhác có khả năng làm thuốc chẳng hạn như rau dền bổ huyết lợi tiểu; rau langchữa táo bón, nhuận trường; rau má giải độc, mát gan…
Trang 21Cây gia vị cũng vậy không chỉ làm cho món ăn thêm ngon hấp dẫn mà
đa số cây gia vị là những cây thuốc được làm thuốc phổ biến trong dân gian:hành, tỏi, gừng, xả….Đây là nguồn nguyên liệu quý giá cho ngành dược liệu củanước ta
1.2 Hạt và củ
Đây là hai sản phẩm được kết tinh qua quá trình phát triển của cây nơi
dự trữ nhiều chất dinh dưỡng hạt còn cung cấp nhiều khoáng và vitamin đặc biệt
là protein và lipit khá cao như hạt cây họ đậu, hạt mè…Củ là nơi tích lũy tinhbột, cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người, giá trị dinh dưỡng caonhư: khoai lang, mỳ, khoai tây…
1.3 Hoa quả
Là phần tinh hoa của cây, Hoa tượng trưng cho vẻ đẹp sự thanh thoátnhẹ nhàng và hiệu quả sư dụng hoa cũng tương tư như vậy.những thực phẩmdược liệu được làm từ hoa không chỉ làm đẹp mà nhiều loại là thuốc an thần,giảinhiệt như hoa thiên lý Qủa là sinh tố giúp đẹp da chữa một số bệnh thôngthường:táo bón ,khó tiêu, giải độc…
1.4.Cây, rễ, lá
Thông thường là những cây thuốc nam được trồng trong vườn hay nhữngcây hoang dại mọc ở nhiều nơi.Ví dụ như:rễ quýt gai dùng ngâm rượu trị đượcnọc độc của rắn cắn;lá mơ chữa trị kiết lị đại tiện ra máu; cây lá mã đề làm mátmáu huyết, tán nhiệt cầm máu…
Nhìn chung thực vật rất kì diệu,nó không chỉ là nguồn thưc phẩm quí giácho động vật và con người mà đồng thời chính nó là những dược liệu cần thiếttrong đời sống ,giúp con ngươì chưa được vô số bệnh Hơn nữa thực vật lại rấtphổ biến,dễ tìm và dễ kiếm
2.Phương pháp nghiên cứu:
Trang 222.1.Kinh nghiệm từ cuộc sống:
Ngay từ lúc con nhỏ chúng ta đã làm quen sử dụng nhiều loại thuốc từthưc vật do ông bà,cha mẹ truyền lại nên đã tích lũy được một số kinh nghiệm
Qua va chạm thực tế, chúng ta đã học hỏi và tiếp thu nhiều bài thuốcquí,góp phần nâng cao kiến thức hiểu biết của con người
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
A- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1 Mô tả
+ Tên gọi thông thường (nếu có)
+ Tên khoa học (nếu có)
+ Mô tả về hình thái giải phẫu, các đặc điểm đặc trưng, hình ảnh
2 Tính chất
3 Công dụng
+ Thành phần chính, các thành phần có tác dụng chữa bệnh
Trang 23Các loại cải như Cải thảo, Cải thìa đều thuộc họ chung với Cải bẹ trắng Thuộc
loại cây thảo, lá phình to dưới gốc, cao khoảng 23 cm, màu xanh nhạt hay trắng,
có nhiều gân, cuống dày màu trắng chứa nhiều nước Hoa nhỏ, màu vàng tươi mọc trên các cuống nhô cao
1.1.2.Tính chất
Cây lá vị ngọt, tính mát, không độc Hạt vị cay, tính ấm
1.1.3.Công dụng
Rau cải trắng chứa nhiều chất bổ và vitamin, đặc biệt là vitamin C
Cải bẹ trắng không chỉ giúp cải thiện chứng đau dạ dày, nó còn có lợi cho
những người bị nhức đầu, lạnh bụng dưới
Sau đây là một số bài thuốc với lá hoặc hạt cải trắng:
+ Đau dạ dày: Dùng lá cải rửa sạch trong nước muối, ép tươi lấy nước uống
ngày 2 - 3 lần Uống kiên trì sẽ thấy bệnh thuyên giảm
+ Nhức đầu: Lấy một nhúm hạt cải trắng tán thành bột, trộn với chút giấm, xoa
Trang 24lên gáy và hai bên thái dương, sẽ đỡ.
+ Lạnh bụng dưới: Lấy hạt cải trắng khoảng 40 gr, sao hơi vàng, tán bột mịn
rồi quết với cơm nếp, hòa thành viên bằng hạt đậu xanh Uống ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 10 viên với nước gừng
1.2 CẢI BẸ XANH
1.2.1 Mô tả
Còn gọi là Cải canh, thuộc loại thân thảo, lá to nhiều gân, màu xanh, cuống chạy dọc theo thân, màu trắng, mép lá có răng cưa to và thô Hạt cải hình cầu, màu nâu đen Hoa màu vàng, mọc ở đầu cành hay kẽ lá
Trang 25Thường dùng thân, lá để nấu các món ăn, có tác dụng chữa bệnh như.
+ Món canh thịt bò nấu cải xanh, thêm chút gừng lại rất thích hợp cho những người thường xuyên bị đau nhức xương cốt Món ăn này cũng tốt cho những người thường xuyên bị đau đầu, giải được cảm mạo, phong hàn, ớn lạnh
+ Khi bị ho phong hàn, nhiều đờm, dùng thân lá cải xanh nhỏ nấu cháo ăn rất tốt
+ Bệnh đầy hơi, khó chịu, lấy cải xanh non chần nước sôi, cho thêm dầu, muối,
và ít rượu trộn đều rồi ăn, hoặc giã nát ép lấy nước uống Với những bệnh nhân mắc bệnh gout, mỗi ngày đều đặn nấu cải xanh uống thay nước lọc, cơ thể thải rachất acid uric, giảm thiểu đau đớn rõ rệt
Tên khoa học: Brassica Oleracea L thuộc họ cải Brassicaceae.
Cải hoa hay còn gọi là súp lơ Có hai loại súp lơ xanh và súp lơ trắng Thân to khỏe Chùm hoa gồm nhiều hoa nhỏ li ti, phân bố trên các đầu nhánh màu trắng
Trang 26đục Được du nhập từ Châu Âu.
Súp lơ có hai loại là súp lơ trắng và súp lơ xanh Về thành phần dinh dưỡng, nóichung hai loại súp lơ đều tương tự như nhau
Trang 271.4.1 Mô tả
Cần nước hay còn gọi là cần ta.
Là loại thân thảo, thân nhẵn và rỗng, có đốt và khía dọc, dài từ 0,3-1 m Lá mọcgiống lông chim, hình thoi hay mác, có chóp nhọn Hoa màu trắng, quả hình trụ thuôn, có bốn cạnh lồi
1.4.2 Tính chất
Vị ngọt, tính mát, không độc
1.4.3 Công dụng
- Chân bị nứt nẻ, hãy lấy 250 lá rau cần tây sắc với 1 lít nước để ngâm chân.
- Bị cao huyết áp hoặc ho lâu ngày không khỏi, có thể lấy rau cần ta rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống ngày 2 lần trong 5-7 ngày, có thể uống với mật ong
- Chữa tiểu buốt, tiểu ra máu: Rau cần ta cả rễ, để tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấynước uống hằng ngày, càng nhiều càng tốt
- Chữa loét miệng, viêm họng, khản tiếng: Súc miệng hằng ngày bằng nước ép
lá cần tây
Trang 28- Chữa cao huyết áp: Mỗi ngày dùng vài cây cần tây tươi rửa sạch, thái nhỏ, vắt lấy nước uống; hoặc phơi dược liệu trong bóng râm rồi sắc uống.
1.5 CẦN TÂY
1.5.1 Mô tả
Tên khoa học Apium Graveolens L thuộc họ hoa tán Apiaceae.
Còn gọi là dương khổ thái Là cây thân thảo, mọc đứng, nhẵn, có nhiều rãnh
rọc, các cành mọc chia đều hai bên Lá chia làm ba thùy hình tam giác, có khía bên cạnh, lá giữa và lá ngọn không có cuống
1.5.2 Tính chất
Vị ngọt, hơi cay, tính mát, không độc
1.5.3 Công dụng
Cần tây tăng sức đề kháng, chữa suy nhược thần kinh, phòng ngừa cao huyết
áp, rối loạn tiêu hóa, gan, thận…có nhiều lợi ích cho sức khỏe
Dùng trong suy nhược cơ thể, tiêu hoá kém, mất khoáng, cao huyết áp, thấp khớp, sỏi thận, sỏi niệu đạo, gan vàng da, suy nhược thận
Những cách chế biến rau theo ý riêng
+ Mỗi ngày ăn sống khoảng 20 –40 g cần tây trong các bữa có thể giúp chữa chứng ăn khó tiêu, ăn không ngon miệng và giúp giảm cân, chống béo phì
Trang 29+ Nước cốt rau cần tây dùng súc miệng có thể chữa viêm họng, khản tiếng, lở miệng.
+ Món canh rau cần tây – thịt heo rất có ích cho người cao huyết áp, suy nhược
thần kinh, suy nhược cơ thể
1.6 CÀNG CUA
1.6.1 Mô tả
Còn gọi là rau càn cua, đơn kim, đơn buốt, cúc áo, quỷ châm thảo
Thuộc loại thân thảo, thân chứa nhiều nước hơi nhớt, nhỏ và nhẵn, phân nhiều nhánh Lá mọc so le, hình trái tim, hơi nhọn ở đầu, có màu xanh trong Hoa mọc thành chùm dài ở đầu cây Quả nhỏ, có mũi nhọn cứng
Trang 30thương sưng đau.
Cà rốt chứa nhiều Vitamin A loại vitamin rất cần thiết cho sức khỏe con
người, tăng cường thị giác và góp phần đáng kể vào sự trẻ trung mềm mại của
da
Có chứa nhiều carotenoid là các chất quan trọng ngăn ngừa và góp phần hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư, do khả năng chống ôxy hóa
Một số công dụng chủ yếu của cà rốt
+ Tiêu hóa: Cà rốt có hiệu quả trong chữa trị chứng tiêu chảy ở trẻ em
+ Tăng trưởng: Các carotenoid rất tốt cho sự tăng trưởng của trẻ từ nhỏ cho đến khi dậy thì nếu trong chế độ ăn có bổ sung cà rốt
+ Chống ung thư: Có chuyên gia khuyên chỉ cần ăn hằng ngày một củ cà rốt
là có thể phòng ngừa hữu hiệu bệnh ung thư phổi
+ Ngoài ra, cà rốt còn có tác dụng phòng chống bệnh quáng gà, nhất là chứng
Trang 31Cây cà chua có tên khoa học là Lycopesium esculentum, họ Cà Solanaceae.
Thân tròn, có nhiều nhánh nhỏ Lá kép, mọc hình lông chim Hoa màu vàng Quả có chứa nhiều vitamin C nên có vị chua Quả cà chua mọng, khi chín có màu vàng hoặc đỏ, có nhiều hình dạng: tròn, dẹt, có cạnh, có múi…
- Chữa loét miệng, ngậm nước ép cà chua ngày vài lần, mỗi lần vài phút
- Chữa mụn nhọt lở loét: Lấy ngọn cây cà chua rửa sạch, giã nát, thêm vài hạt
Trang 32muối, đắp lên nơi tổn thương rồi băng lại Mỗi ngày làm vài lần cho đến khi khỏi.
- Chữa viêm loét dạ dày: Nước ép cà chua và nước ép khoai tây mỗi thứ 150
ml, trộn đều, uống vào buổi sáng và tối hằng ngày
- Chữa sốt cao kèm theo khát nước: Cà chua 200 g thái lát, sắc nước uống thay trà trong ngày, uống lạnh hay nóng đều được
- Chữa viêm gan mạn tính: Cà chua 250 mg rửa sạch, thái miếng, thịt bò
100 g thái mỏng, xào ăn hằng ngày Món ăn này có tác dụng hỗ trợ tốt trong điều trị viêm gan mạn tính, giúp cơ thể nhanh hồi phục
1.9 CHANH
1.9.1 Mô tả
Cây chanh có tên khoa học là citrus limonia osbeck
Loại cây nhỏ, có nhiều gai, lá hình trái xoan hay dài, có khía răng cưa Hoa màu trắng hoặc tím Quả hình tròn, mùa xanh, khi chín có màu vàng, trong có múi chứa chất chua
1.9.2 Tính chất
Lá, rễ, vỏ, quả chanh đều có vị thơm, cay the, tính ấm Nước quả chanh vị chua, tính mát
1.9.3 Công dụng
Trang 33Trong nước chanh có chứa axit citric, sinh tố C, sinh tố B1, riboflavin, kali Toàn bộ cây chanh như: lá, rễ, thân, quả… đều có tác dụng chữa bệnh.
- Chanh pha nước uống trị giải cảm và bổ dưỡng.Nước chanh + đường hay nước chanh + mật ong
- Chanh hấp với mật ong và gừng trị được chứng bệnh ho
- Vỏ chanh dùng như thuốc bổ gan và bao tử, vậy ăn chanh cả vỏ lẫn hột sẽ tốt cho gan
- Hột chanh với mật ong làm thuốc tẩy giun cho trẻ em
- Chanh ăn với trứng gà chữa được bệnh còi xương của trẻ em và bệnh xươngxốp nơi những người lớn tuổi
- Rễ cây chanh trị bịnh tiêu chảy, ngộ độc vì thức ăn, bệnh gan và chống được các chất phóng xạ Nhưng uống vị rất đắng
1.10 DÂP CÁ
1.10.1 Mô tả
Tên khoa học của dấp cá là Houttuynia cordata Thunb, thuộc họ lá dấp
saururaceae
Còn có tên là rau diếp cá Thuộc loại cỏ nhỏ, mọc ở nơi ẩm ướt Thân đứng,
có lông Lá mọc cách, hình trái tim, hoa màu trắng Khi vò nát có mùi tanh
1.10.2 Tính chất
Tính cay hơi lạnh, mùi tanh, lợi tiểu
1.10.3 Công dụng
Trang 34Có tác dụng chữa trĩ, đinh nhọt, sởi, đau mắt đỏ do vi khuẩn mủ xanh, bí tiểu tiện, phụ nữ kinh nguyệt không đều.
- Chữa bệnh trĩ: Rau diếp cá dùng ăn sống hàng ngày - kết hợp lấy diếp cá giã nát và rịt vào nơi bị trĩ, băng lại mỗi ngày 1 đến 2 lần rất tốt
- Chữa đái buốt đái dắt: Rau diếp cá, rau má, rau mã đề mỗi thứ 50g rửa sạch,
vò nát lọc lấy nước trong uống nhiều ngày sẽ khỏi
- Chữa trẻ lên sởi: Rau diếp cá một nắm sao sơ, sắc uống sẽ tiệt nọc - không tái phát
- Chữa kinh nguyệt không đều: Lá diếp cá 30 - 40g sắc uống thường xuyên sẽkhỏi
1.11 RAU DỀN
1.11.1 Mô tả
Có hai loại dền cơm và dền đỏ đều có tính chất như nhau Thuôc loại thân thảo, mọc đứng Lá hình bầu dục, nhọn ở đầu Hoa mọc ở nách lá, hình tròn, dưới thưa, trên dày và cuối cùng là một chùm hoa mọc thành chuỗi
Trang 35Một số tác dụng cụ thể như sau:
- Trị chứng máu nóng sinh kiết lỵ, lở loét: Dùng rau dền đỏ luộc chín tới, ăn
cả nước lẫn cái Mỗi ngày ăn khoảng 15-20 g, ăn trong vài ngày là khỏi Nếu mắc chứng ho lâu ngày, dai dẳng không khỏi thì bài thuốc này cũng trị được
- Trị rắn cắn: Lấy rau dền đỏ giã nát, vắt lấy khoảng 1 bát nước cho uống, còn bã đắp lên vết thương
- Chữa ong đốt: Nếu bị ong đốt thì lấy rau dền vò nát, xát vào vết đốt là khỏi
Lưu ý: Không nên ăn thịt ba ba cùng với rau dền vì theo Đông y, việc 2 thứ
này kết hợp với nhau có thể gây độc
1.12 RAU DỀN CỦ
1.12.1 Mô tả
Thuộc loại thân thảo, rễ chứa chất dinh dưỡng phồng to thành củ, màu đỏ thẫm, có ít lông là rễ thoái hóa Thân đứng, Lá hình bầu dục thuôn nhọn về phía đầu, màu xanh lục Hoa màu xanh, mọc thành chuỗi
1.12.2 Tính chất
Vị ngọt, hơi nhẫn, tính hàn, không độc
1.12.3 Công dụng
Củ dền còn có giá trị dinh dưỡng cao, chất sắt, axit folic, calcium, vitamin C,
A, B6 và các nguyên tố vi lượng khoáng chất kali, phospho, ma-giê
Trang 36Khả năng ngăn ngừa trụy tim mạch và ung thư hiệu quả Chứa nhiều chất xơgiúp hạ cholesterol, chống oxy hóa có tác dụng tốt với tim.
Nó còn có chức năng bảo vệ gan tối ưu nhờ chất betaine hỗ trợ cho người già suy yếu, mất sức, giải thể mỡ, chống uể oải, mệt mỏi
Chữa các bệnh về lao phổi, viêm phế quản, trị ho có đờm đặc và hạ đường huyết Lấy200gr củ dền đỏ, để nguyên vỏ, rửa sạch, xắt thành từng ô cờ 2cm, nấu với 250gr xương ống heo hoặc phổi heo tươi, 20gr bạch tuộc, 1 bắp chuối50gr nấu trong 0,5 lít nước Để sôi nhừ, chia làm 3 phần ăn trong ngày
1.13 RAU ĐAY
1.13.1 Mô tả
Tên khoa học Corchorus olitorius L, thuộc họ Gai (Tiliaceae)
Còn gọi là đay quả tròn Thuộc thân thảo, thẳng đứng, lá mọc so le, hình bầudục dài Mép lá có răng cưa, dưới phiến lá có hai răng cưa lớn Hoa mọc ở kẽ
lá, hoa màu vàng Quả nhỏ, hình bầu dục, có 10 cạnh
Trang 37corchoroside B, một chất đắng là corechorin.
Rau đay rất hiệu quả trong điều trị hen suyễn, thông kinh nguyệt
Ngoài ra, nó còn có thể chữa 1 số chứng bệnh dưới đây:
- Chữa trúng nắng: Lấy 1 nắm rau đay tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho bệnh nhân uống
- Chữa táo bón: Lấy 10 - 20g lá rau đay, sắc lấy nước, chia làm 2 - 3 lần uống trong ngày
- Chữa bí tiểu tiện: Dùng 2 nắm rau đay cho vào ấm nấu lên lấy nước uống nhiều lần trong ngày
1.14 ĐẬU BẮP
1.14.1 Mô tả
Thuộc loại thân thảo, mọc cao tới 2m, thân có nhiều lông Lá hình chân vịt, chia làm nhiều thùy, mép lá có răng cưa Hoa màu đỏ, vàng, mọc ở kẽ lá Quảdài có nhiều vệt lõm xuống như hình đa giác Hạt tròn nhỏ, màu trắng đục
1.14.2 Tính chất
Vị ngọt nhạt, tính mát, không độc
1.14.3 Công dụng
Đậu bắp rất dồi dào chất xơ, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm
cả việc thúc đẩy giảm cân, kiểm soát lượng đường trong máu, ngừa táo bón và
Trang 38bệnh trĩ, cải thiện tiêu hóa, giảm mức cholesterol nên giúp phòng bệnh cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, giảm nguy cơ ung thư ruột kết.
Chất nhầy chứa trong đậu bắp còn có tác dụng nhuận tràng, giảm đau, giảm vết loét trong chứng viêm sưng
Chứa nhiều axit folic, là chất dinh dưỡng cần thiết cho nhiều chức năng của
cơ thể, đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai, vì giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi
Ngoài ra, đậu bắp còn chứa nhiều vitamin A, vitamin C, canxi, kali, magiê giúp duy trì sự khỏe mạnh cho da, tóc và đôi mắt, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể
Trang 39Hàng ngày nếu ăn nhiều giá sống sẽ rất tốt cho sức khỏe, giúp phụ nữ tránh sảy thai khi mang thai Lượng vitamin E trong giá rất cần thiết cho cơ thể, trong trường hợp thiểu năng sinh dục và khó sinh đẻ.
Phụ nữ ít sữa sau khi sinh ăn giá sống cũng làm tăng tiết sữa Ăn nhiều giá còn bảo vệ được tế bào của cơ thể ngăn ngừa quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ
Để chữa ngộ độc thức ăn và kim loại, chứng bí đái, say rượu, uống nước ép giá sống pha thêm đường
Ăn giá đỗ xanh hàng ngày có khả năng làm da mặt bớt khô, chống nếp nhăn
1.16 HÀNH
1.16.1 Mô tả
Hay còn gọi là hành lá Thuộc loại thân thảo, lá hình trụ, màu xanh đậm, rỗng Hoa mọc thành cụm tròn trên cuống cao, bao hoa màu trăng có sọc xanh
1.16.2 Tính chất
Vị cay, tính nóng, mùi thơm nồng
1.16.3 Công dụng
Hành là vị thuốc chữa bệnh rất công hiệu, tốt cho người mắc bệnh về đường
hô hấp, bệnh hen suyễn, chứng mất ngủ và giảm cholesterol
- Các hợp chất tự nhiên có trong hành có tác dụng làm dịu những cơn ho, long đờm và khử đờm rất hiệu quả Hành tốt cho nhóm người mắc bệnh hen suyễn, viêm phế quản, lao, viêm xoang và các chứng bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp
Trang 40Hành tây có tác dụng hạ huyết áp, có lợi cho tim mạch.
- Hành là thực phẩm kiêm dược phẩm tốt cho hệ thống tiêu hoá, chống táo bón, đầy hơi và trào ngược axít dạ dày, ngăn ngừa các chứng bệnh viêm nhiễm đường ruột rất hiệu quả
- Nước ép hành trộn với mật ong nguyên chất có tác dụng chữa bệnh khản tiếng và ho rất tốt
- Nước ép hành có tác dụng làm lành vết thương hạn chế mưng mủ do tác dụng kháng khuẩn có trong hành
- Nước ép hành và tỏi có tác dụng tích cực trong việc chống mất ngủ