1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA MỘT SỐ LOẠI THẢO DƯỢC TRÊN VI KHUẨN E. COLI

67 417 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 788,71 KB

Nội dung

Kết quả nghiên cứu được ghi nhận như sau: Kết quả thử kháng sinh đồ bằng phương pháp khuếch tán trên thạch các mẫu dịch chiết tỏi, gừng, nghệ chiết thô ghi nhận: các mẫu dịch chiết tỏi c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y

***************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA MỘT SỐ

LOẠI THẢO DƯỢC TRÊN VI KHUẨN E COLI

Sinh viên thực hiện : LÊ THỊ HUYỀN TRANG

Niên khóa : 2007 – 2012

Tháng 8/2012

Trang 2

LÊ THỊ HUYỀN TRANG

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA MỘT SỐ

LOẠI THẢO DƯỢC TRÊN VI KHUẨN E COLI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y chuyên ngành

Dược Thú Y

Giáo viên hướng dẫn

PGS TS NGUYỄN NGỌC HẢI

Tháng 8/2012

Trang 3

ii

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên thực tập: LÊ THỊ HUYỀN TRANG

Tên luận văn: “KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA MỘT SỐ

LOẠI THẢO DƯỢC TRÊN VI KHUẨN E COLI”

Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khóa ngày: 17 / 8 / 2012

Giáo viên hướng dẫn

PGS TS NGUYỄN NGỌC HẢI

Trang 4

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô phụ trách phòng thực hành Vi Sinh –

Bộ môn Vi Sinh – Truyền Nhiễm – khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm, TP Hồ Chí Minh đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm, TP Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu

và hết lòng dạy bảo cho em trong suốt năm năm học tập

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm, TP

Trang 5

iv

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của một số loại thảo

dược trên vi khuẩn E coli” được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu khả năng kiểm soát E coli bằng thực vật Đề tài được tiến hành tại phòng thực hành Vi sinh – Bộ

môn Vi sinh – Truyền nhiễm – Khoa Chăn Nuôi Thú Y – trường Đại học Nông Lâm Tp HCM, thời gian từ ngày 10/10/2011 đến 25/04/2012

Kết quả nghiên cứu được ghi nhận như sau:

Kết quả thử kháng sinh đồ bằng phương pháp khuếch tán trên thạch các mẫu dịch chiết tỏi, gừng, nghệ (chiết thô) ghi nhận: các mẫu dịch chiết tỏi có khả năng ức

chế vi khuẩn E coli rất mạnh Các mẫu dịch chiết gừng và nghệ không ức chế E coli

20µl dịch chiết từ các loại tỏi trên đĩa môi trường thử kháng sinh đồ cho đường kính vòng vô khuẩn trung bình lớn nhất là 26,2mm đối với dịch chiết tỏi tím Phan Rang và nhỏ nhất 20,5mm đối với tỏi Lý Sơn

Dịch chiết các loại tỏi được bảo quản ở nhiệt độ phòng nhanh mất khả năng ức

chế E coli hơn dịch chiết tỏi bảo quản ở nhiệt độ lạnh (2 – 40C) Trong đó, dịch chiết tỏi trắng Phan Rang khi bảo quản có sự khác biệt nhiều nhất (ở nhiệt độ phòng dịch chiết mất khả năng ức chế vi khuẩn là 8 ngày, ở nhiệt độ lạnh dịch chiết mất khả năng

ức chế vi khuẩn là 103 ngày)

Hỗn hợp các dịch chiết theo tỷ lệ (4:1) giữa tỏi trắng Phan Rang và tỏi Lý Sơn kết quả cho hoạt tính kháng khuẩn tốt và đường kính vòng vô khuẩn gần bằng như tỏi trắng Phan Rang (24,4mm) Kết quả tương đương khi kết hợp các loại tỏi khác với tỏi Lý Sơn

Thí nghiệm thử hoạt tính kháng khuẩn bằng phương pháp pha loãng đối với các dịch chiết tỏi cho thấy: tất cả các dịch chiết tỏi ở độ pha loãng 1/8 có khả năng ức chế

hoàn toàn vi khuẩn E coli tương đương với streptomycin ở nồng độ 6,25µg/ml

Kết quả thử kháng sinh đồ bằng phương pháp khuếch tán trên thạch các dịch

chiết tỏi đối với chủng E coli đề kháng kháng sinh colistin ghi nhận: các dịch chiết tỏi

có khả năng ức chế vi khuẩn E coli rất mạnh 20µl dịch chiết từ các loại tỏi trên đĩa

Trang 6

v

môi trường thử kháng sinh đồ cho đường kính vòng vô khuẩn trung bình 24mm đối với dịch chiết tỏi trắng Phan Rang và dịch chiết tỏi tím Phan Rang; 20mm đối với tỏi Lý Sơn

Thí nghiệm thử hoạt tính kháng khuẩn bằng phương pháp pha loãng đối với các dịch chiết tỏi cho thấy: dịch chiết các loại tỏi trắng Phan Rang, tỏi Lý Sơn, tỏi cô đơn

ở độ pha loãng 1/4 và tỏi tím Phan Rang, tỏi Trung Quốc ở độ pha loãng 1/8 có khả

năng ức chế hoàn toàn vi khuẩn E coli đề kháng kháng sinh colistin

Trang 7

vi

MụC LụC

TRANG

Trang tựa i

Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ii

Lời cảm tạ iii

Tóm tắt iv

Mục lục vi

Danh sách các chữ viết tắt ix

Danh sách các bảng x

Danh sách các hình xi

Danh sách các biểu đồ xii

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích và yêu cầu 2

1.2.1 Mục đích 2

1.2.2 Yêu cầu 2

Chương 2 TỔNG QUAN 3

2.1 Sơ lược về vi khuẩn Escherichia coli (E coli) 3

2.1.1 Đại cương 3

2.1.2 Đặc điểm sinh học 4

2.2 Bệnh tiêu chảy trên heo do vi khuẩn E coli gây ra 5

2.2.1 Định nghĩa bệnh tiêu chảy 5

2.2.2 Dịch tễ học 5

2.2.3 Nguyên nhân gây bệnh 6

2.2.4 Đường xâm nhập 6

2.2.5 Triệu chứng 6

2.2.6 Bệnh tích 7

2.2.7 Chẩn đoán 7

Trang 8

vii

2.2.8 Điều trị 8

2.2.9 Phòng bệnh 9

2.3 Kháng sinh và sự đề kháng kháng sinh 10

2.3.1 Kháng sinh 10

2.3.2 Sự đề kháng kháng sinh 10

2.4 Đại cương về một số thảo dược trong nghiên cứu 12

2.4.1 Tỏi 12

2.4.2 Gừng 16

2.4.3 Nghệ 19

2.5 Một số nghiên cứu về việc sử dụng dược liệu trong thú y 22

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 24

3.2 Đối tượng nghiên cứu 24

3.3 Nội dung nghiên cứu 24

3.4 Môi trường và hóa chất 24

3.4.1 Môi trường 24

3.4.2 Hóa chất 25

3.5 Phương pháp nghiên cứu 25

3.5.1 Thí nghiệm đánh giá tác dụng kháng khuẩn của các dịch chiết và tác dụng kháng khuẩn tương tác của các dịch chiết thảo dược theo phương pháp khuếch tán trên thạch 26

3.5.2 So sánh khả năng ức chế của các thảo dược đối với E coli nhạy cảm với kháng sinh streptomycin bằng phương pháp đặt đĩa giấy 27

3.5.3 So sánh khả năng ức chế của các dịch chiết thảo dược bằng phương pháp tạo giếng với kháng sinh streptomycin đĩa giấy có tác dụng kháng khuẩn đối với vi khuẩn E coli nhạy cảm kháng sinh streptomycin và kháng sinh colistin đối với vi khuẩn đề kháng colistin 28

3.5.4 Xác định giá trị MIC của các dược liệu so với giá trị MIC của kháng sinh có tác dụng kháng khuẩn nhất đối với vi khuẩn E coli 29

Trang 9

viii

3.6 Xử lý số liệu 31

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32

4.1 Kết quả thử nghiệm khả năng kháng khuẩn của dịch chiết thảo dược trên môi trường MHA 32

4.2 Hiệu quả kháng khuẩn của dịch chiết tỏi theo nhiệt độ bảo quản ở nhiệt độ phòng và nhiệt độ lạnh (2 – 40C) 34

4.3 Kết quả đánh giá khả năng tương tác của dịch chiết tỏi Lý Sơn đối với dịch chiết tỏi trắng Phan Rang, tỏi tím Phan Rang, tỏi Trung Quốc, tỏi cô đơn 36

4.4 Kết quả đánh giá khả năng ức chế vi khuẩn E coli bằng kháng sinh đĩa giấy và dịch chiết của các loại tỏi theo hai phương pháp đĩa giấy và tạo giếng 38

4.5 Kết quả xác định giá trị MIC của các dịch chiết tỏi so với MIC của kháng sinh streptomycin 39

4.6 Kết quả đánh giá khả năng ức chế vi khuẩn E coli đã đề kháng colistin bằng dịch chiết các loại tỏi theo phương pháp khuếch tán trên thạch MHA 40

4.7 Kết quả xác định giá trị MIC của các dịch chiết tỏi so với MIC của kháng sinh colistin 41

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 43

5.1 Kết luận 43

5.2 Đề nghị 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

PHỤ LỤC 48

Trang 10

ix

DANH SÁCH CÁC CHữ VIếT TắT

MHA Mueller – Hinton Agar

MIC Minimal Inhibitory Concentration

E coli Escherichia coli

PRTr Tỏi trắng Phan Rang

PRT Tỏi tím Phan Rang

LS Tỏi Lý Sơn

TQ Tỏi Trung Quốc

Trang 11

x

DANH SÁCH CÁC BảNG

Bảng 4.1 Đường kính vòng vô khuẩn trung bình của các dịch chiết tỏi 33

Bảng 4.2 Hiệu quả tương tác của dịch chiết tỏi trắng Phan Rang và tỏi Lý Sơn 37

theo tỷ lệ 37

Bảng 4.3 Đường kính vòng vô khuẩn của các dịch chiết tỏi và kháng sinh 38

Bảng 4.4 MIC của dịch chiết tỏi và kháng sinh streptomycin 40

Bảng 4.5 Đường kính vòng vô khuẩn trung bình của dịch chiết tỏi ức chế 41

E coli đề kháng colistin 41

Bảng 4.6 MIC của dịch chiết tỏi và kháng sinh colistin 42

Trang 12

xi

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1 Tỏi trắng Phan Rang (a) và tỏi tím Phan Rang (b) 13

Hình 2.2 Tỏi cô đơn 13

Hình 2.3 Tỏi Lý Sơn 14

Hình 2.4 Tỏi Trung Quốc 14

Hình 2.5 Gừng Trung Quốc (a) và gừng ta (b) 18

Hình 2.6 Nghệ vàng 19

Hình 2.7 Nghệ đen 21

Hình 4.1 Kết quả ức chế của dịch chiết gừng đối với vi khuẩn E coli 32

Hình 4.2 Kết quả ức chế của dịch chiết nghệ đối với vi khuẩn E coli 32

Hình 4.3 Tác dụng của các dịch chiết tỏi ức chế vi khuẩn E coli 33

Hình 4.4 Hiện tượng cộng hưởng giữa dịch chiết các loại tỏi 36

Hình 4.5 Đường kính vòng vô khuẩn của dịch chiết tỏi: phương pháp tạo giếng (a), phương pháp đĩa giấy (b) 38

Hình 4.6 MIC: (a) dịch chiết tỏi tím Phan Rang; (b) kháng sinh streptomycin 39

Hình 4.7 Tác dụng của dịch chiết tỏi ức chế vi khuẩn E coli đề kháng colistin 41

Trang 14

Hiện nay kháng sinh luôn là giải pháp hữu hiệu để điều trị dịch bệnh xảy ra Thế nhưng việc sử dụng kháng sinh lại dẫn đến tình trạng tồn dư kháng sinh trong thực phẩm có nguồn gốc động vật gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người

Để giải quyết vấn đề trên, đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện để tìm những giải pháp thay thế kháng sinh và thảo dược được cho là một trong những biện pháp tối ưu vì chúng rất dễ tìm, rẻ tiền, có công dụng tốt đối với các bệnh thường gặp và là sản phẩm tự nhiên

Được sự cho phép của bộ môn Vi sinh truyền nhiễm, khoa Chăn nuôi – Thú

y, Đại học Nông Lâm TP HCM, dưới sự hướng dẫn của PGS TS Nguyễn Ngọc Hải, tôi tiến hành đề tài “KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA MỘT

SỐ LOẠI THẢO DƯỢC TRÊN VI KHUẨN E COLI”

Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số

loại thảo dược trên vi khuẩn E coli, có thể ứng dụng áp dụng điều trị bệnh tiêu chảy

trên heo

Trang 15

2

1.2 Mục đích và yêu cầu

1.2.1 Mục đích

Xác định hoạt tính kháng khuẩn E coli của các loại thảo dược, có thể sử

dụng phòng và trị bệnh tiêu chảy cho heo

1.2.2 Yêu cầu

Đánh giá khả năng kháng khuẩn của các dịch chiết thảo dược trên vi khuẩn

E coli và bảo quản dịch chiết theo thời gian

Thử khả năng tương tác giữa các loại dịch chiết có tác dụng khi phối hợp các

loại này trên vi khuẩn E coli

So sánh mức độ tác động của kháng sinh và các dịch chiết đối với vi khuẩn

E coli thử nghiệm

Xác định giá trị MIC (Minimal Inhibitory Concentration) của các loại dịch

chiết có tác động kháng khuẩn E coli

Trang 16

3

Chương 2 TỔNG QUAN

2.1 Sơ lược về vi khuẩn Escherichia coli (E coli)

Loài: Escherichia coli

Trực khuẩn ruột già Escherichia coli còn có tên là Bacterium coli commune,

Bacillus coli communis, do Escherich, phân lập năm 1885 từ phân trẻ em (Nguyễn

Vĩnh Phước, 1977)

Trong các loại vi khuẩn đường ruột E coli là loại phổ biến nhất Loài này

xuất hiện và sinh sống trong động vật chỉ vài giờ sau khi sinh và tồn tại cho đến khi

con vật chết E coli sống trong đường ruột của người và nhiều loài động vật, nhiều

nhất trong đoạn cuối ruột non và ruột già (đoạn hồi manh tràng) Vi khuẩn thường xuyên theo phân ra môi trường, từ đó phát tán vào trong nước, đất, không khí Khi các điều kiện dinh dưỡng, khẩu phần thức ăn kém vệ sinh, điều kiện chăn nuôi mất

cân bằng, sức đề kháng của con vật giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn E coli phát

triển nhanh và có khả năng gây bệnh ( Đào Trọng Đạt và ctv, 1995)

Trang 17

4

2.1.2 Đặc điểm sinh học

2.1.2.1 Đặc điểm hình thái và nhuộm màu

Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1977), E coli là một trực khuẩn hình gậy ngắn,

kích thước 2 – 3µ × 6µ, hai đầu tròn, trong cơ thể có hình cầu trực khuẩn, đứng riêng lẻ, đôi khi xếp thành chuỗi ngắn, có lông ở chung quanh thân nên có thể di động, không hình thành nha bào, gram âm trong tổ chức và dịch thành thấm ra từ bệnh tích, thỉnh thoảng thấy hiện tượng bắt màu hai đầu

2.1.2.2 Đặc điểm nuôi cấy

Vi khuẩn E coli hiếu khí hay yếm khí tùy nghi, có thể sinh trưởng ở nhiệt độ

15oC – 46oC, nhiệt độ thích hợp nhất ở 37oC, pH : 6,4 – 7,4 Mọc tốt trên môi trường thạch dinh dưỡng, sau 24 giờ hình thành những khuẩn lạc tròn, ướt, trắng đục, đường kính 2 – 3mm

Dựa vào tính chất mọc trên môi trường phân lập, môi trường tuyển lựa, có

thể ghi nhận nhanh sự hiện diện của vi khuẩn E coli trên một số môi trường:

Trên thạch EMB (Eosin Methylen Blue): khuẩn lạc nghi ngờ E coli có màu

tím ánh kim, hơi dẹt, hơi trơn bóng, đường kính khuẩn lạc khoảng 1 – 2mm (sau 24 giờ nuôi cấy ở 37oC)

Trên môi trường MacConKey: khuẩn lạc nghi ngờ E coli có màu hồng đỏ,

hơi lồi, trơn bóng, đường kính khuẩn lạc khoảng 1 – 2mm (sau 24 giờ nuôi cấy ở

37oC) (Nguyễn Ngọc Hải, 2012)

Thạch BGA (Brileant green agar): vùng quanh vi khuẩn có màu vàng

Thạch Endo: khuẩn lạc màu đỏ

Đặc tính sinh hóa:

Lên men sinh hơi: glucose, galactose, lactose, mannitol

Lên men không sinh hơi: maltose, arabinose

Lên men hay không lên men: saccarose

Không lên men: dextrin, glycogen, salicin và amidon

Trắc nghiệm IMVC: ++ (indol dương tính, methyl red dương tính, Voges –

Proskauer âm tính, citrate âm tính)

Trang 18

5

2.1.2.3 Sức đề kháng

E coli bị diệt ở nhiệt độ 550C / 1 giờ, 600C / 15 – 30 phút, 95% bị diệt ở nhiệt độ đông lạnh trong 2 giờ Trong tự nhiên có thể tồn tại được vài tuần đến 1 tháng, chủng độc lực cao có thể tồn tại trên 4 tháng

Vi khuẩn này dễ dàng bị diệt bởi các chất sát trùng thông thường như: acid fenic, HgCl2, formalin trong 5 phút Có khả năng chịu đựng được các yếu tố lý hóa

cao hơn vi khuẩn khác như Salmonella, Shigella (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977)

2.2 Bệnh tiêu chảy trên heo do vi khuẩn E coli gây ra

2.2.1 Định nghĩa bệnh tiêu chảy

Roux đã định nghĩa: "Tiêu chảy là một hội chứng đặc trưng bởi sự tống phân nhanh và phân nhiều nước" (Nguyễn Thị Minh An và ctv, 2001, trích Nguyễn Thái Anh Tuấn, 2005)

Nguyên nhân chủ yếu là do con vật nhiễm các loài vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy Vi khuẩn gây bệnh sản xuất độc tố là nguyên nhân gây tổn thương thành mạch máu và niêm mạc đường tiêu hóa (Bùi Thị Lưu Ly, 2005)

Hậu quả nghiêm trọng là cơ thể mất nhiều nước, mất nhiều ion điện tích và ngộ độc, con vật suy nhược rất nhanh và có thể chết rất nhanh nếu là thú sơ sinh nhỏ tuổi, gầy ốm, kém sức chịu đựng, biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý đặc thù ở đường tiêu hóa: thú đi phân lỏng hoặc sệt, màu trắng, xám hoặc vàng, đôi khi

có máu, bọt khí và chất nhày

2.2.2 Dịch tễ học

Bệnh tiêu chảy là căn bệnh phổ biến xảy ra trên hầu hết các loài động vật (gia súc, gia cầm, bò sát và người)

Vi khuẩn E coli xuất hiện vào những giờ đầu tiên trên heo con sau khi sinh

cho đến 3 tuần tuổi và có thể gây chết toàn đàn heo do nhiễm trùng huyết cấp tính Tiêu chảy xuất hiện nhanh do đó tỷ lệ nhiễm bệnh rất cao và tỷ lệ chết có khi lên đến 70 – 100% (Huỳnh Công Tuấn, 2000)

Bệnh thường xuất hiện ở những heo con phát triển nhanh, khoẻ mạnh và thông thường những heo con tốt nhất trong đàn mắc bệnh đầu tiên

Trang 19

6

Trong phòng thí nghiệm, heo con, thỏ, chuột bạch, chuột lang nhạy cảm với

E coli Khi tiêm canh trùng dưới da gây viêm cục bộ, nếu tiêm liều lớn gây bại

huyết và giết chết con vật (Tô Minh Châu – Trần Thị Bích Liên, 2001)

2.2.3 Nguyên nhân gây bệnh

Đào Trọng Đạt và ctv (1995) đã tổng hợp các nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy trên heo theo sơ đồ sau:

2.2.4 Đường xâm nhập

Vi khuẩn E coli xâm nhập chủ yếu qua đường tiêu hóa.Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể do heo con ăn phải thức ăn, nước uống có chứa mầm bệnh, liếm láp các chất dơ bẩn, phân heo mẹ, hoặc bú sữa ở vú viêm

Bệnh tiêu chảy có tính lây lan mạnh, thường nổ bùng cả vùng

2.2.5 Triệu chứng

Triệu chứng rất thay đổi, bệnhthường xảy ra một cách đột ngột với các triệu chứng ban đầu là bỏ ăn và rất khát nước Heo bệnh biểu hiện lờ đờ, mất phối hợp, đi đứng xiêu vẹo hoặc nằm ngả nghiêng

Tiêu chảy trên heo con sơ sinh từ 0 – 4 ngày tuổi với các đặc điểm: phân màu vàng kem, hoặc hơi xanh, với nhiều nước, trong thời gian tiêu chảy heo con vẫn bú, tuy nhiên suy nhược rất nhanh, gầy còm, nằm chồng chất lên nhau Sau 2 –

3 ngày tiêu chảy, một số con chết, số còn lại nếu điều trị tốt sẽ khỏi bệnh

Tiêu chảy giai đoạn từ 5 ngày đến 3 – 4 tuần: Nguyên nhân phần lớn là do không tiêu thức ăn, thiếu chất sắt hoặc do các yếu tố chăm sóc kém tạo điều kiện

Viêm ruột tiêu chảy

Trang 20

2.2.6.2 Bệnh tích vi thể

Thường thấy là E coli gây bệnh thường bám dính vào tế bào biểu bì của

màng niêm mạc ở ruột chay, ruột hồi, trong trường hợp này mẫu phân lập được

thường là E coli dương tính F4 Vi khuẩn bám dính thường phát hiện thấy trên đầu

lông nhung của niêm mạc ruột Dưới kính hiển vi điện tử, vi khuẩn thường khu trú hầu như nửa chiều rộng ở phía ngoài lông nhung Đồng thời cũng phát hiện xuất huyết trong xoang ruột, số lượng bạch cầu trung tính và đại thực bào tăng và di tản trong xoang, một số lông nhung bị teo

2.2.7 Chẩn đoán

2.2.7.1 Chẩn đoán lâm sàng

Dựa vào triệu chứng điển hình xảy ra trên heo bệnh

Xác định nguyên nhân gây bệnh do dinh dưỡng hay do vi sinh vật

Xem xét mức độ bệnh lý nặng hay nhẹ

Cần phân biệt với các bệnh gây viêm ruột xuất huyết, hoại tử do: Salmonella,

bệnh hồng lỵ, bệnh dịch tả heo …

Trang 21

Khi điều trị bằng kháng sinh sẽ làm vi khuẩn chết, nội độc tố của vi khuẩn

E coli được giải phóng, xâm nhập vào máu con vật gây hủy hoại mao mạch, mất

nước, mất chất điện giải (Bùi Thị Lưu Ly, 2005), cho nên phương pháp điều trị phải giải quyết được ba vấn đề :

 Tiêu diệt vi khuẩn E coli gây bệnh

Theo Nguyễn Như Pho (2000), điều trị căn nguyên bằng kháng sinh để ngăn

chặn vi khuẩn có hại phát triển Thuốc kháng sinh đặc trị vi khuẩn E coli như

norfloxacin, fluoroquinolone Cần làm kháng sinh đồ để lựa chọn loại kháng sinh phù hợp nhất cho trại của mình thì hiệu quả điều trị sẽ tốt hơn

Thuốc giảm viêm chống xuất huyết

Trang 22

Cung cấp các vitamin như A, C, D, … để tăng sức đề kháng và tăng khả năng chịu đựng của cơ thể

Sau khi bệnh thuyên giảm và ngưng trị liệu bằng kháng sinh khoảng 24 giờ nên dùng các chế phẩm sinh học để phục hồi hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột như: Biolactyl, Biosubtyl, giúp ức chế vi sinh vật gây bệnh

2.2.9 Phòng bệnh

Việc chăm sóc, nuôi dưỡng và việc vệ sinh sát trùng chuồng trại kỹ lưỡng là yếu tố rất quan trọng để hạn chế tỷ lệ bệnh này Thực hiện tốt các biện pháp sau đây

để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh:

Chuồng đẻ và chuồng úm heo con phải được tiêu độc và sát trùng trước khi đưa heo nái vào đẻ ít nhất 2 ngày

Heo con mới sinh ra phải được bú sữa đầu càng sớm càng tốt để hấp thụ dưỡng chất và kháng thể

Giữ heo con ấm, sạch và khô Cần thường xuyên theo dõi nhiệt độ trong chuồng và nguồn nhiệt sưởi ấm

Tiêm sắt cho heo con, bổ sung chất sắt phòng tiêu chảy do thiếu sắt

Tiêm vắcxin phòng bệnh E coli cho nái mang thai để truyền miễn dịch cho

heo con qua sữa đầu

Nên để trống chuồng trại ít nhất 5 – 7 ngày sau khi xuất chuồng Kết hợp với sát trùng chuồng trại thường xuyên và định kỳ, hạn chế mầm bệnh lây lan Chuồng trại phải luôn khô ráo, sạch sẽ

Trang 23

2.3.2 Sự đề kháng kháng sinh

Theo Võ Thị Trà An (2010), việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi đem lại nhiều thành công và có hiệu quả kinh tế, đồng thời đã tạo ra một áp lực chọn lọc đối với vi khuẩn Việc dùng kháng sinh sẽ luôn tạo ra một sự đề kháng với chính nó

ở một mức độ nhất định trong quần thể vi khuẩn Bằng chứng rõ ràng nhất là khi kiểm tra các chủng vi khuẩn thời tiền kháng sinh, các nhà khoa học không phát hiện

ra sự đề kháng với kháng sinh cũng như bất kỳ gen liên quan đến tính trạng đề kháng thường gặp ở các chủng vi khuẩn đương thời Áp lực chọn lọc đối với sự đề kháng kháng sinh xuất phát từ nhiều nguồn như việc sử dụng kháng sinh trong phòng, trị bệnh cho động vật, kháng sinh dùng với mục đích kích thích tăng trọng trong thức ăn gia súc

Hiện tượng đề kháng kháng sinh ngày càng gia tăng trong nhiều loài vi khuẩn gây bệnh cho người và gia súc đang là mối quan tâm lo lắng cho toàn xã hội

Vi khuẩn đề kháng kháng sinh làm giới hạn khả năng điều trị bệnh nhiễm trùng, một số trường hợp dẫn đến tử vong do vi khuẩn gây bệnh đề kháng với hầu hết các kháng sinh dùng trong lâm sàng Hơn thế nữa, các chủng vi khuẩn không gây bệnh nhưng đề kháng với kháng sinh hay đa đề kháng còn là nơi tồn trữ tính kháng thuốc

để truyền lại cho những vi khuẩn gây bệnh khác

Trang 24

11

2.3.2.1 Nguyên nhân của sự đề kháng kháng sinh

Có hai dạng đề kháng kháng sinh là đề kháng tự nhiên và đề kháng thu nhận

 Đề kháng tự nhiên:

Vi khuẩn đề kháng tự nhiên với kháng sinh do chúng không có cơ chế tế bào cần thiết cho kháng sinh phát sinh tác động Ví dụ, họ Enterobacteriaceae kháng

vancomycin, vi khuẩn G+ kháng polymycin B, trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas

aeruginosa và E coli còn đề kháng tự nhiên với penicillin G do kháng sinh này

không thể xâm nhập vào tế bào của vi khuẩn đó

 Đề kháng thu nhận:

Đề kháng thu nhận có thể xảy ra do đột biến nhiễm sắc thể của tế bào vi khuẩn hoặc do vi khuẩn nhận các vật liệu di truyền (gene) liên quan đến kháng thuốc từ vi khuẩn khác Do vi khuẩn có chu kỳ phát triển từ vài giây đến vài phút nên chúng rất linh hoạt trong biến đổi để phù hợp với những thay đổi của môi trường sống Đề kháng do đột biến nhiễm sắc thể nhìn chung xảy ra từ từ và là một tiến trình tích lũy Một đột biến điểm có thể không dẫn đến sự đề kháng kiểu hình nhưng những đột biến điểm tiếp theo có thể làm thay đổi mức độ nhạy cảm với kháng sinh đối của vi khuẩn (đề kháng với quinolone) Tần số xuất hiện đề kháng

do đột biến trong phòng thí nghiệm (in vitro) là khoảng 1/108 tế bào đối với streptomycin, nalidixic acid và rifampin; ở tần suất thấp hơn với erythromycin và dường như không xảy ra với vancomycin và polymycin Tuy nhiên, trên thực tế lâm

sàng (in vivo), các kiểu đột biến này không đáng kể do hệ thống phòng vệ của cơ

thể tiêu diệt đa số các chủng vi khuẩn đề kháng dạng này (Võ Thị Trà An, 2010)

Trong khi đó, đề kháng thu nhận các gene có khả năng di chuyển thì thường đạt mức đề kháng cao và thuộc dạng “tất cả hoặc không có gì” Gene kháng thuốc truyền từ vi khuẩn cho sang vi khuẩn nhận có thể biểu hiện hoặc không biểu hiện được tính trạng kháng thuốc của vi khuẩn nhận Đề kháng do trao đổi thông tin di truyền đóng vai trò quan trọng trong sự lan tràn đề kháng với kháng sinh Do vi khuẩn không có màng nhân, gene kháng thuốc có khả năng di chuyển dễ dàng hơn

từ chromosome đến các vật liệu di truyền khác trong tế bào như plasmid

Trang 25

12

Plasmid là các phân tử DNA nhỏ không thuộc nhiễm sắc thể (ở ngoài nhân),

có khả năng nhân đôi độc lập, có nhiều gen và mỗi gen xác định tính đề kháng đối với một loại kháng sinh Vì vậy mỗi plasmid có khả năng đề kháng với nhiều loại kháng sinh cùng lúc Một điều nguy hiểm là plasmid có khả năng trao đổi giữa các

vi khuẩn không phân biệt loài hay họ khi có sự tiếp xúc giữa các vi khuẩn với nhau nên gia tăng tỷ lệ và tốc độ đề kháng một cách đáng kể

Giữa các vi khuẩn với nhau, gen kháng thuốc có thể được trao đổi qua 3 cách: (1) tải nạp là quá trình DNA được thực khuẩn thể sát nhập và chuyển cho một

vi khuẩn khác; (2) biến nạp hay còn gọi là chuyển dạng là quá trình một đoạn DNA trần (có nguồn gốc từ một tế bào vi khuẩn chết) đi vào một tế bào vi khuẩn và gắn vào các yếu tố di truyền của vi khuẩn đó nhờ tương đồng nhiễm sắc thể; (3) tiếp nạp

là quá trình tế bào vi khuẩn cho tổng hợp lông giới tính và gắn vào tế bào vi khuẩn nhận

Sự đề kháng với kháng sinh của vi khuẩn đã được nghiên cứu và ghi nhận với các cơ chế chủ yếu sau: (1) sản xuất enzyme làm vô hiệu hóa kháng sinh; (2) tạo

ra enzyme thay thế cho enzyme mà kháng sinh tác động vào; (3) đột biến ở điểm tiếp nhận làm giảm gắn kết của kháng sinh với điểm tiếp nhận; (4) sửa đổi điểm tiếp nhận để giảm gắn kết của kháng sinh với điểm tiếp nhận; (5) giảm hấp thu kháng sinh vào tế bào vi khuẩn; (6) đẩy kháng sinh ra ngoài bằng bơm thoát dòng làm nồng độ kháng sinh giảm; (7) tạo quá nhiều điểm gắn kết với kháng sinh (Võ Thị Trà An, 2010)

2.4 Đại cương về một số thảo dược trong nghiên cứu

2.4.1 Tỏi

Tên khoa học: Allium sativum L

Thuộc họ hành Alliaceae

Ta dùng củ tỏi (Bulbus Allii)

2.4.1.1 Tỏi trắng Phan Rang (PRTr) và tỏi tím Phan Rang (PRT)

Tỏi trắng: lá xanh đậm to bản, củ to, đường kính củ 4 – 4,5cm khi thu hoạch

vỏ lụa củ màu trắng

Trang 26

13

Tỏi tím: lá dày, cứng, màu lá xanh nhạt, củ chắc và cay hơn tỏi trắng Dọc thân gần củ có màu tía Khi thu hoạch có màu trắng ngà Mỗi củ có 10 – 11 nhánh (tép), đường kính củ 3,5 – 4cm Giống này có hương vị đặc biệt nên được trồng nhiều hơn giống tỏi trắng

Theo nguồn: toi-ta.aspx

http://www.ninhthuan.gov.vn/chinhquyen/sonnnt/Pages/Cay-Hình 2.1 Tỏi trắng Phan Rang (a) và tỏi tím Phan Rang (b)

2.4.1.2 Tỏi cô đơn (CĐ)

Tỏi cô đơn là loại tỏi quý ở Việt Nam, nó

được trồng trên đất đảo Lý Sơn, vùng đất được

hình thành do quá trình hoạt động núi lửa và sự

bồi đắp của cát biển, đá san hô biển tạo nên, với sự

đặc biệt về thổ nhưỡng đã làm cho tỏi Lý Sơn có

hương vị riêng và đặc biệt

Tỏi cô đơn được trồng tại đảo Lý Sơn hay

còn gọi là tỏi một, có nơi gọi là tỏi mồ côi Trong

quá trình sinh trưởng và phát triển loại tỏi này

không giống như các loại tỏi thường (một củ có rất nhiều tép) mà mỗi củ tỏi này chỉ

có duy nhất một tép Tỏi này có công dụng rất đặc biệt so với loại tỏi thường ngoài việc dùng để ăn, tỏi cô đơn còn dùng ngâm rượu chữa và phòng ngừa được các bệnh như: ôn thận tráng dương, bổ khí sinh tinh, tư âm bổ thận, trị cảm cúm - dịch

Hình 2.2 Tỏi cô đơn

Trang 27

14

bệnh, đau lưng nhức mỏi, đổ mồ hôi tay-chân, cao huyết áp, giảm mỡ máu, tiêu hóa yếu ăn khó tiêu, dạ dày, sốt, viêm xoang,… (http://www.toi.com.vn/cu-toi/25-toi-ly-son-toi-co-don-toi-mot.html)

2.4.1.3 Tỏi Lý Sơn (LS)

Tỏi Lý Sơn được trồng trên những cánh

đồng cát, xếp hình bậc thang theo triền núi vẫn còn

hằn vệt nham thạch của núi lửa đã tắt cách đây

hàng triệu năm Thổ nhưỡng cộng với gió biển mặn

mòi đã mang lại cho tỏi Lý Sơn một hương vị đặc

biệt

Tỏi Lý Sơn được các nhà nghiên cứu cho

rằng lượng tinh dầu trong củ tỏi khá cao Các loại

tinh dầu từ tỏi Lý Sơn có tác dụng hạn chế nguy cơ

tắc động mạch vành và giảm nồng độ cholesterol có hại cho người, tốt cho tim mạch, chống xơ vữa, tăng sự dẻo dai của mạch máu (http://toi-lyson.com/de-nhat-toi-ly-son/)

2.4.1.4 Tỏi Trung Quốc (TQ)

Tỏi có nguồn gốc ở Siberi Tỏi là cây nhỏ mọc từ củ lên Cây cao chừng 20 –

40 cm Thân giả mang nhiều lá dài, hẹp Giữa củ mọc lên một cuống mang một số hoa ở đỉnh, bọc trong một mô mỏng Hoa tỏi có màu trắng hay phớt hồng

Hình 2.4 Tỏi Trung Quốc

Hình 2.3 Tỏi Lý Sơn

Trang 28

15

2.4.1.5 Thành phần hóa học và tác dụng

Sơ lược thành phần hóa học của tỏi

Thành phần Tỷ lệ các chất trong tỏi tươi (%)

Trong tỏi có một ít iốt và tinh dầu (100kg tỏi có chứa 60 – 200g tinh dầu) Thành phần chủ yếu của tỏi là alixin C6H10OS2, một hợp chất sulfua có tác dụng

diệt vi khuẩn rất mạnh đối với vi trùng Staphylococcus, thương hàn, phó thương

hàn, lỵ, vi trùng tả, trực khuẩn sinh bệnh bạch hầu, vi khuẩn thối

Trong tỏi không có chất alixin ngay mà có chất aliin, một loại acid amin; chất aliin chịu tác dụng của men alinaza cũng có trong tỏi mới cho chất alixin

Chất alixin tinh khiết, là một chất dầu không màu, hòa tan trong cồn, benzen, ête, vào dịch nước thì không ổn định, dễ thủy phân Độ thủy phân chừng 2,5%, có mùi vị và tính kích ứng da như tỏi, aliin không có mùi hôi của tỏi

Chất alixin bị nhiệt sẽ chóng mất tác dụng, gặp kiềm cũng bị mất tác dụng, axit nhẹ ít bị ảnh hưởng

Thí nghiệm trong ống nghiệm tác dụng diệt khuẩn của alixin rất mạnh Dung dịch 1/85.000 – 1/125.000 đủ ức chế các nhóm vi khuẩn

Staphylococcus, Streptococcus, thương hàn, phó thương hàn, trực khuẩn lỵ

(cloromyxetin ở nồng độ 1/ 5.000 trong cùng điều kiện đối với trùng thương hàn

Trang 29

Đối với trực trùng lỵ amip, nước tỏi 5% ức chế rất mau sự hoạt động của trùng amip: Amip co lại thành khối tròn Trong phân của người bị lỵ amip, sau khi dùng tỏi, thì trùng amip mất hết năng lực sinh sản

Những năm gần đây ở Trung Quốc dùng tỏi chữa lỵ amip kết quả khỏi đạt 80%

Đối với lỵ trực trùng tỏi cũng có tác dụng tương tự

Trong ống nghiệm, nước tỏi 3% đủ diệt các trực trùng lỵ và trực trùng gây bệnh đường ruột

Trên lâm sàng ở người dùng tỏi chữa lỵ trực trùng kết quả khỏi 85% không kém dùng sunfaguanidin (Đỗ Tất Lợi, 2004)

Bột tỏi đông khô có tác dụng chống lại tác nhân gây bệnh như: E coli,

Pseudomonas, Salmonella, Micrococcus, Staphylococcus aureus (Gonzalesn

Fandox và ctv, 1994; Xyguang, 1986)

2.4.2 Gừng

Còn gọi là khương, sinh khương, can khương

Tên khoa học Zingiber officinale Rosc

Thuộc họ gừng Zinggiberaceae

Khương (Rhizoma Zingiberis) là thân rễ của cây gừng Tùy theo tươi hay khô vị thuốc mang tên khác nhau:

Sinh khương là củ (thân rễ) tươi

Can khương là thân rễ phơi khô

Trang 30

17

 Mô tả cây:

Thân khí sinh là thân cỏ nhiều năm, cao khoảng 1m Thân rễ có khi phồng thành củ Thân rễ (quen gọi là củ) không có hình dạng nhất định, phân nhánh trên một mặt phẳng, làm thành nhiều đốt, kích thước không đều, dài 3 – 7cm, dày 0,5 – 1,5 cm, mặt ngoài màu trắng tro hay vàng nhạt, có vết nhăn dọc, ở đầu đốt có vết tích của thân cây đã rụng, trên các đốt có vết sẹo của các lá khô (vảy), vết bẻ màu trắng tro hoặc ngà vàng, lõi tròn rõ, mùi thơm, vị cay nóng Lá không cuống, mọc

so le thành 2 dãy, hình ngọn giáo, thắt lại ở gốc, đầu nhọn dài 15 – 20cm, rộng 2cm, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt; gân lá song song Bẹ nhẵn, có thể ôm vào nhau thành một thân giả Lưỡi nhỏ dạng màng, nhẵn, chia 2 thùy cạn

 Đặc điểm bột dược liệu:

Bột thân rễ màu nâu vàng, mùi thơm, vị cay Gồm có các thành phần sau: mảnh bần màu vàng nâu, gồm nhiều tế bào vách hơi dày Mảnh mô mềm gồm những tế bào hình đa giác, rải rác có chứa tế bào tiết tinh dầu màu vàng nhạt hoặc tinh bột Tinh bột hình trứng, có vân rõ, tễ nằm gần đầu nhọn, kích thước 20 – 24 x

10 – 17μm Sợi có vách mỏng, phía trong có lỗ trao đổi Mảnh mạch vạch, mạch vòng, mạch điểm

 Phân bố, sinh học và sinh thái:

Chi Zingiber ở châu Á có khoảng 45 loài, Việt Nam có 11 loài Gừng là loại cây gia vị cổ điển được trồng ở nhiều nước trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, từ Đông Á đến Đông Nam Á và Nam Á Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản là những nước trồng gừng nhiều nhất thế giới Ở Việt Nam, cây được trồng ở khắp các địa phương,

từ vùng núi cao đến đồng bằng và ngoài các hải đảo

Gừng Trung Quốc (TQ) có thân to, củ to thường để làm mứt, có nhiều ở các vùng núi thấp

Gừng ta có thân và củ đều nhỏ nhưng rất thơm

Cây ưa ẩm, ưa sáng Cây trồng thường có hoa năm thứ 2 Chưa thấy cây có quả và hạt Gừng trồng sau 1 năm nếu không thu hoạch sẽ có hiện tượng tàn lụi (phần trên mặt đất) qua đông Thời gian sinh trưởng mạnh của cây trùng với mùa hè

Trang 31

 Thành phần hóa học:

Gừng chứa 2-3% tinh dầu với thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic: β-zingiberen (35%), ar-curcumenen (17%), β-farnesen (10%) và một lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như geraniol, linalol, borneol

Nhựa dầu chứa 20 – 25% tinh dầu và 20 – 30% các chất cay Thành phần chủ yếu của nhóm chất cay là zingeron, shogaol và zingerol, trong đó gingerol chiếm tỷ

lệ cao nhất Ngoài ra, trong tinh dầu gừng còn chứa α-camphen, β-phelandren, eucalyptol và các gingerol Cineol trong gừng có tác dụng kích thích khi sử dụng tại chỗ và có tác dụng diệt khuẩn trên nhiều vi khuẩn

 Tác dụng của gừng:

Gừng được dùng như một loại thảo dược chống cảm cúm và đau bụng Thêm vào đó gừng còn dùng như một vị thuốc chống buồn nôn khi đi tàu xe Gừng giúp

a b

Trang 32

Gừng có tác dụng gây co mạch, làm hưng phấn thần kinh trung ương, thần kinh giao cảm, tăng tuần hoàn máu, tăng huyết áp

Nước gừng ức chế một số vi khuẩn như: Bacillus mycoides, Staphylococcus

aureus Tinh dầu gừng ức chế E coli, Staphylococcus viridances, Salmonella typhimurium (Phạm Xuân Sinh, 2002)

2.4.3 Nghệ

2.4.3.1 Nghệ vàng

Còn có tên là uất kim, khương hòng, safran des Indes

Tên khoa học Curcuma longa L (Curcuma domestica Lour.)

Thuộc họ Gừng Zingiberaceae

Ta dùng rễ cây nghệ gọi là khương hoàng (Rhizoma Curcumae longae) và rễ còn gọi là uất kim (Radix Curcumae longae)

 Mô tả cây:

Cỏ cao khoảng 70cm Thân rễ (thường gọi

củ nghệ) hình trụ hay hình bầu dục, phân nhánh,

đường kính 1,5 – 2cm, có màu vàng tươi, có nhiều

đốt, tại các đốt có những vảy khô do lá biến đổi

thành Lá đơn, mọc từ thân rễ Phiến lá hình bầu

dục, kích thước 22 – 40 x 12 – 15cm, đầu nhọn,

bìa phiến nguyên, hơi uốn lượn; màu xanh lục đậm

ở mặt trên, nhạt ở mặt dưới Gân lá hình lông

chim, gân chính nổi rõ ở mặt dưới, các gân phụ

hơi lồi ở mặt trên Bẹ lá hình lòng máng, dài 18 – 28cm, ôm sát vào nhau tạo thành

Hình 2.6 Nghệ vàng

Trang 33

 Tác dụng dược lý – Công dụng:

Thân rễ nghệ dùng chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh ứ máu, vùng ngực bụng trướng, đau tức, dạ dày viêm loét, ung nhọt, ghẻ lở, phong thấp, tay chân đau nhức, vàng da Ở Trung Quốc, nghệ dùng làm thuốc kích thích, bổ, giảm đau, cầm máu và tăng cường chuyển hóa, trị loét dạ dày tá tràng… Ở các nước Đông Nam Á, nghệ được xem là có tác dụng bổ dạ dày, gây trung tiện, bổ máu, chữa vàng da và bệnh gan khác Tác dụng bảo vệ tế bào gan là do hợp chất curcumin có trong thân rễ nghệ (www.uphcm.edu.vn/caythuoc/index.php?q=node/97)

Nghệ có tác dụng kháng các loại vi khuẩn như: Staphylococcus, Salmonella

paratyphi, Mycobacterrium tuberculosis và Trichophyton gypseum

Tinh dầu nghệ và dịch ép có tác dụng ức chế một số vi khuẩn như: Bacillus

cereus, Staphylococcus aureus và nấm ngoài da Candida albican (Phạm Xuân Sinh,

2002)

Ngày đăng: 31/03/2018, 11:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Võ Thị Trà An, 2010. Dược lý thú y. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Tp. HCM, 320 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dược lý thú y
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
[2] Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 2001. Vi khuẩn và nấm gây bệnh trong thú y. Tủ sách trường Đại học Nông Lâm TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vi khuẩn và nấm gây bệnh trong thú y
[3] Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng và Lê Ngọc Mỹ, 1995. Bệnh đường tiêu hóa ở lợn. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội, trang 43 – 70 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh đường tiêu hóa ở lợn
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
[4] Nguyễn Ngọc Hải, 2012. Thực hành nghiên cứu vi sinh vật. Nhà xuất bản Lao Động, Tp. HCM, 125 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành nghiên cứu vi sinh vật
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao Động
[5] Lê Thị Thu Hiền, 2010. Khảo sát hoạt tính kháng sinh của chất chiết hành, tỏi, hẹ, lá móng tay trên vi khuẩn E.coli. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Thú y trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát hoạt tính kháng sinh của chất chiết hành, tỏi, hẹ, lá móng tay trên vi khuẩn E.coli
[6] Heinrich P. Kock, Larry D. Lawson, 2002. Tỏi – Khoa học và tác dụng chữa bệnh (Trần Tất Thắng dịch). Nhà xuất bản Y học, trang 5 - 27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỏi – Khoa học và tác dụng chữa bệnh
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
[7] Đỗ Tất Lợi, 2004. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y Học, trang 181, 227, 366 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Y Học
[8] Bùi Thị Lưu Ly, 2005. Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn E. coli gây phù trên heo. Trang 3 – 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn E. coli gây phù trên heo
[9] Nguyễn Như Pho, 2001. Phòng ngừa bệnh tiêu chảy heo con giai đoạn cai sữa bằng phương pháp sử dụng kháng sinh và khống chế thức ăn. Tập san KHKT Nông Lâm nghiệp 2/2001, trang 80 – 86 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng ngừa bệnh tiêu chảy heo con giai đoạn cai sữa bằng phương pháp sử dụng kháng sinh và khống chế thức ăn
[10] Nguyễn Vĩnh Phước, 1977. Vi sinh vật học thú y – Tập II. Nhà xuất bản Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội, trang 134 – 160 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vi sinh vật học thú y – Tập II
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học và Trung học Chuyên nghiệp
[11] Phạm Xuân Sinh, 2002. Dược Học Cổ Truyền. Nhà xuất bản Y Học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dược Học Cổ Truyền
Nhà XB: Nhà xuất bản Y Học Hà Nội
[12] Phạm Hồng Sơn, 2008. Giáo trình vi sinh vật học thú y. Nhà xuất bản Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình vi sinh vật học thú y
Nhà XB: Nhà xuất bản Huế
[13] Huỳnh Công Tuấn, 2000. Phân lập và giám định vi khuẩn E. coli gây bệnh tiêu chảy trên heo con cai sữa. Thử khả năng nhạy cảm của chúng đối với một số kháng sinh. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ thú y, Đại Học Nông Lâm TP.HCM, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân lập và giám định vi khuẩn E. coli gây bệnh tiêu chảy trên heo con cai sữa. Thử khả năng nhạy cảm của chúng đối với một số kháng sinh
[14] Nguyễn Thái Anh Tuấn, 2005. Tình hình tiêu chảy và tỷ lệ nhiễm E. coli, Rotavirus trên heo con tiêu chảy tại xí nghiệp chăn nuôi Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang. Luận văn tốt nghiệp Bác Sỹ Thú Y, Đại học Nông Lâm TP. HCM, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình tiêu chảy và tỷ lệ nhiễm E. "coli, Rotavirus trên heo con tiêu chảy tại xí nghiệp chăn nuôi Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang
[15] Lê Minh Trí và Huỳnh Thị Ngọc Phương, 2011. Hóa dược 1. Nhà xuất bản Giáo Dục, trang 91 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hóa dược 1
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo Dục
[16] Khổng Quang Vũ, 2006. Tìm hiểu khả năng đề kháng đối với kháng sinh của vi khuẩn Escherichia coli phân lập trên heo con theo mẹ và heo con cai sữa. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Thú y trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu khả năng đề kháng đối với kháng sinh của vi khuẩn Escherichia coli phân lập trên heo con theo mẹ và heo con cai sữa
[19] Gonzalesn Foandox và cộng sự, 1994. Qualitativeattributes and cónumet perception of oganic and free – range poltry meat. Poultry Science 64: 500 – 512.Tài liệu tham khảo từ hệ thống internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Qualitativeattributes and cónumet perception of oganic and free – range poltry meat
[20] Lê Văn Chương, 2012, ““Đệ nhất tỏi” Lý Sơn”, 06/05/2012. <http://toi- lyson.com/de-nhat-toi-ly-son/&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đệ nhất tỏi” Lý Sơn
[21] Nguyễn Văn Mạnh, 2009, “Cây tỏi ta”, Sở Nông Nghiệp và Pháp Triển Nông Thôn tỉnh Ninh Thuận, 06/05/2012.<http://www.ninhthuan.gov.vn/chinhquyen/sonnnt/Pages/Cay-toi-ta.aspx&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây tỏi ta
[22] Phạm Tất Thắng, Lã Văn kính và Đỗ Hữu Phương, “ Thực trạng nhờn thuốc của các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy và hội chứng hô hấp trên lợn thịt ở khu vực miền Dông Nam Bộ, Viện KHHT Nông Nghiệp Miền Nam, 07/05/2012.< http://www.vcn.vnn.vn/PrintPreview.aspx?ID=6804&gt Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w