iii TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “Định tính – định lượng – chiết tách và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của hợp chất alkaloid trong cây Thuốc thượng Phaeanthus vietnamensis Ban” được tiến
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỊNH TÍNH – ĐỊNH LƯỢNG – CHIẾT TÁCH VÀ KHẢO SÁT
TRONG CÂY THUỐC THƯỢNG
(Phaeanthus vietnamensis Ban)
Giảng viên hướng dẫn: PGS-TS TRẦN CÔNG LUẬN
Họ và tên sinh viên: VÕ DUY LÊ SƠN Ngành: Công ngh ệ Hóa học
Niên khóa: 2008-2012
Tháng 8/2012
Trang 2i
ĐỊNH TÍNH – ĐỊNH LƯỢNG – CHIẾT TÁCH VÀ KHẢO SÁT
(Phaeanthus vietnamensis Ban)
Tác giả
VÕ DUY LÊ SƠN
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Công nghệ Hóa học
Giảng viên hướng dẫn:
PGS-TS TRẦN CÔNG LUẬN
Tháng 8/2012
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên con xin chân thành gửi đến ba mẹ và dì Yến đã tạo mọi điều
kiện từ tinh thần đến vật chất, là chỗ dựa thật vững chắc để con yên tâm học tập và hoàn thành khóa luận
Em xin chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM đã tạo điều kiện cho em học tập trong suốt 4 năm qua
Các thầy cô trong Bộ môn Công nghệ Hóa học cùng các thầy cô trực tiếp giảng
dạy em trong suốt quá trình học tập
Em xin chân thành cảm ơn thầy PGS-TS Trần Công Luận, giám đốc Trung tâm Sâm và Dược liệu Tp.HCM cùng các thầy cô trong trung tâm đã tạo điều kiện và tận tình huớng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Em xin gửi lời cảm ơn đến các anh, chị trong Trung tâm Sâm và Dược liệu Tp.HCM đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt kinh nghiệm cho em
Cảm ơn bạn Tôn Nữ Thanh Trà, anh Bùi Thanh Phong cùng tất cả các anh, chị và các bạn sinh viên thực hiện đề tài tại Trung tâm Sâm và Dược liệu Tp.HCM đã giúp
đỡ, khuyến khích, động viên, cùng tôi vượt qua những lúc khó khăn trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên thực hiện
VÕ DUY LÊ SƠN
Trang 4iii
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Định tính – định lượng – chiết tách và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của hợp chất alkaloid trong cây Thuốc thượng (Phaeanthus vietnamensis Ban)” được tiến hành tại trung tâm Sâm và Dược liệu Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian từ tháng 01/2012 đến tháng 8/2012
Giảng viên hướng dẫn:
Ngày nay, chúng ta không thể phủ nhận được tầm quan trọng của việc điều trị
bằng dược phẩm tây y nhưng bên cạnh hiệu quả điều trị, các dược phẩm này thường để
lại tác dụng phụ Vì thế, xu hướng hiện nay trên thế giới là quay lại nghiên cứu nguồn thuốc chữa bệnh có nguồn gốc từ thực vật
Cây Thuốc thượng được phát hiện ở núi Bà Nà – Đà Nẵng thường được người dân dùng để trị các bệnh lý nhiễm trùng nhưng chưa được nghiên cứu rộng rãi Để bảo tồn và phát triển dược liệu này thì việc định danh và nghiên cứu một cách khoa học và
có hệ thống là một trong những công tác cần thiết
Đề tài đã áp dụng các phương pháp hóa học, kĩ thuật sắc kí lớp mỏng, kĩ thuật chiết tách lỏng – lỏng và lỏng – rắn để định tính – định lượng – chiết tách hợp chất alkaloid trong cây Thuốc thượng (Phaeanthus vietnamsis Ban) Hoạt tính kháng khuẩn
của hợp chất alkaloid được xác định bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch
Những kết quả đã đạt được như sau:
- Định tính bằng phản ứng hóa học và sắc kí lớp mỏng đều cho thấy cây Thuốc thượng có hợp chất chính là alkaloid
- Định lượng alkaloid bằng phương pháp cân cho thấy hàm lượng alkaloid tổng trong mẫu nghiên cứu là 3,925%
- Hoạt tính kháng khuẩn của cao alkaloid tổng trên các chủng Gram dương và Gram âm mạnh hơn cao nước và cao n-butanol
Trang 5ABSTRACT
Research of “Qualitative analyse – quantification analyse – extract and explore
antibacterial activities compounds of alkaloid in Phaeanthus vietnamensis Ban” was
conducted at HCMC Research Center of Ginseng and Medicinal Materials from 01/2012 to 8/2012
Instructor: PhD Tran Cong Luan
Nowadays, we can not deny the importance of drugs therapy, besides the treatment effect, drugs are usually left side-effect Thus, current trends in the world is back to research sources of medicines derived from plants
Phaeanthus vietnamensis Ban found at Mount Ba Na – Da Nang has been
commonly used to treat many infectious diseases but it has not been widely researched To preserve and develop this medicinal plant, the present research is established
The study applied phytochemical methods, thin layer chromatography techniques, liquid – liquid and liquid – solid extraction techniques in order to qualitative analyse – quantification analyse – extract alkaloid fractions The antibacterial activity of alkaloid fractions were determined by petridish distribution method
The results revealed that:
- Qualitative analyse by chemical reactions and thin layer chromatography showed
that the main compound of Phaeanthus vietnamensis Ban is alkaloid
- Quantification analyse by means of weight showed that the total alkaloid content
in research prototype is 3.925%
- The antibacterial activity of total alkaloid extract is stronger than the aqueous extract and n-butanol extract
Trang 6v
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
M ỤC LỤC v
DANH M ỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ix
DANH SÁCH CÁC B ẢNG x
DANH SÁCH CÁC HÌNH xi
Chương 1 1
MỞ ĐẦU 1
1.1.Đặt vấn đề 1
1.2.Mục đích và phạm vi đề tài 1
1.3.Ý nghĩa của đề tài 1
Chương 2 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
2.1.Tổng quan về cây Thuốc thượng (Hội đồng dược điển Việt Nam, 2002) 2
2.2.Tổng quan về alkaloid 3
2.2.1.Khái niệm về alkaloid 3
2.2.2.Phân bố alkaloid trong thiên nhiên 4
2.2.3.Danh pháp 5
2.2.4.Tính chất chung của alkaloid 6
2.2.4.1.Lý tính 6
2.2.4.2.Hóa tính 7
2.2.5.Chiết xuất, tinh chế và phân lập alkaloid 9
2.2.5.1.Chiết xuất 9
Trang 72.2.5.2.Tinh chế và phân lập (Nguyễn Kim Phi Phụng 2007 Phương pháp cô
lập hợp chất hữu cơ NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM) 11
2.2.6.Định tính và định lượng alkaloid (Trần Hùng 2006 Phương pháp nghiên cứu dược liệu Bộ môn Dược liệu, khoa Dược, Đại học Y Dược, Tp.HCM.) 14
2.2.6.1.Định tính alkaloid 14
2.2.6.2.Định lượng alkaloid 14
2.2.7.Cấu tạo hóa học và phân loại alkaloid 17
2.3.Phương pháp phổ nghiên cứu cấu trúc của hợp chất hữu cơ (Nguyễn Kim Phi Phụng, 2005) 19
2.4.Các phương pháp xác định hoạt tính kháng khuẩn (Bộ môn vi sinh Giáo trình thực tập vi sinh học Khoa Dược, Đại học Y Dược, Tp.HCM, 2002) 19
2.4.1.Phương pháp khếch tán trên đĩa thạch 19
2.4.2.Phương pháp pha loãng 20
2.5.Vi khuẩn thử nghiệm 20
2.5.1.Escherichia coli (E coli) 20
2.5.2.Staphylococcus aureus (MSSA) 21
2.5.3.Pseudomonas aeruginosa (P.aeruginosa) 22
Chương 3 23
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1.Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm 23
3.2.Nội dung nghiên cứu 24
3.3.Vật liệu thí nghệm 24
3.3.1.Đối tượng nghiên cứu 24
3.3.2.Trang thiết bị thí nghiệm 24
3.3.3.Hóa chất, dung môi 24
3.4.Phương pháp nghiên cứu 25
Trang 8vii
3.4.1.Định tính alkaloid (Trần Hùng, Giáo trình thực tập dược liệu Bộ môn dược
liệu, khoa Dược, Đại học Y Dược, Tp.HCM, 2007) 25
3.4.1.1.Định tính alkaloid bằng phản ứng hóa học 25
3.4.1.2 Định tính bằng sắc kí lớp mỏng 26
3.4.2.Định lượng alkaloid bằng phương pháp cân (Phương pháp nghiên cứu dược liệu Bộ môn Dược liệu, trường Đại học Y Dược Tp.HCM, 2007) 26
3.4.2.1.Xác định độ mất khối lượng do làm khô 26
3.4.2.2.Định lượng alkaloid bằng phương pháp cân 27
3.4.3.Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc alkaloid (Nguyễn Kim Phi Phụng Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM, 2007) 28 3.4.3.1.Chiết xuất alkaloid (theo bài giảng dược liệu, Bộ môn Dược Liệu, trường đại học dược Hà Nội, 2002; Trần Hùng, 2006) 28
3.5 Xác định hoạt tính kháng khuẩn của cây Thuốc thượng và hợp chất alkaloid trên một số chủng vi sinh vật bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch 28
Chương 4 29
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29
4.1.Kết quả 30
4.1.1.Định tính alkaloid bằng phản ứng hóa học 30
4.1.2.Định tính alkaloid bằng SKLM 30
4.1.3.Định lượng alkaloid bằng phương pháp cân 31
4.1.3.1 Độ ẩm nguyên liệu 31
4.1.3.2 Hàm lượng alkaloid toàn phần có trong dược liệu 31
4.1.4.Chiết xuất, phân lập alkaloid 31
4.1.4.1.Phân lập alkaloid bằng SKC pha thuận 32
4.1.5 Kết quả xác định khả năng tạo thành vòng kháng khuẩn trên một số cao chiết bằng phương pháp đục lỗ 35
4.2.Thảo luận 38
Trang 94.2.1.Định tính alkaloid 38
4.2.2.Định lượng alkaloid bằng phương pháp cân 38
4.2.2.1.Độ ẩm nguyên liệu 38
4.2.2.2.Hàm lượng alkaloid toàn phần có trong dược liệu 38
4.2.3.Chiết xuất, phân lập alkaloid 38
4.2.4 Xác định khả năng tạo thành vòng kháng khuẩn trên một số cao chiết bằng phương pháp khuếch tán trên thạch 39
Chương 5 39
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 39
5.1.Kết luận 39
5.2.Đề nghị 40
TÀI LI ỆU THAM KHẢO 40
PH Ụ LỤC 42
Trang 10HPLC High Performance Liquid Chromatography
HSQC Heteronuclear Multiple Quantum Correlation
Trang 11DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Độ kiềm của các alkaloid 9
B ảng 4.1: Độ ẩm của nguyên liệu 31
Bảng 4.2: Hàm lượng alkaloid toàn phần 32
Bảng 4.3: Các phân đoạn cột sắc kí I 34
B ảng 4.4: Các phân đoạn cột sắc kí II 35
Bảng 4.5: Bảng đường kính vòng kháng khuẩn của cao tổng 36
Bảng 4.6: Bảng đường kính vòng kháng khuẩn của cao alkaloid 36
B ảng 4.7: Bảng đường kính vòng kháng khuẩn của cao chloroform 36
Bảng 4.8: Bảng đường kính vòng kháng khuẩn của cao n-butanol 37
Bảng 4.9: Bảng đường kính vòng kháng khuẩn của cao nước 37
B ảng 4.10: Bảng đường kính vòng kháng khuẩn trung bình của các cao kháng khuẩn37
Trang 12xi
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Mẫu dược liệu ban đầu 3
Hình 3.1: Quy trình phản ứng định tính alkaloid bằng phản ứng hóa học và SKLM 25
Hình 4.1: Kết quả định tính bằng phản ứng hóa học 30
Hình 4.2: Kết quả định tình bằng SKLM 31 Hình 4.3: Sắc kí lớp mỏng các phân đoạn lắc (tổng – ete – CHCl3 – alkaloid tổng – n-BuOH – nước) 33
Hình 4.4: Sắc kí lớp mỏng các phân đoạn cột I (alkaloid tổng – I – II – III – IV – V –
VI – VII) 34
Hình 4.5: Sắc kí lớp mỏng các phân đoạn cột II (I4 – I4-1 – I4-2 – I4-3 – I4-4 – I4-5) 35
Trang 13Chương 1
MỞ ĐẦU 1.1.Đặt vấn đề
Việt Nam là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng
cộng với vốn kiến thức của người dân bản địa đã được tích lũy từ bao đời nay thì việc tìm kiếm, nghiên cứu và phát huy việc sử dụng dược liệu có nguồn gốc thực vật là việc làm cần thiết
Ngày nay, chúng ta không thể phủ nhận được tầm quan trọng của việc điều trị
bằng dược phẩm tây y nhưng bên cạnh hiệu quả điều trị, các dược phẩm này thường để
lại tác dụng phụ Vì thế, xu hướng hiện nay trên thế giới là quay lại nghiên cứu nguồn thuốc chữa bệnh có nguồn gốc từ thực vật
Cây Thuốc thượng được phát hiện ở núi Bà Nà – Đà Nẵng thường được người dân dùng để trị các bệnh lý nhiễm trùng nhưng chưa được nghiên cứu rộng rãi Để bảo tồn và phát triển dược liệu này thì việc định danh và nghiên cứu một cách khoa học và
có hệ thống là một trong những công tác cần thiết
1.2.Mục đích và phạm vi đề tài
Định tính – định lượng – chiết tách và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của hợp
chất alkaloid trong cây Thuốc thượng (Phaeanthus vietnamsis Ban)
1.3.Ý nghĩa của đề tài
Nguyên liệu và dược liệu còn khá mới, làm tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn về hóa và hoạt tính sinh học
Trang 142
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.Tổng quan về cây Thuốc thượng (Hội đồng dược điển Việt Nam, 2002)
Đối tượng nghiên cứu là cây Thuốc thượng ở núi Bà Nà – Đà Nẵng, theo tìm
hiểu thì cây Thuốc thượng được sử dụng để trị thương trong thời kỳ chiến tranh và
hiện nay chưa được nghiên cứu
Tên thông dụng: Thuốc thượng, thuốc Mọi, Da xà lắc, thuốc dấu cà doong
Tên khoa học: Phaeanthus vietnamensis Ban
mận chín; cuống dài 13-15mm, vỏ quả rất mỏng
Ra hoa tháng 5-12, có quả tháng 6-1
Bộ phận dùng: Lá, vỏ và vỏ rễ
Nơi sống và thu hái: thấy ở trung bộ Việt Nam: Thừa Thiên – Huế (Phú Lộc), Quảng Nam – Đà Nẵng (Đại Lộc, Quế Sơn, Núi Thành, Duy Xuyên, Tiên Phước, Phước Sơn)
Trang 15Công dụng: Dân gian dùng lá non hấp chín trên nồi cơm, lấy nước nhỏ mắt chữa đau mắt đỏ Vỏ rễ, vỏ thân và lá đem nấu cao dán chỗ mụn nhọt sưng tấy Cây còn có tác dụng chữa đau bụng, tiêu chảy, kiết lị, tác dụng cầm máu vết thương ngoài da
Là loài hiếm gặp, bị khai thác thường xuyên nên cần bảo vệ giữ giống
Hình 2.1: Mẫu dược liệu ban đầu
2.2.Tổng quan về alkaloid
2.2.1.Khái niệm về alkaloid
Đã từ lâu, các nhà khoa học tìm thấy trong cây các hợp chất hữu cơ, những hợp chất này thường là những chất trung tính hoặc acid Đến năm 1806, dược sĩ Friedrich Wilhelm Serturner phân lập được 1 chất từ nhựa thuốc phiện có tính kiềm và gây ngủ
mạnh đã đặt tên là “Morphin” Năm 1810, Gomes chiết được chất kết tinh từ vỏ Canhkina đặt tên là “Cinchonino” Sau này Pelletier P J và Caventon J B xác định cinchonino là hỗn hợp 2 chất quinin và cinchonin Năm 1818, Pelletier và Caventon lại phân lập được 2 chất có tính kiềm từ một loài Strychnos đặt tên “Strychnin và Brucin”
Như vậy từ cây cỏ các nhà khoa học đã phân lập được một số chất có tính kiềm Đến năm 1819, dược sĩ Wilhelm Messner đề nghị xếp các chất có tính kiềm lấy từ thực vật
ra thành một nhóm riêng, ông đề nghị gọi tên là alkaloid, và đưa ra định nghĩa:
“Alkaloid là những hợp chất hữu cơ có chứa nitơ, có phản ứng kiềm và lấy từ thực
Trang 164
vật”
Sau này, các nhà khoa học đã chiết được nhiều hợp chất có tính kiềm từ thực vật: [Piperin (1819), cafein (1819), colchicin (1820), coniin (1826), codein (1832), narcein (1832), papaverin (1848), …] đồng thời cũng tìm thấy trong động vật như: Samandarin, samannin lấy từ tuyến da của loài Salamandra maculosa và Salamandra
altra; bufotenin, bufotenidin, erotonin là nh ững chất độc lấy từ loài cóc Bufo;
batrachotoxin có trong tuyến da loài ếch độc vùng Trung Mỹ Phyllosbates aurotaenia
Ngoài tính kiềm, alkaloid còn có một số đặc tính khác như hoạt tính sinh học
mạnh và phản ứng với một số thuốc thử gọi là thuốc thử chung của alkaloid Sau này, Polonopski đã đưa ra định nghĩa: “Alkaloid là những hợp chất hữu cơ có chứa nitơ, đa
số có nhân dị vòng, có phản ứng kiềm, thường gặp trong thực vật và đôi khi trong động vật, thường có hoạt tính sinh học mạnh và cho phản ứng hóa học với một số thuốc thử gọi là thuốc thử chung của alkaloid” (Theo Bài giảng dược liệu, Bộ môn Dược liệu, trường Đại học Dược Hà Nội, 2002; Thực tập hợp chất tự nhiên, Bộ môn Sinh hóa, trường Đại học KHTN, 2005; Nghiên cứu thuốc từ thảo dược, Viện Dược Liệu, 2005)
2.2.2.Phân bố alkaloid trong thiên nhiên
Alkaloid có phổ biến trong thực vật Ngày nay đã biết trên khoảng 16000 alkaloid từ hơn 5000 loài, hầu hết ở thực vật bậc cao chiếm khoảng 15-20% tổng số các loài cây Có những họ có trên 50% loài cây chứa alkaloid như Ranunculaceae,
Berberidaceae, Papaveraceae, Buxaceae, Cactaceae
Ở nấm, alkaloid có trong nấm Cựa khỏa mạch Claviceps purpurea, nấm Amanita phalloides
Ở động vật cũng đã tìm thấy alkaloid ngày càng tăng: Samandarin, samandaridin, samanin có trong tuyến da của loài kì nhông Salamandra maculosa và Salamandra
altra; bufotenin, bufotenidin, dehydrobufotenin l ấy từ nhựa cóc Bufo bufo gagorizans, Bufobufo asiaticus, Bufo melansiticus; batrachotoxin có trong tuyến da loài ếch độc
Phyllobates aurotaenia
Trong cây, alkaloid thường tập trung ở một số bộ phận nhất định Ví dụ: Ở hạt như Mã tiền, Tỏi độc, Cà phê, ; ở quả như Ớt, Hồ tiêu, Thuốc phiện, …; ở lá như Coca, Thuốc lá, Chè, ; ở hoa như Cà độc dược, ; ở thân như Ma hoàng, ; ở vỏ
Trang 17như Canhkina, Hoàng bá, ; ở rễ như Ba gạc, Lựu, …; ở củ như Ô đầu, Bình vôi, Bách bộ,
Rất ít trường hợp trong cây chỉ có một alkaloid duy nhất mà thường là hỗn hợp
của nhiều alkaloid, trong đó alkaloid có hàm lượng cao được gọi là alkaloid chính, còn những alkaloid khác hàm lượng thấp hơn được gọi là alkaloid phụ
Những alkaloid trong cùng một cây thường có công thức cấu tạo tương tự nhau, nghĩa là chúng có cùng một nhân cơ bản chung Ví dụ: Isopelletierin và methylisopelletierin từ vỏ rễ lựu đều có nhân piperidin; các chất tropin, hyoscyamin, atropine trong lá Benladon đều có nhân tropan
Các alkaloid ở những cây thuộc cùng một họ thực vật cũng thường có cấu tạo rất gần nhau
Hàm lượng alkaloid trong cây thường rất thấp, trừ một số trường hợp như Canhkina hàm lượng alkaloid đạt khoảng 6-10%, trong nhựa Thuốc phiện là 20-30%
Một dược liệu chứa 1-3% alkaloid đã được coi là có hàm lượng khá cao
Hàm lượng alkaloid trong cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khí hậu, ánh sáng, phân bón, chất đất, giống cây, bộ phận thu hái và thời kì thu hái Vì vậy, đối với mỗi dược liệu cần biết được cách trồng trọt, thu hái và bảo quản để thu được lượng alkaloid cao
Trong cây, alkaloid ít khi ở trạng thái tự do (Alkaloid base) mà thường ở dạng
muối của các acid hữu cơ như citrate, tartrate, malate, oxalate, acetate, (đôi khi có ở
dạng muối của acid vô cơ) tan trong dịch tế bào, ở một số cây, alkaloid kết hợp với tannin hoặc kết hợp với acid đặc biệt của chính cây đó như acid meconic trong Thuốc phiện, acid tropic trong cây họ Cà, acid aconitic có trong cây Ô đầu Có một số ít trường hợp alkaloid kết hợp với đường tạo ra dạng glycoalkaloid như solasonin và solamacgin trong cây Cà lá xẻ Solanum laciniatum (Theo Bài giảng dược liệu, Bộ môn Dược liệu, trường Đại học Dược Hà Nội, 2002)
2.2.3.Danh pháp
Các alkaloid trong dược liệu thường có cấu tạo phức tạp nên người ta không gọi tên theo danh pháp hoá học mà thường gọi chúng theo một tên riêng Tên của các alkaloid luôn có đuôi in và xuất phát từ:
- Tên chi hoặc tên loài của cây + in
Trang 186
Ví dụ:
Papaverin từ Papaver somniferin Strychninin từ Strychnos nux – vomica
Ephedrin từ Ephedra sinica
Palmatin từ Jatrorrhiza palmata
- Đôi khi dựa vào tác dụng của alkaloid đó:
Ví dụ: Emetin do từ emetos có nghĩa là gây nôn, morphin do từ morpheus là gây
ngủ
- Có thể xuất phát từ tên người:
Ví dụ: Pelletierin do tên Pelletier, nicotin do tên Nicot
Những alkaloid trong cùng 1 cây nhưng tìm ra sau hoặc có cấu trúc tương tự thường được gọi tên bằng cách thêm tiếp đầu ngữ hoặc biến đổi vĩ ngữ của alkaloid chính (Biến đổi in → idin, amin, alin, imin, …)
Alkaloid có tiếp đầu ngữ nor diễn tả 1 chất đã mất 1 nhóm methyl Ví dụ: Ephedrin (C10H15ON) → nor - ephedrin (C9H13ON) Các đồng phân thường có tiếp đầu
ngữ: Pseudo, iso, epi, neo, allo, …
Có thể biến đổi vần của alkaloid chính Ví dụ: Narcotin → cotarnin, tarconin (theo Nghiên cứu thuốc từ thảo dược, Viện Dược Liệu, 2005)
2.2.4.Tính chất chung của alkaloid
- Những alkaloid trong công thức cấu tạo không có oxy thường ở thể lỏng
Ví dụ: coniin (C8H17N), nicotin (C10H14N2), spartein (C15H26N2)
- Tuy nhiên trong thiên nhiên cũng có một số alkaloid trong công thức cấu tạo có oxy vẫn ở thể lỏng như arecolin (C8H13NO2), pilocarpidin (C10H14N2O2) và một vài
Trang 19chất không có oxy vẫn ở thể rắn như sempervirin (C19H16N2), conessin (C24H40N2)
- Các alkaloid ở thể rắn thường kết tinh được và có điểm chảy rõ ràng, nhưng cũng
có một số alkaloid không có điểm chảy vì bị phân hủy ở nhiệt độ trước khi chảy
- Những alkaloid ở thể lỏng bay hơi được và thường vững bền, không bị phân hủy
ở nhiệt độ sôi nên cất kéo được bằng hơi nước để lấy ra khỏi dược liệu
Mùi vị: đa số alkaloid không có mùi, có vị đắng và một số ít có vị cay như capsaicin, piperin, chavicin, …
Màu sắc: hầu hết các alkaloid đều không màu, trừ một vài alkaloid có màu vàng như berberin, palmatin, chelidonin
Độ tan:
- Nói chung các alkaloid ở dạng base thường không tan trong nước mà thường tan tốt trong dung môi hữu cơ như ether, chloroform, benzen, methanol, … Trái lại, các alkaloid ở dạng muối thường dễ tan trong nước và hầu như không tan trong các dung môi hữu cơ ít phân cực
- Có một số trường hợp ngoại lệ, alkaloid dạng base lại tan tốt trong nước như coniin, nicotin, spartein, colchicin, cafein (cafein tan 1/80 trong nước lạnh và ½ trong nước sôi), alkaloid dạng muối lại ít tan trong nước như berberin nitrat, … Một số alkaloid có chức phenol như morphin, cephelin tan trong dung dịch kiềm
- Dựa vào độ tan khác nhau của alkaloid dạng base và dạng muối người ta sử dụng dung môi thích hợp để chiết xuất, phân lập và tinh chế alkaloid
2.2.4.2.Hóa tính
Alkaloid nói chung có tính kiềm yếu là do trong phân tử có nitơ Người ta có thể tính được độ kiềm của các chất Người ta xếp:
- Alkaloid có độ kiềm mạnh thì giá trị pKB < 3
- Alkaloid có độ kiềm trung bình thì pKB: 3-7 (alkaloid trong họ Cà, alkaloid trong thuốc phiện, …)
- Alkaloid có độ kiềm yếu thì pKB: 7-10 (alkaloid trong vỏ Canhkina)
- Alkaloid có độ kiềm rất yếu thì pKB: 10-12 (alkaloid có nhân purin)
- Ngoại lệ: có alkaloid không còn tính kiềm như: ricinin, colchicin, theobromin Tác dụng với acid, alkaloid tạo ra các muối tương ứng
Trang 208
Alkaloid kết hợp với kim loại nặng (Hg, Bi, Pb, …) tạo ra các muối phức
Các alkaloid có phản ứng với một số thuốc thử gọi là thuốc thử chung của alkaloid Những phản ứng chung này được chia làm hai loại:
- Phản ứng tạo tủa: có hai nhóm thuốc thử tạo tủa với alkaloid
Nhóm thứ nhất:
Thuốc thử Mayer (K2HgI4 – Kalitetraiodomercurat)
Thuốc thử Bouchardat (I2/KI)
Thuốc thử Dragendorff (KbiI4 – Kalitetraiodobismutat)
Muối Reinecke [NH4<Cr(SCN)4(NH3)2>.H2O] - amoni tetrasulfucyanua diamin cromat III
Thuốc thử Scheibler [H3P(W3O10)4]
Thuốc thử Godeffroy [H3Si(W3O10)4]
Thuốc thử Sonnenschein [H3P(Mo3O10)4]
Nhóm thứ hai: tạo tủa dạng tinh thể với alkaloid
Dung dịch vàng clorid
Dung dịch plantin clorid
Acid picrolonic
Acid styphnic
Dung dịch acid picric
- Phản ứng tạo màu: Sử dụng các thuốc thử
Acid H2SO4 đậm đặc (d = 1,84)
Acid HNO3đậm đặc (d = 1,4)
Thuốc thử Frohde (Acid sulfomolypdic)
Thuốc thử Marquis (Sulfofocmol)
Thuốc thử Mandelin (Acid sulfovanadic)
Thuốc thử Erdmann (Acid sulfonitric)
Thuốc thử Merke (Acid sulfoselenic)
Thuốc thử Wasicky (p.dimethylaminobenzaldehyd hòa trong H2SO4) (theo Nghiên cứu thuốc từ thảo dược, Viện Dược Liệu, 2005)
Bảng 2.1: Độ kiềm của các alkaloid
Trang 212.2.5.Chiết xuất, tinh chế và phân lập alkaloid
2.2.5.1.Chiết xuất
Việc chiết xuất alkaloid dựa vào tính chất chung sau:
- Alkaloid nói chung là những base yếu, thường tồn tại trong cây dưới dạng muối của acid hữu cơ hoặc vô cơ, đôi khi ở dạng kết hợp với tannin Nên phải tán nhỏ dược
liệu để dễ thấm với dịch chiết và giải phóng alkaloid khỏi muối của nó bằng những
kiềm trung bình hoặc kiềm mạnh
N N
CH3
N H
NH2
N
CH2 NH2
N H
Trang 2210
- Hầu hết các alkaloid base không tan trong nước nhưng lại dễ tan trong dung môi hữu cơ ít phân cực (hydrocacbon thơm, CHCl3, ether) Trái lại, các muối alkaloid thường tan trong nước, cồn và không tan trong các dung môi ít phân cực Mặt khác còn tùy theo tính chất của alkaloid như loại bay hơi hoặc không bay hơi mà dùng phương pháp chiết xuất cho thích hợp
- Đối với những alkaloid bay hơi được như coniin (trong cây Conium maculatum),
nicotin (trong cây Thuốc lá), … có thể cất kéo được bằng hơi nước thì sau khi sấy khô dược liệu, tán nhỏ, cho kiềm vào để đẩy alkaloid dạng muối ra base rồi lấy alkaloid ra
khỏi dược liệu theo phương pháp cất kéo bằng hơi nước, người ta thường hứng dịch cất được vào trong dung dịch acid và từ đó thu được muối alkaloid
- Đối với những alkaloid không bay hơi người ta sử dụng những phương pháp sau:
Chiết xuất bằng dung môi hữu cơ ở môi trường kiềm:
Tán nhỏ dược liệu rồi tẩm bột dược liệu với dung dịch kiềm trong nước Thường dùng amoni hydroxyt, cũng có thể dùng cacbonat kiềm nhưng chỉ thích hợp với những alkaloid có tính base mạnh Vôi, natri hydroxyt chỉ dùng khi cần thiết để đẩy các base mạnh, đặc biệt đối với những alkaloid tồn tại trong cây ở dạng kết hợp với tannin: Hoặc dùng để biến các alkaloid có nhóm chức phenol thành phenat tan trong nước, không tan trong các dung môi hữu cơ Người ta sử dụng tính chất này để
lấy riêng morphin trong phương pháp định lượng morphin ở nhựa thuốc phiện
Chiết bột dược liệu sau khi đã kiềm hóa như trên bằng dung môi hữu cơ không phân cực thích hợp, dung môi này hòa tan các alkaloid base vừa được giải phóng Ở phòng thí nghiệm thường benzene, CHCl3 Trong sản xuất công nghiệp người ta phải chú ý dùng dung môi rẻ tiền, ít độc, khó cháy Có thể chiết nguội trong bình ngấm kiệt
hoặc chiết nóng trong các dụng cụ kiểu Soxhlet
Cất thu hồi dung môi hữu cơ dưới áp lực giảm rồi lắc dịch chiết cô đặc với dung dịch acid loãng (2% - 5%) (thường dùng acid HCl hay acid H2SO4) Các alkaloid được chuyển sang dạng muối tan trong nước, còn mỡ, sắc tố, sterol, …ở lại dung môi hữu cơ Trong phòng thí nghiệm người ta lắc trong bình gạn, trong công nghiệp phải
có thiết bị thích hợp
Gộp các dịch chiết muối alkaloid lại rồi kiềm hoá để chuyển alkaloid sang dạng base, lắc với dung môi hữu cơ thích hợp nhiều lần để lấy kiệt alkaloid base Việc
Trang 23chiết bằng dung môi hữu cơ có thể dùng bình gạn hoặc các dụng cụ chiết chất lỏng theo kiểu bình ngấm kiệt
Sau khi lấy riêng lớp dung môi hữu cơ chứa alkaloid base, người ta thường
loại nước bằng muối trung tính khan nước (Na2SO4 khan) rồi cất thu hồi dung môi hoặc bốc hơi dung môi sẽ thu cắn alkaloid thô
Chiết bằng dung dịch acid loãng trong cồn hoặc trong nước (Phương pháp Stas
- Otto)
Thấm ẩm bột dược liệu bằng dung môi chiết xuất
Chiết bột dược liệu bằng dung môi chiết xuất Các alkaloid trong dược liệu sẽ chuyển sang dạng muối và tan trong dung môi trên
Cất thu hồi dung môi hoặc bốc hơi dung môi dưới áp lực giảm, dùng ether rửa
dịch chiết đậm đặc còn lại Ở môi trường acid, ether thường hòa tan một số tạp chất chứ không hòa tan các alkaloid
Sau khi tách lớp ether, kiềm hóa dung dịch nước rồi lấy alkaloid base được
giải phóng ra bằng một dung môi hữu cơ thích hợp, (dung môi này phải không trộn lẫn với nước), thường dùng CHCl3, ether, benzene, …Cất thu hồi dung môi hữu cơ rồi bốc hơi tới khô sẽ thu được cặn alkaloid thô
2.2.5.2.Tinh chế và phân lập (Nguyễn Kim Phi Phụng 2007 Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ NXB Đại
học Quốc gia Tp.HCM)
Sau khi chiết xuất ít khi thu được một alkaloid tinh khiết mà thường là một hỗn
Trang 2412
hợp các alkaloid còn lẫn tạp chất
Nếu chỉ có một alkaloid thô thì có thể tinh chế bằng cách chuyển nó nhiều lần từ dung môi hữu cơ sang dung môi nước và ngược lại, cuối cùng làm bốc hơi dung môi ta được một alkaloid tinh khiết
Nếu là hỗn hợp nhiều alkaloid, để tinh chế và phân lập riêng từng alkaloid trước đây thường dùng phương pháp kết tinh phân đoạn bằng các dung môi, ngày nay người
ta sử dụng thêm một số phương pháp khác: Phương pháp trao đổi ion, phương pháp sắc kí cột, sắc kí điều chế, …
- Phương pháp trao đổi ion
Phương pháp trao đổi ion dựa vào sự trao đổi thuận nghịch giữa các ion trong dung dịch muối alkaloid và các ion đã bị hấp phụ trên chất mang (Nhựa trao đổi ion) Các nhựa trao đổi ion được dùng là các cationit (Những cao phân tử rắn mang nhóm acid có khả năng hấp phụ các cation) và các anionit (Những cao phân tử rắn mang nhóm base có khả năng hấp phụ các anion) Các nhựa trao đổi này không tan trong nước và các dung môi hữu cơ
Muối alkaloid hòa tan trong nước tạo ra các cation lớn:
B.HCl ↔ [BH]+
+ ClQuá trình trao đổi của dung dịch muối alkaloid với nhựa trao đổi ion xảy ra như sau:
Trang 25Các alkaloid trong hỗn hợp thường có độ kiềm khác nhau, do đó khi cho qua cột trao đổi ion có sự hấp phụ khác nhau và trong lớp ionit xảy ra sự trao đổi kép nối
tiếp nhau, chất có độ kiềm lớn bị giữ lại ở trên và chất có độ kiềm nhỏ chuyển sâu vào
cột ionit do đó người ta có thể lấy tách riêng các alkaloid ra
Ngoài ra, trong một số trường hợp người ta dùng các ionit lưỡng tính chứa các nhóm acid lẫn base
- Phương pháp sắc kí cột
Dựa trên nguyên tắc các thành phần trong hỗn hợp alkaloid có độ hấp phụ khác nhau trên chất hấp phụ đã nạp trong cột Chất hấp phụ thường dùng là oxyt nhôm, silicagel dùng cho sắc kí cột, bột cellulose, …Khi cho dịch chiết alkaloid qua cột, các alkaloid sẽ phân bố lần lượt trong cột, ở phần trên của cột sẽ tập trung chất bị hấp phụ
mạnh nhất, còn ở phần dưới của cột tập trung chất bị hấp phụ kém nhất Tuy nhiên các miền chưa được phân thành ranh giới rõ rệt, nghĩa là chưa phân chia rõ rệt các chất trong cột Do đó để tách hoàn toàn các alkaloid trong cột người ta phải dùng một dung môi hay một hệ dung môi chạy qua cột để rửa giải các alkaloid đã hấp phụ trong cột
- Sắc kí điều chế
Dựa theo nguyên tắc của sắc kí lớp mỏng, dịch chiết đậm đặc alkaloid được chấm lên những tấm kính đã tráng chất hấp phụ tương đối dày thành một đường thẳng Sau khi khai triển bằng một hệ dung môi thích hợp, các chất khác nhau có tốc độ di chuyển khác nhau nên được tách ra ở những vị trí khác nhau Để xác định vị trí các alkaloid đã tách ra một cách dễ dàng dưới ánh sáng tử ngoại người ta thường dùng chất
hấp phụ có trộn thêm chất phát quang Ví dụ silicagel GF254, oxyt nhôm GF254 của hãng Merck Nếu chất hấp phụ không có chất phát quang thì người ta dùng tấm kính khác phủ lên tấm sắc kí, phun thuốc thử lên một phần nhỏ ở bên phải và bên trái tấm
sắc kí, trên cở sở ấy đánh dấu từng dải chứa alkaloid Sau đó cạo lấy riêng từng phần chất hấp phụ có chứa các alkaloid riêng biệt, rồi chiết riêng lấy từng chất bằng dung môi thích hợp, sau khi cho bốc hơi sẽ thu được từng alkaloid riêng biệt (Theo Bài
giảng dược liệu, Bộ môn Dược Liệu, trường đại học dược Hà Nội, 2002; Trần Hùng, 2006)
Trang 2614
2.2.6.Định tính và định lượng alkaloid (Trần Hùng 2006 Phương pháp nghiên cứu dược liệu Bộ môn Dược
liệu, khoa Dược, Đại học Y Dược, Tp.HCM.)
2.2.6.1.Định tính alkaloid
Muốn định tính alkaloid phải chiết alkaloid và loại những chất kèm theo gây trở
ngại cho các phản ứng Sau đó làm phản ứng tạo tủa để xác định xem có alkaloid hay không Muốn xác định xem đó là alkaloid gì thì làm phản ứng màu đặc hiệu, ngày nay thường kết hợp với phương pháp sắc kí nhất là sắc kí lớp mỏng có alkaloid tinh khiết làm chất chuẩn so sánh
Trong sắc kí lớp mỏng có thể dùng chất hấp phụ là silicagel, nhôm oxyt, bột cellulose, …Tuỳ theo cấu tạo alkaloid mà người ta chọn hệ dung môi cho thích hợp Thuốc thử phun hiện màu hay dùng nhất là thuốc thử Dragendorff (Cho vết da cam
hoặc đỏ nâu) Ngoài ra có thể dùng thuốc thử để phun hiện màu khác như iodo-iodid, iodoplatinat Tùy theo cấu tạo alkaloid có thể dùng những thuốc thử phun hiện màu riêng
- Đối với các alkaloid của Ba gạc có thể phát hiện bằng hỗn hợp acid percloric và FeCl3
- Alkaloid vỏ Canhkina có thể phát hiện bằng acid formic (Vết có huỳnh quang xanh đậm dưới ánh sáng tử ngoại)
- Các alkaloid là dẫn chất phenylalkylamin được hiện màu bằng thuốc thử ninhydrin
- Alkaloid có nhân indol có thể phun hiện màu bằng hỗn hợp thuốc thử aldehyt cinnamic và HCl
- Thuốc thử Van-Urk dùng phun hiện màu alkaloid của Cựa khỏa mạch
- Các alkaloid có nhân purin có thể phun hiện màu bằng dung dịch iod và acid sulfuaric (Nguyễn Khắc Quỳnh Cứ, 2001; Trần Hùng, 2006)
2.2.6.2.Định lượng alkaloid
Có thể định lượng toàn bộ hoặc chỉ định lượng một alkaloid là hoạt chất trong dược liệu, có nhiều phương pháp định lượng, nói chung các phương pháp đều có hai giai đoạn chính:
- Chiết xuất lấy riêng alkaloid ra khỏi dược liệu, có thể sử dụng một trong ba phương pháp chiết xuất alkaloid nhưng việc chiết xuất phải có tính chất định lượng,
Trang 27nghĩa là lượng dược liệu đem chiết phải cân chính xác, có trừ độ ẩm dược liệu và ở từng giai đoạn chiết phải hoàn toàn xong
- Tiến hành định lượng: Tùy theo tính chất và điều kiện mà lựa chọn phương pháp định lượng cho thích hợp
Phương pháp cân
Để định lượng alkaloid bằng phương pháp cân, cần phải chiết được alkaloid tinh khiết nghĩa là đã loại được hoàn toàn những tạp chất kèm theo Do đó phương pháp này tương đối lâu và người ta chỉ sử dụng khi không sử dụng được những phương pháp định lượng khác
Phạm vi sử dụng của nó là những alkaloid có tính base rất yếu, vì những alkaloid này không chuẩn độ được bằng phương pháp acid - base, do hằng số điện ly quá bé sẽ không có bước nhảy trên đường cong chuẩn độ nên không quan sát được sự chuyển màu của rõ rệt của chỉ thị Ngoài ra phương pháp cân còn được dùng trong trường hợp định lượng những alkaloid chưa xác định rõ cấu trúc hóa học hoặc hỗn hợp nhiều alkaloid có phân tử lượng rất khác nhau
Khi định lượng, người ta phải chiết được alkaloid tinh khiết bằng một dung môi thích hợp, đem bốc hơi dung môi, sấy cặn tới khối lượng không đổi rồi đem cân
Nếu hàm lượng alkaloid trong dược liệu rất thấp thì định lượng bằng phương pháp cân trực tiếp khó chính xác, do đó có thể tạo ra các dẫn chất có khối lượng phân
tử lớn bằng cách cho alkaloid tác dụng với thuốc thử tạo tủa như acid silicovonframic, acid picrolonic, …Một hệ số được xác định bằng phương pháp thực nghiệm đối với
mỗi alkaloid nguyên chất cho phép tính ra hàm lượng alkaloid base trong dược liệu
Phương pháp trung hoà
Mặc dù alkaloid chiết xuất ra đã được tinh chế nhưng định lượng bằng phương pháp cân thường có sai số thừa vì các tạp chất cũng bị lôi cuốn theo lẫn với cặn alkaloid Do đó định lượng alkaloid bằng phương pháp trung hòa được dùng nhiều hơn, nhất là những alkaloid ở họ Cà
Muốn định lượng bằng phương pháp này thì alkaloid phải chiết ra ở dạng base Dung dịch alkaloid base phải trong, vì có vẩn đục hay lẫn phần nhỏ nhũ dịch sẽ gây ra hiện tượng hấp phụ các chất kiềm làm cho kết quả định lượng sai số thừa Ngoài ra nếu lẫn các chất kiềm như amoniac, các amin cũng như chất béo và chất màu
Trang 2816
sẽ ảnh hưởng đến kết quả khi định lượng bằng phương pháp trung hòa có dùng chỉ thị màu Nếu có amoniac và các amin sẽ gây sai số thừa, còn nếu lẫn chất màu và chất béo thì khi chuẩn độ khó quan sát vùng chuyển màu của chỉ thị
Để loại amoniac và các amin người ta lợi dụng tính dễ bay hơi của nó Sau khi bốc hơi dung môi, cặn còn lại cho thêm vài ml ether hoặc ethanol rồi cho bốc hơi hết
Chất béo nói chung được loại trong quá trình tinh chế alkaloid bằng cách lắc
với acid loãng sau đó kiềm hóa rồi chiết bằng dung môi hữu cơ nhiều lần, đôi khi người ta cho thêm ether dầu hỏa vào khi chuẩn độ để ngăn cản ảnh hưởng của chất béo
Các chất màu thường được loại trong quá trình chuyển alkaloid từ dung môi này sang dung môi khác hoặc có thể dùng các chất hấp phụ màu
Sau khi đã có dịch chiết alkaloid base có thể tiến hành định lượng bằng cách lắc alkaloid trong dung môi hữu cơ với lượng acid chuẩn độ dư, sau đó định lượng acid thừa bằng kiềm tương ứng, hay làm bốc hơi dung môi hữu cơ, cặn alkaloid còn lại được định lượng trực tiếp hay gián tiếp bằng acid chuẩn độ
Người ta thường dùng HCl hoặc H2SO4 có nồng độ 0,01-0,1 N để chuẩn độ,
chỉ thị màu dùng trong định lượng alkaloid phần lớn là methyl đỏ Vì theo lý thuyết cũng như thực tế pH của hầu hết các muối alkaloid đều có vùng chuyển màu của chỉ thị này (pH 4,2-6,3)
Vài alkaloid có điểm tương đương trên đường cong chuẩn độ ở khoảng pH 4, trong trường hợp này người ta dùng methyl vàng cam làm chỉ thị màu
Một số trường hợp dùng hỗn hợp chỉ thị để quan sát rõ vùng chuỷển màu hơn
là dùng một chỉ thị màu (ví dụ định lượng alkaloid trong vỏ Canhkina người ta đã dùng hỗn hợp methyl đỏ và xanh methylen để làm chỉ thị)
Khi tính kết quả, nếu trong dược liệu có nhiều alkaloid mà chúng đều định lượng được bằng phép chuẩn độ sẽ tính theo một hệ số là khối lượng phân tử trung bình của các alkaloid có trong dược liệu, nhưng kết quả này không được chính xác vì
tỉ lệ alkaloid thường khác nhau Do đó người ta thường tính theo một alkaloid chính trong dược liệu; ví dụ định lượng alkaloid toàn phần trong lá Benladon thì tính theo hyosxyamin, trong Ma hoàng tính theo ephedrin
Trang 29Định lượng alkaloid trong môi trường khan: Những alkaloid có tính base rất yếu thì chuẩn độ trong môi trường dung dịch nước không chính xác Tuy vậy, nếu hòa tan alkaloid vào trong dung môi không phải là nước, thường dùng acid acetic khan (gọi là môi trường khan) thì người ta có thể định lượng được những alkaloid có tính base rất yếu này Thường dùng acid percloric 0,1 N để định lượng và chỉ thị màu là tím tinh thể
Phương pháp so màu
Phương pháp so màu chỉ cần một lượng nhỏ alkaloid, lại có độ nhạy và có kết
quả nhanh, do đó cũng là phương pháp hay dùng để định lượng alkaloid Hầu hết các alkaloid không có màu nhưng có thể định lượng bằng phương pháp so màu theo nguyên tắc: Dựa vào phản ứng tạo màu của alkaloid, dùng dung dịch có màu đó để định lượng
Những alkaloid không thể tạo thành dung dịch có màu để định lượng trực tiếp người ta cho alkaloid tác dụng với thuốc thử tạo tủa có màu, sau đó tách riêng tủa và hòa tan trong dung môi thích hợp sẽ được dung dịch có màu để định lượng Ví dụ: Có thể định lượng alkaloid vỏ Canhkina bằng cách cho tác dụng với thuốc thử Reinecke
để tạo ra tủa có màu, lấy riêng tủa Reineckat alkaloid hòa tan trong aceton tạo ra dung
dịch có màu để định lượng Biến đổi alkaloid thành một dẫn chất có màu Ví dụ biến đổi morphin thành nitrosomorphin có màu đỏ đậm trong môi trường kiềm Hoặc dùng
phản ứng giáng phân alkaloid thành những phần nhỏ, lấy riêng phần cần thiết rồi cho tác dụng với thuốc thử tạo ra dung dịch có màu để định lượng Ví dụ: physostigmin tác dụng với kiềm tạo thành eserolin, cacbonat kiềm và methylamin; có thể lấy riêng methylamin bằng cách cất kéo hơi nước, sau cho tác dụng với thuốc thử ninhydrin tạo
ra hợp chất có màu Định lượng phần methylamin suy ra được lượng physostigmin (Nguyễn Khắc Quỳnh Cứ, 2001; Trần Hùng, 2006)
2.2.7.Cấu tạo hóa học và phân loại alkaloid
Theo cuốn Nghiên cứu thuốc từ thảo dược, Viện Dược Liệu, 2005, alkaloid là
những base bậc 1, bậc 2, hay bậc 3 đôi khi là các amoni hydrat bậc 4 Hầu hết các alkaloid có nitơ tham gia vào nhân dị vòng, nhưng cũng có alkaloid mà nitơ ở ngoài vòng
Alkaloid thường được phân loại theo cấu trúc của nhân:
Trang 3018
- Alkaloid không có nhân dị vòng: Những alkaloid thuộc nhóm này có nitơ nằm ở mạch thẳng (ví dụ như capsaicin trong Ớt)
NHO
NH
NCH
3
Những alkaloid là dẫn xuất của nhân quinolin: (ví dụ: Quinine (C20H24N2O2) trong vỏ Canhkina, cinchonin (C19H22N2O2) trong vỏ Canhkina)
N Quinolin
Alkaloid có khung aporphine: roemerin trong củ bình vôi
N O
O
CH3