khác, nơi khác chuyển giao cho.“Tiếp nhận văn học”, theo Từ điển thuật ngữ văn học là “hoạt động chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thấm mĩ của tác phắm văn học, bắt đầu từ sự cảm thụ ngôn
Trang 1ĐỌC HIẾU TÙY BÚT “NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ” -
NGUYỄN TUÂN VÀ BÚT KÍ “AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG” - HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG THEO ĐĂC TRƯNG
THẺ LOẠI
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu khoa học vừa là niềm say mê, vừa là nhiệm vụ của người sinhviên đang ngồi trên ghế nhà trường Đặc biệt với sinh viên cuối khóa thì đây là một
cơ hội tốt để vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã lĩnh hội trong quá trình học tập
và thực tế nghiên cứu, nhằm mở rộng kiến thức của bản thân
Nhận thấy tầm quan trọng đó, người viết đã tiến hành nghiên cứu với đề tài:
Đọc - hiếu tùy bút “Người lái đò sông Đà 99 - Nguyễn Tuân và bút kỉ “Ai đã đặt tên cho dòng sông” - Hoàng Phủ Ngọc Tường theo đặc trưng thế loại Đe hoàn thành
khóa luận này, người thực hiện đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy côgiáo trong tổ bộ môn phương pháp cũng như các thầy cô trong khoa Ngữ văn Đặcbiệt là sự dẫn dắt, chỉ bảo tận tình của thầy giáo: Th.s - GVC Vũ Ngọc Doanh - giáoviên hướng dẫn Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với các thầy cô -những người đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành khóa luận này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 08 thảng 05 năm 2011 Người thực hiện
Trần Thị Oanh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi,
Trang 3không trùng với tác giả khác Những kết quả thu được là hoàn toàn chân thực vàchưa có trong một đề tài nào.
Hà Nội, ngày 08 thảng 05 năm 2011 Sinh viên
Trần Thị Oanh
Trang 4DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIỂT TẮT
Học sinh: HSGiáo viên: GVPhổ thông trung học: PTTHSách giáo khoa: SGK
Nhà xuất bản: Nxb
Trang 5MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích ngiên cứu 2
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 3
7 Cấu trúc của khóa luận 3
NỘI DUNG Chương 1: Những vấn đề chung 4
1.1 Cơ sở lí luận 4 1.1.1 Vấn đề tiếp nhận văn học 4
1.1.1.1.Khái niệm 4
1.1.1.2.Cơ sở tiếp nhận 5
1.1.2 Loại thể và vấn đề tiếp nhận 7
1.1.2.1.Khái niệm loại thể 7
1.1.2.2.Tiếp nhận văn học theo loại thể 7
1.2 Cơ sở thực tiễn 8
1.2.1 Dạy học tác phẩm trong nhà trường PTTH 8
1.2.2 Những hạn chế và hướng khắc phục trong việc tố chức học sinh tiếp nhận văn bản kí trong nhà trường PTTH 9
Trang 6Chương 2: Đọc - hiểu tùy bút “Người lái đòsông Đà” - Nguyễn Tuân và bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” - Hoàng Phủ NgọcTường theo đặc
trung thể loại 10
2.1 Vài nét sơ lược về loại hình kí văn học 10
2.1.1 Sự hình thành loại hình kí 10
2.1.2 Khái niệm chung về thể kí văn học 11
2.1.3 Phân loại kí 13
2.2 Đặc trưng thể loại kí 18
2.2.1 Tôn trọng sự thật khách quan và tính xác thực của đời sống 18
2.2.2 Nhân vật trần thuật trong kí thường là chính tác giả 21
2.2.3 Đặc điểm về văn phong, ngôn từ nghệ thuật kí 23
2.3 Đọc - hiếu tùy bút “Người lái đò sông Đà” (trích)- Nguyễn Tuân và bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” (trích) - Hoàng PhủNgọc Tường 26 2.3.1 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hiện thực được phản ánh trong tác phẩm 26
2.3.2 Hướng dẫn học sinh tìm hiếu hình tượng tác giả trong tác phẩm 31
2.3.3 Hướng dẫn học sinh phát hiện những đặc điếm nghệ thuật độc đáo của tác phẩm và phong cách nghệ thuật của tác giả 35
Chương 3: Giáo án thực nghiệm 42
3.3.1 “Người lái đò sông Đà” (trích) - Nguyễn Tuân 42
3.3.2 “Ai đã đặt tên cho dòng sông” (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường 59
KÉT LUẬN 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
MỞ ĐẦU
/ Lí do chọn đề tài
Trang 7Ngữ văn là một trong những bộ môn cơ bản của chương trình giáo dục trongnhà trường PTTH Những tác phâm văn học trong nhà trường phô thông chứa đựngnhững giá trị nội dung và nghệ thuật sâu sắc Nó không chỉ cung cấp tri thức, hiểubiết về cuộc sống mà còn có tác dụng giáo dục nhân cách, đạo đức, thấm mĩ chohọc sinh Bởi vậy, vai trò, nhiệm vụ của người giáo viên là vô cùng quan trọng.Chương trình Ngữ văn mới hiện nay được biên soạn theo hệ thống nguyêntắc chặt chẽ trong đó có nguyên tắc thế loại Các văn bản được lựa chọn sắp xếptheo cụm thể loại Trong mỗi thể loại, các văn bản vẫn được sắp xếp theo tiến trìnhlịch sử Vì thế cần dạy một cách thật kĩ lưỡng để học sinh thấy được vẻ đẹp cụ thếcủa văn bản ấy, nhưng mặt khác giúp học sinh biết cách đọc, cách phân tích mộtbài ca dao, một bài thơ, một truyện ngắn, hay một bài kí văn học, Vì vậy, vấn đềthế loại trong thực tế giảng dạy ở trường phố thông đặt ra không những như mộtvấn đề tri thức mà còn là một vấn đề phương pháp.
Thế kí đóng góp vào nền văn học dân tộc nhiều tên tuối nhà văn lớn với
những tác phấm có giá trị Kí hiện đại nối bật với hai nhà văn lớn là Nguyễn Tuân
và Hoàng Phủ Ngọc Tường Hai văn bản kí “Người lái đò sông Đà ” - Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông? ” - Hoàng Phủ Ngọc Tường là những văn
bản kí rất có giá trị, được lựa chọn đưa vào chương trình Ngữ văn 12 Hai nhà vănvới hai tác phẩm của mình đã thế hiện những sáng tạo mới mẻ, đóng góp quan
trọng cho quá trình đổi mới loại thể này Với đề tài Đọc - hiếu tùy bút “Người lái
đò sông Đà ” - Nguyễn Tuân và bút kỉ “Ai đã đặt tên cho dòng sông? ” - Hoàng Phủ Ngọc Tường theo đặc trưng thế loại, chúng tôi muốn góp phần nâng cao chất
lượng và hiệu quả dạy học thế loại kí ở nhà trường phổ thông, mà cụ thể là hai vănbản kí như đã nêu
2 Lịch sử vấn đề
Người đầu tiên đề cập cụ thể tới đặc trưng và việc giảng dạy văn bản kí
trong nhà trường phổ thông là tác giả Trần Thanh Đạm trong công trình nghiên cứu
Trang 8“Vẩn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo thế loại” Tiếp đó là tác giả Trần Đình Chung trong “Dạy các văn bản theo đặc trưng thế loại” Nhóm tác giả viết giáo trình “Lí luận văn học ” của trường Đại học Sư phạm do Gs Phương Lựu (chủ biên), nhóm viết giáo trình “Lí luận van học ” của trường Đại học Sư phạm do Gs.
“Hình tượng sông Hương trong bút kí “Ai đã dặt tên cho dòng sông ? ” của Hoàng Phủ Ngọc Tường” của Th.s Bùi Minh Đức (tạp chí Dạy và học ngày nay (tháng 2,
2007)),
về Nguyễn Tuân và tùy bút “sông Đà” có: “Nguyễn Tuân và sông Đà” của Nam Mộc ; “Cảm tưởng đọc “Sông Đà”” của Trương Chỉnh Nhũng bài viết trên
đều tập trung thế hiện sự thay đối nhân sinh quan, thế giới quan của nhà văn
Nguyễn Tuần sau Cách mạng.
3 Mục đích nghiên cứu.
Thực hiện đề tài này, người nghiên cứu muốn góp phần nâng cao chất lượng
và hiệu quả dạy học thế loại kí ở nhà trường phố thông, trong đó có tùy bút “Người lái đò sông Đà ” của Nguyễn Tuân và bút kí trữ tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường -
“Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Trang 94 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn dạy đọc - hiểu văn bản Ngữ văn nóichung, văn bản kí nói riêng
Từ việc xác định đặc trưng thể loại, kiếu văn bản và nhiệm vụ dạy học Văntheo hướng đổi mới để hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản kí ở bậc PTTH
5 Đổi tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động dạy đọc hiểu văn bản kí ở bậc PTTH vàthực nghiệm thiết kế bài soạn
Phạm vi nghiên cứu: Văn bản kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” - Hoàng Phủ Ngọc Tường và “Người lái đò sông Đà ” - Nguyễn Tuân ố Phương pháp nghiên cứu Phương pháp khảo sát.
Trang 10khác, nơi khác chuyển giao cho.
“Tiếp nhận văn học”, theo Từ điển thuật ngữ văn học là “hoạt động chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thấm mĩ của tác phắm văn học, bắt đầu từ sự cảm thụ ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ của tác giả cho đến sản phấm sau khi đọc, cách hiếu, ấn tượng trong trí nhớ, ảnh hưởng trong hoạt động sáng tạo, bản dịch, chuyến thê
Tiếp nhận văn học chính là cuộc trao đối ngầm giữa bạn đọc - tác giả vănhọc Thực chất của tiếp nhận văn học là hoạt động nhận thức của bạn đọc nhằmlĩnh hội tri thức vốn tồn tại khách quan với chủ thế tiếp nhận Những tri thức ấy sẽlàm phong phú đời sống tư tưởng, làm nảy sinh những tình cảm thấm mĩ nơi bạn
đọc Trong “Đọc và tiếp nhận văn chương”, Nguyễn Thanh Hùng khắng định:
“Tiếp nhận tác phấm vãn học là quá trình đem lại cho người đọc sự hưởng thụ và hứng thủ trí tuệ hướng vào hoạt động đê củng cổ và phát trỉến một cách phong phú những khả năng thuộc thế giới tỉnh thần và năng lực cảm xúc của con người trước đời sổng” Đi từ nhận thức đến tình cảm, cao hơn sẽ có những hành động tương
ứng ở mỗi cá nhân Tất cả ảnh hưởng trục tiếp đến việc hình thành và phát triếnnhân cách mỗi người Với dạy học Ngữ văn trong nhà trường PTTH cũng vậy, mụcđích cuối cùng là góp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh trên cơ sở các emhiếu và cảm thụ sâu sắc các tác phấm văn chương
Tiếp nhận văn học trong nhà trường phố thông trong mối quan hệ với tiếpnhận văn học trong đời sống mang đặc thù riêng: nếu trong đời sống, tiếp nhận vănhọc thường do sự tự phát, bị chi phối bởi thị hiếu thẩm mĩ, mục đích tiếp nhận của
cá nhân là không giống nhau , thì tiếp nhận văn học trong nhà trường phố thông làhoạt động mang tính tự giác cao và có mục đích rõ ràng
1.1.1.2 Cơ sở tiếp nhận
* Con đường nhà văn làm ra tác phẩm
Sáng tác văn học nghệ thuật thuộc lĩnh vực sản xuất tinh thần, theo phương
thức “cả thể” được diễn ra muôn màu muôn vẻ Tố Hữu nói “mỗi người cỏ cách
Trang 11làm của mình, cách sáng tạo của mình, không bắt chước của ai được” Song, trong
sự đa dạng này, ta vẫn bắt gặp những nét chung cơ bản
Yeu tố đầu tiên bắt nguồn cho sự ra đời của tác phẩm là chứng sảng tạo,
cảm hứng phải mãnh liệt Bởi viết văn là gan ruột, tâm huyết, không thể cho ranhững sản phẩm của một tâm hồn bình lặng, vô vị, miễn cưỡng
Khát vọng chủ quan của người nghệ sĩ, nung nấu ý định viết ra một tácphấm khi bắt gặp cảm hứng sẽ hình thành ý đồ sáng tạo Nó chỉ một ý định và động
cơ cụ thế có tác dụng xác định phương hướng chung cho một quá trình sáng tác cụthể Ý đồ sáng tạo mang tính khả biến
Ý đồ vốn đã phải dựa trên cơ sở ít nhiều tư liệu nhất định Khi V đồ đã hìnhthành thì tư liệu được tố chức lại và có sự bố sung Đây chính là lúc nhà văn thuthập tài liệu, hệ thống hóa và lập sơ đồ Sơ đồ là bản phác thảo của nhà văn trướckhi viết
Sau khi mọi sự chuẩn bị chu tất, nhà văn bắt đầu viết Đây là công việc khókhăn, phức tạp, một quá trình lao động căng thẳng với đầy đủ trạng thái cung bậc
cảm xúc cùng băn khoăn, suy tính “trong hàng tấn quặng chữ mới có một chữ vàng
Chặng đường cuối - sửa chữa Nó giúp nhà văn nhìn lại đứa con tinh thầnmột cách bao quát, xem xét lại các yếu tố đế bố sung hoặc loại bỏ các chi tiết thừa.Tác phẩm được hoàn thiện
* Con đường bạn đọc chiếm lĩnh tác phẩm
Nói đến tác phẩm văn chương là nói đến một văn bản trong chỉnh thể Tácphẩm văn chương được cấu tạo bằng ngôn ngữ nghệ thuật nhằm xây dựng nên mộtthế giới nghệ thuật riêng được kết cấu một cách chặt chẽ trong những quan hệ: giữanội dung và hình thức, giữa bộ phận và tổng thể, giữa yếu tố hữu hình và vô hình,giữa văn bản và tiền văn bản
Có nhiều con đường đế tiếp nhận tác phẩm văn học Đặc biệt trong thời đạingày nay, người ta có thể chiếm lĩnh tác phẩm văn học bằng cách xem các bộ phimđược chuyển thể từ các tác phẩm văn học, hoặc có thể nghe người khác đọc lại tác
Trang 12phấm hay trực tiếp đọc tác phấm Song, những cách tiếp cận khác có nhiều hạn chế,chỉ có con đường đọc - hiểu mới đúng với bản chất của văn học - loại hình nghệthuật ngôn từ Thông tin nghệ thuật trong tác phấm văn học được thế hiện ở hệthống ngôn từ tạo thành cấu trúc văn bản tác phẩm Trong văn bản văn học bao giờcũng có những khoảng trống buộc người đọc phải liên tưởng, tưởng tượng tạo cơ sởhình thành tác phấm của riêng mình.
Đọc - hiểu là con đường đặc trưng để bạn đọc chiếm lĩnh giá trị thẩm mĩ, sựmuôn màu muôn vẻ của đời sống xã hội mà tác phấm mang tải Điều này chi phốiđến dạy học Ngữ văn trong nhà trường phố thông Trong dạy học, giáo viên phảigiúp học sinh đọc văn, từ đó hình thành năng lực đọc, dần dần nâng cao thành vănhóa đọc cho học sinh Và, tổ chức cho học sinh đọc văn đồng nghĩa với việc giáoviên tố chức cho các em tìm hiếu thế giới nghệ thuật, nhận thức về đời sống tạo sựđồng điệu, đồng sáng tạo giữa tác giả và bạn đọc Đây cũng chính là cơ sở đế ngườinghệ sĩ tìm được những tri âm, tri kỉ giữa đông đảo độc giả yêu mến tác phấm vănchương của mình
1.1.2 Loại thể và vấn đề tiếp nhận
1.1.2.1 Khải niệm loại thế
Loại thể (thể loại): Là một khái niệm kép bao gồm hai khái niệm có quan hệbao chứa
Loại (loại hình): là phương thức người nghệ sĩ sử dụng để nhận thức, khámphá đời sống khách quan, tái hiện đời sống và sáng tạo hình tượng nghệ thuật,thông qua hình tượng nghệ thuật để biểu hiện tư tưởng, tình cảm
Thể (thể tài): Là hình thức tổ chức ngôn ngữ của tác phẩm
Trong đời sống văn học, loại thế được dùng như một khái niệm kép Trongnghiên cứu, chúng được phân tách rạch ròi Mỗi một loại bao gồm nhiều thể Sốlượng thể nhiều hơn loại, sự biến động và thay đổi cũng lớn hơn
1.1.2.2 Tiếp nhận văn học theo loại thế
Trang 13Neu vấn đề thể loại văn học phụ thuộc phạm trù lí luận văn học thì hoạtđộng tiếp nhận là cơ sở lí thuyết của phương pháp dạy học, thuộc về khoa học giáodục Nói chung giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau Bất kì một tác phẩmnào cũng chuyển tải một nội dung nào đó và được tổ chức trong một hình thức đặcthù nhất định Nội dung và hình thức ấy qui định cách thức chiếm lĩnh của bạn đọc.Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn PTTH được xây dựng hướng tới mụctiêu người học Ngữ văn phải có năng lực học văn và làm văn Đặc điếm này yêucầu trong dạy học, giáo viên phải bám sát đặc trưng loại thể, giúp học sinh vậndụng tri thức từ một bài học cụ thể trở thành phương tiện để các em có thế khaithác và lĩnh hội các tác phấm khác thuộc cùng thế loại Khi đó giáo viên đã dạy chocác em cách thức đế chiếm lĩnh tri thức chứ không đon thuần là dạy tri thức chocác em.
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Dạy học tác phẩm trong nhà trường PTTH
Nhận xét về thực trạng dạy học Ngữ Văn trong nhà trường phố thông trung
học, Phúc Nguyên trong báo văn nghệ - số 36 (ra ngày 09 / 09 / 2006) có viết:
“Theo một lối mòn quá cũ, giáo viên chỉ làm nhiệm vụ ” rót kiến thức vào bình
chứa học sinh mà không cần biết các em có tiêu hóa được kiến thức đó không Họcsinh thì tiếp thu kiến thức một cách thụ động để rồi trả bài cho thầy một cáchnguyên si như thế và làm theo những ý tưởng của thầy, theo những bài mẫu khuônsáo Cách dạy học kiếu này đã thủ tiêu vai trò chủ động sáng tạo của học sinh tronghọc văn, không khơi dạy được tiềm năng văn học nơi các em
Thực trạng ấy có căn nguyên một phần từ chỗ lâu nay giáo viên quen giảngdạy các tác phẩm theo chủ đề, không bám sát vào đặc trưng loại thể Tệ hại hơn,một bộ phận không nhỏ giáo viên còn mơ hồ về đặc trưng của từng loại thể nóichung và của thể kí nói riêng dẫn đến hệ quả giáo viên coi nhẹ giá trị thấm mĩ củatác phấm, yêu cầu và rèn luyện kĩ năng cho học sinh chưa được quan tâm đúng
Trang 14mực Thực trạng ấy trái chiều với mục tiêu “dạy học văn không chỉ nhằm đạt đến những rung động thẩm mĩ mà còn là quá trình phát trỉến về trí tuệ, về kiến thức, về
kĩ năng được qui định ” (Phan Trọng Luận).
Khắc phục thực trạng trên, hiện nay trong giáo dục đã thực hiện đổi mớiphương pháp dạy học Với việc dạy các tác phẩm văn chương, một yêu cầu cơ bảnđặt ra là phải bám sát đặc trưng thế loại, từ đó tạo điều kiện cho học sinh phát huytài năng và sự sáng tạo
1.2.2 Những hạn chế và hướng khắc phục trong việc tồ chức học sinh tiếp nhận văn bản kỉ trong nhà trường PTTH
Văn học là phương thức phản ánh đời sống, song mỗi thế loại lại mangnhững đặc điểm riêng không thể trộn lẫn Chẳng hạn với thơ đặc trưng hàng đầu làcảm xúc; với kịch là các mâu thuẫn, xung đột; thì ở kí là tính xác thực Neu giáoviên không nắm vững những đặc trưng ấy thì sẽ dẫn tói đồng nhất trong cách giảngdạy các tác phấm dù bản thân chúng thuộc những loại thế khác nhau
Một tồn tại khác nữa là hiện nay, trong khi yêu cầu cơ bản đầu tiên khi các
em tiếp nhận văn bản văn học là phải đọc văn bản thì học sinh lại đọc văn bảnkhông nghiêm túc Hệ lụy tất yếu là khi đi vào tìm hiếu văn bản kí các em khôngnắm được các chi tiết, hiện thực, những hình tượng được phản ánh trong tác phẩm
Do đó việc tiếp nhận văn bản kí với các em càng trở nên khó khăn hơn
Nhằm khắc phục những tồn tại trên, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp
để nâng cao hiệu quả học Ngữ văn của học sinh PTTH
Trước hết về phía giáo viên: bên cạnh yêu cầu về kĩ năng, nghiệp vụ sưphạm, về mặt kiến thức, giáo viên phải nắm vững đặc trưng từng loại thể, từ đó dạyhọc tác phấm văn chương phải bám sát các đặc trưng này đế có được sự địnhhướng sát hợp và thực tế
về phía học sinh: là chủ thể của hoạt động học tập, các em phải phát huy vaitrò chủ động tích cực của mình, phải có thái độ tiếp nhận nghiêm túc được thể hiện
Trang 15trước tiên ở việc đọc và nắm vững tác phẩm Từ những tri thức về đặc trưng loạithể nói chung và đặc trưng của thể kí nói riêng các em có thể áp dụng vào việc tìmhiểu các tác phẩm cụ thế Có như vậy việc đọc - hiếu tác phẩm Ngữ văn nói chung,tác phẩm kí nói riêng của các em mới có hiệu quả.
Như vậy, có thế thấy, giải pháp hữu hiệu đế khắc phục những hạn chế đóchính là sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và học sinh Trong đó, học sinh đóngvai trò là trung tâm, chủ động trong mọi hoạt động còn giáo viên chỉ là người tổchức, định hướng, hướng dẫn học sinh Có như vậy, giờ học Ngữ văn nói chungcũng như học tác phấm kí nói riêng mới đạt kết quả tốt Và đọc - hiểu văn bản kítheo đặc trưng thể loại là một phương pháp sẽ giúp học sinh cũng như giáo viên đạtđược mục tiêu bài học một cách tốt hơn, điều đó sẽ được lí giải rõ ở chương 2
Kí vốn là tên gọi của một thể văn đã xuất hiện từ trước đời Hán ở TrungQuốc Đời Đường có nhiều tác phẩm kí dùng để ghi việc xen lẫn với lời bình Kí
ngày càng phát triển và được ý thức về đặc điểm thể loại Theo học giả Ngô Nạp đời Minh “thế kí nói chung nhằm ghi nhớ không quên sau khi kê việc, bàn qua đế
Trang 16kết lại, đó là chỉnh thê” [11, tr.241].
Riêng ở Việt Nam tình hình cũng tương tự như vậy Dù chủ yếu mang hìnhthức kí đời Đường, Tống ví dụ như các tác phấm kí của thời Lý, Trần, đầu đờiNguyễn hay đã có sự phá cách, sáng tạo như các loại tạp kí ở thế kỉ XVIII đếnXIX, các tác phấm kí, kí sự, lục, chí, tùy bút, thời trung đại Việt Nam đều thuộcloại ghi chép, nặng tính chất lịch sử về nhân vật, sông núi, đền chùa, chuyện lạ,
tính chất văn học đậm đà hơn của thế kỷ thể hiện ở các tác phẩm như: “Vũ trung tùy bút” của Phạm Đình Hỗ, “Thượng kinh kỉ sự” của Lê Hữu Trác
Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, kí có mặt với các tác phẩm
phơi bày hiện thực của Ngô Tất Tố như phóng sự: Việc làng; Tập án cái
Đình của Vũ Trọng Phụng như: Cơm thầy cơm cô; Lục xì; Kĩ nghệ lấy Tây, Từ
sau cách mạng tháng Tám, kí giữ một vai trò đặc biệt quan trọng Nhiều tác phẩm
kí có giá trị lần lượt xuất hiện, góp phần tạo nên bộ mặt đa dạng của đời sống vănhọc Những tác phẩm ấy đã phản ánh kịp thời nhiều mặt của hiện thực đời sống bề
bộn, phong phú, xứng đáng là “Bộ đội tiền tiêu ” của văn học nghệ thuật Trong
thời kì kháng chiến, các nhà văn - chiến sĩ đã ghi chép, miêu tả sự việc cũng như
con người có thật trong cuộc kháng chiến và cách mạng của dân tộc như: “Truyện
và kỉ” của Trần Đăng, “Ớ rừng ” của Nam Cao, “Kỉ sự Cao Lạng ” của Nguyễn Huy Tưởng và sau này là “ Sông Đà”, “Hà Nội ta đảnh Mỹ giỏi” của Nguyễn Tuân; “Những ngày nổi giận ” của Chế Lan Viên và rất nhiều tác phẩm kí có giá trị
khác Nói chung, kí là những ghi chép nhanh, nhạy, nối liền cuộc sống với ngườiđọc
Như vậy, trải qua một quá trình hình thành và phát triến lâu dài kí đã trởthành thể loại quan trọng trong văn xuôi Sự có mặt của các thể kí văn học đã gópphần làm cho nền văn học trở nên cân đối, nhiều màu sắc và giàu tính chiến đấu
2.1.2 Khái niệm chung về thế kí văn học
Lí luận văn học hiện đại vẫn có những ý kiến khác nhau về khái niệm và đặc
Trang 17trưng của thể kí Có nhà nghiên cứu nhận xét kỉ, thực tế là không thế nói đến cái gì xác định được đặc trưng của nó” [11, tr.275], lại có người cho kí là “Loại thế văn học đặc biệt và phức tạp” [11, tr.277] Các cuộc trao đổi về thể kí trên tạp chí văn
học, các bài báo, các công trình nghiên cứu, các giáo trình lí luận văn học cũng chothấy sự không đồng nhất trong quan niệm về kí
Tuy nhiên kí có cái hạt nhân làm thành đặc trưng riêng của nó Đó là các sựkiện, hoàn cảnh lịch sử, đời sống xã hội cũng như cá tính sáng tạo của các tác giả
Lê Minh trong “Nghệ thuật truyện ngan và kỉ” viết: “Với thế loại kí, từ sự thôi thúc của cuộc sống mà tác giả có nhu cầu công bổ kịp thời những nhận xét, những ý tưởng kỉ ghi được rất rõ những nét mang được những dấu ấn của một sự kiện, của một thời kỳ, của một lớp người, một vùng miền Chính vì các tính chất nói trên
mà loại kí có một phạm vi biểu hiện đời sống rất rộng Kí có thể thiên về ghi chép
sự việc, hiện tượng như: phóng sự, kí sự; có thế thiên về biếu hiện những cảm xúctrữ tình như: tùy bút, tản văn; có thể nghiêng về nghị luận như chính luận; có thểnghiêng về ghi chép kiến văn, tri thức như tạp kí lịch sử,
Theo “Từ điên thuật ngữ văn học” thì kí là: "Một loại hình văn học trung gian nằm giữa bảo chỉ và văn học, gồm nhiều thế, chủ yếu là văn xuôi tự sự như: Bút kỉ, hồi kí, du kỉ, phóng sự, kí sự, nhật kí, tùy bút, do tỉnh chat trung gian mà
có người liệt kí vào cận văn học” [14,tr.l65].
Nhưng không nên căn cứ vào cách gọi tên của nhà văn đối với tác phẩm để
xác định thể loại Chẳng hạn “Tây sương kỉ” của Vương Thực Phủ thực ra là một
vở kịch, “Tây du kí” của Ngô Thừa Ân là tiểu thuyết, “Nhật kỉ người điên ” của Lỗ Tấn là truyện ngắn Kí có đặc trưng riêng do nội dung và quan điểm thể loại của kí
qui định
Kí không nhằm vào việc miêu tả quá trình hình thành tính cách của các cánhân trong tương quan với hoàn cảnh Những câu chuyện đời tư khi chưa nổi lênthành các vấn đề xã hội cũng không phải là đối tượng quan tâm của kí Đối tượng
Trang 18nhận thức thẩm mĩ của kí thường là một trạng thái đạo đức - phong hóa xã hội (thểhiện qua những cá nhân riêng lẻ), một trạng thái tồn tại của con người hay nhữngvấn đề xã hội nóng bỏng Khác với truyện ngắn, truyện vừa, đặc biệt là tiểu thuyết,
kí có quan điếm thế loại là tôn trọng sự thật khách quan của đời sống, không hưcấu Nhà văn viết kí luôn chú ý đảm bảo cho tính xác thực của hiện thực đời sốngđược phản ánh trong tác phấm Kí thường không có cốt truyện có tính hư cấu Sựviệc và con người trong kí phải xác thực hoàn toàn, có địa vị hắn hoi Đó là vì kídựng lại những sự thật đời sống cá biệt một cách sinh động, chứ không xây dựngcác hình tượng mang tính khái quát Tính khái quát do tác giả kí thể hiện bằng suytưởng
2.1.3 Phân loại kỉ
a Kí sự: Là một thể thuộc loại hình kí nhằm ghi chép một câu chuyện, một
sự kiện tương đối hoàn chỉnh, có quy mô gần với truyện ngắn hay truyện vừa Kí
sự sử dụng nhiều biện pháp và phương tiện biểu đạt nghệ thuật để ghi lại xác thựcnhững diễn biến khách quan của cuộc sống và con người thông qua bức tranh toàncảnh của sự kiện, trong đó sự kiện và con người đan chéo vào nhau, cốt truyệnkhông chặt chẽ như trong truyện Kí sự thiên về phản ánh sự kiện, sự việc hơn làphản ánh con người Tính cách và tâm hồn những người trong cuộc cũng có khihiện lên khá rõ nét nhưng đó chỉ là cách kí sự ghi việc, gây ấn tượng về sự việc Kí
sự thường đậm yếu tố tự sự, giàu chất sống thực tế Song ở kí sự, phần bộc lộ cảmnghĩ của tác giả và những yếu tố liên tưởng, nghị luận thường ít hơn ở bút kí, tùybút Người viết kí sự có quyền bình luận, phân tích nhưng chủ yếu vẫn là tiếng nóicủa bản thân sự kiện, đời sống khách quan đang vận động, phát triển Chủ đề, tưtưởng của tác phẩm toát lên từ việc ghi chép sinh động, cụ thể những sự kiện, hiệntượng có thật Tác giả kí sự thường chú ý phát hiện, chọn lọc đế làm nổi lên những
sự việc giàu sức khái quát và ý nghĩa xã hội
Ví dụ: Thượng kỉnh kí sự của Lê Hữu Trác; Trận phố Ràng của Trần Đăng;
Kí sự Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng đều là những tác phẩm kí sự tiêu biếu.
Trang 19Ngoài ra còn có: Họ sổng và chiến đẩu, Tháng Ba Tây Nguyên của Nguyễn Khải; Miền đất lửa của Nguyễn Sinh và Vũ Kì Lân; kí sự của Bùi Hiến; Không chỉ phản
ánh khá trọn vẹn phạm vi một sự kiện, kí sự còn có thể mở ra, dự đoán một sự kiệnkhách quan tiếp theo
b Bút kí: “Là một thế loại phóng khoảng, tự do mà cá tỉnh nghệ sĩ trực tiếp tham gia vào đặc điếm của thế loại” [12, tr.253], thường có qui mô tương ứng với
truyện ngắn Nhưng bút kí khác với truyện ngắn ở chỗ, tác giả bút kí không sửdụng hư cấu vào việc phản ánh hiện thực
Bút kí ghi lại những con người thực và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu,nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thế hiện một tư tưởng nào đó.Sức hấp dẫn và thuyết phục của bút kí tùy thuộc vào tài năng, trình độ quan sát,nghiên cứu, khám phá, diễn đạt của tác giả đối với các sự kiện được đề cập đếnnhằm khám phá những khía cạnh có vấn đề, những ý nghĩa mới mẻ, sâu sắc trong
va chạm giữa tính cách và hoàn cảnh cá nhân và môi trường Nói cách khác, giá trịhàng đầu của bút kí là giá trị nhận thức
Bút kí có thể thuộc về văn học, cũng có thể thuộc về báo chí tùy theo mức
độ biểu hiện cái riêng của tác giả và mức độ sử dụng các biện pháp nghệ thuật cùngtính chất tác động của nó đối với công chúng
Trong bút kí văn học tác giả thường khéo léo sử dụng các biện pháp nghệthuật đế tô đậm những phát hiện, những nhận thức riêng của mình, tác động đếnđộc giả Bút kí có thể thiên về khái quát các hiện tượng có vấn đề của đời sống (chú
ý nhiều đến việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật: Xây dựng cốt truyện, sử dụngcác yếu tố liên tưởng, trữ tình để điển hình hóa những tính cách), hoặc thiên vềchính luận (mô tả các hiện tượng đời sống một cách chính xác, sinh động, kèm theonhững nhận xét riêng của mình hoặc của nhân vật, phân tích, đánh giá, cuộc sốngđược mô tả; sử dụng yếu tố nghị luận, châm biếm, hài hước)
Ví dụ: Bút kí Điện Biên Phủ, một danh từ Việt Nam của Thép Mới; Ai đã đặt
Trang 20tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường Khi tác phấm nghiêng về yếu tố
trữ tình, bút kí có hướng chuyển sang tày bút
c Phóng sự Là tiếu loại kí ghi chép kịp thời, cung cấp những tri thức chính
xác, phong phú, đầy đủ, nhằm làm sáng tỏ trước công luận một sự việc, một vấn đề
có ý nghĩa thời sự với địa phương hay toàn xã hội Phóng sự được sáng tác nhằmđáp ứng nhu cầu nhận thức của công chúng về một vấn đề, một hiện tượng xã hộinào đó Phóng sự rất xác thực trong việc ghi chép, phản ánh sự viêc và chi tiết đờisống đang diễn ra hay vừa kết thúc nhưng có khuynh hướng rõ rệt trong việc nêubật một kết luận, đề xuất những vấn đề xã hội nhất định, người viết phóng sựthường sử dụng những biện pháp nghiệp vụ báo chí như: Điều tra, phỏng vấn, ghichép tại chỗ, các phương tiện ghi âm, ghi hình, Sự phân biệt báo chí hay phóng
sự văn học tày thuộc ở mức độ sử dụng một số phương tiện biếu đạt của văn họcnhư các biện pháp tu từ, ngôn ngữ giàu hình ảnh, hướng vào thế giới nội tâm củanhân vật
Ví dụ: Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô của “ông vua phóng sự đất Bắc”
Vũ Trọng Phụng Ta cũng có thể hiểu thêm về tiểu loại phóng sự qua sáng tác của
nhiều tác giả khác: Ngô Tất Tố với các tập Việc làng và Tập án cái đình viết về
những hủ tục và tội ác của bọn hào lý trong đời sống nông thôn; Nguyễn Đình Lạp
với Ngoại ô và Ngõ hẻm viết về cuộc sống của người dân nghèo thành thị; Tam Lang với Tôi kẻo xe viết về người phu xe Trong văn học hiện đại, nhịp độ chuyến
biến của xã hội rất đa dạng gấp gáp, phóng sự vẫn là một tiểu loại kí nhanh nhạy
đáp ứng nhu cầu nhận thức của công chúng bạn đọc d Nhật kí, hồi kí
Nhật kí là thể loại kí ghi chép sự việc, suy nghĩ, cảm xúc hàng ngày củachính người viết, là những tư liệu có giá trị về tiếu sử và thời đại của người viết
Đó là những tập nhật kí nổi tiếng như nhật kí của những nhà văn lớn như Nhật kí Đôstoievkỉ, Nhật kí Chekhov, Nhật kí Lỗ Tẩn, hoặc nhật kí của các nhân vật lịch sử như Nhật kỉ Đặng Thùy Trâm, Nhật kí Nguyễn Văn Thạc, những người anh hùng
Trang 21trên chiến trường chống Mỹ ghi lại những sự kiện ác liệt và những ước mơ cùng ýchí kiên cường của người trong cuộc Giá trị quan trọng nhất của nhật kí là tínhchân thật do ghi chép sự việc đang xảy ra.
Hồi kí là thế loại ghi chép các sự kiện quá khứ đã trải qua do đương sự thựchiện, là một hình thức văn học mình tự nói về mình, là một kiểu tự truyện của tácgiả Hồi kí cung cấp những tài liệu về quá khứ mà đương thới chưa có điều kiện nóiđược Tuy nhiên do thời gian lùi xa, nhiều sự kiện nhớ không chính xác, nhớ nhầmhoặc tưởng tượng thêm Hồi kí chỉ thực sự có giá trị khi người ghi có địa vị xã hộiđược nhiều người quan tâm và có thái độ trung thực, không tô vẽ cho mình và thêmthắt cho người khác Ví dụ như các tập hồi kí của các nhà văn hóa và các nhà cách
bút so với các tiếu loại kí khác là những chi tiết về con người và sự kiện cụ thế, cóthực được ghi chép trong tác phẩm thường chỉ là cớ, là tiền đề để bộc lộ cảm xúc,suy tư và nhận thức, đánh giá của tác giả về con người và cuộc sống Mỗi tác phẩmtùy bút có giá trị thường đem lại cho người đọc một điều gì đó mới mẻ trong cáchnhìn nhận, phát hiện và lí giải các hiện tượng của đời song Yeu tố đóng vai tròthống nhất tố chức của tác phấm, chi phối việc phản ánh trung thực cuộc sống, conngười, chi phối ấn tượng và sức tác động của tày bút là chất trữ tình, những yếu tốsuy tưởng, triết lí, chính luận, là mạch tư tưởng của tác giả Cái hay của tùy bút làqua tác phấm làm hiện lên một nhân cách, một chủ thế uyên bác, sắc sảo, tài hoa,giàu có về tâm hồn, trí tuệ
Cấu trúc của tùy bút nói chung ít bị ràng buộc câu thức bởi trình tự diễn biến
Trang 22của sự việc hay quan hệ của những con người ngoài đời thực Trong tùy bút, sựkiện khách quan thường không được trình bày liên tục do sự xen kẽ của cảm xúcchủ quan, các yếu tố trữ tình của người viết hoặc vì những sự kiện đó được khaithác từ nhiều địa điểm và thời gian khác nhau tùy theo dòng liên tưởng, suy tưởngcủa tác giả, nhằm triển khai một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng chủ đề nhất định.Người viết tùy bút phải làm nổi bật trong tác phấm bản lĩnh riêng, cách cảm nghĩsâu sắc, độc đáo về cuộc sống và con người.
Ngôn tù’ trong tùy bút thường giàu hình ảnh, chất thơ Tác giả tùy bútthường dùng hàng loạt từ đồng nghĩa đế vừa đặc tả, xoáy sâu, vừa tô đậm ấn tượng
về những sự vật, hiện tượng trong cuộc sống Cùng nói về một hạt cát lọt vào lòngtrai biển, Nguyễn Tuân đã dùng đến hàng chục cách gọi: hạt cát, hạt bụi biển, hạtbụi bặm khách quan, cái hạt buốt sắc, hạt đau, hạt xót, hạt cát khối tình con, mộtvết thương lòng (Tờ hoa) Câu văn tùy bút thường giàu nhịp điệu, âm điệu hàihòa, trầm bổng Mỗi tác phẩm tùy bút thường rất độc đáo cả về màu sắc thấm mỹ
và phong cách biếu hiện cần phải được cảm nhận và phân tích cụ thế g Du kí
Có thế hiếu du kí là thế loại ghi chép vẻ kì thú của cảnh vật thiên nhiên vàcuộc đời, những cảm nhận suy tưởng của con người trong những chuyến du ngoạn,
du lịch Du kí phản ánh, truyền đạt những nhận biết, những cảm tưởng, suy nghĩmới mẻ của bản thân người du lịch về những điều mắt thấy tai nghe ở những xứ sở
xa lạ, những nơi mọi người ít có dịp đi đến, chứng kiến Hình thức của du kí rất đadạng, có thể là ghi chép, kí sự, nhật kí, thư tín, hồi tưởng, miễn là mang lại thôngtin tri thức và cảm xúc tươi mới về phong cảnh, phong tục, dân tình của xứ sở còn
ít người biết đến, làm giàu cho nhận thức, kinh nghiệm, tình cảm của người đọc Ví
dụ: Hành trình qua ba bể của nhà văn Nga Nikitin viết về Ấn Độ thế kỉ XV, Chuyến đi thăm Bắc kỳ năm Ất Hợi của Trương Vĩnh Ký; Những thưởng ngoạn, nhận xét về danh lam thắng cảnh đất nước: Bao Thiên sơn kỉ của Vương An Thạch đời Tống, Bút kí tháp Linh Te núi Dục Thúy của Trương Hán Siêu, Bài kỉ chơi núi
Trang 23Phật Tích của Nguyễn Án; Các tác phẩm có tính chất du kí: Nhị Thanh đô, Song Tiên sơn động kỉ của Ngô Thì Sỹ; nhiều tác phẩm của Nguyễn Tuân cũng đậm
2.2.1 Tôn trọng sự thật khách quan và tỉnh xác thực của đời sống
Tác phấm kí ra đời thường gắn với những biến cố lịch sử mang tính thời sự,những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống Vì thế, các nhà viết kí trước hết phảihướng đến tìm tòi, nghiên cứu, phát hiện và ghi lại những “người thật, việc thật”của cuộc sống Chính điều này làm cho kí văn học gần với kí báo chí, đáp ứng yêucầu thời sự của con người trong một xã hội mà công nghệ thông tin rất phát triến
Hoàng Phủ Ngọc Tường cho rằng với thế kí “Cổ/ thực vốn là bản gốc của tác phấm” [10, tr 40] Sức hấp dẫn, sức thuyết phục của tác phấm kí thường gắn chặt
với tính chất có thật, xác thực của việc được phản ánh trong tác phẩm
Viết về cái có thật trong cuộc sống, kí văn học có khả năng mạnh mẽ trongviệc tạo ra niềm tin, sức thuyết phục với người đọc Chang hạn, đọc tác phấm kí
“Người mẹ cầm súng” của Nguyễn Thi chúng ta ngưỡng mộ, cảm phục đối với
người anh hùng mà ta biết rằng chị đã sống thực và đánh giặc ở một mảnh đất cóthực của Tố quốc - mảnh đất Trà Vinh Nhiều tác phấm kí văn học có giá trị nhưnhững tư liệu lịch sử quý giá, có ý nghĩa to lớn đối với nhận thức của người đọc
Vì thế sự bịa đặt, thêm thắt sẽ làm mất đi sức thuyết phục và cảm xúc thẩm mĩ đốivới độc giả Do trần thuật người thật, việc thật, tác phẩm kí văn học có giá trị nhưnhững tư liệu lịch sử quý giá, có ý nghĩa và tác dụng rất lớn ngay với sự sáng tạo
Trang 24nghệ thuật về sau.
Chi tiết, sự việc, con người được ghi lại trong kí đều có địa chỉ cụ thể và đều
có thể kiểm tra Tuy nhiên, không thể coi viết kí như một công việc chụp ảnh và ghi
âm một cách máy móc, sao chép cuộc sống một cách nô lệ và vai trò của người viết
kí là hoàn toàn thụ động Những người thật, việc thật, những vấn đề của đời sốngkhách quan được tác giả kí lấy làm điếm tựa đều được nhìn nhận, được lựa chọn,khái quát và được khai thác ở những nội dung, những khía cạnh có ý nghĩa xã hội -thẩm mĩ nào đó Trong tác phẩm kí, các chi tiết, sự kiện của cuộc sống vừa giữđược phấm chất cơ bản của sự thật, của điển hình xã hội, lại vừa được nhìn nhận,cảm thụ, đánh giá theo cách nhìn độc đáo của riêng nhà văn
Như vậy, trên cơ sở gắn bó với cuộc sống, tác giả kí văn học có thế vậndụng sức tưởng tượng, hư cấu để sáng tạo chỉ có điều vấn đề hư cấu cần được đặt ratheo đặc trưng riêng của thể loại kí Tôn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả
và vận dụng hư cấu để hỗ trợ trong sáng tạo là những yêu cầu cần thiết và có thểkết hợp được trong phạm vi của thể loại kí Người viết kí không thế không loại bỏnhiều yếu tố của cái có thật và bù đắp thêm những giá trị sáng tạo mới Hư cấunghệ thuật là sự vận dụng năng lực tưởng tượng để tổ chức, tái tạo lại hiện thựcđược miêu tả nhằm xây dựng những hình tượng có ý nghĩa khái quát rộng rãi Quahoạt động hư cấu, nghệ sĩ nhào nặn, tổ chức chất liệu được rút ra từ cuộc sống đếtạo ra những tính cách, những số phận, những hiện tượng mới, những “Sinh Mệnh”mới có giá trị điến hình, vừa biếu hiện tập trung chân lí cuộc sống vừa biếu hiện cátính sáng tạo của nhà văn Vì vậy hư cấu là một trong những hoạt động cơ bản của
tư duy nghệ thuật Hư cấu không phải là tưởng tượng chủ quan, thoát ly đời sốngthực tế để bịa đặt giả tạo như mĩ học tư sản thường đề xướng Nhà văn Nguyễn
Tuân cũng viết “Hu- cấu nói cho nôm na dễ hiếu là tưởng tượng ra không có sức tưởng tượng, hư câu lẩy gì mà sáng tác ( ) Hư cẩu không phải là tách rời thực tiễn và thực tiễn đời sổng mà chính là gan bó với cuộc sống, vốn sống có bao nhiêu
Trang 25thì càng hư cẩu được bẩy nhiêu, sức tưởng tượng càng mạnh, sâu, cao rộng hơn ”
[2, tr.209]
Vấn đề hư cấu hay không hư cấu là tiêu chuẩn phân định ranh giới giữatruyện và kí Do đó, nếu người viết truyện thường bằng cách tống hợp nhiềunguyên mẫu của các điến hình xã hội và trên cơ sở ấy sáng tạo ra những điến hìnhvăn học thì người viết kí cần phải săn tìm những con người, những sự việc, vốn đãmang những giá trị điến hình trong thực tế đế đưa vào tác phấm
Hư cấu trong kí là sáng tạo tích cực của chủ quan nhà văn không nhữngkhông làm mất làm nhòa địa chỉ và diện mạo ngoài đời của đối tượng phản ánh màcòn là biện pháp làm cho hình tượng về cuộc sống trở nên sống hơn, thật hơn; cácchi tiết của đời sống liên kết với nhau, soi chiếu lẫn nhau dưới ánh sáng một tưtưởng thẩm mĩ, một ý đồ nghệ thuật độc đáo mà tác giả muốn chuyển đến ngườiđọc Vì thế mà tác phẩm có giá trị nhân sinh sâu rộng, mạnh mẽ
Cũng vì đặc trưng này cho nên một cuộc sống bình thường, một con ngườibình thường có thế là đối tượng sáng tác của người viết truyện, còn người viết kínếu bằng lòng một cách vội vã với những cái quá bình thường ai cũng thấy được,cũng hiếu cả, ít cần phải chú ý đến thì bài kí sẽ khó tránh khỏi sự nhạt nhẽo Lịch
sử văn học đã cho thấy là kí thường phát triến mạnh mẽ trong những thời kì mà xãhội có nhiều biến động Điều này cũng dễ hiểu vì trong những thời kì đó, bản sắccủa cuộc sống của con người được bộc lộ rõ rệt hơn mọi lúc khác
Tóm lại, tôn trọng sự thật khách quan và tính xác thực của đời sống là đặctrưng cơ bản của thể kí Tác phẩm kí văn học có thể hư cấu nhưng nói chung là ít
và thường là ở những thành phần không xác định và với mục đích góp phần tái hiệnlại một cách xác thực người thật, việc thật
2.2.2 Nhân vật trần thuật trong kí thường là chính tác giả
Hình tượng tác giả là sản phấm sáng tạo của người nghệ sĩ, được thế hiệntrong tác phẩm một cách đặc biệt Trong tác phẩm kí thường xuất hiện một nhânvật đóng vai trò là người dẫn dắt câu chuyện, nhân vật đó thường là một nhân vật
Trang 26xưng “tôi” và cũng chính là biếu thị cho cái tôi của tác giả.
So với các loại tác phấm tự sự, trữ tình hay kịch, hình tượng tác giả trong tácphẩm kí có vị trí, vai trò đặc biệt nổi bật và quan trọng Trong tác phẩm kí, sự thậtcuộc sống vẫn còn nguyên vẹn tính xác thực mà không còn là một tập hợp ngẫunhiên, thô mộc nữa Nhờ tác giả mà chúng đã trở thành những chất liệu,những yếu
tố tạo nên chỉnh thể thế giới nghệ thuật
Sự có mặt của nhân vật trần thuật, nhất là tác giả, trước hết đóng vai tròngười chứng kiến đế tăng cường tính xác thực của con người và sự việc trong tácphẩm kí, đồng thời cũng để bộc lộ tính khuynh hướng của mình Tác giả kí là ngườitrực tiếp tiếp cận, nghiên cứu cuộc sống, phát hiện vấn đề, tìm tòi và khái quát ýnghĩa xã hội thẩm mĩ của các chi tiết, sự kiện, con người được ghi chép, phản ánhtrong tác phẩm Như đã nói, kí cũng có thể sử dụng hư cấu, tưởng tượng, nhưngtrước hết và chủ yếu bức tranh cuộc sống trong kí được xây dựng bằng những gì màtác giả trực tiếp quan sát, nghe nhìn, cảm thấy
Các tác giả kí thường đi nhiều tới mức gắn bó, hòa nhập, thân thuộc, hiếubiết tỉ mỉ, chính xác, nắm bắt được những chi tiết xác thực nhiều mặt về đối tượngphản ánh của mình
Nguyễn Tuân kể lại rằng để viết được “sông Đà” ông đã phải đi nhiều lần
tới Tây Bắc Ông cũng tìm hiếu cặn kẽ về lịch sử và địa lý vùng đất Vĩnh
Linh, biết chính xác tên gọi, độ rộng, độ dài của từng khúc, từng chỗ con sông, nắmvững độ dài và số ván gỗ của cầu Khi viết về sự chia cắt Bắc - Nam
Cũng vậy, đây là một cách Trần Đăng viết kí những năm kháng chiến qua
hồi tưởng của Nguyễn Đình Thi “Trần Đăng đi hết chiến dịch này đến chiến dịch
khác Thu Đông 47 ở Yên Thế Lượng, La Hiên, mùa xuân 48 ở chung quanh Hà Nội, xuân 49 ở đường sổ 4, men theo lũng, cái thung lũng lửa đã trở thành của các bỉnh đoàn thiết giáp thực dân, mùa hè 49 trên sông Thao, Thu Đông 49 lại lên Đông Bẳc Trần Đãng đi mải miết, không nghỉ, không mệt” [3, tr 8J Người đọc
Trang 27như được tận mắt quan sát những chi tiết sống động của cuộc sống, con người đượcchuyển tải xác thực nhờ cái nhìn trực tiếp chứng kiến của tác giả Chẳng hạn tác
phẩm “Trong rừng Yên Thế” có một cảnh đồng bào chạy giặc: "Ngoài đường dân chúng chạy lõm bõm, lướt thướt, gồng gánh kẻo nhau đi tản cư: có đến 2, 3 nhà đang rầm rĩ mô lợn đê tiếp tế bộ đội, đế đem vào rừng ăn, đế bán rẻ cho đồng bào tản cư” [3, tr.19] Không tận mắt chứng kiến khó mà ghi lại sinh động và chân
thực đến vậy
Tác giả kí cũng là người trực tiếp tham gia vào thế giới hình tượng nghệthuật, phát huy khả năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, nối kết các chi tiết, sựkiện; trực tiếp trình bày tư tưởng, tình cảm của mình để hướng dẫn người đọc cảmthụ cuộc sống theo những định hướng nào đó Kí là sự soi sáng cuộc sống bằng bóđuốc của những hiểu biết, tư tưởng, tình cảm của tác giả Hầu như trong thế giớinghệ thuật của tác phẩm kí nào cũng xuất hiện hình tượng tác giả như điếm nhìntrung tâm gắn kết, đánh giá các chi tiết, sự kiện của đời sống Cái tôi (hay “chúngtôi”) của tác giả cũng thường trực tiếp giao tiếp với bạn đọc, dẫn dắt người đọc
thâm nhập sự thật cuộc đời Chẳng hạn, trong tập “Rất nhiều ánh lửa” của Hoàng
Phủ ngọc Tường có tới 8/9 tác phấm mà trong đó nhân vật “tôi” xuất hiện ngay từ
những câu đầu Ví dụ: “Cuổỉ buốỉ chiều, Huế thường trở về trong một nỗi yên tĩnh
lạ lùng, đến nỗi tôi cảm thay hình như có một cái gì đang lẳng xuống thêm một chút nữa trong thành phổ vốn hàng ngày đã rất yên tĩnh này ” (Rất nhiều ánh lửa); “Buổi chiều đến trạm sớm, tôi ra ngoài bờ sông Among, ngồi duỗi chân trên một tảng đá lớn, dựa lưng vào một cành rì rì, sum xuê ” (Như con sông từ nguồn
ra biên); "Đọc kỉ của anh Nguyên Tuân viết về Cà Mau, tôi nhớ một nhân vật là cô
Lê quê Nam Bộ, công tác ở liên đoàn du lịch (Rừng nước mặn); “Đã lâu không về thăm lại làng Trà, lòng tôi cứ thấp thỏm không yên, như một nghĩa vụ nào đó chưa làm xong đổi với ngôi làng nhỏ ẩy ” (Miếng trầu đỏ); “Hồi chiến tranh, có lẩn tôi
đi qua khu phỉ quân sự cũ ” (Đánh giặc trên hàng rào điện tử); “Con tàu đưa tôi
Trang 28về đất Mũi (Đất Mũi); “Gió mùa khô đã thôi hết những chiếc lả tre rụng xuống Tôi đi dọc theo một con đường làng rộng và sạch nhẵn (Còn mãi đến giờ) Trong
kỉ của nhiều tác giả khác cũng có hiện tượng tương tự như vậy Ví dụ: “Hỡi người
gia nhân tôi gặp trên đường đời của Thôi Hữu; “Đêm nay là một đêm chuẩn bị.
Ngày mai chủng tôi sẽ ra trận (Đường chúng ta đi); “Trong đơn vị chủng tôi có
một nữ trinh sát” (Trận đánh bắt đầu từ hôm nay) của Nguyễn Trung Thành.
Ở vị trí một hình tượng trung tâm trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm kí,hình tượng tác giả thường bộc lộ rõ lập trường, tư tưởng, chính kiến của nhà văn
về những hiện tượng nào đó của cuộc đời Với nhiệt tình thuyết phục trong trìnhbày, phân tích, lí giải các hiện tượng của đời sống, hình tượng tác giả trong kí là cơ
sở khiến “Kỉ mang sức giác ngộ, giáo dục, động viên mạnh mẽ” [l,tr206].
2.2.3 Đặc điểm về văn phong, ngôn từ nghệ thuật kỉ
Theo Nguyễn Tuân: “Cách diễn đạt của thế kí cũng rất đa dạng và phức
tạp” [10,trl 19] Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng: Đặc điểm văn học của kí lộ rõ
nhất ở văn phong, ngôn từ nghệ thuật
Trước hết, ngôn từ nghệ thuật của kí thường hướng vào miêu tả phong tụcqua ngững đặc điểm môi trường hoặc những nét tính cách tiêu biểu của cuộc sống,
vì thế vừa cụ thể, sinh động đậm chất đời thường lại vừa khái quát Đặc điểm phổbiến này của các tiểu loại kí thường biểu hiện rõ nhất ở phóng sự, kí sự Chẳnghạn, để ghi lại cái cảnh giàu sang của vua chúa, tác giả “Thượng kinh kí sự” viết:
“Tôi ngang đầu lên, đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thẳm, gió đưa thoang thoảng mùi thơm Những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp Người giữ cửa truyên nhau rộn ràng, người có việc quan qua lại như mac cửi ( ) Đi được vài trăm bước, qua mẩy làn cửa mới đến cái điếm “Hậu
mã quân túc trực Điếm làm bên một cái hồ có những cây lạ lùng và những hòn đả
kì lạ Trong Điếm, cột và bao lớn lượn vòng, kỉếu cách thật là xinh đẹp ( ) Qua dãy hành lang phía Tây, đến một nhà lớn thật cao và rộng Hai bên là hai cái kiệu
Trang 29đế vua chúa đi Đồ nghi trượng đều sơn son thiếp vàng Trên sập mac một cái võng điều đỏ Trước sập và hai bên bày bàn ghế, những đồ đạc nhân gian chưa từng thay Các chi tiết cảnh vật được ghi lại rất tự nhiên theo cái nhìn của người trong
cuộc nhưng tái hiện khá nổi bật cảnh sống xa hoa, nhàn tản của Vương hầu
Do vai trò đặc biệt nối bật và quan trọng của tác giả trong tác phẩm kí nênngoài những đặc điếm chung của ngôn từ văn học, ngôn từ nghệ thuật trong kícũng mang đậm tính chủ thế, gắn liền với đặc điếm cá tính sáng tạo của người sángtác Chang hạn, với Chế Lan Viên nhà thơ, nhà văn của suy tưởng, triết lí thì buộcngười đọc phải suy nghĩ, tìm tòi để phát hiện ra những giá trị ẩn sâu trong những
con chữ đó Nhưng ngôn ngữ trong truyện kí “Người mẹ cầm sủng ” của Nguyễn Thỉ lại dân dã, đậm chất địa phương.
Ngôn từ trong tác phấm kí văn học chủ yếu là ngôn từ trực tiếp của tác giả người chứng kiến và tái hiện các hiện tượng đời sống Đồng thời tác giả luôn làngười đối thoại, chứng kiến, ghi nhớ và ghi chép lại ngôn từ của nhân vật khác Sovới ngôn từ nghệ thuật của các loại tác phấm khác, ngôn từ nghệ thuật của kí luôn
-có xu hướng mở rộng, thừa nhận, dung nạp nhiều hình thức và phong cách sáng
tạo Nói như Nguyễn Tuân “Kỉ có quyền dùng tất cả các cách truyện, kịch, thơ ca
và cả các cách thức của điện ảnh, sân khẩu, ca vũ, hội họa, điêu khắc [13, tr 19] Trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” Nguyễn Tuân đã chứng tỏ mình là nghệ
sĩ ngôn từ, có khả năng trong việc sử dụng và điều khiển đội quân chữ nghĩa Ởđoạn văn miêu tả ông lái đò đã vượt qua thác ghềnh, nhà nghệ sĩ ngôn từ đã vậndụng ngôn ngữ của điện ảnh, hội họa, quân sự, thế thao một cách tài ba và linh
hoạt “Ông đò hai tay giữ mải chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình Mặt nước hò reo vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khỉ trên cảnh tay mình Sóng nước như thế quân liều mạng vào sát nách mà đá trái
mà thúc gối vào bụng, vào hông thuyền, có lúc chủng đội cả thuyền lên Nước bám lẩy thuyền như đô vật bám lây thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận
Trang 30nước vang trời thanh la não bạt Sóng thác đã đánh đến miếng đòn độc hỉêm nhất,
cả hai luồng nước vô sở bất chỉ ẩy bóp chặt lất bộ hạ người lái đò ” Ngôn từ
nghệ thuật trong tác phẩm kí thường rất linh hoạt về giọng điệu Kí thường khôngchỉ trần thuật mà cùng với trần thuật là phân tích, khái quát ý nghĩa của các hiệntượng đời sống được đề cập, phản ánh trong tác phẩm Ta có thể thấy rõ điều này ở
đoạn đầu của tùy bút “Đường chủng ta đi” của Nguyễn Trung Thành Sau lời trần
thuật: “Thường vẫn vậy đẩy, bắt đầu hầu như chang có gì cả Chỉ là một giọng hát Đội trưởng chủng tôi vừa tẳt đài Trên đài, một người con gái nào đó vừa hát một bản dân ca của đất nước ta trong đêm khuya ” là sự phân tích: “Một giọng hát dân ca, ngân nga bát ngát như cảnh cò trên cảnh đồng lúa miền Nam chạy tói chân trời, có lúc tỉnh nghịch, duyên dáng như những đôi chân nhỏ thoăn thoắt gánh lúa chạy trên những con đường làng trộn lẫn bóng tre và bóng nang ” ; là
sự khái quát: “Đó chính là quê hương ta đang lên tiếng hát Tiếng ngân nga dội lên từ lòng đất ( ) Đó là tiếng ngân của mặt đất, của dòng sông, của những xóm làng và những cánh đồng sau một ngày lao động và chiến đẩu ” [3, tr.35].
Mặt khác ta cũng thấy rằng thể kí có khả năng phản ánh một cách nhanhnhạy cuộc sống Do đó nó là thể văn thích hợp nhất để ghi cuộc sống trong nhữnggiai đoạn mà đất nước có nhiều biến cố về mặt hình thức, kí có tính chất tươngđối giản dị, ngắn gọn, lưu loát Ket cấu của bài kí thường rõ ràng theo trình tự diễnbiến của sự việc Tình tiết trong kí không lắt léo, quanh co, thường là cụ thế, nốibật về mặt văn phong trên nguyên tắc mà nói, viết kí yêu cầu một lối viết sángsủa không cầu kì và ít lời
Chính vì có những phẩm chất riêng so với những thể loại khác, kí có vai tròquan trọng trong sự vận động và phát triển của văn học Kí góp phần làm cho vănhọc phát triển hài hòa, phong phú, kịp thời song hành cùng cuộc sống, nhất lànhững giao điểm vận động của lịch sử, đáp ứng kịp thời và trực tiếp nhu cầu nhậnthức nhiều mặt của con người
Trang 31Những đặc trưng trên đây qui định tính chất của thế kí nói chung Tuy nhiêntrong một thể kí, có nhiều loại khá khác nhau Cho nên lấy loại này thì đặc trưngnày nối bật hơn, lấy loại khác thì cũng một đặc trưng ấy lại không nổi rõ.
2.3 Đọc - hiểu tùy bút “Người lái đò sông Đà” (trích) - Nguyễn Tuân và bút kí
“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường
2.3.1 Hướng dẫn học sinh tìm hiếu hiện thực được phản ánh trong tác phẩm
Tác phấm kí khác với tác phấm ở các thế loại khác ở tính xác thực và ít hưcấu Neu như trong thế loại truyện, nhà văn dùng hư cấu đế xây dựng nhân vậtnhằm thể hiện những suy nghĩ của mình về cuộc đời thì tác phẩm kí lại ghi lạinhững sự thật diễn ra trong cuộc sống mà nhà văn cảm thấy có ý nghĩa, có giá trị.Những nhân vật, sự kiện trong kí đếu rõ ràng chứ không như trong truyện Trong
truyện “Chí Phèo ” sẽ là mất công nếu ai đó muốn tìm hiểu, xác minh xem cái
làng Vũ Đại trước cách mạng thuộc huyện nào, tỉnh nào hay Chí Phèo, Thị Nở, BáKiến là ai? Nhưng những nhân vật như chị ủt, anh Trỗi, sông Đà, sông Hương thì
có thật trong lịch sử, trong thực tế cuộc sống Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn họcsinh phát hiện ra những hiện tượng trong thực tế được nhà văn phản ánh trong tácphẩm
Đe giảng được tác phấm kí hay, giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm hiếuhiện thực được phản ánh trong tác phấm là gì? Những gì mà nhà văn phản ánh cóchân thực không? Có như vậy thì mới hiếu thấu được những giá trị điển hình của
sự việc hay con người được ghi lại trong tác phẩm kí và từ đó mới có thể giảng chohọc sinh thấy được rõ ý nghĩa của những vấn đề đó Ta cũng cần nghiên cứu kỹhoàn cảnh rộng hay nói cách khác là bối cảnh lịch sử xã hội đương thời
Tùy bút của Nguyễn Tuân mang đậm chất kí, ghi chép thời sự, thông tin chính xác Những sự vật, sự việc mà Nguyễn Tuân nói đến luôn được tìm hiểu cặn
kẽ, tỉ mỉ Thậm chí, người ta còn thấy chất du kí, kí sự, phóng sự điều tra trong tùy
bút của ông Nguyễn Tuân trước khi là một nhà tùy bút thì ông đã là một nhà báo,
Trang 32một thông tin viín, ông cũng đê viết rất nhiều du kí, phóng sự đặc sắc Khi đến vớitùy bút, nó đê có ít ảnh hưởng của kinh nghiệm nghề nghiệp Nhưng có lẽ lí do
quyết định lă bởi con người, tính câch Nguyễn Tuđn Ông lă một con người ham xí
dịch, mă ông đê nđng lín thănh hẳn một chủ nghĩa xí dịch trong văn chương mình.Chính vì ham đi nhiều quan sât nhiều, tìm hiếu nhiều mă Nguyễn Tuđn trở thănhcon người có hiếu biết rộng, có tri thức chính xâc về nhiều sự việc, vùng đất mẵng quan tđm
Trong tùy bút “Người lâi đò sông Đă”, Nguyễn Tuđn đê miíu tả lại hiện
thực cuộc sống của Tđy Bắc đang trín con đường xđy dựng cuộc sống mới Đó lămột thực tế của Tđy Bắc trong những năm 1958, 1960 khi nhă nước chủ trươngvận động nhđn lực, vật lực lín Tđy Bắc đế khôi phục lại mảnh đất giău tiềm năng.Hình tượng mă nhă văn xđy dựng trong tâc phẩm cũng lă con người, sự vật
có thật ngoăi đời Cũng như những nhđn vật Chí Phỉo, Thị Nở trong truyện ngắncủa Nam Cao lă những hình mẫu chúng ta có thể ít nhiều gặp ở ngoăi đời, trongtùy bút Nguyễn Tuđn cũng vậy Hình tượng con sông Đă, người lâi đò sông Đă lă
có thật trong thực tế Chúng ta có thể theo chđn nhă tùy bút Nguyễn Tuđn lín TđyBắc để tận mắt ngắm nhìn con sông Đă, trò chuyện cùng những người lâi đò Tôntrọng hiện thực được phản ânh lă một đặc điếm của thể loại kí nói chung vă cũng lăđặc điểm của tùy bút Ngyễn Tuđn
Phản ânh sự vật, hiện tượng một câch tỉ mỉ, chính xâc lă một nĩt riíng trongtùy bút Nguyễn Tuđn Đó lă khi nhă văn tìm đến tận lạch nguồn con sông Đă để
cung cấp cho người đọc những hiểu biết cặn kẽ về con sông ấy: “Sông Đă khai sinh ở huyện Cảnh Đông, tỉnh Vđn Nam (Trung Quốc), lẩy tín lă Ly Tiín (theo Dư địa chỉ của Nguyễn Trêi thì tín nó lại lă Bả Biín Giang) mă đi qua một vùng núi
âc, rồi đến gần nửa đường thì xỉn nhập quôc tịch Việt Nam, trưởng thănh mêi lín
vă đến ngê ba Trung Hă thì chan hòa văo sông Hồng tính toăn thđn sông Đă thì chiều dăi lă 883 nghìn thước mĩt
Đe người đọc biết được tính câch hung bạo của sông Đă, Nguyễn Tuđn đê
Trang 33dẫn chứng bằng bảy ba con thác độc dữ và còn liệt kê tên của trên 50 con thác Lưu
ý cho những ai chưa đi thuyền trên sông Đà biết về những con thác được coi là
nguy hiếm vào loại bậc nhất của sông Đà: “Vào loại độc dữ nham hiềm nhất là các thác: Man hy, Mằn Than, Hát Nhạt, Hảt Lai, Song Pủt, Song Moong, Hát Tiếu ”
Khi muốn bạn đọc thưởng thức vẻ đẹp trữ tình của con sông Đà tác giả đã kìcông quan sát con sông Đà ở nhiều thời điếm khác nhau, nhiều điếm nhìn khácnhau đế cung cấp cho người đọc những tri thức thú vị, những hiếu biết thú vị
Người đọc biết được màu sắc của nước sông Đà thay đối theo mùa: “Mùa xuân sông Đà có màu xanh ngọc bích chứ không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô Mùa thu, sông Đà lừ lừ chín đỏ, màu đỏ của khuôn mặt bầm đi vì rượu bữa hay đang giận dữ, bực bội môi độ thu về” Nhà văn còn quay ngược dòng thời gian đế cho người đọc biết một cái tên: “sông Đen ” mà bọn thực dân
Pháp lếu láo đã đặt cho sông Đà
Có thể nói tùy bút “Người lái đò sông Đà ” không chỉ là những trang văn
nghệ thuật mà còn là những trang viết cung cấp những tri thức bố ích cho ngườiđọc
Người ta vẫn nói Hoàng Phủ Ngọc Tường đến với thế kí như một cái duyêntiền định Có thể nói, riêng về kí, sau Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường đượcnhắc tới như một sự tiếp nối vừa có kế thừa, vừa đầy sáng tạo Đọc các tác phẩm kícủa Hoàng Phủ Ngọc Tường, ta dễ dàng tìm thấy một nhà văn của nhiệt tình côngdân và cảm hứng thế sự Dường như ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường chỉdành riêng cho đất nước và con người Việt Nam Hoàng Phủ Ngọc Tường viết vềnhững gì mà ông tâm đắc và đã có quá trình tìm tòi, quan sát và chiêm nghiệm.Cũng như Nguyễn Tuân, ông là người đi nhiều, mỗi chuyến đi với Hoàng PhủNgọc Tường là một lần học tập, là một lần tích lũy kinh nghiệm từ cuộc sống.Hoàng Phủ Ngọc Tường đi nhiều, viết nhiều về những vùng miền của đất nướcnhưng có miền đất mà ông nặng lòng hơn cả, say mê hơn cả, đó là Huế Huế trong
Trang 34các tác phẩm kí của ông không chỉ đẹp, thơ, không chỉ đài các, cổ kính, mà Huế ởđây còn được nhìn nhận từ góc độ lịch sử và văn hóa.
Trong ằ, AỈ đã đặt tên cho dòng sông?”, sông Hương hiện lên đầy thơ mộngnhưng không phải vì thế mà mất đi tính chân thực của nó ở ngoài đời Sông Hươngtrong tác phẩm được tái hiện qua thủy trình: sông Hương ở thượng nguồn, sôngHương ở ngoại vi thành phố Huế, sông Hương giữa lòng thành phố Huế
Viết về sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế, Hoàng Phủ Ngọc Tường ghilại một cách chi tiết những khúc quanh của dòng sông ẩn dưới ngòi bút đầy chất
thơ: “Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyến hướng sang tây bẳc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Bỉều, Lương Quản rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bẳc, ôm lẩy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản ( ) với những điếm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lụy, Bảo ” Không phải cụ
thế đến từng thước mét như Nguyễn Tuân nhưng dòng sông Hương vẫn hiện lên vôcùng chân thực, chi tiết, ta có thể hình dung ra được từng khúc quanh, từng đườnglượn của dòng sông trữ tình ấy
Khi đi vào thành phố Huế, dòng sông ấy vẫn hiện lên vô cùng chân thực và
cụ thế: “Giáp mặt thành phổ ở cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến cồn Hen ” ( ) Ra khỏi kỉnh thành, sông Hương chếch về hướng chính bẳc, ôm lẩy đảo cồn Hen quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố đê lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ Và rồi, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đối dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây đế gặp lại thành phổ lần cuối ở góc thị tran Bao Vinh xưa cô ”
Hình tượng sông Hương được phản ánh trong tác phẩm đảm bảo tính xácthực của đời sống và tôn trọng sự thật khách quan Hoàng Phủ Ngọc Tường vẽ lêntrên trang văn của mình không chỉ là con sông Hương thơ mộng, trữ tình mà đầy
Trang 35sinh động, rõ nét.
Như vậy, qua hai bài kí của mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Tuân
đã cho thấy một kiến thức đa dạng, nhiều mặt về cả lịch sử, địa lý, địa chất, vănhóa, Sự hiếu biết sâu sắc, cặn kẽ của Nguyễn Tuân về một sự vật, hiện tượng nào
đó nhiều lúc đưa lại cho người đọc những trang viết đầy hấp dẫn, thú vị Còn sựhiểu biết của Hoàng Phủ Ngọc Tường lại đem đến những những trang viết đầy màusắc văn hóa, trữ tình của một vùng văn hóa xứ sở Song cũng thấy rằng, hiện thựcđược phản ánh trong hai bài kí cũng co những nét khác nhauimột bên tỉ mỉ, cặn kẽ,đòi hỏi sự đo đếm, kiếm tra kĩ lưỡng; một bên chi tiết, cụ thế qua những trang thơvăn xuôi đậm chất Huế Điều đó được tạo bởi hai phong cách kí khác nhau, ngoài
ra còn phụ thuộc vào tiểu thể loại mà Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường sửdụng
2.3.2 Hướng dẫn học sinh tìm hiếu hình tượng tác giả trong tác phẩm
Hình tượng tác giả có một vị trí quan trọng trong tác phẩm kí Sự hiểu biết
về tác giả sẽ giúp cho chúng ta nắm chắc những tình tiết ghi trong những văn bản.Cuộc đời, tư tưởng, tình cảm, tác phong của tác giả soi sáng cho chúng ta khi tìmhiểu những sự kiện ghi lại trong bài văn
Nguyễn Tuân là một nhà văn có phong cách hết sức đặc biệt, một phong
cách mà như người ta thường nói “suốt đời đi săn tìm cải đẹp ”, đó là một phong
cách tài hoa, uyên bác Tùy bút chính là thể loại giúp cho Nguyễn Tuân mặc sứctung hoành trong thế giới vô cùng phong phú của mình Những tri thức về Nguyễn
Tuân giúp chúng ta hiểu sâu sắc về bài tùy bút này “Người lải đò sông Đà ” chính
là sự thể hiện bút lực phi phàm của ông khi dựng lên trước mắt người đọc một bứctranh hùng vĩ về thiên nhiên và con người Tây Bắc mà trung tâm của bức tranh làcon sông Đà và hình ảnh người lái đò suốt đời gắn bó với dòng sông ấy Với một
cá tính mạnh mẽ, Nguyễn Tuân thường có cảm hứng với thiên nhiên và con ngườiphi thường Chính con người và thiên nhiên trong tùy bút của ông đã thế hiện thànhcông phong cách riêng của nhà văn
Trang 36Con người được đưa vào trang tùy bút của ông lúc nào cũng tài hoa, tài tử.
Họ không phải là những con người tầm thường mà là những anh hùng mạnh mẽ,phi thường Đó chính là hình ảnh ông lái đò sông Đà - người chỉ huy quân sự tài
ba, dũng cảm đã vưọt qua những thác ghềnh hiếm trở đầy những cửa sinh, cửa tử
trong “Người ỉải đò sông Đà Người lái đò như bước ra khỏi trang văn, đứng trên
con thuyền của mình để vượt khỏi thác ghềnh trước mắt người đọc Người lái đòtrong sự cảm nhận đặc sắc của Nguyễn Tuân chính là đi tìm sự thế hiện của nhàvăn đối với con người và dòng sông, là vượt một thạch trận bằng ngôn ngữ của vịtướng tài ba Hình tượng con người trong đoạn trích được nổi bật trên nền của một
không khí trận mạc, đó chính là cuộc chiến đấu ác liệt giữa người lái đò với “bầy thủy quái sông Đà ” nham hiếm và xảo quyệt Thoạt nhìn, đó là cuộc chiến đấu
không cân sức bởi một bên là thiên nhiên lớn lao, dữ dội và hiểm độc, với trùngtrùng lớp lớp dàn trận bủa vây, có sự hợp sức của nhiều thế lực: sóng, nước, đá,gió, còn bên kia chỉ là những con người nhỏ bé trên một chiếc thuyền đơn độc và
vũ khí trên tay chỉ là những cán chèo Nhưng chiến thắng đã thuộc về người lái đò
Nguyễn Tuân miêu tả vô cùng hấp dẫn, bầy thủy quái sông Đà đã dàn trận đế “đòi
ăn chết cải thuyền ” - "một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu đế tránh một cuộc giáp lá cà Khi con thuyền đến nơi, “mặt nước hò la vang dậy ”, “ùa vào
mà bẻ gãy cán chèo võ khỉ trên cánh tay ” những người lái đò Sóng nước như thể quân liều mạng hết “đá trái” rồi lại “thúc gối vào bụng vào hông thuyền Sóng thác
đã tung ra những “miếng đòn hiếm độc nhất” quyết bóp chết người lái đò Nén chịu nỗi đau thế xác, người lái đò vẫn bình tĩnh, tỉnh táo chỉ huy “cải thuyền sáu bơi chèo ” lần lượt vượt qua “trùng vỉ thạch trận ”, chiến thắng thác dữ bằng những động tác điêu luyện, táo bạo và hết sức chuấn xác: “Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đả Nam chặt lấy được cái bờm sóng đủng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lẩy luồng nước đủng mà phóng nhanh vào cửa
thác dữ, đã có một chiến thắng thật ngoạn mục Đoạn trích không có nhiều trang
Trang 37viết tô đậm nét tài hoa, nghệ sĩ ở người lái đò nhưng người đọc vẫn nhận thấy tưcách nghệ sĩ, sự tài hoa trong từng động tác rất thuần thục của ông lái Khi đạt tớimột trình độ nhuần nhuyễn, điêu luyện, mỗi động tác của ông lái đò như mộtđường cọ trên bức tranh thiên nhiên sông nước.
Tất cả chính là sự hóa thân của phong cách Nguyễn Tuân: phong cách tài
hoa, uyên bác Hình tượng tác giả trong đoạn trích này chính là sự thế hiện cái “tôi
” bản ngã của nhà văn, không chỉ qua hình tượng con người mà còn qua thiên
Song như vậy không có nghĩa là đoạn trích không có những trang viết trữ tình thơ
mộng Con sông Đà hiện lên đẹp như một bức tranh thủy mặc: “Sông Đà tuôn dài
bung nở hoa ban hoa gạo thảng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân Nhưng trong cái vẻ trữ tình thơ mộng ấy nó cũng có một vẻ khác lạ Nó
không phải là vẻ đẹp dịu dàng, nhẹ nhàng, man mác, cũng không êm dịu như chất
trữ tình của “một điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế” trong bút kí của Hoàng
Phủ Ngọc Tường mà nó là vẻ đẹp trữ tình pha chút hùng vĩ, cao sang khác lạ vẻ
trữ tình ấy có lẽ bắt nguồn từ thời tiền sử, quá vãng nào đó: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử hồn nhiên như một nỗi niềm co tích xưa” Đó là vẻ đẹp trữ
tình Nguyễn Tuân và chỉ có ở Nguyễn Tuân
Qua hình tượng dòng sông Đà và người lái đò trên dòng sông ấy, Nguyễn
Tuân đã thể hiện khá rõ cái “tôi” của nhà văn Vì vậy, giáo viên phải nắm chắc
những đặc điếm về cuộc đời, phong cách nhà văn đế định hướng đúng cho học sinh
Trang 38trong quá trình tìm hiểu tác phẩm Bởi đây chính là đặc trưng riêng của kí: hìnhtượng tác giả đóng vai trò nổi bật và quan trọng trong việc dẫn dắt câu chuyện vàtái hiện cuộc sống đến độ chân thực nhất.
Khi đi vào tìm hiểu đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, giáo viên
cũng cần hướng dẫn cho học sinh tìm hiếu những nét cơ bản nhất về tác giả Biếtđược cảm hứng chủ đạo trong toàn bộ sáng tác của ông chính là niềm đam mê với
vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam “Ai đã đặt tên cho dòng sông? ” là
bút kí viết về Huế mà nhân tố quan trọng làm nên giá trị đặc sắc của tác phấm làsắc màu văn hóa Theo ông văn hóa là một cái gì đó vô cùng thiêng liêng, là tâm
hồn, cốt cách, tinh túy của muôn đời: “văn hóa chính là bài thơ của cuộc sổng, không phải được làm ra trong một khoảnh khắc cảm hứng của thi sĩ, mà là được sáng tạo trên von kinh nghiêm sống trường kì của nhà văn, là sức CO gang vươn tới
-con người mang những lối sống khác nhau thuộc các dân tộc’X 10, tr.23].
Trong bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông? ”, tác giả chính là nhân vật
“tôi” - người vô cùng am hiếu về văn hóa nhất là văn hóa xứ Huế Dưới con mắt của nhân vật “tôi ”, dòng sông Hương không chỉ đẹp thơ mộng, đẹp hiền hậu như
trong các sáng tác thơ ca từ trước tới nay mà Hương Giang hiện lên như một
“người mẹ phù sa của một vùng vãn hóa xứ sở’\ là nơi khởi đầu của văn hóa Huế Trong đoạn trích, nhân vật “tôi” cũng đã bộc lộ những suy nghĩ của mình “mùa thu tôi ngồi đọc Kiều dưới mái rêu phong của chiếc cống vòm quay mặt ra sông, ăn những trải hồng ngọt và thanh đến độ tưởng như mỗi miếng vừa ngậm vào nửa chừng đã tan thành dư vang của một tiếng chim” Và chính dòng sông xinh đẹp ấy cũng đã gợi cho tác giả nhớ về kiệt tác truyện Kiều của Nguyễn Du: "chính sông Hương và thành phố của nó vẫn gợi cho tôi, như một vang bóng trong thời gian, hình tượng của cặp tình nhân lí tưởng của truyện Kiều: tìm kiếm và đuổi bắt, hào hoa và đam mê, thi ca và âm nhạc, và cả hai cùng gan bó với nhau trong một tình
Trang 39yêu muôn thủa
Như vậy, hình tượng tác giả trong bài bút kí đóng vai trò là người dẫn dắt,người kể về sông Hương với những tình cảm yêu mến tha thiết Tác giả đã dùng rấtnhiều tri thức và những ngôn từ của âm nhạc, hội họa, điện ảnh, để tạo nênnhững trang viết hay nhất về sông Hương Qua những trang viết đó, người đọc cảmnhận được về Hoàng Phủ Ngọc Tường như một con người am hiếu về văn hóa,suốt đời là cuộc hành trình dài kiếm tìm nét đẹp văn hóa của các vùng miền trênđất nước Việt Nam
2.3.3 Hướng dẫn học sinh phát hiện những đặc điếm nghệ thuật độc đáo của tác phẩm và phong cách nghệ thuật của tác giả
Với đoạn trích “Người lải đò sông Đà ”, giáo viên cần hướng dẫn học sinh
phát hiện, tìm kiếm và phân tích những đặc điểm nghệ thuật độc đáo của tác phấm
và phong cách nghệ thuật của tác giả
Nguyễn Tuân là người nghệ sĩ luôn khắng định phong cách riêng của mình
như lời nhận xét của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan: “Nguyễn Tuân là một nhà văn đứng hắn ra một phái riêng cả về loi viết, tư tưởng” Điều này thể hiện nhất quán
trong toàn bộ sáng tác của ông Trong đó tùy bút “Người lái đò sông Đà” là một ví
dụ mẫu mực cho phong cách đó Người ta thấy trong đó một giọng điệu trần thuậtvui nhộn, say mê, hóm hỉnh của nhà tùy bút trước cái đẹp, cái hùng vĩ của sông Đà;những con người mang phong cách tài hoa nghệ sĩ ngay trong cuộc sống lao độngbình dị hàng ngày; đặc biệt ta nhận ra một Nguyễn Tuân tài hoa, uyên bác với sựhiếu biết rộng rãi trên nhiều lĩnh vực khác nhau
Ta tìm thấy một giọng điệu kể chuyện của một người đang say sưa trên hànhtrình khám phá cái đẹp khi miêu tả về con sông Đà và người lái đò trên dòng sông
ấy Trước vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng, đằm thắm của dòng sông, Nguyễn Tuân thểhiện một cảm hứng say mê, thái độ thán phục Có lúc nhà văn như không kìm nén
được cảm xúc của mình và phải thốt lên: “Chao ôi, trông con sông, vui như thay
Trang 40nang giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nổi lại chiêm bao đứt quãng” Có lúc giọng
điệu trần thuật lại trầm xuống, êm dịu, trang nghiêm nghe như lời của miền cố tích
nào vọng về: “Thuyền tôi trôi trên sông Đà, cảnh ven sông ở đây lặng tờ Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi, bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử Bờ sông hồn nhiên như một noi niềm cố tích xưa
Khi kế về con sông Đà hung bạo, giọng văn có vẻ khinh khỉnh, ngạo mạn.Đặc biệt là khi kể lại trận ác đấu giữa người lái đò và con sông Đà hung bạo vớitrùng vi thạch trận thì giọng văn dồn dập, gấp gáp gợi không khí hào hùng cho trậnchiến đấu một mất một còn giữa con người và thiên nhiên dữ dội
Con sông Đà trong trang văn của Nguyễn Tuân không chỉ được khám phábởi con mắt của một nhà nghệ sĩ mà còn được nhìn bằng con mắt của nhà địa lí,nhà lịch sử, quân sự, điện ảnh và thậm chí còn của nhà hội họa nữa Nguyễn Tuân
thả sức thể hiện tài năng nhiều mặt của mình Tùy bút “Người lái đò sông Đà ” bộc
lộ một vốn kiến thức đáng kinh ngạc của Nguyễn Tuân về sông Đà Con sông Đàđược khai thác dưới góc độ của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau, mà bất cứ mộtngành nào Nguyễn Tuân cũng tỏ ra am hiếu sâu sắc Người đọc có thế cảm nhậncon sông Đà thông qua sự liên tưởng của hình tượng nghệ thuật trong thơ Tản Đà:
Dải sông Đà bọt nước lênh đênh Bao nhiêu cảnh bấy
nhiêu tình Đó là dòng sông thơ mộng “như một người tình nhân chưa quen biết
Dòng sông của những truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh mà dấu ấn của nó đã đi vào câu hát của người dân xứ Đoài:
Núi cao sông hãy còn dài Năm năm báo oán đời đờiđánh ghen Đó còn là con sông mà dòng chảy của nó dường như song song vớidòng chảy của thời gian lịch sử Và màu sắc của dòng sông thì biến đổi theo mùa:
“mùa xuân dòng sông xanh ngọc bích mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như damặt người bầm đi vì rượu bữa Nhưng có lẽ chỉ Nguyễn Tuân mới miêu tả sông Đà