CHƯƠNG3 GIÁO ÁN THựC NGHIỆM

Một phần của tài liệu Đọc - hiểu tuỳ bút Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân và bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường theo đặc trưng thể loại (Trang 45 - 63)

(Trích) - Nguyễn Tuân - ỉ. Mục tiêu bài học

Giúp học sinh:

1. về kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp đa dạng của con sông Đà vừa “hung bạo” vừa “trữ tình” cùng hình ảnh giản dị mà kì vĩ của người lái đò trên dòng sông ấy. Từ đó thấy được tình yêu sự say đắm của Nguyễn Tuân trước thiên nhiên và người lao động ở miền Tây Bắc Tố quốc.

Thấy được nét ổn định và biến đổi trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

2. về kĩ năng'. Giúp HS biết cách đọc hiểu một tác phẩm tùy bút theo đặc trưng thể loại.

3. về thái độ, tư tưởng: Biết trân trọng cảm mến tài năng độc đáo, công phu lao động chữ nghĩa của nhà văn trong việc khắc họa những kì công của tạo hóa. Đồng thời bồi đắp thêm tình yêu quê hương đất nước qua hình ảnh sông Đà.

II.Chuấn bị của giáo viên và học sinh

1. Chuẩn bị của giáo viên

-Phương pháp: Phương pháp đọc hiểu văn bản Phát vấn và đàm thoại Phân tích và diễn giảng

-Phương tiện: SGK Ngữ văn 12 (tập 1)

Tranh ảnh minh họa thiên nhiên và con người Tây Bắc Tuyển tập Nguyễn Tuân (1, 2, 3) NXB VH 2000

2. Chuấn bị của học sinh

SGK Ngữ văn 12 (tập 1).

Bài soạn chuẩn bị ở nhà, tìm hiểu về sông Đà, thiên nhiên và con người Tây Bắc.

III. Tiến trình dạy học

1.On định lớp 2.Kiếm tra bài cũ

3.Bài mói

Quan niệm của Nguyễn Tuân về “văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật và đã là nghệ thuật phải có một phong cách độc đáo”. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm về tài năng sáng tạo nghệ thuật của nhà văn này qua tuỳ bút “Người lái đò Sông

Đà”.

Hoạt động của GV - HS Nội dung cân đạt

Hoạt động 1: Đọc - hiếu tiếu dẫn

- GV: Gọi 1 HS đọc phần tiểu dẫn.

- GV: Qua đọc phần tiểu dẫn SGK cùng với những kiến thức về tác giả đã học ở lớp 11, em hãy giới thiệu đôi nét hiểu biết về Nguyễn Tuân?

- HS: Tái hiện.

I. Tiêu dân 1. Tác giả

- Nguyễn Tuân (1910 - 1987): Làng Mọc, nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

- Nguyễn Tuân là một nhà trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Lòng yêu nước của nhà văn thường không được phát biếu một cách trực tiếp mà ẩn sau những bức tranh thiên nhiên, những giá trị văn hóa cổ truyền

- GV: Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?

- HS: Trả lời. của dân tộc.

- Nguyễn Tuân là nhà văn tài hoa và uyên bác. Ông luôn nhìn mọi vật ở phương diện văn hóa thẩm mĩ và con người ở góc độ tài hoa nghệ sĩ. Văn ông đầy ắp những hiểu biết đa dạng, phong phú về nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống, từ các bộ môn nghệ thuật đến khoa học, lịch sử, quân sự, thể thao.

- Nguyễn Tuân là con người có cá tính mạnh mẽ, khoáng đạt. Ồng không thích những cái gì bằng phang, nhợt nhạt, khuôn phép. Nhà văn luôn có hứng thú với những biếu hiện mạnh mẽ, phi thường của tạo vật, con người. Vì thế, Nguyễn Tuân tìm đến thể tùy bút như một lẽ tất yếu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.Tác phẩm

- Xuất xứ: “Người lái đò sông Đà ” in trong tập “Sông Đà ” (1960) là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ của Nguyễn Tuân trong chuyến đi gian khố và hào hùng tới miền Tây Bắc của Tổ quốc.

- GV: Vậy cảm hứng chủ đạo của tùy bút này là gì?

- HS: Suy ngẫm, trả lời.

- Cảm hứng chủ đạo: Tìm kiêm chất vàng của thiên nhiên Tây Bắc nhất là chất vàng mười “thứ vàng đã qua thử lửa ” ở tâm hồn những con người lao động, chiến đấu trên miền núi sông nước hùng vĩ và thơ mộng.

- Nội dung:

+ Thiên nhiên: miền Tây Bắc. Con người: Ông lái đò.

- Nghệ thuật:

+ Thế hiện sự tài hoa, uyên bác của nhà văn.

+ Khám phá sự vật ở phương diện văn hoá, thẩm mĩ, ở chiều sâu lịch sử, gắn quá khứ, hiện tại với tương lai.

+ Ngôn ngữ: vừa trí tuệ vừa giàu cảm xúc thẩm mĩ, vừa trang trọng cố kính, vừa mới mẻ hiện đại => Thế hiện đậm nét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân sau CMT8

- GV: Trước khi đến với tác phẩm, em biết gì về thiên nhiên và con người nơi miền núi Tây Bắc này?

mộng. Sông Đà là một biểu tượng cho thiên nhiên nơi đây - hung bạo và trữ tình: bắt nguồn từ biên giới Trung Quốc. Đặc điểm của vùng núi Tây Bắc đã tạo nên những nét độc đáo, hiểm trở của con sông “chúng thủy giang đông tẩu - Đà giang độc bắc lưu”; đó còn là nơi tạo nên tiềm năng thủy điện.

Con người Tây Bắc: ngoài những dân tộc thiểu số, dân cư Tây Bắc phần nhiều là người miền xuôi lên xây dựng kinh tế mới.

Hoạt động 2: Đọc - hiếu văn bản - Gv: Hướng dẫn HS đọc theo yêu cầu:

đoạn mô tả sự hiếm trở và hung bạo của sông Đà cần đọc nhanh, mạnh, có khí thế, phải thế hiện được không khí của một trận kịch chiến gấp gáp, căng thẳng, dữ dội; đoạn miêu tả vẻ đẹp trữ tình của dòng sông giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng, cố gắng toát lên vẻ đẹp dịu dàng, trữ tình của dòng sông Đà và khung cảnh hai bên bờ

- GV: Đây là tác phấm được viết theo thể tùy bút, vậy em biết gì về thể loại này?

- HS: Trả lời.

- GV: Qua việc đọc và xác định thế loại, em hãy phân chia bố cục của văn bản? Xác định nội dung cơ bản của từng phần?

- HS: Trả lời

- GV: Theo em, hình tượng trung tâm trong tác phấm mà chúng ta cần tìm hiểu là gì?

- HS: Đó là dòng sông Đà và người lái đò trên dòng sông ấy.

tích tác phẩm. Có nhiều cách để tiếp cận tác phẩm như:

+) Theo bố cục trên.

+) Theo hình tượng trung tâm: con sông Đà và người lái đò.

2.Thế loại và bố cục

- Thể loại tùy bút: đây là một tiểu loại thuộc thể loại kí - ghi chép người thật, việc thật. Nhưng tùy bút thiên về bộc lộ những suy tưởng và cảm xúc chủ quan của người viết, đậm chất thơ và cá tính tác giả.

- Bố cục: 3 phần

Phần 1: Sông Đà hung bạo Phần 2: Thủy chiến trên sông Đà Phần 3: Sông Đà thơ mộng

+) Theo cảm nhận và liên tưởng của tác giả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- GV: Sông Đà trong cảm nhận và liên tưởng của Nguyễn Tuân được hình dung với những đặc tính như thế nào? - HS: Trả lời.

- GV: Em hãy tìm những hình ảnh nói nên nét tính cách “hung bạo” của sông Đà?

- HS: Trả lời.

3.Phân tích vãn bản

3.1. Hình tượng sông Đà

bạo, nguy hiểm và thơ mộng, trữ tình. Cả hai đặc tính đều hiện lên rất rõ ràng, đậm nét.

3.1.1. Sông Đà - con sông hung bạo.

- Cảnh bờ sông:

+ Hai bên bờ sông đá dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ đúng ngọ mới có mặt trời -> Vách đá cao, hiểm trở. + Có chỗ vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu -> Lòng sông hẹp.

- Mặt ghềnh Hát Loóng: Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè -> Thủ pháp tăng tiến -> Gió to, sóng giữ.

- Hút nước:

+ Giống như cái giếng bê tông + Nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. => Ket hợp yếu tố tả, kể, so sánh,

- GV: Sự hung bạo của con sông Đà là một sự thật rõ ràng. Nhưng chính nhà văn đã viết “tôi có bay tạt ngang qua sông Đà mấy lần và thấy đó cũng là thêm cho mình một góc độ nhìn về con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình”. Như vậy, sông Đà không phải chỉ có vẻ dữ dằn, độc hiểm mà còn có nhân hoá -> Hút nước sâu, xoáy dữ dội.

- Thác trên sông: Tiếng thác nước nghe như là oán trách, van xin, khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng. - Đá trên sông: Một chân trời đá và được bày thạch trận: Hòn chìm, hòn nổi, cả một chân trời đá, đá mai phục dàn trận địa sẵn trên sông.

=> Bằng nghệ thuật so sánh, nhân hoá, tạo hình, quan sát tinh tế, trí t- ưởng tượng phong phú, liên tưởng bất ngờ; bút pháp nhà điện ảnh, quân sự Nguyễn Tuân đã làm nổi bật vẻ hung tợn, dữ dằn, vừa khiêu khích, vừa chế nhạo của con sông Đà.

3.1.2. Sông Đà - con sông trữ tình vẻ đẹp thứ hai - trữ tình và thơ mộng.

GV: Cách viết của nhà văn đã thay đối thế nào khi chuyến sang biếu hiện sông Đà như dòng chảy trữ tình ?

Hoạt động nhóm : + Hình thức: 4 nhóm. + Thời gian : 6 phút. + Câu hỏi :

Con Sông Đà được miêu tả trong tính cách trữ tình như thế nào? Lấy dẫn chứng cụ thể?

- GVgợi dẫn : Con sông Đà : -Từ trên cao nhìn xuống? -Từ chân núi nhìn ra?

-Từ giữa Sông Đà nhìn xung quanh?

-ỳ nhận xét về con Sông Đà ?

- GV gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các em khác nhận xét, bổ sung ý kiến.

GV nhận xét, chuấn kiến thức.

* Nguyễn Tuân không tả mà kế theo lời kế của người khác hoặc theo tưởng tượng, cảm xúc tức thời của chính mình.

- Hình dáng: “Con Sông Đà tuôn dài như một ảng tóc trữ tình .. .nương xuân - Màu nước thay đổi theo mùa:

+ Mùa xuân: Dòng xanh ngọc bích >< Sông Gâm, Sông Lô: xanh cánh hến. + Mùa thu: Lừ lừ chín đỏ như da mặt một ngời bầm đi vì rượu bữa.

Sông Đà như một mĩ nhân, dịu hiền, xuân sắc.

* Từ chân núi nhìn ra: sông Đà như một cố nhân, mặt nước loang loáng, nước sáng lên một màu nắng tháng ba, bờ bãi nhiều chuồn chuồn bươm bướm. => Sông Đà gợi cảm, nên thơ và nó như là một cố nhân thân thiện, ấm áp (Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng).

- GV: Bằng các biện pháp nghệ thuật như: So sánh, nhân hoá, liên tưởng và tưởng tượng; Ngôn ngữ phong phú, sắc sảo. Bút pháp điêu luyện kết hợp với sự tài hoa, uyên bác khi miêu tả Nguyễn Tuân đã cung cấp những tri thức cần thiết về một con sông Đà gợi cảm, giàu chất thơ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Từ giữa sông Đà nhìn ra xung quanh:

-Vẻ đẹp “lặng tờ” của Sông Đà... không gian đẹp, trong trẻo mà tịnh không một bóng người.

+ Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử...tuổi xưa.

+ Nguyễn Tuân ước mơ: “Thèm được giật mình... ” “ Dải sông Đà bọt nước lênh đênh - Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình => Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, sông Đà hiện lên vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng gần gũi, thân thiết như một cố nhân.

*Kết luận:

- Bằng nhiều sự lao động công phu nghiêm túc, cần cù, kiên nhẫn, sáng tạo, Nguyễn Tuân đã khám phá ra gần như trọn vẹn tất cả những nét hùng vĩ, vừa hung bạo, vừa trữ tình của sông Đà.

- Chính trên cái nền sinh động đó, tác giả nhằm khắc hoạ hình ảnh con

- GV: Trên nền thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội và thơ mộng hiện lên một chân dung đầy hấp dẫn, đó là người lái đò. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân ông lái đò được khắc họa như thế nào? - HS: Trả lời.

- GV: Nguyễn Tuân đã làm thế nào để khắc họa và làm nối bật hình tượng người lái đò sông Đà?

người, người nghệ sĩ lái đò tài hoa. => Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ tài hoa, yêu cảnh đẹp non sông, gấm vóc.

3.2. Hình tượng người lái đò * Ngoại hình:

- Cái đầu quắc thước ấy đặt trên một thân hình cao to, gọn quách như chất sừng, chất mun.

-Tay lêu nghêu như cái sào. - Chân khuỳnh khuỳnh.

- Giọng nói ào ào như thác nước mặt ghềnh.

- Mắt lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong sương mù.

* Nghề nghiệp và tuổi tác:

- 70 tuổi, làm nghề chở đò đã 10 năm và thôi làm đò cũng đã đôi chục năm nay. Nhưng ông vẫn có sở thích đi trên những quãng sông có thác ghềnh

“chạy thuyền trên những khúc sông không có thác nó cứ dại tay, dại chân và buồn ngủ... ”

* Đe làm nối bật hình tượng và vẻ đẹp của người lái đò nhà văn đã viết lên những trang văn tràn đầy

- HS: Trả lời:

- GV: Thoạt nhìn chúng ta thấy tương quan giữa hai bên như thế nào?

- HS: Trả lời:

- GV: Đe ăn chết con thuyền của người lái đò, sông Đà đã bố trí trận địa như thế nào?

- HS: Trả lời

- GV: Đe giành chiến thắng về mình, ông lái đò đã chiến đấu như thế nào?

không khí trận mạc, đã tưởng tượng tưởng ra cuộc chiến ác liệt giữa người lái đò với bầy thủy quái trên sông Đà nham hiểm xáo quyệt:

- Thoạt nhìn đó là một cuộc chiến không cân sức vì:

+ Một bên là thiên nhiên lớn lao, dữ dội, hiểm độc với trùng trùng lớp lớp dàn trận bủa vây, có sự hợp sức của nhiều thế lực: sóng, gió, đá. + Bên kia chỉ là những con người bé nhỏ trên một chiếc thuyền đon độc và vũ khí trên tay chỉ là những chiếc cán chèo.

- Con sông Đà đã bày sẵn “một trùng vi thạch trận” gồm 3 tuyến:

+ Tuyến 1: (hàng tiền vệ) Gồm 2 hòn đá canh một cửa có nhiệm vụ dụ con thuyền vào tuyến giữa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tuyến 2: Gồm những luồng sóng đánh quật vu hồi, ăn chết con thuyền. + Tuyến 3: Có những boong - ke chìm vào pháo đài có nhiệm vụ đánh tan con thuyền.

- Ông lái đò:

+ Phóng thẳng vào thạch trận, ghì (Những chiên thuật phá vây)

- HS: Trả lời

- GV: Qua cuộc chiến, em có nhận xét gì về ông lái đò?

- HS: Trả lời.

- GV: Nguyên nhân làm nên chiến thắng của ông lái đò?

- HS: Trả lời

chặt mái chèo, đón nhận luông sóng tấn công từ trực diện, ác độc và liên tục của sông Đà.

+ Khi bị thương, ông cố nén vết thương, mặt méo đi vì chịu đựng đau đớn nhưng vẫn kẹp chặt cuống lái, chỉ huy ngắn gọn, rõ ràng. Ồng không phút nghỉ tay, nghỉ mắt, đổi chiến thuật, phá vòng vây thứ hai của sông Đà.

+ Chọn luồng sinh, lách qua luồng tử dập dờn ngay bên cạnh, nắm chắc bờm sóng, đúng luồng phóng thẳng vào cửa sinh, lái miết một đường chèo về phía cửa đá đè sấn lên chặt đôi mà vượt qua. + Vượt vòng 3 phóng thẳng thuyền vút qua 3 cửa xuyên qua làn hơi nước, thuyền như tự động lái được, lượn được.

=> Sự tài trí, dũng cảm, tay lái ra hoa của ông lái đò, một tài nghệ thuần thục.

* Có hai nguyên nhân làm nên chiến thắng của người lái đò:

- Đó là chiến thắng của sự ngoan - GV: Các nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân thường mang phong

cách tài hoa nghệ sĩ. Qua những phân tích trên, theo em ông lái đò có xứng đáng là một người tài hoa nghệ sĩ không?

- HS: Trả lời

- GV: Sau khi chiến thắng sông Đà hung bạo, thái độ của người lái đò như thế nào?

- HS: Trả lời

- GV: Với Nguyễn Tuân, qua việc miêu tả người lái đò như vậy, ta có thể khái quát vẻ đẹp của người lái đò như thế nào?

- HS: Trả lời cường, lòng dũng cảm, ý chí nghị lực phi thường.

Một phần của tài liệu Đọc - hiểu tuỳ bút Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân và bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường theo đặc trưng thể loại (Trang 45 - 63)