1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Kinh nghiệm dạy học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4

21 1,7K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 249 KB

Nội dung

Dạy Luyện từ và câu nhằm mở rộng, hệ thống hoá làm phong phú vốn từ của học sinh, cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về cấu tạo củatiếng, rèn cho học sinh kĩ năng dùng âm, vần

Trang 1

PHẦN THỨ NHẤT

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Tầm quan trọng của đề tài.

Tiếng có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ Tiếng làđơn vị trung tâm của ngôn ngữ Câu là đơn vị có thể thực hiện chức nănggiao tiếp Vai trò của tiếng trong hệ thống ngôn ngữ quyết định tầm quantrọng của dạy học luyện từ và câu ở bậc Tiểu học

Dạy Luyện từ và câu nhằm mở rộng, hệ thống hoá làm phong phú vốn

từ của học sinh, cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về cấu tạo củatiếng, rèn cho học sinh kĩ năng dùng âm, vần để ghép thành tiếng đặt câu và

sử dụng các kiểu câu để thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình, đồng thời cókhả năng hiểu và sử dụng các kiểu câu của người khác nói ra trong hoàn cảnhgiao tiếp nhất định Luyện từ và câu có vai trò hướng dẫn học sinh trong việcnghe, nói, đọc, viết, phát triển ngôn ngữ trí tuệ

Tuy nhiên trong thực tế ở nhưng nơi vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộcthiểu số có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn, việc dạy học Luyện từ vàcâu gặp rất nhiều khó khăn vì các em học sinh trước khi bước vào ngưỡngcửa của nhà trường phổ thông thì hầu hết các em chưa biết hoặc chưa có thểnói được tiếng phổ thong một cách thành thạo như các vùng khác Chính vìvậy khi tiến hành dạy học đòi hỏi người giáo viên trước khi dạy chữ cho các

em là phải tiến hành dạy cho học sinh biết nghe, nói trước rồi mới dạy đọc vàviết Việc dạy Luyện từ và câu là dạy cho các em hiểu những gì người khácnói ra, viết ra và trước khi mình nói, viết ra một điều gì đó thì câu văn đóphải có đầy đủ ý nghĩa, có chủ, có vị, tuy vậy ở nhưỡng nơi này các em họcsinh thường nói năng mang tính chất tự do nghĩ sao nói vậy, cho nên thườngkhi nói câu nói thường hay sai lỗi chính tả

Luyện từ và câu là một khái niệm mới đối với các em nên khi dạy người

Trang 2

thầy giáo phải thiết kế bải giảng hết sức công phu từ hệ thống câu hỏi, nộidung bài tập đêu phải thiết kế làm sao đơn giản hơn, gọn nhẹ và dễ hiểu nhấtphù hợp với đối tượng học sinh, cần tạo hứng thú cho học sinh trong khí dạy,cần có những biện pháp động viên khích lệ để học sinh nắm nội dung bài vàvận dụng vào thực tế một cách tốt nhất.

I MỤC ĐÍCH NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Dạy học Luyện từ và câu là nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và vốn

hiểu biết cho học sinh Để đạt được mục đích đó đề tài đi giải quyết cácnhiệm vụ sau:

Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để dạy bài “Cấu tạo của tiếng” (TV4 tập 1)

1 Những đề xuất điều chỉnh nội dung dạy học bài “Cấu tạo của tiếng”

2 Thực nghiệm dạy học

II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để đề tài thành công trong quá trình nghiên cứu về dạy học Luyện từ vàcâu cho học sinh lớp 4 của trường tôi sử dụng Phương pháp tổng kết kinhnghiệm là chủ yếu, ngoài ra còn đan xen các phương pháp khác như: Nghiêncứu lí thuyết, Phương pháp quan sát, Phương pháp thực nghiệm và nghiêncứu các tài liệu khác liên quan đến môn học như: Phương pháp giảng dạy, tàiliệu bồi dưỡng giáo viên thường xuyên chu kì III …

PHẦN THỨ HAI

NỘI DUNG ĐỀ TÀI

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC LUYỆN

TỪ VÀ CÂU Ở TIỂU HỌC.

- Việc thay tên gọi hai phân môn Từ ngữ - Ngữ pháp của chương trìnhTiếng Việt cũ bằng Luyện từ và câu của chương trình Tiếng Việt mới khôngchỉ đơn thuần là việc đổi tên mà là sự phản ánh quan điểm giao tiếp trong dạyhọc Luyện từ và câu Nó đòi hỏi việc dạy học từ, câu nhằm đáp ứng cho việcdạy tiếng như một công cụ giao tiếp, nhằm thực hiện mục tiêu của chương

trình Tiếng việt tiểu học mới “hình thành và phát triển ở học sinh kĩ năng sử

Trang 3

dụng tiếng việt (Nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi” Quan điểm này chi phối nội dung chương

trình môn Tiếng Việt nói chung cũng như phân môn Luyện từ và câu nói

riêng Trật tự các khái niệm được đưa ra “Liều lượng” kiến thức và phương

pháp của giờ học Luyện từ và câu đều bị chi phối bởi quan điểm này;

- Nguyên tắc giao tiếp (hay cũng chính là sự vận dụng của nguyên tắcthực hành của lý luận dạy học vào dạy học tiếng mẹ đẻ nên còn gọi là nguyêntắc thực hành) trong dạy học Luyện từ và câu không chỉ được thể hiện trênphương diện nội dung mà cả phương pháp dạy học Về phương pháp dạyhọc, trước hết, các kĩ năng Tiếng Việt phải được hình thành và phát triểnthông qua hệ thống bài tập mang tính tình huống phù hợp với những tìnhhuống giao tiếp tự nhiên Chính vì vậy, trong Sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểuhọc, phần thực hành nhiều, lượng lý thuyết ít và khái niệm được hình thành ởphần lý thuyết cũng như ở dạng đơn giản nhất Như vậy, nguyên tắc giao tiếptrong dạy học Luyện từ và câu đòi hỏi học sinh phải tiến hành hoạt độngngôn ngữ thường xuyên, đó là việc yêu cầu thực hiện những Bài tập miệng,bài viết trình bày ý nghĩ, tình cảm, đọc, ứng dụng tri thức lý thuyết vào bàitập, vào việc giải quyết các nhiệm vụ cụ thể của ngữ pháp, tập đọc, chính tả,tập làm văn,…;

- Quán triệt nguyên tắc giao tiếp trong dạy học Luyện từ và câu chính làhướng đến xây dựng nội dung dạy học dưới hình thức dạy học các bài tậpLuyện từ và câu, để hướng dẫn học Luyện từ và câu, thầy giáo phải tạo ra hệthống nhiệm vụ và hệ thống câu hỏi nhằm hướng dẫn học sinh thực hiện

Thứ hai, ngôn ngữ văn bản của dạy từ cần được xem là kinh nghiệm

sống của cá nhân học sinh và những quan sát thiên nhiên, con người, xã hộicủa các em Việc làm giàu vốn từ, dạy từ phải gắn với đời sống, gắn với việclàm giàu những biểu tượng tư duy, bằng con đường quan sát trực tiếp vàthông qua những mẫu lời nói Phải thiết lập được quan hệ đúng đắn giữa hìnhảnh bằng lời (từ ngữ) với những biểu tượng của trẻ em về đối tượng Mọi quy

Trang 4

luật cấu trúc và hoạt động của từ và câu chỉ được rút ra trên cơ sở nghiên cứulời nói sinh động, những kinh nghiệm lời nói và kinh nghiệm sống của các

em đã được bổ sung các bài tập Luyện từ và câu phải được xây dựng trênkinh nghiệm ngôn ngữ của học sinh

Thứ ba, dạy học Luyện từ và câu phải bảo đảm sự thống nhất giữa lý

thuyết ngữ pháp và thực hành ngữ pháp với mục đích phát triển các kĩ nănggiao tiếp ngôn ngữ: việc phân tích từ, câu không có mục đích tự thân mà làphương tiện để nhận diện các phương tiện ngữ pháp, nắm chức năng củachúng, từ đó sử dụng chúng trong lời nói Chương trình hướng đến gắn lýthuyết với thực hành Trên quan điểm thực hành, các tác giả Sách giáo khoa

đã chọn những giải pháp ngôn ngữ có nhiều lợi thế nhất trong sử dụng tiếng

mẹ đẻ Đối chiếu nội dung từng khái niệm ngữ pháp được dạy ở tiểu học vớicác khái niệm được trình bày trong các giáo trình Việt ngữ học, ta thấy rằngnội dung các khái niệm ở tiểu học như từ, câu,… đều được đưa ra ở dạng đơngiản nhất

Quy tắc ngữ pháp:

- Chương trình nặng về thực hành nên bên cạnh hệ thống khái niệm đểtrình bày một cách đơn giản lại rất chú trọng dạy hệ thống quy tắc ngữ pháp.Quy tắc ngữ pháp là những điều phải tuân theo để tạo nên những đơn vị ngữpháp cụ thể nhằm thực hiện nhiệm vụ giao tiếp (nói, viết) nào đó Hệ thốngquy tắc ngữ pháp giúp học sinh chuyển từ nhận thức sang hành động, ví dụ,liên quan đến các khái niệm câu có các quy tắc chính tả, dấu chấm câu, viếthoa chữ cái đầu câu, quy tắc nói, đọc: nói, đọc hết câu phải nghỉ hơi, đọcđúng giọng điệu phù hợp với các kiểu câu chia theo mục đích nói Liên quanđến danh từ riêng có quy tắc viết hoa tên riêng,… Như vậy tính quy luật củangữ pháp đã được phản ánh trong ngữ pháp thực hành bằng hệ thống quytắc Tương ứng với khái niệm ngữ pháp có một loạt các quy tắc Trongchương trình Tiểu học, quy tắc ngữ pháp có vai trò rất quan trọng;

- Dựa vào sự phân tích ngôn ngữ, Sách giáo khoa nêu các quy tắc trong

Trang 5

mục “Ghi nhớ” do ưu tiên thực hành nên đã có những trường hợp bỏ qua lôgíc và tính cân đối của lý thuyết Ví dụ, danh từ riêng dạy trong nhiều bài đểtrang bị quy tắc viết hoa cho học sinh.

Nguyên tắc tích hợp

- Không có vốn từ phong phú, không hiểu nghĩa và đặc điểm ngữ phápcủa từ thì không thể đặt câu đúng, đồng thời nếu không nắm vững quy tắc đặtcâu thì dù có vốn từ phong phú, dù nắm chắc nghĩa của từ vẫn không trìnhbày được ý kiến của mình một cách đúng đắn, mạch lạc, rõ rang Vì vậyluyện từ và luyện câu không thể tách rời Bên cạnh đó các bộ phận củachương trình Luyện từ và câu như từ, cấu tạo từ, từ loại, câu, các thành phầncâu, các kiểu câu và liên kết câu cũng phải được nghiên cứu trong sự gắn bóthống nhất;

- Mặt khác ta đã biết lượng từ, mẫu câu và các câu nói cụ thể học sinhthu nhận được trong các giờ học khác, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, cũngnhư rất nhỏ so với vốn từ, vốn câu cần có của các em Do đó không thể dạy

từ và câu bó hẹp trong tiết Luyện từ và câu mà cần đề ra nguyên tắc tích hợptrong dạy từ, câu Nguyên tắc này đò hỏi việc dạy Luyện từ và câu phải đượctiến hành ở mọi nơi, mọi lúc, trong tất cả các môn học, trong tất cả các giờhọc khác của phân môn Tiếng việt;

- Không phải chỉ trong giờ học Tiếng việt mà trong tất cả các hoạt độngkhác và trong các giờ học khác, giáo viên cần chú ý điều chỉnh kịp thờinhững cách hiểu từ sai lạc, những cách nói, viết câu không đúng ngữ phápcủa học sinh, kịp thời loại ra khỏi vốn từ tích cực của học sinh những từ ngữkhông văn hoá

- Tất cả các môn học và các phân môn Tiếng việt đều có vai trò to lớntrong việc Luyện từ và câu Chúng mở rộng sự hiểu biết về thế giới, conngười, góp phần làm giàu vốn từ và khả năng diễn đạt tình cảm, ý tưởng củahọc sinh Để nắm bất kỳ môn học nào: Toán, TNXH, Đạo đức,… Học sinhphải nắm vốn từ và mẫu câu tối thiểu của môn học đó Đó là những từ ngữ và

Trang 6

cách trình bày có tính chất chuyên ngành Chúng sẽ bổ sung cho vốn tiếng

mẹ đẻ của học sinh Người giáo viên khi dạy tất cả các môn học đều phải có

ý thức gắn dạy về cấu tạo của tiếng Trên lớp cũng như khi hướng dẫn mộthoạt động khác cho học sinh: Tham quan, hoạt động tập thể, ngoại khoá …,giáo viên cần dạy học sinh phát hiện ra các từ mới, tìm hiểu nghĩa và cách sửdụng chúng trong câu, đoạn Việc hoàn thiện những từ này sẽ được tiếp tụctrong giờ Luyện từ và câu

Nguyên tắc trực quan

- Những hình ảnh cảm tính, những biểu tượng của trẻ em về thế giớixung quanh là một tổ hợp cần thiết cho bất kỳ việc dạy học nào Quan điểmnày là cơ sở của nguyên tắc trực quan Nguyên tắc trực quan được xây dựngcòn dựa vào sự thống nhất giữa trừu tượng và cụ thể trong ngữ pháp Đặcđiểm của việc vận dụng nguyên tắc trực quan trong dạy từ là ở chỗ: từ là một

tổ hợp kích thích nghe, nhìn, vận động, cấu âm Một quy luật tâm lý là càng

có nhiều cơ quan cảm giác tham gia vào việc tiếp nhận đối tượng (hiệntượng) thì càng ghi nhớ một cách chắc chắn đối tượng ấy, có nghĩa là ghi nhớ

cả từ mà nó biểu thị, do đó, khi giải nghĩa từ trong phạm vi có thể, cần sửdụng các phương tiện tác động lên các giác quan Thực hiện nguyên tắc trựcquan trong việc dạy nghĩa từ là cần làm sao trong giải nghĩa, việc tiếp nhậncủa học sinh không phiến diện mà hình thành trên cơ sở của sự tác động qualại của những cảm giác khác nhau: nghe, nhìn, phát âm, viết Giai đoạn đầukhi giới thiệu cho học sinh một từ mới, một mặt cần phải đồng thời tác độngbằng cả kích thích vật thật và bằng lời Mặt khác học sinh cần nghe, thấy,phát âm và viết từ mới, đồng thời phải để học sinh nói thành tiếng hoặc nóithầm điều các em quan sát được Giáo viên cần giúp các em biểu thị thànhlời, thành từ ngữ tất cả những gì đã quan sát Vì vậy, quán triệt nguyên tắctrực quan ở một khía cạnh nào đó cũng đồng thời đã tuân thủ nguyên tắc thựchành;

- Đối tượng nghiên cứu của Luyện từ và câu là từ ngữ, câu, thành phần

Trang 7

câu,… do đó, bên cạnh biểu bảng, sơ đồ, vật thật, tranh vẽ… như người tavẫn thường quan niệm về đồ dùng trực quan trong giờ học, trực quan tronggiờ dạy Luyện từ và câu còn được hiểu là sử dụng những ngữ liệu (lời nói)trực quan - những bài văn, những câu, những từ;

- Trong các giai đoạn khác nhau của dạy Luyện từ và câu, cần phải sửdụng trực quan với mục đích khác nhau: giai đoạn đầu, khi cho học sinh tiếpxúc với các dấu hiệu của khái niệm, trực quan phải được sử dụng với mụcđích truyền đạt rõ rang những dấu hiệu của hiện tượng nghiên cưu trong sựbiểu hiện cụ thể của nó trong lời nói Phải chọn tài liệu trực quan sao chochúng thể hiện rõ đặc điểm ngữ pháp của hiện tượng được nghiên cứu Cónhư vậy trực quan mới giúp học sinh có khả năng trừu tượng hoá dấu hiệucủa khái niệm, nhận diện ra hiện tượng nghiên cứu giữa những hiện tượngkhác tương tự chúng Khi ngữ liệu không tiêu biểu, nghĩa là không truyền đạt

rõ ràng dấu hiệu của hiện tượng nghiên cứu thì bị xem là không đảm bảonguyên tắc trực quan Ví dụ, khi dạy hai thành phần câu có trạng ngữ , khidạy trạng ngữ lại đưa cả ví dụ câu có thành phần biệt lập hoặc phân tích trênmột trường hợp ngoại lệ không tiêu biểu như dạy động từ đưa ngay động từtồn tại “có”, dạy khái niệm câu đưa ngay câu đặc biệt;

- Sau khi học sinh đã nắm khái niệm, trực quan có mục đích giúp họcsinh củng cố, hệ thống hoá lại các kiến thức ngữ pháp Đó là những bảng sốliệu, sơ đồ thường dùng trong các giờ ôn tập Bảng biểu, sơ đồ có tác dụngtiết kiệm thời gian giảng giải, gây ấn tượng giúp đưa kiến thức đã biết vàomột trật tự nhất định, dễ nhớ, giúp cho học sinh có một cái nhìn bao quát, hệthống, dễ nhận ra lo gic của vấn đề Ngoài ra, bảng biểu, sơ đồ trong giờ ôntập Luyện từ và câu còn tăng cường rèn luyện tư duy lo gic cho học sinh, cóthể sử dụng bảng biểu, sơ đồ có sẵn, cũng có thể để học sinh tự xây dựngbảng biểu, như vậy học sinh sẽ tích cực làm việc với tài liệu, dễ dàng nghinhớ các dấu hiệu của khái niệm, vừa nắm được quá trình tạo ra cấu trúc củabảng biểu;

Trang 8

- Ngoài các nguyên tắc chung trong dạy học Luyện từ và câu còn cónhững nguyên tắc đặc thù Đó là nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống của từ,câu và nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa nội dung và hình thức ngữpháp trong dạy học Luyện từ và câu.

Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống của từ, câu trong dạy học Luyện từ và câu

- Những thành tựu nghiên cứu trong ngôn ngữ học về bản chất nghĩacủa từ, cấu tạo từ, các lớp từ, bản chất cấu tạo của câu, các kiểu câu, liên kếtcâu là cơ sở để dạy các bài lý thuyết về từ, câu Chúng ta cần nắm được vàcho học sinh từng bước làm quen với các khái niệm nghĩa của từ, tính đanghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa, cấu tạo câu, các kiểu câu Mặt khác dựa vàokiến thức từ vựng học, người ta đã xác lập những nguyên tắc để dạy từ theoquan điểm thực hành, hay nói cách khác, làm giàu vốn từ cho học sinh Dạy từnhất thiết phải tính đến đặc điểm của từ như một đơn vị ngôn ngữ: quan hệtrực của từ với thế giới bên ngoài Việc dạy từ cần phải trình bày như là việcthiết lập quan hệ giữa từ và các yếu tố của hiện thực, quan hệ giữa từ với mộtlớp sự vật cùng loại được biểu thị bởi từ Đó là hai mặt hình thức và nội dungcủa tín hiệu từ Hai mặt này gắn chặt với nhau, tác động lẫn nhau Phải làmcho học sinh nắm vững hai mặt này và mối tương quan giữa chúng Học sinhvừa phải thiết lập được mối quan hệ của các từ với sự vật, một lớp sự vật, mặtkhác lại phải tách được ý nghĩa từ vựng của từ khỏi vật được từ gọi tên Đồngthời dạy từ nhất thiết phải tính đến những quan hệ ý nghĩa của từ với những từkhác bao quanh trong các phong cách chức năng khác nhau (tính đến khả năngkết hợp của từ) Chính vì vậy , đặc điểm của từ trong hệ thống ngôn ngữ là cơ

sở để xây dựng các bài tập từ ngữ Sự hiểu biết về nghĩa từ, đặc điểm của từtrong hệ thống sẽ giúp cho nhà sư phạm xác lập được mục đích, nội dungcũng như kĩ thuật xây dựng từng bài tập từ ngữ cụ thể Giá trị của từ trong hệthống sẽ là chỗ dựa để xem xét, đánh giá tính khoa học cũng như hiệu quả củamột bài tập từ ngữ;

- Từ đặc điểm tính hệ thống của ngôn ngữ, trong dạy học Luyện từ và

Trang 9

câu, ngoài các nguyên tắc chung, người ta còn đề xuất một nguyên tắc dạy học

có tính chất đặc thù, đó là nguyên tắc “Bảo đảm tính hệ thống của từ trong dạy học từ ngữ (luyện từ)” Nguyên tắc này đòi hỏi việc “luyện từ” phải tính

đến đặc điểm của từ trong hệ thống ngôn ngữ, có nghĩa là trong sự tương ứngvới những đặc điểm đã nêu của từ, khi dạy từ cần phải:

+ Đối chiếu từ với hiện thực (vật thực hoặc vật thay thế) trong việc giảinghĩa từ (nguyên tắc ngoài ngôn ngữ)

+ Đặt từ trong hệ thống của nó để xem xét, nghĩa là đặt từ trong các lớp từ,trong các mối quan hệ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa, đồng âm,cùng chủ đề

Cũng như vậy, việc dạy câu: Hiểu nghĩa câu, nói, viết câu phải đặt trongngữ cảnh, trong văn cảnh để luyện tập, để đánh giá đúng/ sai hay/ dở Chú ýđến đặc điểm của từ, câu trong hệ thống được xem là nguyên tắc quan trọngtrong dạy học luyện từ và câu

Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa nội dung và hình thức ngữpháp trong dạy học luyện từ và câu

Khái niệm ngữ pháp mang tính trừu tượng và khái quát cao Dạy họcphải chỉ ra được nội dung của khái niệm, ý nghĩa, chức năng, lý do tồn tại củakhái niệm trong hệ thông - bởi vì đó là bản chất của khái niệm, là lẽ sống còncủa nó Nhưng nội dung ngữ pháp bao giờ cũng trừu tượng, nhất là đối với

học sinh nhỏ Ví dụ, những cách nói “Danh từ chỉ sự vật hiện tượng”, “từ có nghĩa, tiếng có thể không có nghĩa”,… rất khó nắm bắt, nhận dạng Đây là

nguyên nhân của những khó khăn của học sinh nhỏ trong quá trình hình thànhkhái niệm Để nắm bắt khái niệm ngữ pháp, cần có trình độ tư duy lô gíc nhất

Trang 10

Quá trình hình thành khái niệm cũng đồng thời là quá trình học sinhnắm vững thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá,trừu tượng hoá và cụ thể hoá hiệu quả của việc hình thành khái niệm phụthuộc vào trình độ phát triển của hoạt động trừu tượng của tư duy Những họcsinh gặp khó khăn trong việc tách âm ra khỏi vần của nó, không đối chiếuđược từ và tập hợp chúng trong một nhóm theo những dấu hiệu ngữ pháp bảnchất sẽ gặp khó khăn trong việc hình thành khái niệm và sẽ bị mắc lỗi Trongngữ pháp, hoạt động không chỉ được hiểu là chuyển động mà còn được hiểu làtình trạng của sự vật, quan hệ của nó đối với các sự vật khác, sự biến đổi chấtlượng sự vật… Ví dụ: ngủ, nghỉ, yêu, phát triển, … một cách hiểu như vậy làkhó đối với học sinh nhỏ vừa mới nghiên cứu ngôn ngữ bởi những biểu tượng

cụ thể của các em về hoạt động gắn liền với sự chuyển động Vì thế, giai đoạnđầu khi nghiên cứu về động từ, phần lớn học sinh không xem những từ như:ngủ, ốm,đứng là biểu thị hoạt động của đối tượng Hiện tượng tương tự cũnggặp khi nghiên cứu về danh từ Nhiều học sinh không thể nắm được ý nghĩa từvựng cụ thể của những từ như nỗi lòng, tiếng kêu, bước chân, nên không xemchúng là danh từ

Để giảm bớt khó khăn trên, một mặt các lý thuyết về từ, câu ở Tiểu họcđược hình thành theo hai giai đoạn Ở lớp 2, 3 chỉ đưa ra những dấu hiệuhướng học sinh chú ý làm quen với khái niệm và thường không nêu thuật ngữ.Đầu tiên, chỉ để học sinh nhận ra những dấu hiệu dễ nhận, tác động vào trựcquan của các em, lần sau sẽ hướng vào những dấu hiệu mới, dần dần mở ratoàn bộ nội dung khái niệm

Mặt khác trong quá trình dạy Luyện từ và câu, lúc nào cũng phải xác lậpmối quan hệ giữa ý nghĩa và hình thức ngữ pháp, phải luôn giúp học sinh nhận

ra ý nghĩa và các dấu hiệu hình thức của hiện tượng ngữ pháp được nghiêncứu và chức năng của nó trong lời nói Mỗi nội dung ý nghĩa đều có một hìnhthức tương ứng, nghĩa là nội dung được cố định lại trong một hình thức nhất

Ngày đăng: 29/03/2015, 06:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w