Thông báo quyết định tuyên bố phá sản

Một phần của tài liệu Bài giảng Luật kinh tế (Trung cấp kinh tế) (Trang 55)

- Thái độ của nhà nước đối với chu sở hữu hay người quản lý

b. Thông báo quyết định tuyên bố phá sản

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản, toà án phải gửi quyết định này cho doanh nghiệp, hợp tác xã đó, cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và cho các chủ nợ, những người mắc nợ, đồng thời, phải đăng lên báo đại phương nơi doanh nghiệp, hợp tác xã có địa chỉ chính, báo hàng ngày của trung ương trong 3 số liên tiếp.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3

Câu 1: Phân tích các dấu hiệu pháp lý để xác định doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản?

Câu 2: So sánh giữa phá sản và giải thể doanh nghiệp, hợp tác xã?

Câu 3: Tại sao nói Luật Phá sản bảo đảm sự bình đẳng của các chủ nợ trong việc đòi nợ?

Câu 4: Tại sao nói phá sản là một thủ tục và thanh toán đặc biệt?

Câu 5: Theo quy định của Luật phá sản, những đối tượng nào có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã?

Câu 6: Có phải tất cả các đối tượng nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đều phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản?

Câu 7: Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết thủ tục phá sản?

Câu 8: Kể từ thời điểm nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, các hoạt động nào của doanh nghiệp, hợp tác xã bị cấm hoặc hạn chế?

Câu 9: Hãy chứng minh nhận định sau đây đúng hay sai “tất cả các doanh nghiệp, hợp tác xã khi đã có quyết định mở thủ tục phá sản thì đều bị tuyên bố phá sản”?

Câu 10: Trình tự, thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã bao gồm những giai đoạn tố tụng nào?

LUYỆN TẬP TRẢ LỜI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆMCâu 1. Luật phá sản đang có hiệu lực hiện nay được ban hành năm nào Câu 1. Luật phá sản đang có hiệu lực hiện nay được ban hành năm nào

a. Năm 2004 b. Năm 2005 c. Năm 2006 d. Năm 2007

Câu 2. Đối tượng áp dụng của Luật phá sản bao gồm

a. Doanh nghiệp, Tổ hợp tác và Các hiệp hội

b. Doanh nghiệp, Hợp tác xã và Liên hiệp hợp tác xã c. Doanh nghiệp, Tổ hợp tác và Hộ kinh doanh d. Doanh nghiệp, Tổ hợp tác và Hộ gia đình

Câu 3. Theo Luật phá sản thì đối tượng nào sau đây có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

a. Trọng tài thương mại b. Chủ nợ có bảo đảm

c. Chủ nợ có bảo đảm một phần d. Tòa Án

Câu 4. Theo quy định của Luật phá sản thì cơ quan nào sau đây có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản

a. Trọng tài thương mại b. Viện kiểm sát

d. Cơ quan thi hành án

Câu 5. Theo Luật phá sản thì doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản chỉ được thực hiện phương án phục hồi kinh doanh trong thời hạn tối đa là:

a. 1 năm b. 2 năm c. 3 năm d. Không hạn chế

Câu 6. Theo Luật phá sản thì tổ quản lý, thanh lý tài sản được thành lập khi nào

a. Khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản b. Khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản c. Khi tuyên bố doanh nghiệp phá sản

d. Đồng thời với quyết định mở thủ tục phá sản

Câu 7. Theo luật phá sản năm 2004, thời hạn để doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ nợ khiếu nại, kháng nghị về quyết định tuyên bố phá sản là:

a. 5 ngày kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản

b. 10. ngày kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản

c. 20 ngày kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản

d. 30 ngày kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản

Câu 8. Tối đa bao nhiêu ngày kể từ khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, toà án phải quyết định mở hay không mở thủ tục phá sản:

a. 15 ngày b. 30 ngày c. 45 ngày d. 60 ngày

Câu 9. Phương án phân chia tài sản doanh nghiệp mắc nợ theo thứ tự ưu tiên là:

a. Phí phá sản, khoản nợ lương công nhân, các khoản nợ không có bảo đảm

b. Phí phá sản, thuế của nhà nước, khoản nợ lương công nhân và các khoản nợ không có đảm bảo

c.Khoản nợ có bảo đảm, thuế, khoản nợ không có bảo đảm d.Tất cả đều sai

Câu 10. Ngày 01/7/2007, Tòa án nhân dân TP.Hồ Chí Minh đăng báo quyết định mở thủ tục phá sản đối với Công ty Cổ phần Y. Hạn cuối cùng để các chủ nợ gửi giấy đòi nợ đến Tòa án là:

a. 15/7/2007 b. 01/8/2007 c. 15/8/2007 d 30/8/2007

BÀI TẬP CHƯƠNG 4

- Công ty Hồng Hà là công ty TNHH 1 thành viên, do công ty cổ phần Hùng Vương làm chủ sở hữu, có trụ sở đặt tại TP.HCM. Từ năm 2006, do không tính toán chặt chẽ chi phí sản xuất nên sản phẩm của Hồng Hà làm ra có giá thành cao, càng tiêu thụ càng bị lỗ nặng. Tính đến cuối năm 2007, Hồng Hà đã tạo ra các khoản nợ sau:

+ Nợ Ngân hàng Vietcombank 800 triệu với tài sản thế chấp trị giá 1 tỷ đồng. + Nợ Ngân hàng AgriBank 600 triệu đồng với tài sản cầm cố 400 triệu đồng.

+ Được Ngân hàng VietinBank đứng ra bảo lãnh để mua hàng trả chậm của công ty E trị giá 1,5 tỷ đồng. Do Hồng Hà không thanh toán cho E nên VietinBank phải thanh toán số nợ trên.

+ Nợ công ty vận tải F 100 triệu đồng theo hợp đồng Hồng Hà thuê F vận chuyển hàng hóa

+ Nợ công ty TNHH G 1 tỷ đồng không có bảo đảm.

+ Nợ doanh nghiệp tư nhân K 600 triệu đồng không có bảo đảm. + Nợ tiền thuế của nhà nước 1 tỷ 200 triệu.

+ Nợ lương công nhân 450 triệu.

Tất cả các khoản nợ trên đã đến hạn thanh toán. Do không thanh toán được các khoản nợ đến hạn, một số chủ nợ đã nộp đơn đến tòa án yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty Hồng Hà.

- Yêu cầu

+ Lập danh sách chủ nợ của A, phân định rõ số lượng và tính chất của từng khoản nợ?

+ Những chủ nợ nào có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty Hồng Hà?

+ Công ty Hồng Hà và công ty Hùng Vương có quyền, hoặc nghĩa vụ nộp đơn không?

Sau khi nhận được đơn yêu cầu của các chủ nợ, trên cơ sở giấy tờ tài liệu do Hồng Hà cung cấp, tòa án đã thụ lý nhận thấy tình hình tài chính, và hoạt động sản xuất của công ty Hồng Hà như sau:

Tiền mặt trong tài khoản của Hồng Hà còn 250 triệu.

Các khoản nợ khó đòi của khách hàng còn nợ từ các hợp đồng bán sản phẩm, nếu thu hồi hết chỉ khoảng 500 triệu.

Hồng Hà thua lỗ trong thời gian dài nên các ngân hàng không cho Hồng Hà vay tiền.

Tình hình tài chính của Hùng Vương cũng đang hạn chế nên không thể đầu tư bổ sung cho Hồng Hà hay cho Hồng Hà vay để thanh toán nợ.

Hồng Hà còn một lượng hàng tồn kho, nếu đem bán hết thu hồi được 700 triệu. Máy móc, nhà xưởng của Hồng Hà đem bán hết được 1,6 tỷ.

4. Giả sử sau khi lập xong danh sách chủ nợ và Hồng Hà đã tiến hành kiểm kê xong tài sản, Tòa án tiến hành triệu tập hội nghị chủ nợ. Điều kiện để Hội nghị chủ nợ được tổ chức thành là gì?

Một phần của tài liệu Bài giảng Luật kinh tế (Trung cấp kinh tế) (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w