Ban kiểm soát:

Một phần của tài liệu Bài giảng Luật kinh tế (Trung cấp kinh tế) (Trang 29)

Là cơ quan thay mặt các thành viên công ty kiểm soát các hoạt động của công ty. Quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc của ban kiểm soát do điều lệ công ty quy định.

Vốn và chế độ tài chính

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là loại hình công ty đối vốn nên không được phát hành cổ phiếu ra thị trường để công khai huy động vốn.

+ Thành viên công ty phải góp đủ vốn như đã cam kết, trường hợp, có thành viên không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty; thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.

Sau thời hạn cam kết lần cuối mà vẫn có thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được xử lý theo một trong các cách sau đây: Một là, một hoặc một số thành viên nhận góp đủ số vốn chưa góp; hai là, huy động người khác cùng góp vốn vào công ty; ba là, các thành viên còn lại góp đủ số vốn chưa góp theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty.

Sau khi số vốn còn lại được góp đủ theo quy định tại khoản này, thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty và công ty phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này.

Tại thời điểm góp đủ giá trị phần vốn góp, thành viên được công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. Nếu giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp.

Trường hợp thành viên thay đổi loại tài sản góp vốn đã cam kết thì phải được sự nhất trí của các thành viên còn lại; công ty thông báo bằng văn bản nội dung thay đổi đó đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày chấp thuận sự thay đổi.

+ Thành viên công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình trong những trường hợp quy định tại điều 43 Luật doanh nghiệp 2005.

+ Trong quá trình hoạt động của công ty, thành viên có thể chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác và xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp khác được quy định tại điều 44, 45 Luật doanh nghiệp 2005.

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền tăng, giảm vốn điều lệ của trong các trường hợp sau:

Về tăng vốn điều lệ: tăng vốn góp của thành viên; điều chỉnh tăng mức vốn đìêu lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty; tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.

Về giảm vốn điều lệ bằng những hình thức sau đây: hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh trong hơn 2 năm kể từ ngày đăng ký kinh doanh; mua lại phần vốn góp theo quy định tại điều 44; điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản giảm xuống của công ty.

c. Công ty cổ phần

Cơ sở pháp lý: được quy định từ điều 77 đến điều 129 Luật doanh nghiệp năm 2005.

Khái niệm và đặc điểm - Khái niệm

Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn, vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu.

- Đặc điểm

+ Thành viên công ty có thể là tổ chức, cá nhân: trong suốt quá trình hoạt động phải có ít nhất 3 thành viên và không hạn chế số lượng tối đa.

+ Vốn điều lệ của công ty được thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần được gọi là mệnh giá cổ phần và được phản ánh trong cổ phiếu. Một cổ phiếu có thể phản ánh mệnh giá của một hoặc nhiều cổ phần.

Luật không hạn chế mỗi thành viên được mua tốt đa bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ nhưng các thành viên có thể thoả thuận trong điều lệ giới hạn tối đa mà số cổ phần mà một thành viên có thể mua nhằm chống lại việc một thành viên nào đó có thể nắm quyền kiểm soát công ty.

+ Tính tự do chuyển nhượng phần vốn góp: phần vốn góp của các thành viên được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu. Các cổ phiếu do công ty phát hành là một loại hàng hoá. Người có cổ phiếu có thể tự do chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.

+ Về chế độ trách nhiệm: công ty cổ phần chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của công ty. Các cổ đông chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn mà họ đã góp vào công ty.

+ Trong quá trình hoạt động công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu theo quy định của pháp luật về chứng khoán để huy động vốn. Điều này thể hiện khả năng huy động vốn lớn của công ty cổ phần.

+ Công ty cổ phần là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.

Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty

Một phần của tài liệu Bài giảng Luật kinh tế (Trung cấp kinh tế) (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w