Ban kiểm soát, kiểm soát viên

Một phần của tài liệu Bài giảng Luật kinh tế (Trung cấp kinh tế) (Trang 40)

- Nghĩa vụ của thành viên HTX: Điều 15 Luật HTX quy định có các nghĩa vụ sau: + Sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã theo hợp đồng dịch vụ.

d.Ban kiểm soát, kiểm soát viên

- Ban kiểm soát, kiểm soát viên hoạt động độc lập, kiểm tra và giám sát hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật và điều lệ.

- Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên do đại hội thành viên bầu trực tiếp trong số thành viên, đại diện hợp tác xã thành viên theo thể thức bỏ phiếu kín. Số lượng thành viên ban kiểm soát do đại hội thành viên quyết định nhưng không quá 07 người.

- Hợp tác xã có từ 30 thành viên trở lên trở lên phải bầu ban kiểm soát. Đối với hợp tác xã có dưới 30 thành viên việc thành lập ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên do điều lệ quy định.

- Trưởng ban kiểm soát do đại hội thành viên bầu trực tiếp trong số các thành viên ban kiểm soát; nhiệm kỳ của ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên theo nhiệm kỳ của hội đồng quản trị.

- Quyền hạn, nhiệm vụ của ban kiểm soát, kiểm soát viên được quy định tại khoản 4 điều 39 Luật HTX.

2.5. Doanh nghiệp nhà nước2.5.1. Khái niệm và đặc điểm 2.5.1. Khái niệm và đặc điểm

a. Khái niệm

- Sau khi Luật doanh nghiệp năm 2005 có hiệu lực (Luật này đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2009 và năm 2013) thì Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 hết hiệu lực và theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 thì thực hiện theo lộ trình chuyển đổi hằng năm, nhưng chậm nhất trong thời hạn bốn năm kể từ ngày Luật doanh nghiệp có hiệu lực (Luật doanh nghiệp có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2006), các công ty nhà nước thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 phải

chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005.

- Như vậy, hiện nay Luật doanh nghiệp áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhằm bảo đảm sự bình đẳng trong hoạt động của tất cả các loại hình doanh nghiệp.

- Trên cơ sở như pháp lý như vậy thì khái niệm doanh nghiệp nhà nước đã có sự thay đổi so với trước đây. Theo khoản 22 điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2005 thì : “Doanh

nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ”.

b. Đặc điểm

- Như đã phân tích ở trên thì hiện nay doanh nghiệp nhà nước cuảng được tổ chức dưới 2 hình thức là công ty cổ phần và công ty TNHH. Nhưng do doanh nghiệp nhà nước có tình đặc thù là có vốn của nhà nước đầu tư nên có một số đặc điểm sau:

+ Thứ nhất, về mức độ sở hữu vốn của Nhà nước: Thì tỷ lệ vốn nhà nước trong doanh nghiệp phải có ít nhất trên 50 % vốn điều lệ. Mức độ vốn sở hữu phụ thuộc vào vai trò của doanh nghiệp đó trong nền kinh tế.

+ Thứ hai, về cách thức thực hiện quyền năng của chủ sở hữu tài sản: Nhà nước

ủy quyền và phân cấp cho các co quan của mình. Những cơ quan này chịu trách nhiệm trước nhà nước về việc quản lý tài sản do nhà nước giao: như Chính phủ, UBND cấp tỉnh, Hội đồng quản trị công ty nhà nước do nhà nước đầu tư toàn bộ vốn điều lệ.

+ Thứ ba, đối với những doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng,

an ninh hoặc kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh được tổ chức quản lý và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 và quy định riêng của Chính phủ.

+ Thứ ba, Nhà nước tách biệt chức năng thực hiện các quyền chủ sở hữu với

chức năng quản lý hành chính nhà nước. Đồng thời, tách biệt thực hiện quyền chủ sở hữu đối với quyền chủ động kinh doanh của doanh nghiệp; tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp.

2.5.2. Các loại doanh nghiệp nhà nước

- Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 hiện nay, doanh nghiệp nhà nước được tổ chức dưới 2 hình thức:

+ Công ty TNHH + Công ty cổ phần

2.6. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

2.6.1 Khái niệm và đặc điểm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

a. Khái niệm

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập đề thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam ; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại. (Khoản 6, điều 3 Luật đầu tư 2005)

b. Đặc điểm

- Về vốn: Có vốn của nhà đầu tư nước ngoài đầu tư để thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.

- Theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung điều 170 Luật của doanh nghiệp năm 2013 quy định như sau : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tất cả tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo Luật doanh nghiệp năm 2005 trừ những trường hợp bị cấm tại khoản 2 điều 13 Luật doanh nghiệp.

+ Đối với những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2006, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 điều 170 Luật doanh nghiệp, có quyền thực hiện theo một trong hai cách sau đây:

Một là, đăng ký lại để tổ chức quản lý, hoạt động theo quy định của Luật doanh

nghiệp và pháp luật có liên quan. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2006, đã hết thời hạn hoạt động theo quy định tại Giấy phép đầu tư sau ngày 01 tháng 7 năm 2006, chưa thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp và có đề nghị được tiếp tục hoạt động phải đăng ký lại trước ngày 01 tháng 02 năm 2014 theo các điều kiện do Chính phủ quy định. Trong trường hợp này, việc đăng ký lại có hiệu lực kể từ ngày hết hạn hoạt động ghi trên Giấy phép đầu tư.

Hai là, không đăng ký lại; trong trường hợp này, doanh nghiệp tổ chức quản lý,

hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Điều lệ doanh nghiệp. Đối với những nội dung không quy định tại Giấy phép đầu tư, Điều lệ doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp và pháp luật có liên quan. Doanh nghiệp được điều chỉnh, bổ sung ngành, nghề trong trường hợp không thay đổi thời hạn hoạt động ghi trong Giấy phép đầu tư, việc điều chỉnh, bổ sung ngành, nghề được thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm điều chỉnh, bổ sung. Trường hợp thay đổi thời hạn hoạt động hoặc việc điều chỉnh, bổ sung ngành, nghề làm thay đổi thời hạn hoạt động ghi trong Giấy phép đầu tư thì doanh nghiệp phải đăng ký lại theo quy định tại điểm a khoản 2 Luật sửa đổi, bổ sung điều 170 Luật doanh nghiệm năm 2013.

2.6.2. Các loại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Như đã phân tích ở trên thì nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập hoặc tham gia thành lập tất các các loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp 2005. Theo Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư (tùy thuộc vốn đầu tư và lĩnh vực đầu tư) tại cơ quan quản lý nhà nước đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, giấy này đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp. Nhà đầu tư nước ngoài có thể chọn các loại hình doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2

Câu 1: Phân tích khái niệm doanh nghiệp, đặc điểm của doanh nghiệp và phân loại doanh nghiệp?

Câu 2: Trình bày những nội dung của pháp luật Việt Nam quy định về giới hạn trách nhiệm của doanh nghiệp trong kinh doanh?

Câu 3: Anh (chị) hãy so sánh những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân?

Câu 4: Hộ kinh doanh là gì? tại sao hộ kinh doanh lại không được coi là một loại hình doanh nghiệp?

Câu 5: Phân biệt sự khác nhau giữa công ty cổ phần với công ty TNHH hai thành viên trở lên?

Câu 6: Các loại cổ phần trong công ty cổ phần và ý nghĩa của từng loại?

Câu 7: Thành viên góp vốn trong công ty TNHH và thành viên góp vốn trong công ty hợp danh có gì giống và khác nhau?

Câu 8: Cổ phiếu và trái phiếu do công ty cổ phần phát hành có gì giống và khác nhau?

Câu 9: Vì sao nói: Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp thích hợp với mục tiêu kinh doanh qui mô lớn?

Câu 10: Nêu và phân biệt các hình thức tổ chức lại công ty, ý nghĩa của việc tổ chức lại công ty?

Câu 11: Công ty TNHH một thành viên có những đặc điểm pháp lý nào, so với DNTN, công ty TNHH một thành viên có ưu điểm và hạn chế nào?

Câu 12: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế có những đặc điểm pháp lý nào, vì sao nói HTX là tổ chức kinh tế tự nguyện, được quản lý theo nguyên tác bình đẳng dân chủ?

Câu 13: So sánh công ty TNHH hai thành viên trở lên với công ty hợp danh về khái niệm, đặc điểm và cơ cấu tổ chức quản lý?

Câu 14: Thành viên hợp tác xã và thành viên của công ty có gì khác nhau?

Câu 15: Những đối tượng nào bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005. Tại sao?

Câu 16: Để tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, các công ty nhà nước phải thực hiện lộ trình chuyển đổi như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước sẽ được thực hiện theo các quy định cơ bản nào?

LUYỆN TẬP TRẢ LỜI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 2

Hãy chọn phương án đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1. Loại hình doanh nghiệp nào sau đây không có tư cách pháp nhân:

a. DNTN

b. Công ty TNHH c. Công ty cổ phần d. Công ty hợp danh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 2. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có trên bao nhiêu thành viên phải thành lập Ban kiểm soát:

b. 11 thành viên c. 12 thành viên d. 13 thành viên

Câu 3. Đối với công ty cổ phần thì cuộc họp đại hội đồng cổ đông triệu tập lần 2 được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất bao nhiêu % tổng số cổ đông có quyền biểu quyết:

a. 41 % b. 51% c. 65% d. 75%

Câu 4. Công ty cổ phần có trên bao nhiêu cổ đông trở lên thì phải thành lập Ban kiểm soát:

a. 11 thành viên b. 21 thành viên c. 31 thành viên d. 41 thành viên

Câu 5. Trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án thì hòa giải là thủ tục:

a. Bắt buộc

b. Không bắt buộc c. Mang tính hình thức d. Mang tính thương lượng

Câu 6.Cổ phần của công ty cổ phần có mấy loại:

a. 1 loại b. 2 loại c. 3 loại d. 4 loại

Câu 7. Trong công ty TNHH 1 thành viên do một tổ chức làm chủ sở hữu thì cuộc họp của Hội đồng thành viên được tiến hành khi có ít nhất bao nhiêu thành viên dự họp:

a. Tất cả các thành viên b. Ít nhất là 1/2 thành viên c. Ít nhất là 2/3 thành viên d. Ít nhất là 3/4 thành viên

Câu 8. Theo Luật Doanh Nghiệp 2005, thì công ty TNHH chỉ có thể chia thành:

a. Hợp tác xã b. Công ty THHH c. Công ty cổ phần d. Doanh nghiệp tư nhân

Câu 9.Công ty bị giải thể khi không đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định liên tục trong thời hạn.

a. 3 tháng b. 4 tháng c. 5 tháng d. 6 tháng

Câu 11. Theo Luật Doanh Nghiệp 2005, tư cách thành viên của công ty được thành lập khi:

a.Góp vốn vào công ty

b. Mua lại phần vốn từ thành viên công ty

c. Hưởng thừa kế từ người để lại di sản là thành viên công ty d. Cả a,b,c

Câu 12. Theo Luật Doanh Nghiệp 2005, việc góp vốn thành lập công ty của thành viên là:

a. Quyền của thành viên b. Nghĩa vụ của thành viên c. Cả a và đều đúng

d. Cả a và b đều sai

Câu 13. Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn là công ty bị:

a. Giải thể b. Phá sản c. Ngừng hoạt động d. Bán công ty

Câu 14. Công ty mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là công ty:

a. Công ty TNHH 1 thành viên

b. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên c. Công ty cổ phần

d. Công ty hợp danh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 15. Quyền mà công ty cổ phần khác với các loại hình công ty khác:

a. Mua lại phần vốn góp của các thành viên khác b. Phát hành cổ phiếu

c. Được chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp d. Quyền tự do kinh doanh

Câu 16. Trong công ty cổ phần, phần trăm tổng số cổ phần phổ thông đã bán mà công ty có quyền mua lại không quá:

a. 10 % b. 20 % c. 30 % d. 40%

Câu 17. Theo Luật doanh nghiệp 2005, khi hợp nhất công ty thì công ty bị hợp nhất sẽ:

a. Chấm dứt sự tồn tại b. Bị phá sản

c. Bị giải thể d. Vẫn tồn tại

Câu 18. Loại giấy tờ nào không cần trong hồ sơ đăng ký kinh doanh:

a. Điều lệ công ty b. Sổ đỏ

c. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh d. Cả a và b

Câu 19: Mỗi công ty có nhiều nhất bao nhiêu con dấu:

a. 1con dấu b. 2 con dấu c. 3 con dấu d. 4 con dấu

Câu 20. Luật Thương mại đang có hiệu lực được ban hành năm nào:

a. Năm 2003 b. Năm 2004 c. Năm 2005 d. Năm 2006

BÀI TẬP CHƯƠNG 2

Bài 1: - Nội dung:

DNTN Thanh Tú do ông Lê Thanh Tú làm chủ sở hữu chuyên kinh doanh vận tải hành khách. Do nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh nên ông Tú đã thành lập thêm một DNTN mới với tên là DNTN An Phát chuyên kinh doanh điện tử, máy tính.

Một phần của tài liệu Bài giảng Luật kinh tế (Trung cấp kinh tế) (Trang 40)