1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một vài kinh nghiệm dạy học phần Di truyền và Biến dị trong Sinh học 9 theo phương pháp dạy học tích cực

22 2,2K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 264 KB

Nội dung

Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh” Định hướng này đã được pháp c

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

Năm học 2006 – 2007 là năm học tiếp tục triển khai đại trà chương trình giáo dục phổ thông mới theo tinh thần nghị quyết 40 - 41 của Quốc hội khoá X của Đảng cũng đã nhấn mạnh về công tác giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ như :

“đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức cơ chế quản lý để tạo dược chuyển biến cơ bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới; khắc phục cách đổi mới chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể, thiếu

kế hoạch đồng bộ Xây dựng nền giáo dục của dân, do dân, vì dân; bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời …”; cũng là năm tiếp theo triển khai thực hiện kết luận của hội nghị Trung ương VI ( khoá IX ) về tiếp tục thực hiện nghị quyết Trung ương II ( khoá VIII ) “ Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của ngươì học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”

Định hướng này đã được pháp chế hoá trong luật giáo dục, Điều 24,25\ :

“phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học ; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”

Năm học 2006 – 2007 là năm học đầu tiên thực hiện cuộc vận động :

“ nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” đó cũng là một động lực, là chủ trương sát đúng trong đánh giá chất lượng học tập của học sinh

và đó cũng là trách nhiệm của người giáo viên trong tình hình giáo dục luôn đổi mới

và phát triển

Trang 2

Hiện nay, trong thực tế giảng dạy vẫn tồn tại phương pháp truyền thụ kiến thức có sẵn, giáo viên lên lớp chủ yếu là giảng giải , thuyết trình Học sinh chủ yếu

là nghe, ghi, trả lời một số câu hỏi của thầy và học thuộc lòng những điều thầy, cô truyền thụ

Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới phương pháp dạy học trên cả nước Mỗi thầy, cô giáo chúng ta phải có nhiệm vụ xây dựng cho mình một phương pháp giảng dạy tích cực để khắc phục phương pháp giảng dạy thụ động truyền thụ kiến thức một chiều

Với những lý do trên tôi suy nghĩ và đã mạnh dạn đưa ra: “Một vài kinh nghiệm dạy học phần Di truyền và Biến dị trong Sinh học 9 theo phương pháp dạy học tích cực”, đây là nội dung tôi đã nghiên cứu từ năm học 2005 – 2006 đến

nay

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :

Của cấp THCS Tuy nhiên đối với học sinh lớp 9 khi học đến phần Di truyền

và Biến dị, đa phần học sinh như bị chững lại, vì đây là loại kiến thức vừa mới, vừa trừu tượng rất khó đối với học sinh, bên Với kết cấu chương trình Sinh học từ lớp 6 đến lớp 9 là phù hợp với mục tiêu giáo dục cạnh đó giáo viên còn gặp khó khăn về

cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, tài liệu tham khảo … Như vậy, bằng phương pháp dạy học tích cực để phần nào giúp học sinh vượt qua khó khăn dần khắc phục

và rút kinh nghiệm trong phương pháp dạy học để đạt được kết quả trong năm học này và những năm học tiếp theo

III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU :

1 Nghiên cứu cơ sở lý luận phương pháp dạy học tích cực :

2.Nghiên cứu tình hình thực trạng của địa phương,giáo viên, học sinh, thực tế của nhà trường.

3, Nhiệm vụ vận dụng các biện vào đề tài: Nhằm giúp học sinh về :

Kĩ năng làm việc với sách giáo khoa

Trang 3

Kĩ năng quan sát, phân tích

1 Đối tượng nghiên cứu

Đổi mới phương pháp dạy học là trọng tâm của đổi mới giáo dục hiện nay

Với “Một vài kinh nghiệm dạy học phần Di truyền và Biến dị trong Sinh học 9 theo phương pháp dạy học tích cực”

VI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :

Để thực hiện đề tài này tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu chính như sau :

1 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục :

Qua dạy môn sinh học 6, đây là năm thứ 5 thực hiện thay sách giáo khoa áp dụng phương pháp dạy học mới , với bản thân tôi và đồng nghiệp đã áp dụng phương pháp dạy học tích cực , kết quả học tập của học sinh được nâng cao rõ rệt , như khi dạy mục : “ các loại rễ” ( sinh học 6 ), được tiến hành như sau :

Trang 4

Giáo viên yêu cầu học sinh đặt lên bàn các loại rễ đã chuẩn bị, để quan sát,Học sinh trao đổi thảo luận nhóm để sắp xếp các loại rễ theo đặc điểm của chúng

Các nhóm báo cáo kết quả, cho biết rễ phân thành mấy loại Sau đó các nhóm

bổ sung

Giáo viên kết luận chung, rồi minh hoạ qua tranh

Với phương pháp dạy học này, học sinh nắm kiến thức một cách chủ động hơn, chắc chắn hơn

2 Phương pháp điều tra :

Năm học 2006 – 2007, ở học kì I tôi được phân công dạy môn sinh khối lớp 6

Qua kết quả điều tra cho thấy :

Truyền thụ kiến thức theo phương pháp thụ động: số học sinh không thích học bộ môn sinh chiếm tỉ lệ khá cao

Truyền thụ kiến thức theo phương pháp tích cực: số học sinh yêu thích bộ môn sinh chiếm tỉ lệ cao hơn

3 Phương pháp thống kê toán học.

Ngoài ra tôi còn sử dụng một số phương pháp bổ trợ như phương pháp trò chuyện, bằng phương pháp này giúp tôi hiểu học sinh hơn về mọi phương diện, đây cũng là điểm để gắn chặt tình cảm thầy trò gần gũi nhau hơn để cùng nhau dạy và học tốt hơn

VII CƠ SỞ NGHIÊN CỨU :

Đề tài này được thực hiện ở các lớp của khối 9

Trang 5

VIII GIẢ THIẾT KHOA HỌC:

Nếu đề tài này được áp dụng trong khối lớp 9 của trường một cách đồng bộ, khoa học, và có sự đầu tư nhiệt tình của giáo viên bộ môn sinh học thì tôi tin chắc rằng chất lượng học tập của bộ môn sẽ đạt được những kết quả như mong muốn

IX CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI:

Đề tài này gồm 03 phần chính

A Phần mở đầu

B Phần nội dung

C Phần kết kuận chung

Trang 6

B PHẦN NỘI DUNG ĐỀ TÀI :

1, Phương pháp luận :

Phương pháp tích cực là một thuật ngữ rút gọn được dùng ở nhiều nước, để

chỉ những phương pháp giáo dục / dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học “ Tích cực” trong phương pháp tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với khơng hoạt động, thụ động chứ khơng dùng theo nghĩa trái với tiêu cực

Phương pháp tích cực hướng tới việc hoạt động hố, tích cực hố hoạt động nhận thức của người học nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ khơng phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy Hình thành và phát triển tích cực là một điều kiện, đồng thời là kết quả của sự phát triển nhân cách trong quá trình giáo dục

Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy Rõ ràng là cách dạy chỉ đạo cách học nhưng ngược lại thĩi quen học tập của trị cĩ ảnh hưởng tới cách dạy của thầy …

Trong đổi mới phương pháp phải cĩ sự hợp tác của thầy và trị, cĩ sự phối hợp hoạt động dạy với hoạt đợng học thì mới thành cơng Thuật ngữ :

“ phương pháp tích cực”hàm chứa cả phương pháp dạy và phương pháp họcPhương pháp dạy học tích cực được nêu ra những đặc trưng sau :

Dạy học thơng qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh Trong phương pháp tích cực, người học – đối tượng của hoạt động dạy, đồng thời là chủ thể của hoạt động học – được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thơng qua đĩ tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ khơng phải tự động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đĩ vừa nắm được kiến thức, kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp “làm ra” kiến thức kĩ năng đĩ, khơng rập theo khuơn mẫu sẵn cĩ, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo

Trang 7

Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ đơn giản truyền đạt kiến thức mà còn hướng dẫn hành động.

Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học

Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh – với sự bùng nổ thông tin, khoa học kĩ thuật công nghệ phát triển như vũ bão – thì không thể nhồi nhét vào đầu trẻ khối lượng kiến thức ngày càng nhiều Phải quan tâm dạy cho trẻ phương pháp học ngay từ bậc tiểu học và càng lên bậc học cao hơn càng phải được chú trọn

Trong phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng , thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi người , kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội

Vì vậy ngày nay, người ta nhấn mạnh mọi hoạt động học trong quá trình dạy – học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài học trên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn trực tiếp của thầy

Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác Trong một lớp học

mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hoá về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập

Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò Trong dạy học việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định hiện trạng học và điều chỉnh hoạt động dạy của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng học và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy

Trước đây thường quan niệm giáo viên giữ độc quyền đánh giá học sinh Trong phương pháp tích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng

tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học Liên quan đến điều này, giáo viên cần tạo

Trang 8

điều kiện thuận lợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau – tự đánh giá đúng

và điều chỉnh hoạt động kịp thời là một năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường cần phải trang bị cho học sinh

Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực để đào tạo những con người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội thì việc kiểm tra đánh giá không thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế

Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng,thái độ theo yêu cầu của chương trình

Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, giáo viên có vẻ nhàn nhã hơn nhưng hiểu được khi soạn giáo án, giáo viên đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai tròlà người gợi

mở, xúc tác, động viên , cố vấn , trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên

2, Thực trạng dạy và học trước khi thực hiện đề tài :

Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn sinh học ở cấp THCS và qua những năm thực hiện thay sách đại trà từ lớp 6 đến lớp 9, tôi có những nhận xét như sau :

Đối với các lớp thay sách 6,7,8,9 đã phát huy tính tích cực của học sinh Tuy nhiên tính tích cực chưa thể hiện đồng bộ đối với học sinh trong lớp học Điều này

do việc học và chuẩn bị bài ở nhà của học sinh chưa chu đáo , học sinh khi trả lời câu hỏi còn dựa vào tóm tắt sách giáo khoa để trả lời Hoạt động thảo luận nhóm chưa bảo đảm tính trật tự, nghiêm túc, các thành viên trong nhóm chưa thật sự cùng

Trang 9

nhau bàn bạc mà còn dựa dẫm vào những học sinh khá, giỏi … Nhìn chung chưa phát huy được tính hoạt động tập thể

Riêng lớp 9 khi tiếp xúc chương trình thay sách giáo khoa , học sinh phải đối mặt với một khối kiến thức hoàn toàn mới , riêng phần Di truyền và Biến dị kiến thức rất trừu tượng , đây là điểm bế tắc nhất của các em trong học sinh học lớp 9 Vì vậy, để phát huy tính tích cực học tập của học sinh gặp nhiều khó khăn

Những tồn tại trên được lý giải như sau :

Về ý thức, hiện nay còn một số học sinh có động cơ, thái độ học tập chưa tốt Địa bàn nơi trường đóng thuộc vùng nông thôn, mặt bằng dân trí chưa đồng đều, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, việc chăm sóc và quan tâm đến học hành của con cái chưa thật đúng mức …

Về đội ngũ giáo viên : bề mặt kinh nghiệm trong giảng dạy còn mỏng , đời sống kinh tế vẫn còn khó khăn,tài liệu tham khảo dành cho giáo viên bộ môn còn thiếu thốn, việc bồi dưỡng, tiếp thu chuyên đề còn hạn chế …

Ngoài ra việc đánh giá và thi cử thực hiện chưa thật đều tay và nghiêm túc cũng ảnh hưởng đến thái độ và động cơ học tập của học sinh

Vậy việc áp dụng “Một vài kinh nghiệm dạy học phần Di truyền và Biến dị trong sinh học 9 theo phương pháp dạy học tích cực” nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường

3, Việc áp dụng đề tài vào thực tiễn :

- Để thực hiện biện pháp của mình , ngay đầu năm học tôi đã tiến hành điều tra tình hình học tập bộ môn sinh học của các em học sinh ở khối lớp 9 như sau :

Em hãy cho biết suy nghĩ của em khi học bộ môn sinh học ?

Thích Không thích Học được Khó học

Kết quả học tập của bộ môn sinh học 9 qua những năm gần đây như sau :

Trang 10

Thời gian Dưới trung bình Trên trung

Đối với phần Di truyền và Biến dị của môn sinh học 9, đây là loại kiến thức vừa mới vừa trừu tượng, rất khó đối với học sinh Để giúp học sinh nắm được kiến thức phần này tôi đã chuẩn bị vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy như :

Xác định mục tiêu của bài học Lựa chọn phương pháp phù hợp cho từng bài học, thiết kế hệ thống câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh, chuẩn bị dụng cụ dạy học theo yêu cầu bài học, tổ chức hoạt động nhóm,kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh, … Đó là yếu tố bên ngoài tác động đến sự thành công của tiết dạy và liên quan đến chất lượng học tập của học sinh

Bằng phương pháp dạy học tích cực, tôi đã áp dụng để dạy bài : “ Lai một cặp tính trạng” như sau :

Mục tiêu bài học : học sinh phải hiểu được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích, phân biệt được hiện tượng di truyền trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn

Trang 11

Tiến trình bài dạy :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1, Lai phân tích :

GV : yêu cầu HS nghiên cứu khái niệm

Kiểu gen ở sgk, nêu điểm giống nhau và

khác nhau của các kiểu gen sau : AA,Aa,

aa

GV: em hiểu thể đồng hợp trội, thể đồng

hợp lặn ,thể dị hợp là gì ?

GV: hãy xác định kiểu hình (KH)và kiểu

gen (KG) ở thế hệ F1 trong 2 phép lai sau

HS nêu được : đồng hợp trội : AA đồng hợp lặn : aa

KH hoa đỏ

HS nêu được : cho tiến hành phép lai như trên và dựa vào kết quả của phép lai để xác định

Trang 12

GV kết luận : 2 phép lai trên gọi là phép

lai phân tích , em hãy cho biết : Thế nào

là lai phân tích? lai phân tích nhằm mục

đích gì ?

GV: để cũng cố nội dung kiến thức này,

cho HS làm bài tập điền từ ở cuối mục III

SGK

2, Ý nghĩa của tương quan trội – lặn :

Trong phần này , HS cần hiểu được tương

quan trội – lặn là hiện tượng phổ biến ở

thế giới sinh vật, việc xác định tương

quan này trong chọn giống vật nuôi , cây

trồng là cần thiết , từ đó thấy được ứng

dụng của lai phân tích

GV có thể sử dụng câu hỏi :

a, Tương quan trội – lặn được xác định

bằng cách nào ?

b, Việc xác định dược tương quan trội –lặn

trong chọn giống vật nuôi và cây trồng cóý

b, Trong chọn giống, vận dụng tương quan trội – lặn, người ta có thể xác định được các tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quí vào một kiểu gen để tạo ra giống có giá trị kinh tế cao

c, Trong sản xuất, để tránh có sự phân

li tính trạng (xuất hiện tính trạng xấu) người ta phải tiến hành lai phân tích để kiểm tra độ thuần chủng của giống

Ngày đăng: 28/03/2015, 15:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w