Quan điểm chủ đạo trong chương trình môn lịch sử ở trường phổ thông nói chung, THCS nói riêng là xuất phát từ nội dung, chức năng, nhiệm vụ và đặc trưng bộ môn, từ đặc điểm của quá trình
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP “KHAI THÁC KÊNH HÌNH” VÀ PHƯƠNG PHÁP
“DẠY HỌC TÍCH CỰC” TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 LÝ DO VÀ TÍNH CẤP THIẾT.
Quan điểm chủ đạo trong chương trình môn lịch sử ở trường phổ thông nói chung, THCS nói riêng là xuất phát từ nội dung, chức năng, nhiệm vụ và đặc trưng bộ môn, từ đặc điểm của quá trình nhận thức quá khứ của học sinh mà sử dụng những phương pháp phương tiện, hình thức tổ chức dạy học phù hợp, nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh
2. Mục đích nghiên cứu
Để đảm bảo tính chính xác, khoa học, tăng cường khả năng gây xúc cảm của các thông tin về các sự kiện, nhân vật lịch sử Trước hết cần chú ý đến sự trình bày sinh động, giầu hình ảnh của giáo viên trong tường thuật, miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp khác Đặc biệt cần coi trọng việc sử dụng phương tiện trực quan: tranh ảnh, bản đồ, sa bàn, mô hình, phim đèn chiếu, phim video,
và từng bước ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp trong dạy học lịch sử, giúp các em có thể lĩnh hội được kiến thức nhanh nhất, chính xác, hiệu quả nhất
Bên cạnh đó cũng cần phải tận dụng mọi cơ hội, khả năng học tập gắn với thực tế
để học sinh có được phương thức lĩnh hội kiến thức lịch sử một cách cụ thể, giầu cảm xúc , trao đổi với các nhân chứng lịch sử, nhân vật lịch sử Cần phải tổ chức cho học sinh làm việc nhiều hơn với sử liệu trong sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo do GV cung cấp và HS sưu tầm, trong các phiếu học tập cá nhân, qua đó từng bước rèn luyện cho
HS về phương pháp học tập, nghiên cứu lịch sử.cần tổ chức thảo luận dưới nhiều hình thức khác nhau (làm việc theo nhóm hoặc đàm thoại chung cả lớp), tạo điều kiện để học sinh nêu lên các vấn đề cần tìm hiểu, độc lập giải quyết các vấn đề, tự đặt ra hoặc do giáo
Trang 2viên cung cấp Ở đây, cần khuyến khích HS bày tỏ những ý kiến riêng của mình, tránh việc làm cho HS e ngại khi nêu ý kiến khác cho GV, cần rèn luyện cho HS khả năng trình bày( nói, viết) Từ đó, HS lĩnh hội được nội dung học tâp theo tinh thần đồi mới phương pháp dạy học : dạy học tự khám phá tự phát triển Cần đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học lịch sử như:
- Học ở lớp, ở phong bộ môn, ở bảo tàng, tại các di tích lịch sử; nghe báo cáo, trao đổi trực tiếp với các nhân chứng lịch sử
- Học chung cả lớp, học cá nhân , học theo nhóm
Nói tóm lại, đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trương THCS là quá trình chuyển từ phương pháp dạy học “thầy nói - trò nghe”, “thầy đọc - trò chép” sang phương pháp dạy học mới, trong đó, GV là người tổ chức , hướng dẫn quá trình học tập của HS, còn HS phải chủ động tham gia vào quá trình hoạt động học tập, tự tìm kiếm kiến thức, hình thành năng lực sáng tạo, rèn luyện khả năng tự học, điều đó không có nghĩa là để cho
HS hoạt động bằng mọi giá Đối với bộ môn lịch sử việc tiếp nhận, xử lý các thông tin từ
sử liệu là khâu đầu tiên, tất yếu của quá trình nhận thức quá khứ, không được bỏ qua, không được coi nhẹ
3 Kết quả cần đạt được.
Hiệu quả của một bài lịch sử là kết quả của sự kết hợp các yếu tố chung – khách quan và các yếu tố riêng - cụ thể - tình huống Do đó, không thể thực tiễn hoá, đại trà hoá một quan niệm mới về phương pháp dạy học bằng những khuôn mẫu đúc sẵn, băng các giáo án rập khuôn Đổi mới phương pháp dạy học không phải là ngay lập tức thay đổi những phương pháp dạy học hiện có bằng những phương pháp dạy học hoàn toàn mới mẻ
xa lạ Cần phải kế thừa những tinh hoa, giá trị của những phương pháp dạy học hiện có, đồng thời chuyển đổi những gì có thể chuyển đổi được ngay, chuẩn bị nhanh chóng tiến tới những bậc thang cao hơn, hiện đại hơn về phương pháp dạy học
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Trang 3Từ thực tiễn dạy học môn lịch sử ở trường THCS là giúp HS có những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới; góp phần hình thành ở HS thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng; bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động và thái độ đúng đắn trong cuộc sống xã hội.Vì vậy, phương pháp và hình thức dạy học môn lịch sử rất phong phú đa dạng bao gồm:
- Phương pháp hiện đại( như: thảo luận nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, nghiên cứu trường hợp, dự án, động não )
- Phương pháp truyền thống( như: trực quan, diễn giảng, đàm thoại, kể chuyện, ) ; bao gồm cả hình thức dạy học theo lớp, theo nhóm nhỏ và cá nhân; hình thức dạy học ở lớp, ở phòng bộ môn, ở bảo tàng, ở các di tích lịch sử, và HS có thể nghe báo cáo, trao đổi trực tiếp với nhân chứng lịch sử
Từ những vấn đề cụ thể trên, tôi mạnh dạn vận dụng một số phương pháp truyền thống
và hiện đại vào dạy học lịch sử ở trường tôi Tôi đã vận dụng cụ thể vào giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường THCS trong năm học 2007-2008 và đã đạt được nhiều kết quả khả quan Cho nên, tôi trình bày một số vấn đề về vận dụng một số phương pháp dạy học môn lịch
sử ở trường THCS để bạn bè đồng nghiệp cùng nghiên cứu và tham khảo
PHẦNII: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1 Cơ sở lý luận.
Như chúng ta đã biết đổi mới phương pháp dạy học là quá trình chuyển từ phương pháp dạy học “thầy nói - trò nghe”, “thầy đọc - trò chép” sang phương pháp dạy học mới, trong đó, GV là người tổ chức , hướng dẫn quá trình học tập của HS, còn HS phải chủ động tham gia vào quá trình hoạt động học tập, tự tìm kiếm kiến thức, hình thành năng lực sáng tạo, rèn luyện khả năng tự học, điều đó không có nghĩa là để cho HS hoạt động bằng mọi giá Đối với bộ môn lịch sử việc tiếp nhận, xử lý các thông tin từ sử liệu là khâu đầu tiên, tất yếu của quá trình nhận thức quá khứ, không được bỏ qua, không được coi nhẹ Nhưng trên thực tế việc vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào dạy môn lịch sử ở
Trang 4kiến thức khác nhau phù hợp với từng đối tượng HS ở mỗi khối lớp và việc vận dụng các phương pháp sao cho hợp lý và có hiệu quả cao là một vấn đề vô cung khó khăn đối với mỗi người GV Vì vậy tôi đã mạnh dạn vận dụng sáng tạo một số phương pháp dạy học cụ
thể như: “sử dụng kênh hình trong SGK” và phương pháp “dạy học tích cực” vào dạy một
số bài học cụ thể, khai thác vốn kiến thức đã có của HS
2. GIẢI PHÁP CỤ THỂ
2.1 SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SGK ĐỂ DẠY VÀ HỌC BÀI“ VĂN HOÁ CỔ ĐẠI THẾ GIỚI”.
Như chúng ta đã biết “văn hoá cổ đại thế giới” là một trong những nội dung quan trọng
mà người giáo viên cần phải dạy để giúp hs nắm được những thành tựu văn hoá của nhân loại
Khi dạy bài này chúng ta nên tiếp cận với một phương pháp mới với việc khai thác kênh hình(
tranh ảnh và lược đồ) trong việc tổ chức hướng dẫn HS tìm hiểu văn hoá cổ đại thế giới
Để việc sử dụng tranh ảnh thống nhất và có hiệu quả nhằm phát huy được tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của HS trong học tập bộ môn và theo quan điểm đổi mới phương
pháp dạy học, thiết bị đồ dùng dạy học là một nguồn nhận thức lịch sử chứ không chỉ là minh
họa cho bài học
Những kỹ năng cần lưu ý khi khai thác tranh ảnh lịch sử.
Khi hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung tranh ảnh của lịch sử THCS, GV cần chú ý rèn luyện cho HS những kỹ năng:
- Kỹ năng quan sát, nhận xét
- Kỹ năng mô tả, tường thuật
- Kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá.
Các bước làm việc với tranh ảnh lịch sử:
Để việc khai thác tranh ảnh có hiệu quả, phát huy được tính tích cực của HS nhằm mục tiêu cho HS tự tìm hiểu nội dung của tranh ảnh dưới sự hướng dẫn tổ chức của giáo viên, xin được nêu một số gợi ý việc khai thác tranh ảnh lịch sử trong các SGK lịch sử THCS:
Trang 5Bước 1 : Cho HS quan sát tranh ảnh để xác định một cách khái quát nội dung tranh
ảnh cần khai thác
Bước 2 : GV nêu câu hỏi, nêu vấn đề, tổ chức hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung
tranh ảnh
Bước 3 : HS trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh ảnh sau khi đã quan sát, kết
hợp ý kiến của GV và tìm hiểu nội dung trong bài học
Bước 4 : GV nhận xét, bổ sung nội dung trả lời của HS, hoàn thiện nội dung khai
thác tranh ảnh cung cấp cho HS
Kết luận: HS nắm được cách khai thác tranh ảnh và nội dung tranh ảnh trong bài
học
Ví dụ cụ thể: Sử dụng khai thác kênh hình để dạy học phần “ Văn hoá cổ đại thế
giới”.
- Nội dung SGK lịch sử 6 tr 17, 18 ,19, 20
- SGV Lịch sử 6
- Các dân tộc phương Đông và phương Tây đã sáng tạo để lại cho nhân loại những thành tựu văn hoá đồ sộ, với nhiều công trình đặc sắc: Kim tự tháp ( Ai Cập) , Thành Ba-bi-lon, đền Pác-tê-nông, Khải hoàn môn(Rô-ma) Tượng lực sĩ ném đĩa trong đó nhiều công trình đã được xếp là kỳ quan thế giới
Trang 6- GV có thể cung cấp cho HS một số thông tin trước về các thành tựu văn hoá biểu:
- Kim tự tháp ở Ai Cập là công trình kiến trúc đồ sộ trong lịch sử, được xây dựng từ rất sớm vào khoảng thiên niên kỷ III TCN Kim tự tháp làm người ta choáng ngợp bởi hình khối hùng vĩ của nó, có tháp cao gần 150m ( bằng toà nhà 50 tầng), người ta phải dùng đến 2030000 khối đá để xây, mỗi khối đá nặng từ 2 đến 16 tấn
Trang 7Việc vận chuyển những khối đá như vậy lên tới độ cao hàng trăm mét, rồi đặt chúng nằm khít với nhau đến mức mảnh ghép giữa các khối đá chỉ cách nhau 5mm là không thể tưởng tượng nổi
- Đền Pac-tê-nông (Hi Lạp) được đánh giá là một trong những công trình đẹp nhất, sáng tạo bởi bàn tay con người, đền Pac-tê-nông đươc xây trên trên một mặt băng hình chữ nhật có kích thước 31m - 70m, đền được chia làm 3 phần: tiền sảnh, gian thờ
và phòng chứa châu báu Vật liệu chính để xây dựng là đá hoa cương , người ta không
hề dùng vữa, các khối đá được đẽo thật chính xác, sao cho mỗi viên được gắn nối thật khít với viên khác như thể là một
Trang 8- Vạn lý trường thành là một trong những công trình kiến trúc của con ngưồi,
nó đi qua những vùng sa mạc mênh mông, những dãy núi cao và những đồng cỏ bao la
từ đông sang tây ở phía bắc Trung Quốc Đây là mộ t cấu trúc công trình phòng thủ
khổng lồ được xây dựng và tái thiết hơn 2000 năm, qua nhiều triều đại khác nhau với chiều dài 54000km và nếu xếp chúng lại thành bức tường dày 1m cao 5m nó có thể chạy vòng quanh trái đất đến hơn 12 lần
Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu những kênh hình đó GV có thể đặt câu hỏi:
Hãy nêu những hiểu biết của mình về các thành tựu văn hoá cổ đại?
Sau khi nêu câu hỏi GV có thể gợi ý:
+ Tên các kênh hình đó
+ Những nét đặc sắc của các thành tựu về văn hoá
Trang 9+ Nội dung cơ bản.
Sau khi học sinh trả lời câu hỏi, GV có thể gọi học sinh khác nhận xét và bổ sung cho bạn Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý GV có thể đưa một bảng thống kê để HS
có thể lên điền vào:
Tên các công trình kiến trúc Tên các nước có công trình kiến trúc
1 Kim tự tháp
2 Vườn treo Ba-bi-lon
3 Vạn lí trường thành
4 Đền Pác-tơ-nông
5 Khải hoàn môn
6 Tượng lực sĩ ném đĩa
2.2:Sử dụng phương pháp “dạy học tính tích cực”.
Vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh đã được đặt ra từ lâu trong ngành GD nước ta Có thể nói cốt lõi của vấn đề này là hướng tới hoạt động học tập chủ động của
HS Học tập là hoạt động chủ đạo củ lứa tuổi đi học Tính tích cự trong hoạt động học tập, và thực chất là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắn trí tuệ và nghị lực cao trong chiếm lĩnh tri thức, đồng thời cũng muốn có cơ hội để thể hiện sự hiểu biết, truyền đạt những hiểu biết của mình tới bạn bè
Khác với quan niệm trước đây, dạy học là quá trình truyền thụ của người thầy tới người học Trong dạy học ngày nay, GV không chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn để người học có cơ hội tìm tòi, chíêm lĩnh kiến thức, mà còn phải biết cách vốn kiến thức
đã biết và kiến thức mới Làm được như vậy chính là phát huy tính tích cực, chủ động
của HS trong học tập.
Dạy học là dạy cho HS những cái chưa biết trên cơ sở những cái đã biết Điều này
được coi là nguyên tắc Để vận dụng quan điểm này, việc cung cấp cho HS những kiến
Trang 10thức khoa học để đạt được các chuẩn kiến thức đã được quy định trong chương trình phải dựa trên cơ sở những kiến thức của HS Có nhiều cách để làm việc này Dưới đây
là một số kĩ năng :
Một: Kĩ năng đặt câu hỏi.
Những câu hỏi mà GV đưa ra cần phải giúp HS tìm ra những điều các em đã biết
và phát triển thêm cho các em những ý mới nhằm tạo ra mối liên hệ giữa kiến thức cần phải có
Câu hỏi phải vừa sức đối tượng.
Ví dụ: Dạy bài “ Các quốc gia cổ đại phương Tây” (lớp 6), có thể khai thác vốn
kiến thức HS đã có để xác lập mối quan hệ với bài mới bằng câu hỏi:
- Hãy so sánh sự khác nhau về địa hình giữa các quôc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây? hoặc:
- Các quốc gia cổ đại phương Tây đã phát triển ngành kinh tế nào chính?
Như vậy có khác gì so với các quốc gia cổ đại phương Đông?
Khi chuẩn bị câu hỏi cần suy nghĩ cân nhắc một cách cụ thể, câu nào giành cho HS kém, câu nào giành cho HS giỏi Câu hỏi cần giúp HS “lục tìm”, gợi nhớ những điều
đã biết để từng bước tìm ra cachs giải quyết mâu thuẫn giữa những cái đã biết với những cái chưa biết
Trong cuộc sống khi con người ta hỏi ai một điều gì, tthường người ta hỏi chưa biết điều đó, hoặc biết một cách chưa rõ Trong giờ học, GV hỏi HS cái mà GV đã biết, hỏi xem HS có những kiến thức gì liên quan đến kiến thức đã học, như vậy là hỏi để gíp
HS tìm ra sợi dây liên hệ giữa cái các em đã biết đến cái các em sẽ biết
Ví dụ mục 2: Các giai cấp trong xã hội cổ đại Hy Lạp và Rô Ma (Bài các quốc gia
cổ đại phương Tây), có thể xác lập mối quan hệ giữa cái các em đã biết với điều các
em sẽ biết bằng câu hỏi: “ Xã hội cổ đại phương Tây gồm những giai cấp nào? có gì giống và khác so với các quốc gia cổ đại phương Đông?”
Trang 11HAI: KĨ NĂNG TỔ CHỨC THẢO LUẬN NHÓM:
Nhóm là một tập thể có ít nhất từ 2 người trở lên Mỗi thành viên trong nhóm đều
có yêu cầc được chia sẻ, được trao đổi về một vấn đề nào đó có liên quan đến bản thân
và nhóm Trong lớp, vốn kiến thức của mỗi HS tích luỹ được không đồng nhất với nhau, do vậy hoạt động nhóm sẽ giúp cho từng HS được trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm, qua đó vốn hiểu biết của các em sẽ được tăng lên Cũng qua hoạt động nhóm
HS sẽ bù đắp cho nhau những kiến thức đã có ở từng em, từ chỗ còn tản mạn, rời rạc trở thành hệ thống hơn Bằng việc đưa ra các câu hỏi, bài tập, phiếu học tập cho cá nhân và nhóm trả lời, làm việc, GV sẽ tổ chức cho HS tự mình học những kiến thức cần phải đạt được theo chuẩn và chương trình quy định
Ví dụ khi dạy bài: “ Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng” ( lớp8 ) có thể tổ chức cho
HS thảo luận nhóm theo câu hỏi:
- Đến năm 1427 tương quan lực lượng giữa ta và địch như thế nào?
- Vì sao nói nghĩa quân Lam Sơn chủ trương diệt viện là đúng đắn?
- Trận Chi Lăng thể hiện nghệ thuật quân sáng tạo sự như thế nào?
- Tại sao nghĩa quân Lam Sơn chấp nhận Vương Thông xin hoà?
Trang 12Hoặc dạy bài: “ Các quốc gia cổ đại phương Tây” (lớp 6) có thể xho HS làm bài tập theo yêu cầu:
Hãy so sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải ( phương Tây) về các mặt sau:
Đặc điểm địa hình
Đặc điểm kinh tế
Các giai cấp
Chế độ chính trị
BA: KĨ NĂNG HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC KIẾN THỨC VỀ KÊNH HÌNH.
Kênh hình bao gồm bản đồ, lược đồ, tranh ảnh lịch sử, là những phương tiện dạy học rất đặc trưng của bộ môn lịch sử, nó giúp cho HS tái hiện lại những sự kiện, nhân vật trong quá khứ Theo xu hướng hiện nay là giảm bớt thuyết trình của GV, tạo điều kiện để HS học tập tích cực nên chúng được sử dụng như là một nguồn cung cấp kiến thức giúp cho HS tự tìm tòi, phát hiện những kiến thức và rèn luyện những kĩ năng bộ môn chứ không chỉ để minh hoạ cho lời giảng của GV Như vậy kênh hình là đối tượng để HS chủ động, tự lực khai thác kiến thức dưới sự hướng dấn của GV
Muốn khai thác kênh hình có hiệu quả cần thực hiện một số yêu cầu:
Về phía GV:
- Nắm chắc nội dung chương trình
- Xác định rõ kiến thức nội dung trong bài mà HS cần hiẻu biết qua kênh hình
- Chuẩn bị một số câu hỏi cho phù hợp với trình độ HS, gợi ý để các em biết tự giác khai thác kiến thức từ kênh hình
- Kịp thời động viên, khuyến khích và đánh giá HS