sở đã có nhiều chuyển biến tích cực trong đổi mới phương pháp giảng dạy và mộttrong những phương pháp giảng dạy trong quá trình đổi mới thời gian qua mang tínhưu việt nhất, được giáo viê
Trang 1sở đã có nhiều chuyển biến tích cực trong đổi mới phương pháp giảng dạy và mộttrong những phương pháp giảng dạy trong quá trình đổi mới thời gian qua mang tính
ưu việt nhất, được giáo viên quan tâm nhất là phương pháp trực quan thông qua cácphương tiện dạy học như bản đồ, lược đồ, biểu đồ, sơ đồ, bảng thống kê, tính ưu việtđược thể hiện rõ nét nhất của phương pháp là giúp cho học sinh phát huy được tínhchủ động thông qua các kênh hình trong từng bài học để khai thác kiến thức
Việc sử dụng thiết bị dạy học trong quá trình dạy học nói chung và trong dạy họcĐịa lí lớp 9 nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng, các thiết bị dạy học thay thế chonhững sự vật hiện tượng và các quá trình xảy ra trong thực tiễn mà giáo viên và họcsinh không thể tiếp cận trực tiếp được Sử dụng thiết bị dạy học trong quá trình dạyhọc có khả năng hình thành hiệu quả những tri thức cơ bản và vận dụng chúng vàoviệc lĩnh hội kiến thức mới, giáo viên có điều kiện để sử dụng phương pháp dạy học
và các hình thức dạy học đa dạng, hiệu quả nâng cao công tác tự lập của học sinh
Trang 2trong học tập Với những ý nghĩa quan trọng trên nên tôi đã chọn đề tài này thực hiệntrong năm học 2007-2008
2/ Đối tượng nghiên cứu
Trong việc dạy học địa lí nói chung và dạy học Địa lí lớp 9 nói riêng việc sử dụngthiết bị dạy học đảm bảo cho học sinh lĩnh hội tốt những biểu tượng, khái niệm, cácmối quan hệ nhân quả, các quy luật, giúp học sinh nắm và rèn luyện những kĩ năngđịa lí một cách có hiệu quả Mặc khác giúp giáo viên trong việc kiểm tra, đánh giá kếtquả học tập của học sinh được chất lượng hơn Điều đó phù hợp với quy luật nhậnthức, đặc điểm môn học, mục tiêu giáo dục của môn địa lí lớp 9
Để phù hợp với các thiết bị dạy học theo phương hướng đổi mới, các thiết bị dạyhọc cũng phải thay đổi về loại hình, cấu trúc và phương pháp sử dụng Vì vậy việc sửdụng và khai thác một số thiết bị dạy học địa lí theo phương pháp dạy học tích cực,minh hoạ cho lời giảng của giáo viên và sử dụng chúng như là một phương tiện nhậnthức, là nguồn tri thức giúp học sinh khám phá, tìm tòi, phát hiện những kiến thức vàrèn luyện kĩ năng cho học sinh
Trong qua trình sử dụng một số thiết bị dạy học địa lí để giảng dạy Địa lí lớp 9, giáoviên không những có vai trò định hướng cho học sinh quan sát, hướng dẫn và gợi ýhọc sinh cách khai thác kiến thức mà còn giúp học sinh tự thao tác, điều khiển, sửdụng để khám phá, tìm tòi kiến thức hoặc củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng địa lícho học sinh, tạo điều kiện cho học sinh “Học trong hành động”
Trang 3Với bản thân tôi cũng không lọai trừ những suy nghĩ mang tính nhân văn trên,nhưng do đây chỉ là những kinh nghiệm mà bản thân tôi đúc kết được trong quá trìnhgiảng dạy, dù trong thời gian qua tôi luôn nghiêm túc thực hiện những phương phápđổi mới trong quá trình giảng dạy theo chủ trương của ngành đã đề ra ở tất cả các lớp
mà tôi được đơn vị phân công Tuy nhiên do tôi muốn kiểm chứng khẳng định làphương pháp sử dụng trực quan, sử dụng và khai thác các thiết bị dạy học địa lí theophương pháp tích cực, có phát huy được chủ động và đem lại hiệu quả cao trong quátrình học tập của học sinh hay không? Từ suy nghĩ đó nên tôi quyết tâm thực hiệntrong phạm vi một lớp học với số lượng học sinh là 40 em
4/ Phương pháp nghiên cứu
Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học làmột nhiệm vụ quan trọng, một yêu cầu bức thiết đối với tất cả các cấp học, bậc học ởnước ta, nhằm góp phần đào tạo những con người tích cực, tự giác, năng động sángtạo, có năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống
Trong quá trình đổi mới giáo dục nhiều phương pháp dạy học mới đã được đưa vào
áp dụng, một trong những phương pháp được xem là có nhiều ưu điểm nhất làphương pháp trực quan sử dụng thiết bị dạy học trong quá trình giảng dạy, nhất làgiảng dạy Địa lí 9 Tuy nhiên để vận dụng tốt phương pháp này đòi hỏi người dạyphải có nhiều kỹ năng, phải biết sáng tạo, linh họat trong mọi tình huống Việcnghiên cứu nâng cao trình độ kiến thức của người thầy là cốt lõi, để tổ chức tốt mộttiết dạy có sử dụng phương pháp trực quan, đòi hỏi người dạy không những phải đầu
tư, tìm tòi nghiên cứu từ phương pháp tổ chức cách vận hành thực hiện, đến khâunhận xét đánh giá, mà còn phải tham khảo nhiều tài liệu có liên quan đến những sựvật hiện tượng được thể hiện trên bản đồ, lược đồ, sơ đồ, xử lí các số liệu trong cácbảng thống kê Người thầy phải đầy đủ bản lĩnh, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ
để giải quyết mọi tình huống có thể xảy ra trong quá trình thực hiện chuyển từ kênh
Trang 4hình sang kênh chữ để giúp học sinh khai thác kiến thức Về phương pháp tổ chức,thông qua tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trung học cơ sở chu kì III(2004 – 2007), môn Địa Lí của Bộ Giáo dục và đào tạo Vụ Giáo dục trung học, giáoviên sẽ tiếp thu được nhiều cái hay trong quá trình vận dụng để thực hiện thực tiễntrên lớp Về nội dung sách giáo khoa được xem là tài liêu một mặt cung cấp nội dungmột mặt tạo ra nhiều tình huống gần như buộc giữa thầy và trò phải tư duy, nhất làđối với học sinh Với nhiều câu hỏi khó trong từng nội dung bài học, thì sách giáoviên là tài liệu gợi mở mọi vấn đề, giúp người thầy trang bị thêm những kiến thứcmới, vững vàng hơn khi thực hiện bước nhận xét, đánh giá khả năng quan sát phánđoán của học sinh Ngòai ra tài liệu Bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa lớp 9 do
Bộ Giáo dục và đào tạo, vụ Giáo dục trung học sọan thảo năm 2005, giúp giáo viêntiếp thu được nhiều phương pháp tổ chức, cũng như những nội dung gắn liền với thựctiễn theo yêu cầu đổi mới qua từng bài học của sách giáo khoa Địa lí lớp 9
Từ việc nghiên cứu vận dụng những hướng dẫn của các tài liệu có liên quan, trongquá trình thực hiện giáo viên cần thường xuyên theo dõi để nắm bắt kịp thời nhữngtâm tư của học sinh khi thực hiện phương pháp trực quan trong giờ học Địa lí, từ cácthông tin phản hồi, giáo viên sẽ biết được những thuận lợi và khó khăn gì khi tổ chứcthực hiện để có sự điều chỉnh hợp lí qua mỗi lần tổ chức
Kết quả sau cùng là tổ chức đối chiếu, so sánh chất lượng của các nhóm hoặc chấtlượng chung của lớp qua các kì thi khảo sát chất lượng
Như vậy thông qua việc nghiên cứu thực hiện phương pháp trực quan sử dụng thiết
bị dạy học trong giờ học Địa lí lớp 9, qua điều tra đối chiếu, so sánh kết quả đạt đượccho thấy phương pháp có những ưu điểm rất tích cực ảnh hưởng rất lớn đến quá trìnhhọc tập của học sinh Thông qua phương pháp trực quan giúp học sinh mở rộng, đàosâu thêm kiến thức trên cơ sở nhìn nhận một cách có suy nghĩ, phân tích có lí lẽ, códẫn chứng, phát triển được tư duy khoa học Giúp học sinh phát triển các kĩ năng
Trang 5quan sát, nói, giao tiếp, , bồi dưỡng các phương pháp nghiên cứu một cách vừa sứcnhư các phương pháp tìm đọc tài liệu tham khảo, quan sát và ghi chép ngòai thực tế.Thông qua phương pháp trực quan có thể làm thay đổi quan điểm của cá nhân trên cơ
sở các sự kiện, các sự vật hiện tượng được thể hiện trên bản đồ, lược đồ, sơ đồ Quátrình trực quan dưới sự hướng dẫn của giáo viên còn tạo ra mối quan hệ hai chiềugiữa giáo viên và học sinh, giúp cho giáo viên nắm được hiệu quả giáo dục về cácmặt nhận thức, thái độ, quan điểm, xu hướng hành vi của học sinh
B/ NỘI DUNG
1/ Cơ sở lý luận
Trong những năm vừa qua cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước,ngành giáo dục –đào tạo cũng có sự chuyển biến đáng kể, nhất là từ khi các nghịquyết của Đảng quan tâm đến sự nghiệp giáo dục ra đời, càng khẳng định giáo dục vàđào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư cho sự phát triển Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII đã chỉ rõ phải “ Đổi mới phương pháp dạy học
ở tất cả các cấp học, bậc học Kết hợp học với hành, học tập với lao động sản xuất,thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội Áp dụng nhữngphương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo,năng lực giải quyết vấn đề”
Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII tiếp tục khẳng định phải “ Đổi mới phươngpháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duysáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiệnhiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học tự nghiên cứucho học sinh”
Khoản 1 Điều 27, Luật Giáo dục quy định mục tiêu của giáo dục phổ thông là:
“giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩnăng cơ bản; phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân
Trang 6cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm côngdân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham giaxây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Khoản 2 Điều 28 Luật Giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phảiphát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểmcủa từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theonhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm,đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện những phương pháp mớitrong quá trình giảng dạy bộ môn Địa lí ở các trường trung học cơ sở nói chung vàmôn Địa lí lớp 9 nói riêng, thông qua việc sử dụng phương pháp trực quan trong giờhọc Địa lí nhằm phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo, bồi dưỡng phươngpháp tự học của học sinh, đồng thời rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thựctiễn , đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh, hướng tới họat động học tậpchủ động, chống thói quen học tập thụ động Nét đặc trưng của phương pháp là mangtính họat động cao của chủ thể giáo dục, tính nhân văn cao của giáo dục Về bản chất,khai thác động lực học tập trong bản thân học sinh, coi trọng lợi ích, nhu cầu của cánhân học sinh, đảm bảo cho học sinh thích ứng với đời sống xã hội
2/ Cơ sở thực tiễn
Phương pháp trực quan trên thực tế đã có mầm mống từ những giai đọan giảng dạytrước đó, ngày nay, do những yêu cầu đổi mới giáo dục phục vụ sự phát triển kinh tế– xã hội của đất nước trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước,phương pháp tích cực nhất là phương pháp trực quan sử dụng các thiết bị dạy học trởthành phổ biến trong nhà trường Tuy nhiên nó không thể lọai trừ, không thể hòantòan thay thế do học sinh chiếm lĩnh bằng các họat động tự lực dù có đủ phương tiệnhọc tập Phương pháp trực quan không phải dễ dàng được vận dụng ở mọi lúc mọi
Trang 7nơi, cũng không phải mọi học sinh đều tự nguyện tự giác tham gia những họat độngtích cực Phương pháp trực quan đòi hỏi một số điều kiện, trong đó quan trọng nhất làngười giáo viên.
Trong các phương pháp tích cực đang thực hiện ở các trường trung học cơ sở nóichung và phương pháp trực quan nói riêng không hề hạ thấp hay giảm nhẹ vai trò củangười giáo viên, giáo viên phải được đào tạo chu đáo để thích ứng với những nhiệm
vụ đa dạng Từ dạy học thông báo, giải thích, minh họa sang dạy học tích cực, giáoviên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trởthành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các họat động độc lập hoặc theo nhóm đểhọc sinh chiếm lĩnh kiến thức mới, hình thành kỹ năng, thái độ theo yêu cầu củachương trình Trên lớp học sinh họat động là chính nhưng trước đó khi sọan bài, giáoviên phải đầu tư nhiều công sức và thời gian mới có thể thực hiện bài trên lớp với vaitrò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các họat động tìm tòihào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh Giáo viên vừa phải có tri thức của bộ mônsâu rộng, vừa có trình độ sư phạm lành nghề, biết ứng xử tinh tế, biết sử dụng cácthiết bị dạy học hiện đại, có thể định hướng sự phát triển của học sinh nhưng cũngbảo đảm sự tự do của học sinh trong họat động học tập
Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh phải dần dần có những phẩm chất nănglực, thói quen thích ứng với phương pháp trực quan như giác ngộ mục đích học tập,
tự nguyện tham gia các họat động học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tậpcủa mình và kết quả chung của lớp, biết tự học và tranh thủ học ở mọi nơi mọi lúc Chương trình sách giáo khoa đã giảm bớt khối lượng kiến thức, là cơ sở để tạo điềukiện cho thầy trò tổ chức họat động học tập khai thác kiến thức từ kênh hình sangkênh chữ, giảm bớt những thông tin buộc học sinh thừa nhận và ghi nhớ máy móc,tăng cường hệ thống các câu hỏi, tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện phương pháptrực quan sử dụng các thiết bị dạy học trong từng tiết dạy, giảm bớt những câu trả lời
Trang 8sẵn về những hiện tượng nêu ra, thay bằng những hướng dẫn tìm tòi tra cứu, giảm bớtnhững kết luận áp đặt, tăng cường các gợi ý để học sinh tự nghiên cứu, phát triển nộidung bài học.
Phương pháp trực quan yêu cầu cần có những phương tiện thiết bị dạy học thuận lợicho học sinh thực hiện nghiên cứu độc lập sau đó tổ chức theo nhóm Hình thức tổchức lớp học phải dễ dàng thay đổi linh họat phù hợp với dạy học cá thể, dạy học hợptác
Sự cần thiết của phương pháp trực quan cho phép các thành viên trong lớp chia sẻcác suy nghĩ, băn khoăn, kinh nghiệm, hiểu biết bản thân, cùng nhau xây dựng nhậnthức, thái độ mới, bằng cách quan sát nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thểnhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêmnhững gì Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải chỉ là sự tiếpnhận thụ động từ giáo viên
3/ Nội dung vấn đề
a/ Vấn đề đặt ra
Việc lựa chọn thiết bị dạy học như bản đồ, lược đồ, sơ đồ, biểu đồ các bảng số liệuphải căn cứ vào nội dung của từng bài, từng phần cho phù hợp Những nội dung đó lànhững kiến thức cơ bản đặc trưng của bài học Mặc khác, còn phải căn cứ vào hoạtđộng học tập của học sinh đối với mỗi nội dung bài học để lựa chọn thiết bị dạy học Việc lựa chọn thiết bị dạy học phải trên cơ sở xác định vai trò, vị trí của các thiết
bị dạy học, xác định mối quan hệ giữa thiết bị dạy học với nội dung bài học và nắmchắc tính năng , tác dụng của chúng
Thực tế dạy học cho thấy việc quan sát và khai thác kiến thức của học sinh đối vớithiết bị dạy học chỉ hiệu quả nếu trước khi cho học sinh quan sát, nhận xét, giáo viênđưa ra hệ thống câu hỏi nhằm giúp học sinh biết được cần quan sát cái gì, phân tíchnội dung, giải thích nguyên nhân nhận xét và khai thác kiến thức như thế nào Để
Trang 9phát huy cao độ tính tích cực học tập của học sinh, giáo viên nên dựa trên nội dungcủa các thiết bị dạy học có thể nêu câu hỏi thành một vấn đề cần phải làm sáng tỏ vàhướng dẫn học sinh tự làm việc với thiết bị dạy học
Thực tế cho thấy việc đưa thiết bị dạy học quá nhiều trong một giờ học là khônghiệu quả, trước hết giáo viên cần rèn luyện cho học sinh biết cách làm việc với cáckênh hình trong sách giáo khoa, bằng cách đặt câu hỏi yêu cầu học sinh khai tháckiến thức từ các kênh hình ấy, tránh để học sinh quá lệ thuộc vào sách giáo khoa, họcvẹt, có những nội dung có thể yêu cầu học sinh đứng tại chổ khai thác kiến thức từbản đồ, lược đồ, hoặc biểu đồ hay các bảng số liệu
b/ Giải pháp, chứng minh vấn đề được giải quyết
Trong việc dạy học Địa lí, việc sử dụng các thiết bị dạy học đảm bảo cho học sinhlĩnh hội tốt những biểu tượng, khái niệm, các mối quan hệ nhân quả, các thuyết, cácquy luật, giúp học sinh nắm được và rèn luyện những kỹ năng địa lí một cách có hiệuquả Mặc khác, giúp giáo viên trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của họcsinh được chất lượng hơn Điều đó phù hợp với quy luật nhận thức, đặc điểm mônhọc,mục tiêu giáo dục của môn Địa lí 9
Môn Địa lí 9 là một môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức về dân số tìnhhình phát triển dân số, kết cấu dân số và nguồn lao động của nước ta, cung cấp chohọc sinh những kiến thức về tình hình phát triển của từng ngành kinh tế, sự phân hóalãnh thổ của nước ta trong thời kì đổi mới Đặc biệt là cung cấp cho học sinh nhữngkiến thức về tình hình phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ nguồn tài nguyênmôi trường biển đảo ở nước ta mà trong các chương trình học trước đó không thểhiện, vì vậy các thiết bị dạy học cho môn Địa lí 9 rất đa dạng, gồm có các bản đồ,lược đồ, biểu đồ, sơ đồ, bảng thống kê và các ảnh địa lí
-Các bản đồ, lược đồ có vai trò cung cấp cho học sinh những kiến thức về vị trí,giới hạn các vùng kinh tế và vùng kinh tế trong điểm, tình hình phân bố của các
Trang 10ngành nông-lâm- ngư nghiệp, công nghiệp, giao thông, về vị trí của các đảo ven bờ,các đảo xa bờ, các quần đảo thuộc chủ quyền của nước ta nằm trên Biển đông
-Các biểu đồ cung cấp cho học sinh những kiến thức về sự phát triển của dân sốnước ta, sự chuyển dịch nguồn lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu của cácngành công nghiệp trọng điểm, dịch vụ
-Các sơ đồ cung cấp cho học sinh những kiến thức về cơ cấu của một số đối tượngnhư hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp vai trò của các nguồn tàinguyên thiên nhiên đối với sự phát triển của một số ngành công nghiệp trọng điểm,
hệ thống các ngành giao thông vận tải của nước ta, các nguồn tài nguyên thiên nhiêncủa một vùng kinh tế, các bộ phận của vùng Biển Việt Nam theo Luật biển Quốc tế -Các bảng thống kê cung cấp cho học sinh những kiến thức về cơ cấu tình hình pháttriển của một số ngành, sự phân bố của một số cây trồng theo vùng Ngoài ra một sốbảng biểu số liệu thống kê còn có vai trò giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức, pháttriển tư duy so sánh đối chiếu giữa các đối tượng địa lí
-Các ảnh địa lí chủ yếu là các ảnh minh hoạ cho kiến thức, có vai trò cung cấp chohọc sinh những biểu tượng cụ thể về hoạt động một số ngành kinh tế, những hoạtđộng kinh tế của nước ta trong thời kì đổi mới
Trong quá trình sử dụng thiết bị dạy học Địa lí 9, giáo viên không những có vai tròđịnh hướng cho học sinh quan sát, hướng dẫn và gợi ý học sinh cách khai thác kiếnthức mà còn giúp học sinh tự thao tác, điều khiển, sử dụng để khám phá, tìm tòi kiếnthức hoặc củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh, tạo điều kiện chohọc sinh “học trong hành động” Việc sử dụng thiết bị dạy học Địa lí 9 theo phânphối chương trình cần đảm bảo những yêu cầu sau:
-Lựa chọn thiết bị dạy học phải phù hợp vào nội dung từng bài, từng phần
-Định hướng cho học sinh trước khi yêu cầu quan sát, khai thác kiến thức từ cácthiết bị địa lí
Trang 11-Các câu hỏi phải thể hiện rõ ràng về yêu cầu và mức độ nhận thức khác nhau đốivới học sinh
-Yêu cầu học sinh sử dụng tốt những thiết bị dạy học hiện có
-Phối hợp sử dụng các thiết bị dạy học để khai thác kiến thức có hiệu quả, sử dụngphương pháp dạy học thích hợp đối với mỗi loại thiết bị dạy học
Để hiểu hơn về vai trò của các thiết bị dạy học Địa lí lớp 9, chúng ta đi sâu vào phântích, chứng minh qua một số bài học cụ thể trong bộ môn Địa lí 9 để thấy được việc
sử dụng các thiết bị dạy học có những tác dụng rất tích cực đến quá trình học tập củahọc sinh
Thí dụ: ở bài 2: “DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ”
-Phần II: Gia tăng dân số Để thực hiện giảng dạy tốt phần này, giáo viên phải sửdụng biểu đồ biến đổi dân số của nước ta Do thống kênh chữ ở phần này rất ít, vì vậyhọc sinh muốn biết những diễn biến về tình hình dân số nước ta trong những năm quanhư thế nào, các em phải quan sát biểu đồ mà giáo viên đã treo lên bảng, đồng thờidựa vào biểu đồ trả lời câu hỏi dẫn dắt mà sách giáo khoa đã đặt ra
+Quan sát biểu đồ biến đổi dân số của nước ta, em hãy nhận xét tình hình tăng dân
số của nước ta qua các thời kì từ 1954 đến 2003? Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên củadân số giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh? Lúc này học sinh chỉ có quan sát biểu đồmới phát triển được tư duy nhận xét so sánh, mới hoàn thành được yêu cầu của câuhỏi
+Dân số nước ta tăng nhanh qua các thời kì, nhưng tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên
có xu hướng giảm
Với việc sử dụng một biểu đồ biến đổi dân số, giáo viên đã cung cấp cho học sinhmột lượng thông tin rất lớn về tình hình phát triển dân số nước ta trong một thời gianrất dài, giúp cho các em phát triển được tư duy quan sát, nhận xét và so sánh, đồngthời còn rèn luyện thêm cho các em về tư duy phán đoán, lập luận một vấn đề, vì vậy
Trang 12sau khi quan sát biểu đồ trả lời được ý thứ nhất của câu hỏi, vận dụng trong thực tếcuộc sống các em mới giải quyết được ý thứ hai của câu hỏi đặt ra
+Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh vì: bản thân
ở nước ta có số lượng dân số rất đông trong một thời gian khá dài
Thí dụ: Khi chuyển sang giảng dạy phần Địa lí kinh tế, ở bài 6 “SỰ PHÁT
TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM”, ở mục II: Nền kinh tế nước ta trong thời kì
đổi mới, điều quan trọng đầu tiên để thực hiện tốt việc giảng dạy bài này thì giáo viênphải sử dụng “lược đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm” treo bảng, đồngthời trong sách giáo khoa trang 21 cũng có một lược đồ tương tự vì vậy để phối hợpviệc áp dụng tốt cả hai lược đồ treo bảng và lược đồ trong sách giáo khoa, giáo viênphải giới thiệu khái quát cho học sinh hiểu những phần chú thích trong hai lược đồnày và việc quan sát của học sinh để khai thác kiến thức đều như nhau, tuy nhiên việcquan sát lược đồ trong sách giáo khoa có nhiều thuận lợi hơn trong quá trình học tậpcủa các em, do tầm nhìn gần hơn không bị che khuất, luợc đồ được thể hiện rất rõbằng các gam màu, nhất là rất thuận lợi đối với các em ngồi ở các bàn cuối lớp
Về những tình huống để khai thác kiến thức trong bài 6 lược đồ có vai trò giúp họcsinh nhận biết tên, vị trí giới hạn các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm củanước ta, nội dung cần tập trung khai thác là vị trí, phạm vi lãnh thổ của từng vùng, từnhững yêu cầu trên sách giáo khoa nêu câu hỏi: Dựa vào lược đồ 6.2 hãy xác
định các vùng kinh tế của nước ta, phạm vi các vùng kinh tế trọng điểm Kể tên cácvùng kinh tế giáp biển, vùng kinh tế nào không giáp biển? Sau khi đã nêu xong câuhỏi theo yêu cầu đặt ra, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát vào lược đồ hình 6.2trong bài 6 để quan sát trả lời, thuận lợi lớn nhất ở đây là lược đồ được in rất rõ, cácgam màu thể hiện khác nhau ở từng vùng kinh tế, do đó học sinh chỉ cần đối chiếucác gam màu trên lược đồ với gam màu trên bảng chú thích là trả lời được theo yêucầu câu hỏi đặt ra
Trang 13-Nước ta trong thời kì đổi mới hình thành 7 vùng kinh tế
+Vùng trung du và miền núi Bắc bộ
+Vùng đồng bằng Sông Cửu Long
-Và 3 vùng kinh tế trong điểm
+Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
+Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
+Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
-Có 6 vùng kinh tế giáp biển
+Vùng trung du và miền núi Bắc bộ
+Vùng đồng bằng Sông Hồng
+Vùng Bắc trung bộ
+Vùng Duyên hải Nam trung bộ
+Vùng Đông nam bộ
+Vùng đồng bằng Sông Cửu Long
-Vùng kinh tế duy nhất không giáp biển là vùng Tây Nguyên
Sau khi học sinh đã thực hiện trả lời xong câu hỏi giáo viên yêu cầu học sinh quansát lược đồ treo bảng và gọi một hoặc hai em lên minh hoạ lại đồng thời nhận xétđánh giá kết luận Điểm thuận lợi lớn nhất qua bài học số 6 là học sinh hình thànhđược tư duy thế nào là vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời các emcũng xác định được vị trí, giới hạn của từng vùng, ranh giới của từng vùng do đó khi
Trang 14dạy đến phần sự phân hoá lãnh thổ các em dễ dàng xác định được vị trí giới hạn củavùng kinh tế mà các em đang học
Thí dụ: Ở bài 20: “VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG” ở phần I: Vị trí và giới
hạn lãnh thổ Để học sinh xác định được vị trí và giới hạn của vùng Đồng bằng sôngHồng giáo viên phải sử dụng lược đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng treo bảng,thông qua lược đồ tự nhiên vùng Đồng bằng Sông Hồng, giáo viên gọi học sinh lênbảng xác định vị trí, ranh giới của vùng
-Phía bắc và phía tây giáp vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
-Phía nam giáp vùng Bắc trung bộ
-Phía đông giáp vịnh Bắc Bộ
và lần lược trong quá trình học phần sự phân hoá lãnh thổ các em cũng dễ dàng xácđịnh được vị trí giới hạn của các vùng còn lại trong cả nước Đối với các lược đồ củacác ngành kinh tế như lược đồ nông nghiệp Việt Nam
lược đồ lâm nghiệp và thuỷ sản Việt Nam, lược đồ công nghiệp khai thác nhiên liệu
và công nghiệp điện, lược đồ các trung tâm công nghiệp tiêu biểu của Việt Nam, lược
đồ giao thông vận tải có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh sự phân bố của các đốitượng địa lí từng ngành cụ thể, vì vậy mỗi lược đồ thể hiện kí hiệu khác nhau do đónhất thiết giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh hiểu từng kí hiệu cụ thể của từng đốitượng được thể hiện trên lược đồ của ngành đó Sau khi đã nắm vững kí hiệu của từngđối tượng địa lí học sinh sẽ biết được sự phân bố cụ thể của các đối tượng trong từngngành trên mọi miền của đất nước
Thí dụ: Ở bài 15: “THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH”, ở mục I: Thương mại trong
phần 2: ngoại thương, giáo viên phải sử dụng biểu đồ cơ cấu giá trị xuất khẩu nước tanăm 2002, đây là một loại biểu đồ mới đó là biểu đồ hình tròn Với loại biểu đồ nàygiáo viên cần lưu ý học sinh khi thực hiện các bài thực hành phải tính toán tỉ trọng cơcấu của các đối tượng phải bằng 100%