Có thể kể ra một số phương pháp như: + Phương pháp dạy họcgiải quyết vấn đề + Phương pháp dạy học hợp tác + Phương pháp thảo luận + Phương pháp nghiên cứu trường hợp + Phương pháp đóng v
Trang 1PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 LÍ DO VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ
- Các phương pháp dạy học mới hay còn gọi là các phương pháp dạy học hiện đại đã được sử dụng ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới Có thể kể ra một số phương pháp như:
+ Phương pháp dạy họcgiải quyết vấn đề
+ Phương pháp dạy học hợp tác
+ Phương pháp thảo luận
+ Phương pháp nghiên cứu trường hợp
+ Phương pháp đóng vai
- Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là một trong những phương pháp mới nhằm làm cho học sinh tự tìm tòi, phát hiện, giải quyết các vấn
đề nhận thức có hiệu quả Phát huy được tính tích cực, tự giác chủ động và sáng tạo của học sinh
- Ở các trường Phổ thông Việt Nam , phương pháp này còn ít được sử dụng hoặc chưa được sử dụng thường xuyên trong dạy học Địa lí
- Vì vậy, là rất cần thiết, người giáo viên cần phải chủ động tích cực phát huy yếu tố nội lực, bằng phương pháp bộ môn và lí luận dạy học, tiếp tục đọc tìm tòi
để vận dụng tốt " phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề " trong dạy học địa lí ở THCS
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU, ĐÚC RÚT KINH NGHIỆM
- Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học Địa lí
- Tìm phương pháp giúp học sinh tiếp nhận các bài học dễ nhất và phù hợp với trình độ của học sinh
- Được trao đổi với đồng nghiệp những suy nghĩ của người viết khi đã qua thực tiễn dạy học
3 KẾT QUẢ CẦN ĐẠT ĐƯỢC
A Đối với giáo viên: Có thêm kinh nghiệm và phương pháp để dạy môn Địa lí
Trang 2B Đối với học sinh
- Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
- Từ đó giúp các em hiểu bài nhanh hơn, có kĩ năng ứng dụng thực hành thành thạo, biết nhận xét, phân tích, giải thích, chỉ rõ mối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội
4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
A Đối tượng: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
trong dạy học Địa lí THCS
B Phạm vi:
Do hạn chế về thời gian nên bài viết chỉ tập trung đề cập đến phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học địa lí ở THCS
C Kế hoạch nghiên cứu
- Vấn đề được suy ngẫm trong quá trình giảng dạy một vài năm gần đây
- Từ tháng 9 năm 2008: Thu thập tài liệu
- Từ tháng 11 năm 2008: Thực nghiệm- nghiên cứu kết quả thực nghiệm
- Từ tháng 12 năm 2008: Viết sáng kiến kinh nghiệm
PHẦN II: NỘI DUNG
1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
Trước những yêu cầu của xã hội, thời đại và sự phát triển của Khoạ
học-kĩ thuật, mục tiêu dạy học của môn Điạ lí ngày nay không đơn thuần chỉ là cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng Địa lí cho học sinh, mà qua đó phải góp phần cùng với các môn học khác đào tạo ra những con người có năng lực hành động: Tính sáng tạo, năng động, tính tự lực và trách nhiệm, năng lực cộng tác làm việc, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết những tình huống, vấn đề của cuộc sống xã hội
Để đạt được mục tiêu nói trên, nội dung dạy học Địa lí ở trường THCS cũng đã có sự thay đổi, một số nội dung mới được đưa vào chương trình Vì vậy chương trình hiện hành toàn diện và cập nhật hơn so với chương trình cũ
Trang 3Đồng thời với sự thay đổi nội dung chương trình, việc thể hiện nội dung chương trình trong SGK Địa lí của các khối lớp cũng có sự đổi mới SGK không chỉ còn là tài liệu trình bày kiến thức để học sinh dựa vào đó mà trả lời các câu hỏi GV nêu ra trên lớp, ghi nhớ, kiểm tra, thi cử mà soạn theo hướng tạo điều kiện để GV tổ chức các hoạt động học tập tự giác, tích cực, độc lập của HS Bên cạnh việc cung cấp kiến thức, SGK cũng chú trọng đến cách thức làm việc để học sinh có thể tự khám phá lĩnh hội kiến thức
Sự thay đổi mục tiêu và nội dung dạy học đòi hỏi phương pháp dạy học cũng phải thay đổi cho phù hợp, chỉ khi người GV Địa lí chuyển từ dạy học theo kiểu liệt kê, mô tả và thông báo tái hiện sang kiểu dạy học mới đòi hỏi học sinh phải làm việc nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn thì khi đó mới có thể phát triển ở học sinh các năng lực tư duy, sáng tạo và năng lực hành động như mục tiêu dạy học đã xác định, đồng thời mới đảm bảo được nội dung dạy học
2 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THCS HIỆN NAY.
Ở nước ta, bắt đầu từ năm học 2002 - 2003 cả nước đồng loạt triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, bắt đầu từ lớp 1 Cùng với việc ban hành chương trình giáo dục, các SGK ở các môn học đều được biên soạn lại Bên cạnh những đổi mới khá triệt để về nội dung giáo dục, những nỗ lực tích cực về đổi mới quá trình giáo dục đã được thúc đẩy, đặc biệt là những đổi mới về phương pháp dạy học trong nhà trường Khó có thể hình dung chất lượng và hiệu quả giáo dục nếu những nội dung giáo dục mới vẫn tiếp tục truyền tải tới học sinh bằng các phương pháp dạy học cũ Tinh thần đổi mới phương pháp dạy học là biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, tự khám phá và xây dựng kiến thức của một người học với vai trò dẫn dắt khéo léo không thể thiếu được của người giáo viên
Nhìn lại những năm qua, những thay đổi trong cách dạy của người giáo viên vẫn diễn ra chậm chạp với nhiều khó khăn Đây cũng là thực trạng chung của nhiều nước Châu Á và nhiều nước đang phát triển Có một lí do là các GV sẽ rất khó thay đổi cách dạy học đã trở thành thói quen của họ, nếu họ không thực
Trang 4sự hiểu được các vấn đề: Tại sao cần phải đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới theo cách nào.…
Để góp phần cải thiện hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lí ở các trường THCS Tôi xin mạnh làm rõ đề tài: " Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học Địa lí ở trường THCS
"
Bài viết sẽ đề cập đến một số vấn đề có tính lí luận chung nhất về việc "Vận dụng phương pháp hạy học phát hiện và giải quyết vấn đề " Sau đó ra một số ví
dụ minh hoạ cho tinh thần vận dụng phương pháp dạy học ở một số bài, mục cụ thể
3 MÔ TẢ GIẢI PHÁP
(1)Thế nào là dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề ?
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề ( hay dạy học giải quyết vấn đề ) là phương pháp dạy học dựa trên những quy luật của sự lĩnh hội tri thức và cách thức hoạt động một cách sáng tạo, có những nét cơ bản của sự tìm tòi khoa học Bản chất của nó là tạo nên chuỗi những " tình huống có vấn đề ", " Tình huống học tập " và điều khiển học sinh giải quyết những vấn đề đó Nhờ vậy, nó đảm bảo cho học sinh lĩnh hội được vững chắc những cơ sở khoa học, phát triển năng lực tư duy sáng tạo và hình thành cơ sở thế giới quan khoa học
* Mục tiêu của dạy học phát hiện giải quyết vấn đề
+ Học sinh thấy rõ trách nhiệm về việc học tập của học sinh
+ Học sinh phát triển các kĩ năng viết và diễn đạt
+ Phát triển các kĩ năng giải quyết vấn đề và quyết định
+ Phát triển năng lực giao tiếp xã hội
* Ý nghĩa của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
- Học theo cách giải quyết vấn đề( định hướng GQVĐ), giúp cho việc liên hệ và
sử dụng những tri thức đã có của người học trong việc tiếp thu những tri thức mới cũng như tạo được những mối liên hệ giữa những tri thức khác nhau mà trước đó thường được nghiên cứu độc lập
Trang 5- Thông qua học tập định hướng giải quyết vấn đề, người học có thể thường xuyên hơn giải thích được các sự sai khác giữa lí thuyết và thực tiễn, những mâu thuẫn nhận thức được tìm thấy
- Sự tham gia tích cực của người học trong quá trình dạy học làm tăng cường niềm vui cũng như khả năng cá thể hoá đối với nội dung học tập, do đó làm tăng động cơ học tập
- Dạy học định hướng vấn đề hỗ trợ việc phát triển năng lực giao tiếp xã hội
- Việc liên hệ với các tình huống thực tiễn trong dạy học định hướng giải quyết vấn đề dựa trên cở sở của tâm lí học nhận thức Khả năng vận dụng được những tri thức đã học càng cao nếu tri thức đó được học qua việc giải quyết các tình huống và lại được tái sử dụng trong các tình huống thực tiễn
(2) Những đặc trưng cơ bản của dạy học giải quyết vấn đề.
* Những đặc trưng cơ bản của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là "tình huống có vấn đề "hoặc " tình huống học tập"
- Tình huống có vấn đề
C.L Robinstein (1958) nhấn mạnh rằng tư duy chỉ xuất hiện ở nơi xuất hiện tình huống có vấn đề Nói cách khác là ở đâu không có vấn đề ở đó không
có tư duy.Tình huống có vấn đề luôn luôn chứa đựng một nội dung cần xác định, một nhiệm vụ cần giải quyết, một vướng mắc cần tháo gỡ…Do vậy kết quả của việc nghiên cứu và giải quyết tình huống có vấn đề sẽ là tri thức mới, nhận thức mới hoặc phương pháp hành động mới với chủ thể
Ô Kôn nêu đặc trưng cơ bản của tình huống có vấn đề là những lúng túng
về lí thuyết và thực hành để giải quyết vấn đề Nó xuất hiện nhờ tính tích cực nghiên cứu của chính người học Tình huống có vấn đề là một hiện tượng chủ quan, một trạng thái tâm lí của chủ thể, trạng thái lúng túng xuất hiện trong quá trình nhận thức như một mâu thuẫn giữa chủ thể và khách thể nhận thức trong hoạt động của con người
- Tình huống học tập
Trang 6Ý tưởng học tập và ghi nhớ được thay thế bởi ý tưởng hoạt độngvà thể nghiệm của học sinh trong những tình huống giáo dục, được mô tả càng chi tiết càng tốt Trong khuôn khổ của nội dung giảng dạy Hoạt động học tập được tiến hành trong những tình huống giáo dục hoặc học tập, cần được kế hoạch hoá trong chương trình, trong đơn vị giảng dạy ứng với một mục tiêu xác định
* Đặc trưng thứ hai của phương pháp là chia quá trình thực hiện thành những giai đoạn, những bước có tính mục đích chuyên biệt
Có nhiều cách chia bước, chia giai đoạn để giải quyết
Jonh Dewey đề nghị có 5 bước để giải quyết vấn đề
Kudriasev chia 4 giai đoạn
Rohn P De Cecco chia 5 bước
Giáo sư TrầnVăn Hà chia thành 4 giai đoạn: Cụ thể là:
+ Dự kiến tình hình tình huóng + Phân tích
+ Tổng hợp + Hành động
* Đặc trưng thứ ba của phương pháp là có những cách tổ chức đa dạng
Quá trình học tập có thể diễn ra với những cách thức đa dạng, lôi cuốn người học tham gia cùng tập thể, động não, tranh luận dưới sự dẫn dắt, gợi mở, cố vấn của giáo viên
Làm việc theo nhóm nhỏ: trao đổi ý kiến, khuyến khích tìm tòi…
+ Thực hiện những kĩ thuật hỗ trợ tranh luận: ngồi vòng tròn, chia nhóm theo những ý kiến cùng loại…
+ Tấn công não ( Brainstorminh): Đây thường là bước thứ nhất trong sự tìm tòi giải quyết vấn đề Người học thường được yêu cầu suy nghĩ, đề ra những ý hoặc giải đáp ở mức độ tối đa có thể
+ Xếp hạng ( Ran king ): Là một cách kích thích suy nghĩ sâu hơn về vấn đề cần tìm hiểu làm rõ những ưu tiên
Trang 7+ Sắm vai ( Roleplay ): Luyện tập cho người học tăng thêm khả năng nghĩ ra những hướng khai thác kiến thức khác, phát triển các kĩ năng giải quyết vấn đề
và giải quyết xung đột
+ Mô phỏng ( Simulation): Có thể coi như sự mở rộng của cách sắm vai thu hút
cả lớp đồng thời tham gia, nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp liên quan đến những cá nhân, những nhóm người có quan tâm
+ Những chiến lược ra quyết định ( Decision moking Srategies): Nhằm đào tạo những kĩ năng cần thiết cho sự tham gia dân chủ trong tương lai
+ Báo cáo và trình bày: Thực hiện nhiều cách làm, từ cá nhân viết, trình bày ở nhóm nhỏ đến báo cáo của nhóm trước cả lớp
(3) DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐƯỢC TIẾN HÀNH NHƯ THẾ NÀO ?
*Cấu trúc của một bài học giải quyết vấn đề
- Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức
+ Tạo tình huống có vấn đề
+ Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh
+ Phát hiện vấn đề cần giải quyết
- Giải quyết vấn đề đặt ra
+ Đề xuất các giả thuyết
+ Lập kế hoạch giải quyết vấn đề
+ Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề
- Kết luận
+Thảo luận kết quả và đánh giá
+ Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu ra
+ Phát biểu kết luận
+ Đề xuất vấn đề mới
* Các mức độ của phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
Trong dạy học đặt và giải quyết vấn đề có thể phân 4 mức độ
- Mức 1:
+ GV đặt vấn đề, gợi ý để HS tìm ra cách giải quyết vấn đề
Trang 8+ HS thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của GV + GV đánh giá kết quả làm việc của HS
- Mức 2:
+ GV đặt vấn đề, gợi ý để HS tìm ra cách giải quyết vấn đề + HS thực hịên cách giải quyết vấn đề
+ GV và HS cùng đánh giá
- Mức 3:
+ GV cung cấp thông tin tạo tình huống + HS phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự lực đề xuất các giả thuyết và lựa chon giải pháp
+ HS thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của GV khi cần
+ GV và HS cùng đánh giá
- Mức 4:
+ HS tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc của cộng đồng, lựa chọn vấn đề giải quyết
+ HS giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng và hiêụ quả Nói tóm lại, trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, GV đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề rồi giúp HS tự lực giải quyết vấn đề đặt ra Bằng cách đó HS vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm bắt được phương pháp đi tới tri thức đó, lại vừa phát triển tư duy tích cực, sáng tạo và có khả năng vận dụng tri thức vào giải quyết tình huống mới
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề không chỉ giới hạn ở phạm trù dạy học Việc áp dụng dạy học đặt và giải quyết vấn đề đòi hỏi đổi mới cả nội dung, đổi mới cách thức tổ chức dạy học trong mối liên quan thống nhất với phương pháp dạy học
* Các bước hướng dẫn HS giải quyết vấn đề
(1) Nhận biết vấn đề
(2) Xây dựng các ý tưởng
Trang 9(3) Thử các phương án giải quyết, khắc phục những chỗ hạn chế
(4) Kiểm tra
(5) Nếu không có sự phù hợp thì cần bắt đầu lại với các phương án mới (6) Nếu vấn đề đã được giải quyết, kết thúc quá trình ( E xit )
* Các bước tiến hành của học định hướng giải quyết vấn đề
* Bước 1: Đặt vấn đề ( hay tạo tình huống có vấn đề )
GV cần làm cho HS nhận biết vấn đề ( phân tích tình huống: Nhận biết, trình bày vấn đề cần giải quyết )
* Bước 2: Giải quyết vấn đề
( Tìm các phương án giải quyết, các giả thuyết, hệ thống hoá, sắp xếp các phương án giải quyết các giả thuyết, phân tích đánh giá các phương án, quyết định giải quyết)
*Bước 3: Kết luận
( Khẳng định hay bác bỏ các phương án, các giả thuyết đã nêu )
(4) NHỮNG ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP
* Ưu điểm: Phương pháp dạy học phát hiện và giả quyết vấn đề giúp HS vừa
nắm được kiến thức mới, vừa nắm được phương pháp đi tới kiến thức đó, lại vừa phát triển tư duy tích cực, độc lập sáng tạo và có tiềm năng vận dụng tri thức vào những tình huống mới, chuẩn bị năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lí các vấn đề đã nẩy sinh
* Nhược điểm: Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác thường mất nhiều thời
gian hơn so với các phương pháp khác
(5) MỘT SỐ LƯU Ý
Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học đặt ra trước học sinh các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết, đưa HS vào tình huống có vấn đề, kích thích họ tự học, chủ động có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề Mấu chốt của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là tạo ra các tình huống có vấn đề phù hợp với trình độ nhận thức của HS
Trang 10Tình huống đặt ra quá dễ hoặc quá khó đều không đưa lại sự ham muốn giải quyết vấn đề, và vì thế nó sẽ không trở thành tình huống có vấn đề.Việc tạo tình huống có vấn đề kết thúc ở chỗ vấn đề được nêu lên dưới hình thức câu hỏi nêu vấn đề Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi về điều chưa biết, nó thường xuất phát từ phía học sinh hơn là GV
4 VÍ DỤ MINH HOẠ
* VÍ DỤ 1: Sử dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề để
dạy mục: " Khí hậu Châu Phi " ( Địa lí 7 )
- Bước 1: Đặt vấn đề
? Vì sao Châu Phi được bao bọc xung quanh bởi các biển và đại dương nhưng lại
là châu lục có khí hậu nóng và khô nhất thế giới ?
- Bước 2: Giải quyết vấn đề
+ HS nêu các gỉa thuyết về nguyên nhân làm cho khí hậu Châu Phi nóng và khô bậc nhất thế giới: • Do vị trí Châu Phi nằm ở những vĩ độ thấp
•Do Châu Phi có kích thước rộng lớn, lục địa có dạng hình khối
•Do ảnh hưởng của gió mậu dịch và khối khí lục địa đại dương + GV hướng dẫn HS thảo luận: Mỗi HS ( hoặc nhóm hs ) nêu lí lẽ để bảo vệ giả thuyết của mình
+ GV cho HS quan sát và phân tích Bản đồ Tự nhiên Châu Phi kết hợp với kiến thức đã học để tìm ra nguyên nhân làm cho khí hậu Châu Phi nóng và khô vào bậc nhất thế giới
( Do vị trí, kích thước rộng lớn, có dạng hình khối, bờ biển ít bị cắt xẻ, ảnh hưởng của dòng biển lạnh, gió mậu dịch Đông bắc, khối khí lục địa…)
- Bước 3: Kết luận
Sự phối kết hợp của tất cả các nhân tố trên là nguyên nhân làm cho khí hậu Châu Phi khô và nóng nhất thế giới
* VÍ DỤ 2: Dạy mục:" Gia tăng dân số " ( Địa lí 9 )
- Bước 1: Đặt vấn đề