0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Gi ải pháp đối với NHNN:

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ TÍNH THANH KHOẢN TRONG VIỆC ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH.PDF (Trang 66 -71 )

1. Xu hướng tương lai:

3.1. Gi ải pháp đối với NHNN:

¾ Nâng cao tính độc lập của NHNN và xây dựng một chính sách tiền tệ năng động hơn:

Rắc rối lớn nhất mà NHNN hiện nay gặp phải chính là sự mâu thuẫn giữa tính phụ thuộc và khả năng linh hoạt trong việc điều chỉnh thị trường. Cũng chính từ sự mâu thuẫn đó đã dẫn đến những “thất thường” trong phong cách điều hành và là nguyên nhân chính làm suy giảm lòng tin của các NHTM và cộng đồng đối với một NHTW. Giải quyết vấn đề này là cả một lộ trình cần nhiều tranh cãi và thời gian, ở đây, chúng tôi chỉ xin đưa ra những nhận định khách quan.

Theo chúng tôi, NHNN nên nâng mức độ độc lập của mình lên mức “Độc lập trong việc sử dụng các công cụ điều hành” nhưng vẫn phục vụ cho các mục tiêu mà Quốc hội và Chính phủ đề ra, điều này có thể sẽ dung hòa các mối quan hệ. Về lâu dài thì hệ thống tài chính – tiền tệ vẫn hướng theo con đường phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam, nhưng trong từng giai đoạn ngắn hạn thì NHNN vẫn có thể có những quyết định tức thời và mạnh dạn để bảo đảm thị trường tài chính có thể quay về điểm cân bằng nhanh chóng, ít thiệt hại trước những biến cố xảy ra. Bên cạnh đó, NHNN cũng nên có những động thái truyền tải tín hiệu đến các NHTM về những quyết định của mình trong tương lai, điều đó sẽ thể hiện sự nhất quán giữa lời nói và hành động, các NHTM sẽ yên tâm hơn khi đưa ra chiến lược phát triển cho riêng mình.

Điều quan trọng nhất trước khi đưa ra câu trả lời có nên để NHNN độc lập trong việc quản lý thị trường tiền tệ và điều hành chính sách tiền tệ hay không, đó chính là năng lực và sự am hiểu của NHNN về hệ thống tài chính Việt Nam cũng như trên thế giới đến đâu? Điểm cuối cùng cũng dừng lại ở vấn đề nhân lực, bộ máy “đầu tàu” luôn phải học hỏi và rút kinh nghiệm trước những thành công và thất bại của mình cũng như của các nước trên thế giới. Có thể thị trường tài chính của chúng ta còn non trẻ, còn nhiều bỡ ngỡ trước mỗi một tình huống căng thẳng phát sinh, nhưng cũng chính vì lý do đó mà chúng ta cần phải nhìn ra thế giới và học hỏi nhiều hơn, những nền kinh tế lớn mạnh, những hệ thống có hàng trăm năm tuổi, những gì họ trải qua và vấp ngã hẳn phải nhiều hơn mình là chắc chắn, những kinh nghiệm họ để lại sẽ vô cùng quý giá nếu chúng ta biết chắt lọc và soi rọi vào chúng.

Để kết thúc vấn đề, chúng tôi xin lấy những bài học trên thế giới mà chúng tôi cho là thích hợp với Việt Nam để làm những dẫn chứng:

Để quản lý và giám sát hiệu quả buộc bất kỳ một bộ máy nào cũng phải tổ chức “phân công, phân quyền”, NHNN cũng vậy. Nhưng bộ máy càng dàn trải, sự quản lý càng khó khăn và không hiệu quả. Bài học châu Âu cho chúng ta thấy sự phối hợp nhịp nhàng giữa 2 mô hình “dàn hàng ngang” và “hàng dọc” là như thế nào, mỗi quốc gia có một chính sách riêng nhưng vẫn bảo đảm sự chia sẻ thông tin và hoàn thành nghĩa vụ chung với cả khối EU. Đây là bài học mà NHNN có thể học hỏi trong việc phối hợp giữa các cấp, NHNN các tỉnh, thành phố; giữa bộ phận giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ vốn còn nhiều bất cập như đã phân tích trong phần thực trạng.

¾ Hệ thống Việt Nam cần một “nhạc trưởng”

Và có lẽ người “nhạc trưởng” đó bây giờ không ai khác ngoài NHNN. Quan niệm “nên để thị trường tự điều hòa” đã được chứng tỏ là không phù hợp trong những tình huống nền kinh tế vượt quá xa điểm cân bằng của nó. Cuộc khủng hoảng vừa qua đã làm thay đổi suy nghĩ đó ở chính các nước được mệnh danh là “tự do hóa thị trường” như Mỹ. Huống gì với một nước chưa có nền kinh tế thị trường như Việt Nam, hệ thống tài chính còn chưa kiện toàn thì người “nhạc trưởng” là yếu tố quyết định trong công cuộc đổi mới và phát triển ngày nay.

¾ “Nhạc trưởng là người đứng quay lưng lại với đám đông”

Chúng ta thấy một hiện tượng ở Việt Nam là NHNN không ít lần thay đổi quyết định trước sự bình luận của báo đài và các cơ quan ngôn luận… Đôi lúc “người nhạc trưởng” lại là người đứng quay mặt với đám đông, bài học này có thể thấy rất rõ ở FED, FED rất kiên quyết với những hành động của mình, chịu rất nhiều sự chỉ trích và bình luận, nhưng quan trọng hơn cả FED hiểu rằng mình đang thực hiện mục tiêu gì. Vì chúng ta hiểu rằng, những mục tiêu kinh tế đôi lúc luôn tồn tại sự mâu thuẫn, trong từng giai đoạn cần có sự lựa chọn và khi đã lựa chọn thì cần sự nhất quán, lúc này dư luận là yếu tố không cần thiết phải quan tâm quá nhiều.

¾ Xây dựng một BCBS (Ủy ban giám sát Basel) riêng cho hệ thống ngân hàng Việt Nam:

Đây là một ý tưởng riêng của nhóm nghiên cứu chúng tôi, chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng một cơ quan giám sát riêng của ngành tài chính với thành phần tham gia là đại diện của tất cả các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác như công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư v.v… Hằng năm cơ quan này cũng tiến hành những diễn đàn và ban

hành những văn bản như Hiệp định Basel 2 để làm cơ sở cho từng tổ chức, từng ngân hàng dựa vào đó mà xây dựng một chiến lược phát triển cho riêng mình. Diễn đàn đó sẽ là một nơi chia sẻ những thông tin và những kinh nghiệm hữu ích, cũng đồng thời là cơ hội để các TCTD nhìn lại mình, nhìn lại diễn biến thị trường và đưa ra những dự báo sát thực hơn trong tương lai.

Cơ quan này có thể đặt dưới sự lãnh đạo chung của NHNN, nhưng cần tách bạch thành một cơ quan giám sát mang tính chất ngành nghề nhiều hơn là một cơ quan hành chính nhà nước. Theo chúng tôi, chính những chuyên gia trong ngành sẽ đưa ra những định hướng tốt hơn và khả thi hơn. Đồng thời, diễn đàn này cũng đưa lại sự gắn bó và liên kết chặt chẽ hơn giữa các cá nhân NHTM và tổ chức tài chính, đưa sự cạnh tranh theo hướng tích cực và lành mạnh hơn. Ưu điểm cuối cùng là văn bản do cơ quan và diễn đàn này đưa ra sẽ được cập nhật và thay đổi thường xuyên, kịp thời hơn các văn bản luật chính thức. Hy vọng ý tưởng này sẽ gợi ý cho một chính sách thực tế trong tương lai.

¾ Thị trường OTC và quá trình mở cửa thông tin:

Thị trường OTC Việt Nam vẫn còn hoạt động tự phát và manh mún, chưa đi vào khuôn khổ tổ chức. Nhưng đây là một thị trường có tính thanh khoản kém, đặc biệt là trong những tình huống căng thẳng về tài chính. Nên thiết nghĩ, bên cạnh việc ban hành dự thảo xây dựng luật cho thị trường OTC thì điều quan trọng hơn hết đối với thị trường tài chính Việt Nam vẫn là nâng cao tầm quan trọng và vị thế của thị trường có tổ chức, nơi đảm bảo cung cấp cho các nhà đầu tư những sản phẩm đã được chuẩn hóa và những thông tin minh bạch về nhà phát hành cũng như chất lượng sản phẩm. Đó cũng chính là xu hướng của thế giới sau cuộc khủng hoảng vừa qua, ngay cả ở những nước có nền kinh tế phát triển và một thị trường chứng khoán sôi động nhất như Mỹ, Châu Âu v.v…

Hiện nay, số lượng công ty được niêm yết chính thức trên sàn giao dịch vẫn còn quá ít so với tổng số công ty đang tồn tại và hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam. Nguyên nhân không hẳn là do những cá nhân tổ chức này không đủ tiêu chuẩn niêm yết mà một phần lý do lại nằm ở chỗ các công ty e dè với sự giám sát kỷ luật của thị trường chính thức, những bản báo cáo tài chính công khai và những con số phải được đảm bảo chứng thực rõ ràng. Bài học về quá trình “mở cửa để tự do hóa thông tin” mà

Basel 2 đã đề cập sẽ đánh trúng vào ngay yếu điểm này của một bộ phận các công ty Việt Nam. Nhưng thiết nghĩ nếu yếu điểm đó được khắc phục thì nó sẽ là một bệ phóng giúp cho thị trường chứng khoán Việt Nam tiến nhanh và xa hơn một cách vững chắc chứ không chỉ là những “bong bóng” như thời gian vừa qua.

Quá trình đưa “sự giám sát kỷ luật” và “minh bạch hóa thông tin” không chỉ diễn ra trong thị trường chứng khoán hay thị trường OTC mà nó cũng là một yêu cầu cần thiết trong việc điều hành hệ thống ngân hàng. Một tin vui, một tín hiệu đáng mừng là tháng 11 năm 2010 này sẽ công bố báo cáo giám sát tài chính quốc gia đầu tiên.

Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đã cho biết sẽ công bố báo cáo giám sát tài chính đầu tiên của Việt Nam theo chuẩn quốc tế trong tháng 11 này. Báo cáo được dựa trên các số liệu đã kiểm toán do các ngân hàng cung cấp và được xử lý trong vòng 6 tháng qua. Ông Lê Xuân Nghĩa - Phó chủ tịch Ủy ban này cho hay, tình hình sức khỏe của các ngân hàng sẽ được cung cấp tương đối rõ ràng, ví dụ như tỷ lệ nợ xấu, tổng dư nợ… Trong đó các ngân hàng cổ phần và nước ngoài cũng như các ngân hàng quốc doanh và liên doanh đều được đối xử công bằng, và sẽ bị xử lý như nhau trước những vi phạm bị phát hiện.

¾ Cuộc kiểm tra sức ép đối với toàn hệ thống tài chính:

Đây là một trong những công cụ mà các tổ chức tài chính và nhất là các NHTM thường áp dụng tiến hành hằng năm nhằm tìm ra những yếu điểm của mình và khắc phục trước khi có những tình huống căng thẳng thực sự xảy ra. Nói cách khác, đó là một cách “bắt mạch” và phát hiện sớm những dấu hiệu không tốt có thể xảy ra trong hoạt động tiền tệ trong tương lai. Nhưng tại sao các cuộc kiểm tra này vẫn thất bại trong cuộc khủng hoảng vừa qua, chẳng lẽ họ không phát hiện được điều gì?

Trong các phần trước, chúng tôi cũng đã trình bày với người đọc câu trả lời đã được các nhà chuyên gia rút ra như sau: “Các cuộc kiểm tra sức ép đó đã bỏ qua những mối liên kết quan trọng, chúng chỉ tập trung vào những đặc tính và những cú sốc cụ thể của từng doanh nhiệp, từng tổ chức”. Bài học chính ở đây là việc kiểm tra sức ép nên tập trung vào sự kết hợp của những đặc tính và những cú sốc trên thị trường, để chọn ra những gợi ý của sự gián đoạn thị trường rộng hơn.

Có thể, nếu cứ để từng tổ chức, từng ngân hàng tự tiến hành những cuộc kiểm tra sức ép như vậy, sẽ không phát hiện được những “hiện tượng lây nhiễm” hay những yếu điểm chung của cả hệ thống tài chính. Mà chính những yếu điểm này mới là nguy cơ gây ra những khủng hoảng trầm trọng hơn. Nên đối với vấn đề này, chúng tôi muốn gợi ý đến một cuộc kiểm tra với quy mô rộng hơn và nội dung tổng quan hơn, nghiêm ngặt hơn. Và điều đó thì cần những cơ quan phối hợp với những ngân hàng, những tổ chức tài chính thực hiện chứ không một cá nhân nào đủ sức tiến hành.

Một điều quan trọng nữa cũng cần cân nhắc nhiều hơn ngoài những “tác động qua lại” trong hệ thống, như hiện tượng “giao dịch theo đám đông” đã nói ở trên đó là: Những kịch bản căng thẳng cần kiểm tra chính xác thời điểm kết thúc của thị trường, và khảo sát khả năng một vài thị trường bị đóng cửa cùng một lúc. Cuối cùng, cuộc kiểm tra cần được tiến hành trong một kỳ hạn dài hơn, để ứng phó cho trường hợp một cuộc khủng hoảng thực sự cũng có thể kéo dài một thời gian như vậy. Đó cũng chính là nhiệm vụ của những người giám sát như NHNN đây cần thực hiện.

Trên đây là những gợi ý về những bài học trên trường quốc tế, còn rất nhiều những bài học khác về hệ thống luật đồng dạng hơn cho các thành phần tham gia thị trường bao gồm cả ngân hàng và định chế phi ngân hàng, việc mở rộng quỹ dự trữ v.v… mà trong các phần trước, nhóm nghiên cứu cũng đã chia sẻ. Hy vọng với một hàng rào chắc chắn như vậy sẽ luôn bảo đảm rủi ro thanh khoản ở mức kiểm soát được.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ TÍNH THANH KHOẢN TRONG VIỆC ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH.PDF (Trang 66 -71 )

×