Gợi ý đề tài nghiên cứu tiếp theo:

Một phần của tài liệu Tăng cường vai trò tính thanh khoản trong việc ổn định hệ thống tài chính.pdf (Trang 79 - 81)

¾ Nghiên cứu chu kỳ khủng hoảng tài chính và những cuộc khủng hoảng thanh khoản để minh chứng cho mối quan hệ “nhân – quả” giữa rủi ro thanh khoản và khủng hoảng tài chính. Từ đó thuyết phục mọi người về việc tăng cường vai trò của tính thanh khoản hơn hiện nay.

¾ Đưa ra mô hình lượng hóa các yếu tố tác động đến tính thanh khoản. Các yếu tố đó có thể là độ phức tạp của các sản phẩm tài chính, mức độ quản lý, số lượng ngân hàng, số lượng luật quy định, quỹ dự trữ v.v… Từ đó, đưa ra những giải pháp thiết thực và khả thi hơn để gia tăng tính thanh khoản trong hệ thống tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng.

Tóm tt 

Mục đích của nghiên cứu này nhằm nhấn mạnh sự quan trọng của tính thanh khoản thị trường đối với sự ổn định của hệ thống tài chính, giải thích con đường từ rủi ro thanh khoản dẫn đến khủng hoảng tài chính như thế nào, cũng như chỉ ra những sai lầm trong việc qui định, giám sát hiện nay và tìm ra biện pháp cải cách chúng.

Chúng tôi nghiên cứu sự mở rộng các khái niệm về tính thanh khoản và mối liên hệ giữa những biến đổi của hệ thống tài chính và tính “dễ bị tổn thương” của chúng đối với các rủi ro thanh khoản. Tiếp theo, chúng tôi tập trung vào các nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản trong khủng hoảng tài chính vừa qua. Sau đó, chúng tôi đi vào phân tích những bài học rút ra được từ cuộc khủng hoảng về các qui định và việc giám sát thị trường tài chính.

Cuối cùng quay trở lại với hệ thống tài chính Việt Nam, chúng tôi phân tích và đánh giá lại rủi ro thanh khoản, điểm giống và khác của Việt Nam so với thế giới, để đưa ra những gợi ý hữu ích về việc quản lý và giám sát hiện tại.

Nhóm nghiên cu

Một phần của tài liệu Tăng cường vai trò tính thanh khoản trong việc ổn định hệ thống tài chính.pdf (Trang 79 - 81)