1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số kinh nghiệm trong việc phòng chống bạo lực học đường ở THCS

28 2,3K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 6,84 MB

Nội dung

Các giải pháp biện pháp mang tính khả thi 9 Chương 4: Kiểm chứng các giải pháp đã triển khai của SK.. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của SKKN.. Hiệu quả thiế

Trang 1

MỤC LỤC

2 Đóng góp của SK để nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học của

ngành giáo dục nói chung, của đơn vị nói riêng, cụ thể ở những mặt

nào?

3

Chương 2: Thực trạng vấn đề mà sáng kiến đề cập đến 7

Chương 3 Các giải pháp (biện pháp) mang tính khả thi 9

Chương 4: Kiểm chứng các giải pháp đã triển khai của SK. 20

1 Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của SKKN. 21

2 Hiệu quả thiết thực của SKKN nếu được triển khai, áp dụng trong

Trang 2

đến nay ấn tượng về môi trường giáo dục đối với THCS Đáp Cầu vẫn còn rấtnặng nề tuy rằng học sinh Đáp Cầu đã có nhiều chuyển biến tích cực, hiện tượngđánh nhau, phá dối lớp học không còn Với những việc làm cụ thể thiết thựctrong những năm gần đây của bản thân và tập thể giáo viên trường THCS ĐápCầu đã đem lại một môi trường giáo dục tích cực, tác động mạnh mẽ đến tâm tư,tình cảm và sự nhận thức của học sinh, của phụ huynh học sinh Hiện tượng vàcác sự vụ bạo lực học đường không còn đã tạo nên cho nhà trường một môitrường giáo dục, học tập an toàn

Giờ đây, học sinh – thế hệ trẻ thân yêu của chúng ta đang cần những việclàm cụ thể, gần gũi với môi trường mà chúng đang sống và học tập, chúng rấtcần tình thương, trách nhiệm của các thầy giáo, cô giáo; đặc biệt là giáo viênchủ nhiệm là người được các em tin tưởng chia sẻ những vương mắc mong đượccác thầy cô tư vấn, giúp đỡ

Để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn trong xã hội thì tấtcả mọi người, mọi cơ quan, tổ chức… ai quan tâm đến thế hệ trẻ, đều có thểhiến kế những biện pháp thiết thực để giúp các em yêu thương nhau hơn, cócách ứng xử với nhau bằng lời nói khôn khéo hơn mà không dùng “nắm đấm”.Với những bài học đúc rút từ thực tiễn của vấn đề bạo lực học đường nhữngngười chăm lo đến thế hệ trẻ đặt mình vào những em học sinh ấy, mới phần nàohiểu được vì sao các em đánh nhau Có khi chỉ là một lỗi nhỏ, nhưng thiếu kỹnăng nhận biết và đánh giá, các em quy chụp đó là hành vi thiếu tôn trọng nhau,thế là “uýnh” Thậm chí, có em thách thức đánh nhau, nhưng chưa đủ hiểu biếtđể lường trước hậu quả Tâm lý các em đang tuổi học phổ thông là nông nổi,bồng bột, hiếu kỳ với điều lạ, cái mới, dễ bị kích động Chúng ta phải đứng ở vịthế của các em để hiểu các em đang cần gì, và trang bị đúng những thứ mà các

em đang cần Đó chính là kỹ năng bày tỏ lòng yêu thương và cách cư xử đầy tựtrọng với bạn đồng trang lứa

Trang 3

Tôi mong những kinh nghiệm này giúp các thầy giáo, cô giáo, nhữngngười làm công tác giáo dục, các nhà quản lý giáo dục, quản lý xã hội, các bậcphụ huynh có thêm cho mình những hiểu biết, kinh nghiệm trong việc phòngchống bạo lực học đường, sử lý, giáo dục các em các vụ bạo lực của học sinhmột các thấu tình đạt lý giúp các em nhận thức được hành vi vi phạm đạo đứccủa mình Từ đó rèn cho các em những kỹ năng sống cơ bản trong xử sự, giaotiếp giải quyết các tình huông mà các em thường gặp trong cuộc sống xã hộihiện đại, tránh những điều không đang có xảy ra gây thiệt hại cho bản thân vàngười khác, mắc vào vòng pháp luật Giải quyết tốt bạo lực học đường, bạo lựctuổi vị thành niên là điều kiện tiên quyết trong việc giáo dục đạo đức học sinh,giữ vững kỷ cương và nâng cao được chất lượng giáo dục trong nhà trường.

2 Đóng góp của SK để nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học của ngành giáo dục nói chung, của đơn vị nói riêng.

Bạo lực học đường là một thuật ngữ chỉ những hành vi bạo lực diễn ratrong môi trường học đường, là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tínhmiệt thị, đe dọa, khủng bố người khác, để lại thương tích trên cơ thể, thậm chídẫn đến tử vong, đặc biệt là gây tổn thương đến tư tưởng, tình cảm, tạo cú sốctinh thần cho những đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục trongnhà trường, cũng như đối với những ai quan tâm đến sự nghiệp giáo dục Bạolực học đường không chỉ xảy ra giữa học sinh với học sinh mà còn xảy ra giữahọc sinh với giáo viên hoặc cán bộ công nhân viên trong nhà trường, thậm chí làgiữa cán bộ, giáo viên trong nhà trường với nhau

Việc phòng ngừa và can thiệp đối với hành vi bạo lực học đường có ýnghĩa vô cùng quan trọng trong việc tham gia vào công tác xây dựng “Nhàtrường thân thiện, học sinh tích cực” ở trong mỗi nhà trường hiện nay Với mụcđích phòng ngừa là chủ đạo, can thiệp trước khi xảy ra hành vi bạo lực, canthiệp khi hành vi bạo lực xảy ra và tăng cường can thiệp hỗ trợ sau khi xảy rahành vi bạo lực, để phân tích cơ chế can thiệp của nhà trường, gia đình, xã hội

Trang 4

và cá nhân học sinh đối với hành vi bạo lực học đường Việc ngăn chặn và giảiquyết bạo lực học đường trong nhà trường thành công thì môi trường giáo dụcmới đảm bảo cho các hoạt động theo kế hoach, mục tiêu đào tạo của nhà trường.Muốn nâng cao được chất lượng giáo dục trước hết phải nâng cao được ý thứccủa học sinh hay nói khác đi học sinh phải ngoan thì mới có ý thức tiếp thu kiếnthức chất lượng đào tạo mới được cải thiện từng bước nâng cao Có như vậy, cácnhà trương mới thực sự giữ vững Kỷ cương - Nâng cao chất lương giáo dục.

Phần 2: NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở khoa học của SK

1 Cơ sở lí luận của SK

Tuổi học trò được xem là lứa tuổi tươi đẹp và hồn nhiên nhất Ở mỗi thời

kỳ trong đời sống con người, sự phát triển về thể chất và tâm lý và cá nhân cóquy luật riêng Tuổi vị thành niên là lứa tuổi thiếu niên nhưng đây là giai đoạnphát triển rất cao về thể chất và có những biến chuyển tâm lý hết sức phức tạp.Chính yếu tố tâm lý cũng như thể chất và nhân cách chưa hoàn thiện một cáchđầy đủ này khiến cho trẻ em trong lứa tuổi vị thành niên hay bị khủng hoảng vềtâm lý, dần đến những suy nghĩ và hành động sai lệch

Theo nhiều chuyên gia tâm lý, học sinh phổ thông là lứa tuổi dễ bốc đồngvà khó tự chủ, thường bị bạn bè kích động dẫn đến thiếu khả năng kiềm chế dochưa đủ kỹ năng sống, từ đó gây ra những hành động sai lầm không đáng có

Chính với đặc điểm tâm sinh lý đó mà đòi hỏi các nhà giáo dục, các thầy

cô giáo và nhà trường cần quân tâm, gần gũi các em tạo cho các em sự tintưởng, chỗ dựa để các em chia sẻ Phải là người tư vấn, giúp các em những kỹnăng sống cần thiết, biết xử lý các mâu thuẫn trong cuộc sống sinh hoạt, biếtnhường nhịn và thương yêu đoàn kết cùng nhau phấn đấu tu dưỡng trở thànhhọc sinh ngoan

Trang 5

2 Cơ sở thực tiễn của SK

Bạo lực học đường là một thuật ngữ chỉ những hành vi bạo lực diễn ratrong môi trường học đường, là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tínhmiệt thị, đe dọa, khủng bố người khác, để lại thương tích trên cơ thể, thậm chídẫn đến tử vong, đặc biệt là gây tổn thương đến tư tưởng, tình cảm, tạo cú sốctinh thần cho những đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục trongnhà trường, cũng như đối với những ai quan tâm đến sự nghiệp giáo dục Bạolực học đường không chỉ xảy ra giữa học sinh với học sinh mà còn xảy ra giữahọc sinh với giáo viên hoặc cán bộ công nhân viên trong nhà trường, thậm chí làgiữa cán bộ, giáo viên trong nhà trường với nhau

Bạo lực học đường ở Việt Nam đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đếnsự phát triển lành mạnh của thanh thiếu niên nói chung và học sinh phổ thôngnói riêng Bởi vậy, đứng từ góc độ công tác xã hội trường học để xây dựng cơchế phòng ngừa có hiệu quả đối với hành vi bạo lực học đường là vấn đề vôcùng cấp bách và cần phải được tiến hành ngay

Các em cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ những thông tin bạo lực bên ngoàinhư phim ảnh, Internet, game… dần dần tích nạp hướng tăng dần các hành vibạo lực, thích thể hiện, giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực Do đó, có những lý

do tưởng chừng như rất đơn giản vẫn có thể dẫn đến bạo lực học đường như bịbạn nói xấu, bị bạn đùa quá tay, bị bạn tẩy chay, ức hiếp, một câu nói tức

Phần lớn học sinh tham gia vào các vụ bạo lực học đường là con emnhững gia đình có nhiều khó khăn bất hạnh, thiếu sự quan tâm đến con em hoặcgiáo dục không đúng cách Những đối tượng này thường ít được được yêuthương nên hay tự ti, dễ bị bạn bè ăn hiếp, đến khi bị dồn vào chân tường sẽphản kháng lại bằng cách bạo lực

Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng bạo lực họcđường là việc nhiều gia đình có tâm lý “giao khoán” con cho nhà trường và dànhrất ít thời gian hỏi han, tìm hiểu chăm sóc con cái Phương pháp giáo dục của

Trang 6

một số gia đình chưa đúng đắn kết hợp với với môi trường xã hội chưa thật sựlành mạnh tạo nên một xu hướng văn hóa ứng xử của học sinh hiện nay nghiêngtheo bước bạo lực Đặc biệt, còn nhiều giáo viên chủ nhiệm chưa làm hết tinhthần trách nhiệm với học sinh.

Đáng buồn hơn là đôi khi, cách sống của cha mẹ và người thân trong giađình thiếu lành mạnh đến mức chính các em có cảm giác nghẹt thở ngay chínhtrong nhà của mình, thậm chí không còn kính trọng cha mẹ và người thân nữa.Đến một lúc nào đó gặp phải những khó khăn, bất hòa trong cuộc sống các emtrở thành bản sao của cha mẹ mình, thậm chí trong trường học vẫn còn hiệntượng ứng xử thiếu văn hóa của một bộ phận giáo viên khi giáo dục học sinhbạo lực Giáo viên giận quá đánh học sinh khi học sinh đánh bạn, cách giáo dụcnhư vậy vừa sai Luật vừa vi phạm đạo đức nhà giáo, giáo viên vô tình cũng trựctiếp tham gia vào bạo lực học đường

Như vậy, có thể nói, nguyên nhân sâu xa mà trực tiếp chủ yếu đến từ giađình và nhà trường Một số nhà trường giáo dục quá nặng về lý thuyết kiến thức,

lo dạy chính khóa, dạy nghề, dạy phụ đạo, dạy bồi dưỡng, dạy hướng nghiệp…mà không chú trọng giáo dục về kỹ năng, đạo đức, nhân cách làm người Nhiềunhà trường, nhiều hiệu trưởng chưa hoặc không dám can thiệp xử lý bạo lựctrước cổng trường và cho rằng đó là trách nhiệm của ngành chức năng Điều nàylà hoàn toàn không đúng vì thực tế nếu ban giám hiệu hoặc thầy cô có mặtthường xuyên, đúng lúc, kịp thời, nhà trường có theo dõi, quan sát, kiểm soátchặt chẽ học sinh lúc tan trường thì bạo lực khó có thể xảy ra

Chính vì vậy: Việc tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, rèn kỹnăng sống cho học sinh, giáo dục các ứng xử, xử lý tình huống Kết hợp chặt chẽ

“ nhà trương, gia đình, xã hội” là giải pháp có tính bền vững, lâu dài trong côngtác phòng chống bạo lực học đường và thường xuyên các nhà trường phải quantâm, không được lơ là

Chương 2: Thực trạng vấn đề mà SK đề cập đến

Trang 7

Ở Việt Nam, trong khoảng 10 năm trở lại đây, các vụ việc bạo lực họcđường xuất hiện thường xuyên và được cập nhật trên các kênh thông tin đạichúng Thông qua phương pháp nghiên cứu tài liệu và các số liệu từ các cơ quannhà nước, các trung tâm nghiên cứu được công bố trên các diễn đàn, các tác giảbước đầu phác thảo bức tranh về thực trạng hành vi bạo lực học đường ở ViệtNam gần đây xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường như: nữ sinh tụ tập đánh nhauhội đồng, làm nhục bạn; nam sinh dùng dao, kiếm, mã tấu chém nhau ngay trongtrường học Ở nhiều nơi, do mâu thuẫn trong tình bạn, tình yêu đã dùng dao rạchmặt bạn, đâm chết bạn giữa sân trường,…

Năm học 2009-2010, qua khảo sát học sinh tại trường THCS trong thànhphố Kết quả cho thấy có đến 96,7% số học sinh được hỏi cho rằng ở trường các

em học có xảy ra hiện tượng đánh nhau không Kết quả khảo sát cũng cho biếtcó tới 64% các thừa nhận từng có hành vi đánh nhau với các bạn khác Trongcác em nữ từng đánh nhau thì số nữ sinh một lần đánh nhau là 12,7%, 2-3 lần:20,7%, 4-5 lần: 10,7% và 19,3% đánh nhau từ năm lần trở lên Phần lớn các emnữ đã có hành vi đánh nhau cho rằng bạo lực giữa nữ sinh là “bình thường”(57,3%) và “chấp nhận được” (39,6%)

Với câu hỏi “Khi đánh nhau với học sinh khác, bạn thường dùng hình thứcnào là chủ yếu?”, kết quả thu được cho thấy có từ 41% đến 59,5% “đánh mộtmình” và 47,7% đến 52% “đánh tập thể”

Điều này cho thấy, bạo lực học đường không chỉ là chuyện của mỗi họcsinh, mà có tính chất lây lan theo nhóm bạn

Về phương tiện sử dụng khi đánh nhau, 33% không sử dụng phương tiệnnào, đây là những em khi đánh nhau thường dùng các “chiêu thức võ công” nhưtúm tóc, cào cấu, xé áo Việc sử dụng “võ mồm” kết hợp với tay chân tuykhông gây nên những thương tích nghiêm trọng về thể chất nhưng lại gây nênnhững tổn thương về tâm lý, tinh thần đối với nạn nhân khi bị chửi rủa hết sứctục tĩu, hoặc bị xé tung áo giữa đám đông Dùng công cụ sử dụng khi đánh nhau

Trang 8

là 28% sử dụng dép, guốc; 8% sử dụng gậy gộc, 4% dùng gạch đá, và 0,7%dùng dao lam, ống tuyp nước Những phương tiện này, tùy mức độ mà có thểgây nên thương tích, thậm chí gây nên tàn phế hoặc cướp đi mạng sống của bạnhọc.

Về nguyên nhân đánh nhau giữa các bạn nữ, khảo sát cho thấy có những lý

do rất đơn giản nhưng cũng là cơ sở để các em đụng tay đụng chân, như thấyghét thì đánh (24%), bạn dám nhìn đểu (16%), trả thù tình (13,3%) Đáng longại là có những lý do không thể hình dung được, ví dụ người khác nhờ đánh(20%) và chả có lý do gì cũng đánh (12%)

Trong số các vụ việc học sinh đánh nhau được phân tích ở trên, phần lớnlà vụ việc xích mích nhỏ giữa các học sinh, các em dùng tay, chân đánh nhaunhưng được sự can ngăn kịp thời nên không để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.Tuy nhiên, trong số đó vẫn có những vụ việc xảy ra mang tính chất nghiêmtrọng Đáng lưu ý là các vụ việc học sinh nữ đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn,quay phim rồi đưa lên mạng Internet, coi như một chiến tích để thể hiện mìnhtrước mọi người Bên cạnh đó, còn có những vụ việc học sinh đánh nhau có sửdụng hung khí, gây thương tích nặng cho bạn

Đối với địa bàn phường Đáp Cầu - thành phố Bắc Ninh trước năm học2009-2010 bạo lực học đường xảy ra thường xuyên, có thời điểm liên tục diễn rahàng ngày Có những vụ việc các em kéo bè kéo cánh đến các trường bạn gâygổ, gây mật trật tự, hỗn láo với người lớn, với các thầy cô trường khác gây nênsự nhức nhối bức xúc cho nhân dân Là sự đau đầu của ban giám hiệu và giáoviên trường THCS Đáp Cầu Khi tìm hiểu nguyên nhân chủ yếu là do các emthích thể hiện mình không nhận thức được việc làm sai trái của mình nên đã cóhành vi bạo lực mà hoàn cảnh những em này đa số đều rơi vào trường hợp cóhoàn cảnh gia đình éo le, gia đình ít quan tâm hoặc những em mồ côi khôngngười dậy bảo do vậy các em thiếu tinh thương, thiếu người chăm sóc, thiếu sựquan tâm của gia đình mặc cảm với cuộc sống sinh hoạt với các bạn cùng trang

Trang 9

lứa Chi ủy chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường và toàn thể giáo viên trườngTHCS Đáp Cầu xác định muốn xây dựng được kỷ cương nề nếp nhà trường vànâng cao chất lượng giáo dục việc chống và giải quyết bạo lực học đường là hếtsức cần thiết vô cùng cấp bách và đòi hỏi mỗi thầy cô giáo trong nhà trườngphải đổi mới cách cư xử, phải thể hiện trách nhiệm tình thương đối với học trò,gần gũi và trở thành người tư vấn cho các em, rèn kỹ năng sống và ứng xử xãhội

Chương 3: Những giải pháp (biện pháp) mang tính khả thi.

3.1 Tạo môi trường giáo dục lành mạnh phù hợp tâm lý lứa tuổi.

3.1.1 Tăng cường giáo dục sức khỏe tinh thần cho học sinh và tăng cường công tác quản lý an toàn trường học.

Ở giai đoạn thanh thiếu niên, học sinh đã phát triển tương đối hoàn thiệnvề sinh lí, nhưng tâm lý của các em vẫn chưa được phát triển toàn diện, cảm xúccủa các em vẫn chưa ổn định, dễ kích động, khả năng tự kiềm chế kém, tự nhậnthức về bản thân chưa rõ ràng, thiếu kinh nghiệm xã hội Điều này yêu cầu nhàtrường không chỉ là nơi cung cấp tri thức cho các em mà còn là nơi bồi dưỡng,phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh

Theo đó, cùng với việc dạy kiến thức văn hóa, nhà trường THCS Đáp Cầucòn phải tăng cường giáo dục sức khỏe tinh thần học đường cho học sinh Nhàtrường nên tổ chức lồng ghép giáo dục kiến thức về tâm lý, dạy pháp luật, việcthực hiện pháp luật cho các em, giúp học sinh học cách kiểm soát cảm xúc vàhành vi của mình Nhà trường cũng đã tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa vớichủ đề phòng chống bạo lực học đường, và mời chuyên gia về tâm lý học đườngđến chia sẻ cho học sinh về kiến thức sức khỏe tinh thần học đường

Mặt khác, nhà trường tăng cường công tác quản lý an toàn trường học,thành lập một đội chuyên trách gồm có Ban giám hiệu, giáo viên, phụ huynh họcsinh và học sinh, hoàn thiện những nội quy, quy định có liên quan Mời nhữngchuyên gia về pháp luật, công an phường đến trường chia sẻ cho học sinh kiến

Trang 10

thức về pháp luật cũng như cảnh báo cho sinh về hậu quả hành vi bạo lực Nhàtrường nên tiến hành xây dựng hồ sơ tâm lý đối với những học sinh có “truyềnthống” gây ra hành vi bạo lực cũng như những học sinh có nguy cơ bạo lực cao.Đối với những học sinh vi phạm nội quy an toàn trường học, nhà trường cần cónhững chế tài xử phạt nghiêm minh, đề cao tính răn đe, tạo cơ hội cho học sinhsửa sai và hoàn thiện nhân cách bản thân theo hướng tích cực, đồng thời cũngnên khen thưởng những những lớp, cá nhân có thành tích trong công tác đảmbảo an toàn trường học, phòng ngừa và can thiệp bạo lực học đường.

Bên cạnh việc chú ý nâng cao thành tích học tập cho học sinh, nhà trườngcũng đã chú ý đến đời sống văn hóa, tinh thần của các em, cho các em có cơ hộiđể thư giãn và giải tỏa những căng thẳng trong học tập Ví dụ, tổ chức các cuộcthi văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, dã ngoại, trò chơi dân gian, trò chơi cơbắp (như đá bóng )…làm chuyển hướng sự chú ý của học sinh đến với nhữngthói quen lành mạnh, tạo ra động cơ học tập tích cực, làm phong phú đời sốngtinh thần của nhà trường và tạo cơ hội cho học sinh được thể hiện mình, thựchành kỹ năng làm việc tập thể, yêu thương đùm bọc lẫn nhau

3.1.2 Xã hội hóa việc xây dựng không khí gia đình hạnh phúc.

Phương pháp giáo dục của gia đình, không khí gia đình, kết cấu gia đìnhvà trình độ văn hóa của bố mẹ,…đều có ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức vềhành vi bạo lực của học sinh Phụ huynh nên nỗ lực tạo dựng một không khí giađình hạnh phúc, vì sự phát triển toàn diện tâm sinh lý của con cái mà khôngngừng nâng cao trình độ cũng như đạo đức của mình Không ái ngại khi phảihọc hỏi những phụ huynh có nhiều kinh nghiệm và thành công trong việc nuôidạy con cái, đọc thêm nhiều sách báo về nuôi dạy con, nắm bắt một cách kịpthời những đặc điểm tâm lí của con qua từng giai đoạn, học cách làm bạn củacon, biết được những mẹo khi giao tiếp và trò chuyện cùng con, tạo cơ hội chocon cái được gần gũi với cha mẹ Cha mẹ phải là tấm gương về đạo đức, lốisống cho con cái, là người bạn lớn luôn đồng hành trong từng giai đoạn phát

Trang 11

triển của con em mình Nhà trường đã cùng với hội phụ huynh học sinh tư vấncho phụ nhuynh những phương pháp giáo dục phù hợp với tâm lý lứa tuổi củatrẻ đồng thời tuyên truyền trong phụ huynh học sinh cần quan tâm đến sự pháttriển của trẻ về mặt tinh thần, tình cảm cách nuôi dạy con em từ đó đã làm chocác bậc phụ huynh quan tâm hơn đến đời sống của các em giúp các em nhậnthức được những hành vi sai trái của mình và hiện tượng bạo lực trong gia đìnhcũng giảm đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức của các em trong các hành vibạo lực với bạn bè, vô lễ với thầy cô Động viên giáo viên chủ nhiệm lớp thườngxuyên tiếp xúc, trao đổi với phụ huynh học sinh về phương pháp giáo dục vàyêu cầu các phụ huynh có hành vi bạo lực làm gương để các em học tập.

3.1.3 Tham mưa đảng ủy, chính quyền địa phương Cải thiện môi trường văn hóa xã hội.

Một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng của hành vi bạo lực họcđường đó là môi trường văn hóa xã hội hiện nay Trong đó, những hoạt độngvăn hóa giải trí như phim ảnh, sách báo, truyện tranh, trò chơi online, mạnginternet là một trong những nguyên nhân quan trọng của hành vi bạo lực họcđường Việc kiểm soát, phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nhữngyếu tố này là một vấn đề cần làm trong quá trình phòng ngừa và can thiệp bạolực học đường Nhu cầu giải trí của giới trẻ ngày nay đã được các nhà sản xuấtvà kinh doanh đáp ứng dưới vô vàn các cách thức khác nhau Điều này làm choviệc kiểm soát mạng lưới vui chơi giải trí của giới trẻ trở nên vô cùng khó khăn,phức tạp

Muốn ngăn chặn và xóa bỏ hành vi bạo lực học đường cũng như nhữngảnh hưởng tiêu cực của nó thì chúng ta phải nghiên cứu và tìm hiểu từ gốc rễcủa vấn đề Để làm được điều này, trước tiên nhà nước phải đề ra những điềuluật cũng như những quy định liên quan để kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất vàtiêu thụ những ấn phẩm có nội dung bạo lực, đồi trụy Tiếp đến, mỗi người dânchúng ta, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi vị thành niên nên từ

Trang 12

chối việc mua bán, trao đổi, lưu giữ những ấn phẩm có hình ảnh, nội dung bạolực, đồi trụy Kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm phápluật, khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân có công trong việc phát hiệnvà xử lý những trường hợp phạm pháp Nhà nước cũng nên có những chế tài thắtchặt việc sử dụng mạng internet, đặc biệt là đối với những nhà kinh doanhmạng, game online, …Mỗi bậc phụ huynh cũng nên quan tâm, giám sát hợp lýđối với việc con cái sử dụng mạng internet trong gia đình.

Dư luận xã hội cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi bạo lực họcđường, nếu như xã hội yên bình, trật tự an ninh tốt, không có hoặc có rất ítnhững hành vi bạo lực, thì thanh thiếu niên cũng không có ai để bắt trước, hành

vi bạo lực của các em cũng vì thế mà giảm đi đáng kể Điều này đòi hỏi nhànước phải dùng pháp luật để kiểm soát hành vi của người dân, kiên quết trừng trịnhững phần tử cố tình gây ra những hành vi bạo lực mang tính chất nguy hiểm,làm ảnh hưởng đến dư luận xã hội Là người dân trong cộng đồng xã hội, chúng

ta cũng nên kiểm soát hành vi của chính mình, khi gặp mâu thuẫn chúng ta nênbiết cách kiểm soát cảm xúc của bản thân, tìm ra cách giải quyết đúng đắn nhấtđể làm gương cho giới trẻ

Trong những năm qua, nhà trường đã tham mưu với Đảng ủy, Ủy ban làmtốt công tác ngăn chặn các tệ nạn trên địa bàn phường, các điểm vui chơi trênIternet được quản lý Các cam kết giữa chính quyền khu vực và nhà trường đượcthực hiện chính vì vậy đã tạo ra môi trường lành mạnh trong các khu dân cư, đãcó tác động rất lớn trong việc giáo dục đạo đức hành vi của học sinh

3.1.4 Giáo dục ý thức cá thể: Mỗi học sinh nên tự ý thức rèn luyện nhân cách bản thân và phát triển năng lực xã hội.

Mỗi học sinh biết tự ý thức tu dưỡng bản thân thì hiện tượng bạo lực họcđường chắc chắn sẽ giảm bớt Thanh thiếu niên do nhận thức về bản thân cònhạn chế, thêm vào đó là sự thu hút của những trào lưu mới mẻ trong giới trẻ,những em có khuynh hướng bạo lực lại càng dễ tiếp cận với những người

Trang 13

thường xuyên gây ra hành vi bạo lực Bởi vậy, mỗi học sinh nên chủ động họctập và tích lũy một số những kiến thức cơ bản về pháp luật, tâm lý, xã hội, từ đónâng cao nhận thức của bản thân về những nguy hại của hành vi bạo lực họcđường, biết cách khống chế cảm xúc của bản thân, học cách nhẫn nhịn, biết yêuthương, chia sẻ với người khác, không ghen ghét đố kị hay khinh miệt nhữngbạn có tính cách hoặc hoàn cảnh không giống mình, đồng thời đặt ra mục tiêumình phải trở thành tấm gương cho những bạn khác, khi bạn mình có nhữnghành vi hay động cơ xấu nên khuyên bạn hoặc tìm người can thiệp giúp bạn Khibản thân gặp khó khăn nên chủ động chia sẻ cùng thầy cô, cha mẹ hoặc cán bộ

hỗ trợ tâm lý, không nên tự mình giải quyết hoặc nhẫn nhịn, im lặng

Việc giáo dục ý thức cá thể mỗi học sinh tự ý thức rèn luyện nhân cáchvai trò của thầy cô giáo trong nhà trường là hết sức quan trọng đặc biệt là giáoviên chủ nhiệm phải gần gũi gắn bó với các em, hiểu hoàn cảnh của các em giúpđỡ các em về mặt tình cảm, vật chất, đồng thời là người tư vấn chia sẻ nhữngkinh nghiệm, kỹ năng sống cơ bản, cách ứng xử phù hợp giúp các em khôngngừng phát triển nhận thức và có kỹ năng sống ngày một tốt hơn Nhiều cô giáođã nhận đỡ đầu học sinh để chăm lo ý thức của học sinh cả về vật chất và tinhthần với những em éo le mồ côi, bố mẹ đi tù, từ đó các em không mặc cảm màcó thái độ thân thiện gần gũi nhau hơn giúp các em biết tự kiểm soát các hành vicủa bản thân Bên cạnh đó nhà trường cũng có những hình thức kỷ luật tích cựccho học sinh nhận ra những cử chỉ, hành động vi phạm của các em mở cho các

em những suy nghĩ và biểu hiện thái độ tốt trong học tập, sinh hoạt, tôn trọngbạn bè, thầy cô giáo

3.2 Can thiệp trước khi xảy ra hành vi bạo lực.

Ở giai đoạn này, can thiệp chủ yếu là việc phát hiện ra những em có nungnấu ý đồ thực hiện hành vi bạo lực học đường, từ đó đưa ra những cách canthiệp hợp lí

Trang 14

3.2.1 Giáo viên nên kịp thời quan sát và phát hiện ra những trường hợp

có nguy cơ gây ra hành vi bạo lực và có các biện pháp can thiệp tâm lý.

Nhà trường nên chú trọng việc loại bỏ và giảm bớt hành vi bạo lực họcđường, phòng ngừa những hiện tượng tâm lí tiêu cực, cũng như những mầmmống của hành vi bạo lực học đường Giáo viên trong nhà trường nên có ý thứctự bồi dưỡng khả năng quan sát và phát hiện ra những hành vi bất thường củahọc sinh Người làm công tác quản lí trong nhà trường nên tăng cường tổ chứctập huấn định kỳ cho giáo viên và cán bộ công nhân viên trong nhà trường đểnâng cao trình độ và kỹ năng phòng ngừa, can thiệp, giải quyết đối với hành vibạo lực học đường Giáo viên khi phát hiện ra học sinh có hành vi bất thường,nên trao đổi với phụ huynh học sinh và quan trọng hơn là phải nói chuyện vớichính học sinh có vấn đề cũng như tìm hiểu thông tin từ những học sinh kháctrong lớp Từ đó, nên xác định giải quyết vấn đề từ đâu, nên giải quyết vấn đềtâm lí từ góc độ nào và tìm ra giải pháp phù hợp để tiến hành can thiệp phòngngừa hành vi bạo lực Phấn đoán diễn biến tình hình lớp, có biện pháp kịp thìcác sự việc trong lớp, trong trường có thể xảy ra là một việc làm rất cần thiết, từđó đã ngăn chăn và giáo dục kịp thời những mâu thuẫn của các em tránh xảy racác vụ bạo lực đáng tiếc, giúp các em hiểu và thông cảm, bỏ qua mâu thuẫn

3.2.2 Phụ huynh cũng phải đề cao cảnh giác và kịp thời phối hợp với nhà trường khi phát hiện ra con cái mình có những biểu hiện không bình thường.

Phụ huynh là người giám hộ hợp pháp đầu tiên của mỗi học sinh, là nhữngngười trực tiếp hàng ngày chăm sóc và giáo dục trẻ Bởi vậy, hơn ai hết phụhuynh có thể hiểu được tâm trạng cũng như cảm xúc của con cái mình một cách

rõ ràng nhất Một khi phát hiện ra có điều gì đó bất thường ở con cái, phụ huynhnên kịp thời tâm sự cùng con, cũng để xác định xem phán đoán của mình làđúng hay sai, đồng thời phụ huynh cũng nên tích cực liên lạc với thầy cô giáo đểmở rộng phạm vi hiểu biết của mình về con

Ngày đăng: 28/03/2015, 14:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Gia Trang, “Thực trạng biểu hiện hành vi lệch chuẩn của học sinh THCS trên địa bàn Hà Nội”, Hà Nội, 2003-2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng biểu hiện hành vi lệch chuẩn của họcsinh THCS trên địa bàn Hà Nội
2. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng “Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm”, NXB ĐHQG HN, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học lứa tuổivà Tâm lý học sư phạm
Nhà XB: NXB ĐHQG HN
4. LiangH và cộng sự, “Bắt nạt, bạo lực và hành vi nguy hiểm ở học sinh trung học Nam Phi”, Nghiên cứu ở 72 trường học ở Cape và Durban, Nam Phi, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bắt nạt, bạo lực và hành vi nguy hiểm ở học sinhtrung học Nam Phi
5. Lưu Song Hà, Nguyễn Thị Phương Hoa, “Hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội”, Hà Nội, 2009- Tư liệu, tranh ảnh minh họa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội
3. Lê Thị Hồng Thắm, Tô Gia Kiên, Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường tại Trường THCS Lê Lai ( quận 8- TP. Hồ Chí Minh) năm 2009, Y Học TP. Hồ Chí Minh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w