Cụm bài này có vị trí rất quan trọng trong chương trình, không phải chỉ vì nó được giành một lượng thời gian lớn 8 tiết mà bởi nó có nhiệm vụ tổng kết toàn bộ kiến thức từ vựng và ngữ
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP PLEIKU
TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ KINH NGHIỆM
TRONG VIỆC GIẢNG DẠY CÁC BÀI
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG, TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP
( NGỮ VĂN LỚP 9 )
Trang 2
NĂM HỌC : 2009 - 2010
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những yêu cầu liên tục
được đặt ra trong nhiều năm trở lại đây Mục đích của đổi mới phương pháp
dạy học là nhằm nâng cao chất lượng dạy - học Đối với việc dạy – học văn,
cần đổi mới như thế nào? Có nhiều chuyên đề được tổ chức, nhiều văn bản
của Bộ, Sở hướng dẫn, song mỗi giáo viên đều nhận thức được rằng đó chỉ là
những vấn đề có tính chất định hướng chung Thực hiện đổi mới dạy – học
văn như thế nào còn đòi hỏi rất nhiều ở sự vận động của mỗi giáo viên Thiết
nghĩ, vận dụng đổi mới phương pháp dạy – học phải hết sức linh động, sáng
tạo Giáo viên phải tùy thuộc vào từng nội dung, từng cụm bài, thậm chí từng
bài học cụ thể, phải nắm chắc đối tượng học sinh để lựa chọn, sử dụng
phương pháp cho phù hợp Rõ ràng, vận dụng đổi mới phương pháp dạy học
nếu không chú ý đối tượng học sinh, không xác định đúng mục tiêu cần đạt ở
từng bài học thì giáo viên khó có thể thành công trong việc nâng cao chất
lượng dạy – học và như vậy việc đổi mới phương pháp nếu có được đặt ra thì
cũng chưa hẳn đã đạt được hiệu quả
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn đã nhiều năm, bản
thân tôi luôn không ngừng học hỏi, tích cực tìm tòi, nghiên cứu đổi mới
phương pháp dạy học, có nhiều bài giảng được đồng nghiệp đánh giá khá
thành công Song, giảng dạy chương trình Ngữ văn 9, những năm đầu, có tiết
– bài, tôi thấy thật sự không dễ dàng, hoạt động giữa giáo viên và học sinh
không nhịp nhàng, chất lượng giờ dạy – học không cao Trong số đó phải nói
đến các tiết tổng kết kiến thức Tiếng Việt : Tổng kết về từ vựng, Tổng kết
về ngữ pháp
Nhìn tổng quát, có thể thấy rõ cụm bài Tổng kết về từ vựng, Tổng
kết về ngữ pháp ( cũng như một số bài tổng kết khác ) là một nội dung mới
so với sách giáo khoa chỉnh lí trước đây Cụm bài này có vị trí rất quan trọng
trong chương trình, không phải chỉ vì nó được giành một lượng thời gian lớn
(8 tiết ) mà bởi nó có nhiệm vụ tổng kết toàn bộ kiến thức từ vựng và ngữ
pháp trong toàn cấp học từ lớp 6 đến lớp 9 Như vậy, cái khó khăn lớn nhất
trong việc giảng dạy các tiết tổng kết này chính là nhiệm vụ của mỗi tiết
học khá “lớn lao” – tổng kết nhiều đơn vị kiến thức, trong đó có những nội
dung học sinh đã học từ hơn ba năm trước; mỗi tiết học các em vừa phải ôn
cả lí thuyết và thực hành luyện tập
Một khó khăn cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng dạy – học thể hiện ở
thực tế tình hình học văn của học sinh Nhiều người đều thừa nhận học sinh
Trang 3không yêu thích môn văn Tuy nhiên vẫn có một bộ phận học sinh học văn
tốt Điều đáng nói ở đây là, trong quá trình học tập, học sinh không có thói
quen hệ thống kiến thức ( dù đã được thầy cô hướng dẫn ), ít có thói quen
“ôn cố tri tân” Chính vì vậy, khi ôn tập, tổng kết, phần lớn học sinh rơi vào
thế bị động, thụ động, quên hết cả (Cũng có thể thông cảm phần nào vì có
nhiều bài các em học đã khá lâu) Với những trường vùng ven, vùng khó
khăn, khả năng tiếp thu của học sinh chậm, sự nhạy bén, năng động trong
học tập hạn chế thì việc học các tiết tổng kết với các em càng khó khăn hơn
Vềø phía giáo viên, rõ ràng yêu cầu vững vàng vềø kiến thức, linh hoạt
về phương pháp, có khả năng xử lí tình huống tinh tế, khéo léo là không thể
thiếu đối với mỗi thầy cô đứng trên bục giảng Song, không phải tất cả giáo
viên dạy lớp 9 đều đã trực tiếp giảng dạy lớp 6, 7, 8 hay đã nghiên cứu kĩ
từng đơn vị kiến thức từ vựng, ngữ pháp trong chương trình toàn cấp Chính
vì vậy, khi thực hiện các tiết tổng kết này, có những phần cũng bị hạn chế
trong việc khắc sâu – mở rộng kiến thức
Có lẽ những khó khăn trong việc giảng dạy các bài Tổng kết về từ
vựng, Tổng kết về ngữ pháp không phải là nhìn nhận của cá nhân tôi mà
của nhiều đồng nghiệp Từ những trở ngại đó, từ những tiết dạy chưa thành
công, với trách nhiệm nghề nghiệp, tôi luôn trăn trở : làm thế nào để các em
học tốt chương trình Ngữ văn 9, làm thế nào để các em học tốt các bài Tổng
kết về từ vựng, Tổng kết về ngữ pháp ? Điều trăn trở ấy khiến tôi phải đầu
tư nhiều hơn cho mỗi bài giảng, tích cực tìm ra những phương pháp giảng dạy
sao cho phù hợp, hiệu quả Và kết quả từ việc rút kinh nghiệm ở bản thân, ở
đồng nghiệp, chú trọng đổi mới phương pháp trên cơ sở hiểu rõ đối tượng dạy
học ở từng lớp, tôi đã có được những thành công bước đầu trong việc giảng
dạy các bài Tổng kết về từ vựng, Tổng kết về ngữ pháp trong chương trình
Ngữ văn 9
Trong giới hạn cho phép của bài viết, tôi xin đề cập một số phương
pháp, biện pháp cụ thể mà bản thân đã chú trọng thực hiện để nâng cao chất
lượng giờ dạy đó là:
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà
- Hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu tổng kết trên lớp
B/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN :
Như trên đã đề cập, với sự có mặt của những bài Tổng kết trong
chương trình, đòi hỏi học sinh lớp 9 không chỉ phải học để nắm chắc những
đơn vị kiến thức mới mà còn phải biết hệ thống kiến thức theo từng phân
môn, từng cụm bài, nắm chắc kiến thức toàn cấp
Trang 4Phần Tổng kết về từ vựng, Tổng kết về ngữ pháp được giành thời
gian 8 tiết ( 5 tiết tổng kết về từ vựng và 3 tiết tổng kết về ngữ pháp ) Thực
ra khoảng thời gian 8 tiết không phải là ít, song một lượng kiến thức cần tổng
kết rất lớn vì vậy đòi hỏi cả giáo viên và học sinh phải hết sức tích cực (tích
cực trong việc chuẩn bị bài ở nhà, tích cực trên lớp, tích cực trong việc đổi
mới phương pháp dạy và học ) – hết sức tích cực mới có thể thực hiện thành
công mục tiêu của từng tiết học
Trong những kiến thức về từ vựng, ngữ pháp từ lớp 6 đến lớp 9 được
tổng kết, mỗi vấn đề ôn tập được tách thành một mục riêng, mỗi mục có hai
phần : một phần ôn lại kiến thức ( chủ yếu là về các khái niệm ) ; một phần
là bài tập để nhận diện và vận dụng khái niệm, hiện tượng đã học
- Phần Tổng kết về từ vựng được bố trí trong 5 tiết ở Học kì I :
+ Tiết 44 tổng kết 4 nội dung : Từ đơn và từ phức, Thành ngữ, Nghĩa
của từ, Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ ;
+ Tiết 45 tổng kết 5 nội dung : Từ đồng âm, Từ đồng nghĩa, Từ trái
nghĩa, Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, Trường từ vựng
+ Tiết 49 tổng kết 5 nội dung : Sự phát triển của từ vựng, Từ mượn, Từ
Hán Việt, Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, Trau dồi vốn từ
+ Tiết 53 tổng kết 2 nội dung : Từ tượng hình và từ tượng thanh, Một số
phép tu từ từ vựng ( gồm 8 phép tu từ )
+ Tiết 59 : Luyện tập tổng hợp
- Ba tiết Tổng kết về ngữ pháp ở Học kì II ( tiết 146, 147, 154 ) bao
gồm bốn nội dung : Từ loại (12 từ loại ); Cụm từ ( 3 loại cụm từ ); Thành
phần câu ( 2 thành phần chính, 2 thành phần phụ, 4 thành phần biệt lập );
Các kiểu câu ( Câu đơn, Câu ghép, Biến đổi câu, Các kiểu câu ứng với mục
đích giao tiếp ):
+ Tiết 146, 147 : Từ loại và Cụm từ ;
+ Tiết 154 : Thành phần câu và Các kiểu câu
I/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà:
Hướng dẫn về nhà từ lâu đã được xác định là một trong những bước
của tiến trình lên lớp Thông thường, cuối mỗi tiết học, bao giờ giáo viên
cũng thực hiện thao tác này Tuy nhiên, không phải lúc nào thầy cô cũng
giành thời gian đúng mức và hướng dẫõn cụ thể, đôi lúc việc hướng dẫn chỉ
được nhắc bằng một câu chung chung kiểu như : về nhà các em chuẩn bị bài
A, B,
Đổi mới phương pháp dạy học trong từng tiết dạy trước hết cần đổi mới
việc hướng dẫn về nhà cho học sinh Để phát huy tính tích cực, chủ động của
học sinh, để mỗi tiết học có chất lượng tốt hơn, theo tôi nghĩ việc hướng dẫn
Trang 5học sinh chuẩn bị bài trước khi học là một việc cần chú ý đúng mức Đối với
việc dạy – học các bài Tổng kết về từ vựng, Tổng kết về ngữ pháp, do đặc
trưng của bài tổng kết, việc hướng dẫn về nhà ở những tiết trước đó càng có
vai trò quan trọng hơn, thực sự không thể qua loa chiếu lệ Bởi lẽ kiến thức
được tổng kết trong một tiết học có thể nằm rải rác ở chương trình của cả 4
khối lớp 6, 7, 8, 9 Như vậy đến thời điểm tổng kết thì nhiều nội dung các em
đã học từ hơn ba năm trước Với khoảng thời gian ấy, thực sự ngay cả học
sinh khá giỏi cũng không dám chắc các em còn nhớ đầy đủ kiến thức đã được
học Bởi vậy, vấn đề đặt ra với mỗi giáo viên trước khi tiến hành tiết dạy là
cần hướng dẫn, động viên các em ôn tập lại một cách có hệ thống kiến thức
về từ vựng, ngữ pháp Có thực hiện được yêu cầu trên thì vai trò tích cực,
chủ động của học sinh trong tiết học mới được phát huy Khách quan mà nói,
nếu không có sự chuẩn bị, không xem lại bài, ôn lại bài một cách nghiêm túc
thì lên lớp học sinh sẽ rất lúng túng, thụ động Và như vậy dù bản thân giáo
viên có chuẩn bị kĩ thế nào thì tiết học cũng rất khó thành công, tiết học ấy
không thể đạt được yêu cầu tích cực
Hiểu rõ điều đó, ngay từ đầu năm học, tôi đã giành thời gian hướng
dẫn hocï sinh học tập bộ môn Một trong những yêu cầu đặt ra là phải hệ
thống kiến thức theo phân môn ( trong một cuốn vở riêng hoặc ngay cuối vở
ghi trên lớp, vở soạn )- vấn đề này cũng được trao đổi và thống nhất chung
trong tổ chuyên môn
Đối với các tiết thuộc cụm bài tổng kết trên, tôi hướng dẫn học sinh
chuẩn bị bài như sau ( hướng dẫn chuẩn bị phần lí thuyết ):
* Phần Tổng kết về từ vựng (tiết 44, 45, 49, 53, 59), tôi cho HS hệ
thống 16 đơn vị kiến thức theo hai bảng :
Bảng 1 Hệ thống kiến thức từ vựng ( Gồm 15 nội dung )
Bảng 2 Hệ thống kiến thức về các phép tu từ từ vựng
Đối với các tiết Tổng kết về ngữ pháp (tiết 146, 147, 154), mặc dù có
tiết sách giáo khoa không trực tiếp đưa ra những câu hỏi về lí thuyết, nhưng
không có nghĩa là trên lớp giáo viên không cần cho học sinh ôn lại lí thuyết
Muốn thực hành luyện tập phải hiểu lí thuyết, phải dựa trên hiểu biết lí
thuyết Bởi vậy, cũng như khi tiến hành các tiết Tổng kết về từ vựng, tôi
hướng dẫn các em hệ thống kiến thức ngữ pháp theo 4 bảng :
Bảng 1 Hệ thống kiến thức về từ loại
Bảng 2 Hệ thống kiến thức về cụm từ
Bảng 3 Hệ thống kiến thức về thành phần câu
Bảng 4 Hệ thống kiến thức về các kiểu câu
Trang 6Khi tiến hành lập bảng hệ thống kiến thức, học sinh không nhất thiết
làm tất cả một lúc mà có thể lần lượt chuẩn bị cho từng tiết
Một yêu cầu đặt ra đối với học sinh khi thực hiện yêu cầu này là các
em phải tự kẻ bảng hệ thống kiến thức vào vở soạn (theo mẫu GV hướng
dẫn), tham khảo lại SGK Ngữ văn 6, 7, 8, 9 để đảm bảo chính xác kiến thức
Tuyệt đối không cho đánh máy để tránh tình trạng các em copy của nhau và
như vậy rất có thể kiến thức chỉ nằm trên giấy mà không có trong đầu các em
Lập bảng hệ thống các đơn vị kiến thức từ vựng, ngữ pháp là hoạt
động không khó nhưng đòi hỏi phải có thời gian Vì vậy không thể ngày mai
có tiết tổng kết, hôm nay giáo viên mới đưa ra yêu cầu soạn bài, ít nhất cũng
phải giao việc cho các em từ vài ngày trước, có khi là cả tuần
Điều đáng quan tâm là, khi kiểm tra vở soạn của học sinh, tôi phát
hiện thấy một số em soạn không theo gợi ý, hướng dẫn của giáo viên Các
em lần lượt liệt kê từng đơn vị kiến thức Thực ra, cách làm đó của các em
không có gì sai Tuy nhiên, với việc lập các bảng hệ thống, các em biết hệ
thống hóa kiến thức theo từng nội dung Với từng bảng hệ thống, các em sẽ
có cái nhìn bao quát và có tính hệ thống, dễ ghi nhớ kiến thức, dễ đối chiếu
các đơn vị kiến thức với nhau Bảng hệ thống là hình thức tập hợp kiến thức
một cách khoa học
Với yêu cầu chuẩn bị bài mà tôi đặt ra cho học sinh trên đây, tôi đã
“kéo các em vào cuộc” thực sự, buộc các em phải vận động, tự mình tìm đến
với kiến thức Ít nhất, qua tìm – đọc - ghi lại, học sinh có thể nhớ lại được
kiến thức cũ nhiều phần đã bị quên Và trên cơ sở được yêu cầu chuẩn bị bài
như vậy, đến tiết học các em sẽ cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng với tâm lí
“toàn những điều mình đã biết”, các em sẽ kết hợp nhịp nhàng hơn với sự
hướng dẫn của giáo viên để ôn lại, tổng kết lại những kiến thức đã học, giờ
học đạt hiệu quả cao hơn Điều quan trọng là kiến thức các em hệ thống trên
trang vở phần lớn đã được ghi nhớ trong đầu
Dưới đây là một số bảng hệ thống kiến thức minh họa :
Hệ thống kiến thức từ vựng ( trừ các phép tu từ )
1 Từ đơn và từ
phức
- Từ đơn : từ chỉ có một tiếng
- Từ phức : từ gồm hai hoặc nhiều tiếng
- sách, vở,
- hoa hồng
2 Thành ngữ Là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu
thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
Đánh trống bỏ dùi
Trang 73 Nghĩa của từ Là nội dung ( sự vật, tính chất, hoạt
động, quan hệ, ) mà từ biểu thị
4 Từ nhiều nghĩa
và hiện tượng
chuyển nghĩa của
từ
- Từ nhiều nghĩa : từ có nhiều nét nghĩa khác nhau
- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra từ nhiều nghĩa
5 Từ đồng âm Là những từ giống nhau về âm thanh
nhưng nghĩa khác xa nhau
con đường, ngọt như đường
6 Từ đồng nghĩa Là những từ có nghĩa giống nhau
hoặc gần giống nhau
trái, quả,
7 Từ trái nghĩa Là những từ có nghĩa trái ngược nhau
8 Cấp độ khái quát
của nghĩa từ ngữø
Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác
- Môït từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác
- Môït từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác
- Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác
Sách – sách giáo khoa – sách giáo khoa Ngữ văn
9 Trường từ vựng Là tập hợp của những từ có ít nhất
một nét chung về nghĩa
Chân, tay, mắt, mũi,
10 Sự phát triển của
từ vựng
Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển Có hai cách phát triển từ vựng : phát triển nghĩa của từ và phát triển số lượng từ
11 Từ mượn Từ vay mượn của tiếng nước ngoài Ra-đi-ô
13 Thuật ngữ và biệt - Thuật ngữ : Là những từ ngữ dùng - ẩn dụ, hoán
Trang 8ngữ xã hội chỉ khái niệm khoa học công nghệ,
thường dùng trong văn bản khoa học công nghệ
- Biệt ngữ xã hội : Là những từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định
dụ,
- trúng tủ, ngỗng,
14 Trau dồi vốn từ - Rèn luyện để nắm được đầy đủ và
chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ
- Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ
15 Từ tượng thanh
và từ tượng hình
- Từ tượng hình : Là những từ ngữ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật
- Từ tượng thanh : Là những từ ngữ gợi tả âm thanh của tự nhiên, của con người
- Lom khom, rũ rượi
- Róc rách
Hệ thống kiến thức về các kiểu câu
Câu đơn Là câu do một cụm C – V tạo thành Tôi học bài
Câu
ghép
Là câu do hai hoặc nhiều cụm C – V không bao chứa nhau tạo thành Mỗi cụm C – V này được gọi là một vế câu
Vì trời mưa nên đường lầy lội
Câu rút
gọn
Là câu đã lược bỏ một số thành phần như: chủ ngữ, vị ngữ hoặc cả chủ ngữ và
vị ngữ
- Bạn học chưa?
- Rồi
Xét
về
cấu
tạo
ngữ
pháp
Câu đặc
biệt
Là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ
Mưa.Gió
Xét
về
mục
Câu
nghi vấn
- Là câu có những từ nghi vấn (ai, gì,
nào, .) hoặc có từ hay (nối các vế có
quan hệ lựa chọn);
- Có chức năng chính là dùng để hỏi (kết thúc bằng dấu chấm hỏi), có thể dùng để cầu khiến, khẳng định, bộc lộ cảm xúc, (kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm
- Bạn làm gì thế ?
Trang 9than, dấu chấm lửng) Câu cầu
khiến
- Là câu có những từ cầu khiến như : hãy, đừng, chớ đi, thôi, nào, hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo
- Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm than, có thể bằng dấu chấm
- Cậu đừng nghỉ học!
Câu
cảm
thán
- Là câu có những từ ngữ cảm thán như : chao ôi, ơi, .dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết)
- Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than
Ôi, bông hoa đẹp quá !
đích
nói
Câu trần
thuật
- Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán ; thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả, ; có khi dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc
- Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng
Hôm nay có tiết kiểm tra
( Những nội dung tôi đưa vào các bảng hệ thống kiến thức trên đây chỉ
mang tính chất minh họa kiến thức cơ bản, chưa phải là hoàn toàn đầy đủ )
II/ Hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu tổng kết trên lớp:
1 Hướng dẫn ôn tập lí thuyết :
Không phải là tiết dạy bài mới nên phương pháp qui nạp ( từ phân tích
ngữ liệu đến khái quát hình thành khái niệm ) không còn phù hợp Trong tiết
tổng kết, có khi GV cho học sinh ôn lại kiến thức bằng cách cho nhắc laị nội
dung rồi nêu ví dụ minh họa Cứ như vậy lần lượt hết nội dung này đến nội
dung khác Phương pháp này thực sự thiếu sáng tạo, học sinh chủ yếu hoạt
động cá nhân, trả lời theo kiểu ghi nhớ máy móc Để tránh việc nhắc lại kiến
thức một cách đơn điệu gây nhàm chán, tôi đã chọn nhiều hình thức, cách
thức khác nhau
- Cách thứ nhất : Sử dụng sơ đồ grap
Trang 10Chaỳng haùn, oõn taọp noọi dung Tửứ ủụn vaứ tửứ phửực ( tieỏt 44 ), thay vỡ hoỷi :
“Theỏ naứo laứ tửứ ủụn, tửứ phửực, phaõn bieọt caực loaùi tửứ phửực ?”, toõi daựn leõn baỷng
sụ ủoà sau ( trong sụ ủoà giụựi thieọu cho hoùc sinh, coự 3 oõ ủaừ coự noọi dung ( tửứ, tửứ
phửực, tửứ laựy vaàn ) roài laàn lửụùt cho HS thửùc hieọn yeõu caàu :
- Moọt hoùc sinh ủieàn vaứo caực oõ troỏng caực noọi dung thớch hụùp
- Lụựp nhaọn xeựt, boồ sung
- Moọt HS thuyeỏt minh noọi dung sụ ủoà
Qua sụ ủoà treõn, HS coự theồ bao quaựt kieỏn thửực veà Tửứ ( xeựt veà ủaởc ủieồm
caỏu taùo ), coự theồ phaõn bieọt tửứ ủụn – tửứ phửực, tửứ gheựp – tửứ laựy,
Caựch laứm naứy cuừng ủửụùc aựp duùng vụựi moọt soỏ trửụứng hụùp khaực, nhử khi
oõn laùi Caực caựch phaựt trieồn cuỷa tửứ vửùng ( Tieỏt 49 )
- Caựch thửự hai : Hỡnh thửực daựn – gheựp :
Tệỉ (Xeựt veà caỏu taùo)
Tửứ gheựp
chớnh phuù
Tửứ gheựp ủaỳng laọp
Tửứ laựy toaứn boọ
Tửứ laựy boọ phaọn
Tửứ laựy aõm
Tửứ laựy vaàn
Phaựt trieồn nghúa
tửứ
Phát triển số lượng từ ngữ
Phửụng thửực
ẩn dụ
Phửụng thửực hoán dụ
Tạo từ ngữ
nửụực ngoaứi
Sửù phaựt trieồn cuỷa tửứ vửùng