1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số kinh nghiệm trong giảng dạy văn bản Nhật dụng ở trường THCS

22 2,6K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 155 KB

Nội dung

Văn bản Nhật dụng trong chương trình ngữ văn THCS mang nội dung “gầngũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hộihiện đại”, hướng người học tới những

Trang 1

kinh nghiệm dạy học văn bản nhật dụng (r)

A Phần mở đầu

I Lí do chọn đề tài

1 Cơ sở lý luận

“Văn học là nhân học”.Văn học có vai trò quan trọng trong đời sống và trong

sự phát triển tư duy của con người

Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn văn có tầm quan trọngtrong việc giáo dục quan điểm tư tưởng, tình cảm cho học sinh Đồng thời là mônhọc thuộc nhóm công cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn họckhác Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khácvà ngược lại cácmôn học khác cũng góp phần học tốt môn văn Điều đó đạt ra yêu cầu tăng cườngtính thực hành giảm lý thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sứcphong phú, sinh động của cuộc sống

Những đổi mới đồng bộ về giáo dục THCS và việc xây dựng chương trìnhbiên soạn lại SGK các môn học theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập củahọc sinh đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết về đổi mới phương pháp dạy học

Đặc biệt trong chương trình Ngữ văn THCS được xây dựng theo tinh thầntích hợp Các văn bản được lựa chọn theo tiêu chí kiểu văn bản và tương ứng vớikiểu văn bản là thể loại tác phẩm chứ không phải là sự lựa chọn theo lịch sử vănhọc về nội dung Ngoài yêu cầu về tính tư tưởng, phù hợp với tâm lý lứa tuổiTHCS còn có nội dung là tính cập nhật, gắn kết với đời sống, đưa học sinh trở lạinhững vấn đề quen thuộc, gần gũi hàng ngày, vừa có tính lâu dài mà mọi người đềuquân tâm đến

Văn bản Nhật dụng trong chương trình ngữ văn THCS mang nội dung “gầngũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hộihiện đại”, hướng người học tới những vấn đề thời sự hằng ngày mà mỗi cá nhân,cộng đồng đều quan tâm như môi trường, dân số, sức khoẻ cộng đồng quyền trẻem Do đó những văn bản này giúp cho người dạy dễ dàng đạt được mục tiêu:tăng tính thực hành, giảm lý thuyết, gắn bài học với thực tiễn

Xuất phát từ thực tế đó tôi muốn tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn để trang bịcho mình PPDH có hiệu quả những văn bản nhật dụng

Trang 2

2 Cơ sở thực tiễn

Hiện nay học sinh có xu hướng xem nhẹ học những môn xã hội nói chung,môn Ngữ văn nói riêng Cũng chính vì thế mà chất lượng học văn có chiều hướnggiảm sút Học sinh không say mê, yêu thích môn học mà say mê vào những mônmang xu hướng thời cuộc như tiếng Anh, Tin học Chính vì thế lại càng đòi hỏingười Giáo viên đặc biệt là Giáo viên Ngữ văn phải tạo được giờ học thu hút họcsinh, làm cho học sinh mong chờ đến giờ học Điều này đòi hỏi người giáo viênphải có tâm huyết với nghề nghiệp, tìm ra được những thuận lợi - khó khăn tronggiờ học để kịp thời uốn nắn, rút kinh nghiệm cho mình

Chương trình SGK THCS đưa vào học một số văn bản mới, đó là văn bảnNhật dụng Văn bản này chiếm số luợng không nhiều (chỉ chiếm 10% trong chươngtrình SGK THCS), nhưng trước đó lí luận dạy học chưa từng đặt vấn đề PPDH vănbản nhật dụng Cho nên giờ giảng dạy và học tập văn bản nhật dụng gặp không ítkhó khăn Nhiều ý kiến cho rằng: “chất văn” trong văn bản nhật dụng không nhiều,nếu không chú ý dễ biến giờ Ngữ văn thành bài thuyết minh về một vấn đề lịch sử,sinh học hay pháp luật, dẫn đến hiệu quả các tiết dạy học các loại văn bản này chưacao

Bản thân tôi đã trực tiếp giảng dạy chương trình Ngữ văn thay sách 7 năm,tôi nhận thấy mình và các đồng nghiệp còn bộc lộ rất nhiều hạn chế cả về phươngpháp và kiến thức, nhất là phương pháp dạy các văn bản Nhật dụng

Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Một sốkinh nghiệm trong giảng dạy văn bản Nhật dụng ở trường THCS” để góp phầnnâng cao hiệu quả giờ dạy văn bản Nhật dụng và để học sinh yêu thích giờ họcvăn

II Mục đích nghiên cứu

Đưa ra hướng giải quyết một số khuất mắc về kiến thức và phương pháp dạyhọc, từ đó có thêm kinh nghiệm để dạy tốt phần văn bản Nhật dụng, đáp ứng nhucầu đổi mới chương trình Ngữ văn THCS hiện nay

1 Thời gian-địa điểm:

a/ Thời gian: Bắt đầu nghiên cứu tháng 9/2009

Hoàn thành tháng 3/2010b/ Địa điểm: Trường THCS Thị Trấn Ba Tơ

Trang 3

có một số định hướng dạy học trong SGV Ngữ văn 6,7,8,9.

Qua những tài liệu này tôi nhận thấy rằng người biên soạn sách đã đưa ranhững hướng dẫn về phương pháp dạy Tuy nhiên đó mới chỉ là phương phápchung không thể áp dụng đối với tất cả các vùng miền khác nhau.Vì vậy khi chọn

đề tài này tôi đã cố gắng lĩnh hội các quan điểm tư tưởng từ các bài viết mà các tácgiả đề cập đồng thời đưa ra những ý kiến, quan điểm riêng nhằm góp phần làm chongười dạy có sự lựa chọn phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh mà mìnhdạy

2 Cơ sở lý luận

Văn bản nhật dụng là gì? Văn bản Nhật dụng không phải là một khái niệmchỉ thể loại hay kiểu văn bản Nói đến văn bản Nhật dụng trước hết là nói đến tínhchất nội dung của văn bản Đó là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đốivới cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng xã hội hiện đại như: thiênnhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý Văn bản Nhật dụng

có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản

Mục tiêu của môn Ngữ văn: góp phần hình thành những con người có trình

độ học vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị cho họ ra đời hoặc tiếp tục cho họ học lênbậc cao hơn Đó là những người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, qúy trọnggia đình, bạn bè; có lòng yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tưtưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng,lòng căm ghét cái xấu, cái ác Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tựlập, có tư duy sáng tạo, bước đâu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ

Trang 4

trong nghệ thuật, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng Việt như mộtcông cụ để tư duy, giao tiếp Đó cũng là những người có ham muốn đem tài trí củamình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc

Hệ thống văn bản nhật dụng trong SGK ngữ văn THCS tồn tại dưới nhiềukiểu văn bản khác nhau Đó có thể là văn bản thuyết minh (Cầu Long Biên - chứngnhân lịch sử, Ca Huế trên sông Hương, Động Phong Nha),Văn bản biểu cảm (Bứcthư của thủ lĩnh da đỏ, Mẹ tôi, Cổng trường mở ra), văn bản nghị luận (Đấu tranhcho một thế giới hoà bình; Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ vàphát triển của trẻ em) Đó có thể là một bài báo thuyết minh khoa học (Thông tin vềngày trái đất năm 2000; Ôn dịch, thuốc lá), nhưng cũng có thể là một văn bản vănhọc thuộc loại tự sự (Cuộc chia tay của những con búp bê) Từ các hình thức đó,những vấn đề thời sự cập nhật của cá nhân và cộng đồng hiện đại được khơi dậy, sẽđánh thức và làm giàu tình cảm và ý thức công dân, cộng đồng trong mỗi ngườihọc giúp các em dễ hoà nhập hơn với cuộc sống xã hội mà chúng ta đang sống

II Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu

1 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nhiệm vụ về lý luận: Nghiên cứu tài liệu, chương trình SGK, nghiên cứu vềphương pháp dạy văn bản Nhật dụng

- Nhiệm vụ thực tiễn: Nghiên cứu thực trạng của việc dạy văn bản nhật dụngtrong trường THCS

2 Các nội dung cụ thể trong đề tài.

a/ Hệ thống văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn THCS

Trang 5

- Ca Huế trên sông Hương - Văn hoá dân tộc

- Bảo vệ hoà bình, chốngchiến tranh

- Hội nhập với thế giới

và bảo vệ bản sắc vănhoá dân tộc

- Quyền sống của conngười

Bảng thống kê trên cho thấy các văn bản nhật dụng được phân phối dạy họcđều khắp ở các khối lớp, bình quân mỗi khối lớp được học đọc – hiểu 3 văn bản ýnghĩa nội dung các văn bản này đều là những vấn đề gần gũi, quen thuộc, bức thiếtđối với con người và cộng đồng xã hội hiện đại Cùng với sự phát triển về tâm lý vànhận thức của học sinh, các vấn đề đựơc đề cập trong các văn bản Nhật dụng ngàymột phức tạp hơn

b/ Đặc điểm nội dung và hình thức của văn bản nhật dụng

* Các văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn 6.

1 “Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử” là văn bản mở đầu cho cụm bài vănbản Nhật dụng được dạy học ở lớp 6 Đây là bài viết giới thiệu cây cầu Long Biên,một di tích lịch sử nổi tiếng và quen thuộc ở thủ đô Hà Nội với vai trò là nhânchứng đau thương của việc thực dân Pháp xây dựng cây cầu sắt với quy mô lớn,nhằm phục vụ cho cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của chúng, nhất là nhânchứng lịch sử gian lao và hào hùng của dân tộc ta trong suốt hai cuộc kháng chiếnchống Pháp và chống Mĩ Bằng các sự kiện, các tư liệu chính xác về cây cầu, lồngtrong các hình ảnh nhuần thấm cảm xúc suy tư của tác giả, cầu Long Biên đã hiệnlên như một hình tượng sống động và chân thực, vừa gần gũi vừa thiêng liêng trongcảm nhận của mỗi người đọc Việt Nam thuộc nhiều thế hệ, nhất là thế hệ trẻ, bồiđắp thêm không chỉ tình yêu đối với câu Long Biên của thủ đô đất nước mà còn

Trang 6

khơi dậy ở họ lòng tự hào cùng ý thức giữ gìn và quảng bá đối với các di tích lịch

sử trên đất nước yêu quý của chúng ta

Nội dung ấy toát lên từ lối văn thuyết minh đan cài tư liệu với hình ảnh vàcảm xúc của người viết, mà nếu nhìn từ góc độ phương thức biểu đạt thì đó sẽ làkiểu thuyết minh có kết hợp miêu tả và biểu cảm, nếu quan niệm về thể loại vănhọc thì đây là bài bút kí

2 “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” là bức thư của thủ lĩnh Xi–at-tơn trả lời tổngthống thứ 14 của nước Mĩ, đựơc xem là một trong những văn bản hay nhất về thiênnhiên và môi trường Nhìn dưới góc độ phương thức biểu đạt thì đây là văn bảnbiểu cảm kết hợp với miêu tả và tự sự Văn bản đã toát lên một ý nghĩa sâu sắc:Con người phải sống hoà hợp vớ thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường vàthiên nhiên như bảo vệ chính mạng sống của mình

3 “Động Phong Nha” là bài giới thiệu về “Đệ nhất kì quan” của tỉnh QuảngBình với bảy cái nhất : hang động dài nhất, cửa hang cao và rộng nhất, bãi cát bãi

đá rộng và đẹp nhất, có những hồ ngầm đẹp nhất, hang khô rộng và đẹp nhất, thạchnhũ tráng lệ và đẹp nhất, sông ngầm dài nhất.Phương thức biểu đạt thuyết minh kếthợp với miêu tả và biểu cảm không chỉ cung cấp scho bạn đọc những hiểu biết tỉ mỉ

về danh thắng Phong Nha mà còn gợi tưởng tượng và ham muốn khám phá mộtkhông gian thiên tạo kì thú đang thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, nhàthám hiểm, khách du lịch trong và ngoài nước

* Các văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn 7.

1 “Cổng trường mở ra”là bài văn ghi lại tâm trạng hồi hộp của một người

mẹ trong đêm chuẩn bị cho con khai trường để vào lớp Một Phương thức biểu đạtcủa văn bản này là biểu cảm

Vậy ý nghĩa nhật dụng của bài văn là gì? Người mẹ đã hồi hộp trong cái đêmtrước ngày con vào lớp Một đâu chỉ vì lo lắng cho con mà còn có niềm vui về ngôitrường thân yêu đã lưu giữ bao kỉ niệm thân thương của đời mẹ, niềm hi vọng vàocon, mái trường thân yêu sẽ mở ra ánh sáng và tương lai cho mỗi con người Đó là

ý nghĩa cập nhật của văn bản nhật dụng này

2 “Mẹ tôi”được trình bày dưới dạng một bức thư Từ việc phạm lỗi của đứacon đối với mẹ mà người cha bộc lộ cảm xúc và suy tư về tình sâu nghĩa nặng củangười mẹ Xét về thể loại thì đây là bài tuỳ bút, còn xét về phương thức biểu đạtthì đây là văn bản biểu cảm

Từ những lời tâm tình, khuyên nhủ của người cha đã hiện lên hình ảnh mộtngười mẹ cao cả và lớn lao Người mẹ ấy đã thức suốt đêm khi con bị ốm và đau

Trang 7

đớn quằn quại vì lo sợ mất con Người mẹ ấy có thể làm tất cả, có thể chịu mọi đaukhổ bất hạnh để cho con đỡ đau đớn, để cho con sông hạnh phúc Vì thế “ ngàybuồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ, và tình cảm thiêng liêng cao quý hơn

cả là tình cảm yêu thương kính trọng đối với cha mẹ” Đó cũng là nội dung cậpnhật của văn bản này

3 “Cuộc chia tay của những con búp bê” là truyện ngắn Thành công của vănbản này là sự kết hợp nhuần nhuyễn của phương thức biểu đạt tự sự với miêu tả vàbiểu cảm Truyện viết về nỗi đau tinh thần tuổi thơ sống thiếu tình cảm của cha mẹ.Nhưng chính từ bi kịch ấy, những đứa trẻ vẫn giữ được tâm hồn trong sáng vị tha,tình cảm anh em càng thêm gắn bó Đằng sau câu chuyện về tình anh em gắn bótrong sự tan vỡ của gia đình, truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” toát lênvấn đề quyền sống của trẻ em đang bị đe doạ trong một xã hội hiện đại đang cầnđến sự quan tâm của mọi người

4 “Ca Huế trên sông Hương”là văn bản thuyết minh giới thiệu một nét đẹptrong văn hoá cổ truyền xứ Huế, đó là dân ca Huế Đặc sắc của dân ca Huế khôngchỉ là sự phong phú của các điệu hò, điệu lí , không chỉ là sự hoà nhập của hai dòngnhạc dân gian và nhạc cung đình mà còn là cách sinh hoạt đọc đáo của nó: thời gianban đêm, không gian trên sông Hương, người đàn, người hát và nghe cùng ngồitrên thuyền

Đọc bài văn này, HS hiểu thêm rằng cố đô Huế không chỉ có các danh lamthắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và

âm nhạc cung đình Ca Huế là một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng cần đượcbảo tồn và phát triển Từ đó HS có nhu cầu mở rộng hiểu biết dân ca các vùng miềnđất nước và củng cô thêm tình yêu đối với truyền thống văn hoá dân tộc

* Các văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn 8.

1 “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000” là văn bản thuyết minh trình bày

về tác hại của bao bì ni lông đối với môi trường và sức khoẻ con người Đã đến lúcchúng ta phải nhìn nhận lại thói quen dùng bao bì ni lông để có hành động thiếtthực bảo vệ môi trường sống của chúng ta bằng cách hưởng ứng lời kêu gọi: “Mộtngày không dùng bao bì ni lông” Thông điệp này chính là nội dung nhật dụng củavăn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”

2 “Ôn dịch ,thuốc lá” là một bài thuyết minh cung cấp cho bạn đọc những trithức khách quan về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ và có thể làm suy thoáiđạo đức con người Không dừng ở đó văn bản này còn thể hiện tinh thần tráchnhiệm của người viết đối với sức khoẻ cộng đồng khi ông trực tiếp bày tỏ thái độ

Trang 8

đối với thuốc lá mà ông gọi là một thứ “ôn dịch”, và kiến nghị “Đã đến lúc mọingười phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này”.

Tác giả đã sử dụng thủ pháp thuyết minh quen thuộc như: liệt kê, so sánh, lờivăn vẫn sử dụng các thuật ngữ khoa học nhưng dễ hiểu do được giải thích cụ thể,kết hợp trong đó là lời bình luận mang sắc thái biểu cảm rõ rệt Tất cả được viếtbằng tri thức và tâm huyết của của một nhà y học nổi tiếng, và điều đó làm nên sứcthuyết phục của bài văn này

ý nghĩa nhật dụng của văn bản này không chỉ là cảnh báo cho mỗi người vềmột nạn dịch có sức tàn phá sức khoẻ cộng đồng, gây thành tệ nạn xã hội mà còngóp phần cổ động cho chiến dịch truyền thông chống hút thuốc lá đang diễn ra rộngkhắp hiện nay

3 “Bài toán dân số” từ câu chuyện vui về một bài toán cổ liên hệ sangchuyện không vui về việc gia tăng dân số trên trái đất bằng một tính toán lô gic sau:Một bàn cờ có 64 ô, nếu số thóc trong mỗi ô tăng theo cấp số nhân công bội là 2 thìtổng số thóc nhiều tới mức có thể phủ kín bề mặt trái đất => trái đất lúc đầu chỉ có

2 người, nếu loài người cũng tăng theo cấp số nhân ấy thì tổng dân số sẽ đạt ô thứ

30 (năm1995) và ô thứ 31 (năm 2015) => nếu cứ để dân số tăng như thế thì đếnmột ngày 64 ô của bàn cờ sẽ bị lấp kín và khi đó mỗi người chỉ còn một chỗ ở vớidiện tích như một hạt thóc trên trái đất

Mục đích của sự tính toán này là báo động về nguy cơ bùng nổ và gia tăngdân số của thế giới Vì thế “Bài toán dân số” được xem là một văn bản nhật dụngphục vụ cho chủ đề “dân số và tương lai của nhân loại” Bài toán này càng có ýnghĩa thời sự đối với các nước chậm phát triển, trong đó có Việt Nam

Về hình thức, “Bài toán dân số” là một văn bản nghị luận sử dụng phươngthức lập luận bằng hình thức luận cứ Nhưng bài nghị luận xã hội này dễ hiểu bởi

sự đan cài rất tự nhiên của phương thức tự sự

* Các văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn 9:

1 “Phong cách Hồ Chí Minh” là bài viết nhằm trình bày cho bạn đọc hiểu vàquý trọng vẻ đẹp của phong cách Bác Hồ Bài văn có hai phần nội dung Phần thứnhất nói về vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác, đó là sự kết hợp hài hoà giữaphâm chất dân tộc và tính nhân loại trong tiếp nhận văn hoá Phần thứ hai nói về vẻđẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác, đó là sự kết hợp hài hoà giữa bình dị vàhiện đại trong nếp sống

Trang 9

Nội dung trên được thể hiện trong hình thức thuyết minh kết hợp nghị luậnkhiến cho sự trình bày các biểu hiện vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh trở nên sáng

rõ cùng tình cảm ngưỡng vọng không che giấu của tác giả

Từ nội dung trên, chủ đề nhật dụng cần được khai thác đó là: vấn đề quan hệgiữa hội nhập thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, một vấn đề không chỉ có

ý nghĩa cập nhật mà còn có ý nghĩa lâu dài thường xuyên của các thế hệ, nhất là lớptrẻ nước ta trong học tập rèn luyện theo phong cách Bác Hồ

2 “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” là bài viết của nhà văn đã từng

đoạt giải Nô-ben văn học (G.Mác-két).ở đây, phương thức lập luận với hệ thống lậpluận sắc sảo, chứng cớ xác thực, cách so sánh tương phản đã giúp tác giả luận giảimột cách thuyết phục và rõ ràng về hiểm hoạ hạt nhân đối với nhân loại Sự tốnkém và tính phi lý của cuộc chạy đua chiến tranh hạt nhân, từ đó kêu gọi hành động

để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân vì một thế giới hoà bình

Chủ đề nhật dụng của văn bản này chính là đấu tranh cho hoà bình, chốngchiến tranh để bảo vệ hoà bình Ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân

Đó là những vấn đề cấp thiết và nóng hổi trong đời sống chính trị của nhân loại vàcủa mỗi dân tộc, mỗi con người

3 “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển củatrẻ em” được trích từ Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em của tổ chứcLiên hợp quốc ngày 30/9/1990, chứng tỏ sự quan tâm toàn diện, sâu sắc của cộngđồng quốc tế đối với trẻ em trên toàn thế giới

Bản tuyên bố đã đề cập đến thực trạng bất hanh của cuộc sống trẻ em trên thếgiới, về khả năng có thể cải thiện được cuộc sống của chúng, cùng các giải pháp cụthể Những nội dung này đã được luận giải một cách hợp lý hợp tình theo yêu cầunghị luận xã hội nhằm làm rõ quan điểm vì trẻ em của cộng đồng thế giới, nhưng

để dễ hiểu, dễ truyền bá đến đại chúng, bản tuyên bố đã trình bày các quân điểmdưới dạng mục và số

Các nội dung được thảo trong bản tuyên bố đã toát lên điểm tích cực và nhânđạo của cộng đồng quốc tế (trong đó có Việt Nam) về sự sống còn, quyền được bảo

vệ và phát triển của trẻ em Đó là ý nghĩa cập nhật cũng như ý nghĩa lâu dài củavăn bản này

III Chương 3: Phương pháp nghiên cứu - Kết quả nghiên cứu.

1 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp sau:

Trang 10

- Phương pháp quan sát: Hình thức chủ yếu của phương pháp này là dự giờđồng nghiệp từ đó tôi có thể phát hiện ra những ưu nhược điểm trong bài dạy củacác đồng nghiệp

- Phương pháp so sánh: với phương pháp này tôi có thể phân loại, đối chiếukết quả nghiên cứu

- Ngoài ra tôi còn sử dụng những phương pháp hỗ trợ khác như: đọc tài liệu,thống kê, thăm dò ý kiến của học sinh, trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp

2 Kết quả nghiên cứu thực tiễn

a/ Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Trường THCS Thị Trấn Ba Tơ là một trường lớn của huỵên Trường có độingũ giáo viên tương đối đông so với các trường trong huyện, giáo viên yêu nghề,

có năng lực chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm Đội ngũ giáo viên dạy giỏi cấphuyện, cấp tỉnh thuộc loại nhất nhì huyện Tổ THXH có 3 giáo viên Ngữ văn đềutrẻ, khoẻ, yêu nghề, có năng lực

Tuy số lượng học sinh tương đối đông (gần 400 học sinh), nhưng chất lượnggiáo dục và học tập của trường khá cao và có uy tín đối với nhân dân trong huyện

Mục tiêu hiện nay của nhà trường là đào tạo toàn diện nhằm giúp học sinh cóchất lượng cao về cả văn hoá và đạo đức

Hàng năm số lượng học sinh đạt học sinh giỏi cấp tỉnh của trường luôn đứngđầu trong toàn huyện Đặc biệt môn Ngữ văn có nhiều em dự thi cấp tỉnh và đềuđạt giải

Hầu hết các em ở trong thị trấn, việc học của các em được gia đình quan tâmrất chu đáo

Song bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều học sinh chưa có ý thức tự giác tronghọc tập, mải chơi, bị lôi cuốn vào các trò chơi điện tử làm ảnh hưởng đến chấtlượng học tập của các em

b/ Thực trạng

Trong quá trình giảng dạy và dự giờ các đồng nghiệp, tôi nhận thấy một sốthực trạng sau:

+ GV coi các văn bản này là một thể loại cụ thể giống như truyện, kí

+ Giáo viên thuờng chú ý khai thác và bình giá trên nhiều phương diện củasáng tạo nghệ thuật như: cốt truyện, nhân vật, cách kể mà chưa chú trọng đến vấn

đề xã hội đặt ra trong văn bản gần gũi với học sinh

Trang 11

+ Quá nhấn mạnh yêu cầu gắn kết tri thức trong văn bản với đời sống màgiáo viên chú ý nhiều tới liên hệ thực tế, dẫn đến việc khai thác kiến thức cơ bảnchưa đầy đủ.

+ Vốn kiến thức của GV còn hạn chế ,thiếu sự mở rộng

+ GV chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học cũng như các biệnpháp tổ chức dạy học nhằm gây hứng thú cho HS

+ Về phương tiện dạy học mới chỉ dừng lại ở việc dùng bảng phụ, tranh ảnhminh hoạ trong khi đó có một số văn bản nếu học sinh được xem những đoạn băngghi hình sẽ sinh động hơn rất nhiều Ví dụ như văn bản “Động Phong Nha”, “caHuế trên sông Hương” Nhưng hầu hết GV không chú ý đến vấn đề này

+ GV còn có tâm lý phân vân không biết có nên sử dụng phương pháp giảngbình khi dạy những văn bản này không và nếu có thì nên sử dụng ở mức độ như thếnào?

+ Giờ dạy tẻ nhạt, không thực sự thu hút sự chú ý của học sinh

c/ Đánh giá thực trạng

Nguyên nhân của thực trạng trên là:

- Văn bản nhật dụng mới được đưa vào giảng dạy, số lượng văn bản khôngnhiều nên GV còn thấy rất mới mẻ, ít có kinh nghiệm, lúng túng về phươngpháp

- GV chưa có kĩ năng sử dụng máy chiếu nên việc mở rộng kiến thức cho các

em bằng hình ảnh rất hạn chế

- Chưa xác định đúng mục tiêu đặc thù của bài học văn bản Nhật dụng

- Chưa có ý thức sưu tầm tư liệu có liên quan đến văn bản như tranh ảnh, vănthơ để bổ sung cho bài học thêm phong phú

d/ Đề xuất biện pháp

Trước những thực trạng và nguyên nhân trên tôi xin đề xuất một số biệnpháp nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy như sau:

*/ Xác định mục tiêu đặc thù của bài học văn bản nhật dụng

Nhấn mạnh vào hai khía cạnh chính: Trang bị kiến thức và trau dồi tư tưởng ,tình cảm thái độ cho học sinh Nghĩa là qua văn bản, cung cấp và mở rộng hiểu biếtcho học sinh về những vấn đề gần gũi, bức thiết đang diễn ra trong đời sống xã hộihiện đại, từ đó tăng cường ý thức công dân đối với cộng đồng

VD: Với văn bản “Ca Huế trên sông Hương”, mục tiêu bài học được xácđịnh như sau:

HS hiểu từ văn bản “Ca Huế trên sông Hương”:

Ngày đăng: 21/03/2015, 14:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w