Văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS mang nội dung “gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồngtrong xã hội hiện đại”, hướng người học tới nhữn
Trang 1Sơ yếu lý lịch
Họ và tên : Trần Thị Thanh Huyền
Sinh ngày 28 tháng 06 năm 1979
Năm vào ngành : 2001
Giáo viên: Trường THCS Hồng Dương
Trình độ chuyên môn : ĐHSP - Văn
Bộ môn giảng dạy : Văn 7
Khen thưởng :
- Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở năm học 2010 - 2011.
- Đạt giải Nhì hội thi giáo viên giỏi cấp Huyện năm học 2010 - 2011.
Trang 2và ngược lại các môn học khác cũng góp phần giúp học tốt môn văn Điều đóđặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành giảm lý thuyết, gắn học với hành, gắnkiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống
Những đổi mới đồng bộ về giáo dục THCS và việc xây dựng chươngtrình biên soạn lại SGK các môn học theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động họctập của học sinh đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết về đổi mới phương pháp dạyhọc
Đặc biệt, trong chương trình Ngữ văn THCS được xây dựng theo tinhthần tích hợp Các văn bản được lựa chọn theo tiêu chí kiểu văn bản và tươngứng với kiểu văn bản là thể loại tác phẩm chứ không phải là sự lựa chọn theolịch sử văn học về nội dung Ngoài yêu cầu về tính tư tưởng, phù hợp với tâm
lý lứa tuổi THCS còn có nội dung là tính cập nhật, gắn kết với đời sống, đưahọc sinh trở lại những vấn đề quen thuộc, gần gũi hàng ngày, vừa có tính lâudài mà mọi người đều quan tâm đến
Văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS mang nội dung
“gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồngtrong xã hội hiện đại”, hướng người học tới những vấn đề thời sự hằng ngày
Trang 3mà mỗi cá nhân, cộng đồng đều quan tâm như môi trường, dân số, sức khoẻcộng đồng, quyền trẻ em Do đó những văn bản này giúp cho người dạy dễdàng đạt được mục tiêu: tăng tính thực hành, giảm lý thuyết, gắn bài học vớithực tiễn.
Xuất phát từ thực tế đó tôi muốn tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn để trang
bị cho mình phương pháp dạy học có hiệu quả đối với những văn bản nhậtdụng
2 Cơ sở thực tiễn
Hiện nay học sinh có xu hướng xem nhẹ học những môn xã hội nóichung, môn ngữ văn nói riêng Cũng chính vì thế mà chất lượng học văn cóchiều hướng giảm sút Học sinh không say mê, yêu thích môn học mà say mêvào những môn mang xu hướng thời cuộc như tiếng Anh, Tin học, Chính
vì thế lại càng đòi hỏi người giáo viên đặc biệt là giáo viên Ngữ văn phải tạođược giờ học thu hút học sinh, làm cho học sinh mong chờ đến giờ học Điềunày đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết với nghề nghiệp, tìm ra đượcnhững thuận lợi - khó khăn trong giờ học để kịp thời uốn nắn, rút kinh nghiệmcho mình
Chương trình SGK THCS đưa vào học một số văn bản mới, đó là văn bản nhậtdụng Văn bản này chiếm số luợng không nhiều (chỉ chiếm 10% trong chươngtrình SGK THCS), nhưng trước đó lí luận dạy học chưa từng đặt vấn đềphương pháp dạy học văn bản nhật dụng Cho nên giờ giảng dạy và học tậpvăn bản nhật dụng gặp không ít khó khăn Nhiều ý kiến cho rằng: “chất văn”trong văn bản nhật dụng không nhiều, nếu không chú ý dễ biến giờ Ngữ vănthành bài thuyết minh về một vấn đề lịch sử, sinh học hay pháp luật, dẫn đếnhiệu quả các tiết dạy học các loại văn bản này chưa cao
Trang 4Bản thân tôi đã trực tiếp giảng dạy chương trình Ngữ văn thay sách 9năm, tôi nhận thấy mình và các đồng nghiệp còn bộc lộ rất nhiều hạn chế cả vềphương pháp và kiến thức, nhất là phương pháp dạy các văn bản nhật dụng
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Một
số kinh nghiệm khi dạy văn bản Nhật dụng ” để góp phần nâng cao hiệu quả
giờ dạy văn bản Nhật dụng và để học sinh yêu thích giờ học văn hơn
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đưa ra hướng giải quyết một số khúc mắc về kiến thức và phương phápdạy học, từ đó có thêm kinh nghiệm để dạy tốt phần văn bản nhật dụng, đápứng nhu cầu đổi mới chương trình Ngữ văn THCS hiện nay
1 Thời gian - địa điểm:
a/ Thời gian: Bắt đầu nghiên cứu tháng 9/ 2013
Hoàn thành tháng 3/ 2014b/ Địa điểm: Trường THCS Hồng Dương- Thanh Oai- Hà Nội
Đối tượng nghiên cứu : Học sinh lớp 7A trường THCS Hồng Dương
2 Những đóng góp về mặt lý luận, về mặt thực tiễn
- Về lí luận: Sáng kiến kinh nghiệm của tôi góp phần tìm hiểu, nghiêncứu sâu hơn và bổ sung thêm lí luận về phương pháp dạy học văn bản Nhậtdụng
-Về thực tiễn: Ngoài ra nó có thể là tài liệu tham khảo cần thiết phục vụcho việc giảng dạy trong trường THCS
B Phần nội dung
I CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trang 5Nghiên cứu về vấn đề này đó là cuốn : “Dạy học văn bản Ngữ văn THCS
theo đặc trưng phương thức biểu đạt” của tác giả Trần Đình Chung Ngoài racòn có một số định hướng dạy học trong SGV Ngữ văn 6,7,8,9
Qua những tài liệu này tôi nhận thấy rằng người biên soạn sách đã đưa ranhững hướng dẫn về phương pháp dạy Tuy nhiên đó mới chỉ là phương phápchung không thể áp dụng đối với tất cả các vùng miền khác nhau.Vì vậy khichọn đề tài này tôi đã cố gắng lĩnh hội các quan điểm tư tưởng từ các bài viết
mà các tác giả đề cập đồng thời đưa ra những ý kiến, quan điểm riêng nhằmgóp phần làm cho người dạy có sự lựa chọn phương pháp phù hợp với đốitượng học sinh mà mình dạy
Trước hết khi dạy văn bản nhật dụng giáo viên cần hiểu đúng khái niệm vănbản Nhật dụng là gì? Văn bản Nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thểloại hay kiểu văn bản Nói đến văn bản Nhật dụng trước hết là nói đến tínhchất nội dung của văn bản Đó là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiếtđối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng xã hội hiện đại như:thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý Văn bảnNhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản
Mục tiêu của môn Ngữ văn: góp phần hình thành những con người cótrình độ học vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị cho họ ra đời hoặc tiếp tục cho họhọc lên bậc cao hơn Đó là những người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêuthương, quý trọng gia đình, bạn bè; có lòng yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã hội,biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thầntôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác Đó là những conngười biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lựccảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật, có năng lực thực hành vànăng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy, giao tiếp Đó cũng là
Trang 6những người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ Quốc
Hệ thống văn bản nhật dụng trong SGK ngữ văn THCS tồn tại dướinhiều kiểu văn bản khác nhau Đó có thể là văn bản thuyết minh (Cầu LongBiên - chứng nhân lịch sử, Ca Huế trên sông Hương, Động Phong Nha),Vănbản biểu cảm (Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Mẹ tôi, Cổng trường mở ra), văn bảnnghị luận (Đấu tranh cho một thế giới hoà bình; Tuyên bố thế giới về sự sốngcòn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em) Đó có thể là một bài báothuyết minh khoa học (Thông tin về ngày trái đất năm 2000; Ôn dịch, thuốc lá),nhưng cũng có thể là một văn bản văn học thuộc loại tự sự (Cuộc chia tay củanhững con búp bê) Từ các hình thức đó, những vấn đề thời sự cập nhật của cánhân và cộng đồng hiện đại được khơi dậy, sẽ đánh thức và làm giàu tình cảm
và ý thức công dân, cộng đồng trong mỗi người học giúp các em dễ hoà nhậphơn với cuộc sống xã hội mà chúng ta đang sống
II.CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhiệm vụ về lý luận: Nghiên cứu tài liệu, chương trình SGK, nghiêncứu về phương pháp dạy văn bản Nhật dụng
- Nhiệm vụ thực tiễn: Nghiên cứu thực trạng của việc dạy văn bản nhậtdụng trong trường THCS
2 Các nội dung cụ thể trong đề tài.
a/Hệ thống văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn THCS
văn bản 6
Ngữ văn 6
- Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử
- Di tích lịch sử
Trang 7- Bảo vệ hoà bình, chốngchiến tranh
- Hội nhập với thế giới
và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc
- Quyền sống của con người
Bảng thống kê trên cho thấy các văn bản nhật dụng được phân phối dạy học đều khắp ở các khối lớp, bình quân mỗi khối lớp được học, đọc - hiểu ba văn bản Ý nghĩa nội dung các văn bản này đều là những vấn đề gần gũi, quen thuộc, bức thiết đối với con người và cộng đồng xã hội hiện đại Cùng với sự phát triển về tâm lý và nhận thức của học sinh, các vấn đề đựơc đề cập trong các văn bản nhật dụng ngày một phức tạp hơn
Trang 8b/Đặc điểm nội dung và hình thức của văn bản nhật dụng
Các văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn 6.
“Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử” là văn bản mở đầu cho cụm bàivăn bản nhật dụng được dạy học ở lớp 6 Đây là bài viết giới thiệu cây cầuLong Biên, một di tích lịch sử nổi tiếng và quen thuộc ở thủ đô Hà Nội với vaitrò là nhân chứng đau thương của việc thực dân Pháp xây dựng cây cầu sắt vớiquy mô lớn, nhằm phục vụ cho cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất củachúng, nhất là nhân chứng lịch sử gian lao và hào hùng của dân tộc ta trongsuốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ Bằng các sự kiện, các tưliệu chính xác về cây cầu, lồng trong các hình ảnh nhuần thấm cảm xúc suy tưcủa tác giả, cầu Long Biên đã hiện lên như một hình tượng sống động và chânthực, vừa gần gũi vừa thiêng liêng trong cảm nhận của mỗi người đọc ViệtNam thuộc nhiều thế hệ, nhất là thế hệ trẻ, bồi đắp thêm không chỉ tình yêu đốivới câu Long Biên của thủ đô đất nước mà còn khơi dậy ở họ lòng tự hào cùng
ý thức giữ gìn và quảng bá đối với các di tích lịch sử trên đất nước yêu quý củachúng ta
Nội dung ấy toát lên từ lối văn thuyết minh đan cài tư liệu với hình ảnh
và cảm xúc của người viết, mà nếu nhìn từ góc độ phương thức biểu đạt thì đó
sẽ là kiểu thuyết minh có kết hợp miêu tả và biểu cảm, nếu quan niệm về thểloại văn học thì đây là bài bút kí
“Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” là bức thư của thủ lĩnh Xi-at-tơn trả lờitổng thống thứ 14 của nước Mĩ, đựơc xem là một trong những văn bản haynhất về thiên nhiên và môi trường Nhìn dưới góc độ phương thức biểu đạt thìđây là văn bản biểu cảm kết hợp với miêu tả và tự sự Văn bản đã toát lên một
ý nghĩa sâu sắc: Con người phải sống hoà hợp với thiên nhiên, phải chăm lobảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ chính mạng sống của mình
Trang 9“Động Phong Nha” là bài giới thiệu về “Đệ nhất kì quan” của tỉnhQuảng Bình với bảy cái nhất : hang động dài nhất, cửa hang cao và rộng nhất,bãi cát bãi đá rộng và đẹp nhất, có những hồ ngầm đẹp nhất, hang khô rộng vàđẹp nhất, thạch nhũ tráng lệ và đẹp nhất, sông ngầm dài nhất.Phương thức biểuđạt thuyết minh kết hợp với miêu tả và biểu cảm không chỉ cung cấp cho bạnđọc những hiểu biết tỉ mỉ về danh thắng Phong Nha mà còn gợi tưởng tượng vàham muốn khám phá một không gian thiên tạo kì thú đang thu hút sự quan tâmcủa các nhà khoa học, nhà thám hiểm, khách du lịch trong và ngoài nước.
Các văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn 7.
“Cổng trường mở ra”là bài văn ghi lại tâm trạng hồi hộp của một người
mẹ trong đêm chuẩn bị cho con khai trường để vào lớp Một Phương thức biểuđạt của văn bản này là biểu cảm
Vậy ý nghĩa nhật dụng của bài văn là gì? Người mẹ đã hồi hộp trong cáiđêm trước ngày con vào lớp một đâu chỉ vì lo lắng cho con mà còn có niềm vui
về ngôi trường thân yêu đã lưu giữ bao kỉ niệm thân thương của đời mẹ, niềm
hi vọng vào con, mái trường thân yêu sẽ mở ra ánh sáng và tương lai cho mỗicon người Đó là ý nghĩa cập nhật của văn bản nhật dụng này
“Mẹ tôi”được trình bày dưới dạng một bức thư Từ việc phạm lỗi củađứa con đối với mẹ mà người cha bộc lộ cảm xúc và suy tư về tình sâu nghĩanặng của người mẹ Xét về thể loại thì đây là bài tuỳ bút, còn xét về phươngthức biểu đạt thì đây là văn bản biểu cảm
Từ những lời tâm tình, khuyên nhủ của người cha đã hiện lên hình ảnhmột người mẹ cao cả và lớn lao Người mẹ ấy đã thức suốt đêm khi con bị ốm
và đau đớn quằn quại vì lo sợ mất con Người mẹ ấy có thể làm tất cả, có thểchịu mọi đau khổ bất hạnh để cho con đỡ đau đớn, để cho con sống hạnhphúc Vì thế “ ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ, và tình cảm
Trang 10thiêng liêng cao quý hơn cả là tình cảm yêu thương kính trọng đối với cha mẹ”.
Đó cũng là nội dung cập nhật của văn bản này
“Cuộc chia tay của những con búp bê” là truyện ngắn Thành công củavăn bản này là sự kết hợp nhuần nhuyễn của phương thức biểu đạt tự sự vớimiêu tả và biểu cảm Truyện viết về nỗi đau tinh thần tuổi thơ sống thiếu tìnhcảm của cha mẹ Nhưng chính từ bi kịch ấy, những đứa trẻ vẫn giữ được tâmhồn trong sáng vị tha, tình cảm anh em càng thêm gắn bó Đằng sau câuchuyện về tình anh em gắn bó trong sự tan vỡ của gia đình, truyện “Cuộc chiatay của những con búp bê” toát lên vấn đề quyền sống của trẻ em đang bị đedoạ trong một xã hội hiện đại đang cần đến sự quan tâm của mọi người
“Ca Huế trên sông Hương”là văn bản thuyết minh giới thiệu một nét đẹptrong văn hoá cổ truyền xứ Huế, đó là dân ca Huế Đặc sắc của dân ca Huếkhông chỉ là sự phong phú của các điệu hò, điệu lí , không chỉ là sự hoà nhậpcủa hai dòng nhạc dân gian và nhạc cung đình mà còn là cách sinh hoạt độcđáo của nó: thời gian ban đêm, không gian trên sông Hương, người đàn, ngườihát và nghe cùng ngồi trên thuyền
Đọc bài văn này, HS hiểu thêm rằng cố đô Huế không chỉ có các danhlam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng mà còn nổi tiếng bởi các làn điệudân ca và âm nhạc cung đình Ca Huế là một sản phẩm tinh thần đáng trântrọng cần được bảo tồn và phát triển Từ đó HS có nhu cầu mở rộng hiểu biếtdân ca các vùng miền đất nước và củng cô thêm tình yêu đối với truyền thốngvăn hoá dân tộc
Các văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn 8.
“Thông tin về ngày trái đất năm 2000” là văn bản thuyết minh trình bày
về tác hại của bao bì ni lông đối với môi trường và sức khoẻ con người Đã đếnlúc chúng ta phải nhìn nhận lại thói quen dùng bao bì ni lông để có hành độngthiết thực bảo vệ môi trường sống của chúng ta bằng cách hưởng ứng lời kêu
Trang 11gọi: “Một ngày không dùng bao bì ni lông” Thông điệp này chính là nội dungnhật dụng của văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”.
“Ôn dịch, thuốc lá” là một bài thuyết minh cung cấp cho bạn đọc nhữngtri thức khách quan về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ và có thể làm suythoái đạo đức con người Không dừng ở đó văn bản này còn thể hiện tinh thầntrách nhiệm của người viết đối với sức khoẻ cộng đồng khi ông trực tiếp bày tỏthái độ đối với thuốc lá mà ông gọi là một thứ “ôn dịch”, và kiến nghị “Đã đếnlúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này”
Tác giả đã sử dụng thủ pháp thuyết minh quen thuộc như: liệt kê, sosánh, lời văn vẫn sử dụng các thuật ngữ khoa học nhưng dễ hiểu do được giảithích cụ thể, kết hợp trong đó là lời bình luận mang sắc thái biểu cảm rõ rệt.Tất cả được viết bằng tri thức và tâm huyết của của một nhà y học nổi tiếng, vàđiều đó làm nên sức thuyết phục của bài văn này
Ý nghĩa nhật dụng của văn bản này không chỉ là cảnh báo cho mỗi người
về một nạn dịch có sức tàn phá sức khoẻ cộng đồng, gây thành tệ nạn xã hội
mà còn góp phần cổ động cho chiến dịch truyền thông chống hút thuốc lá đangdiễn ra rộng khắp hiện nay
“Bài toán dân số” từ câu chuyện vui về một bài toán cổ liên hệ sangchuyện không vui về việc gia tăng dân số trên trái đất bằng một tính toán lô gicsau: Một bàn cờ có 64 ô, nếu số thóc trong mỗi ô tăng theo cấp số nhân côngbội là 2 thì tổng số thóc nhiều tới mức có thể phủ kín bề mặt trái đất => trái đấtlúc đầu chỉ có 2 người, nếu loài người cũng tăng theo cấp số nhân ấy thì tổngdân số sẽ đạt ô thứ 30 (năm1995) và ô thứ 31 (năm 2015) => nếu cứ để dân sốtăng như thế thì đến một ngày 64 ô của bàn cờ sẽ bị lấp kín và khi đó mỗingười chỉ còn một chỗ ở với diện tích như một hạt thóc trên trái đất
Mục đích của sự tính toán này là báo động về nguy cơ bùng nổ và giatăng dân số của thế giới Vì thế “Bài toán dân số” được xem là một văn bản
Trang 12nhật dụng phục vụ cho chủ đề “dân số và tương lai của nhân loại” Bài toánnày càng có ý nghĩa thời sự đối với các nước chậm phát triển, trong đó có ViệtNam.
Về hình thức, “Bài toán dân số” là một văn bản nghị luận sử dụngphương thức lập luận bằng hình thức luận cứ Nhưng bài nghị luận xã hội này
dễ hiểu bởi sự đan cài rất tự nhiên của phương thức tự sự
Các văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn 9:
“Phong cách Hồ Chí Minh” là bài viết nhằm trình bày cho bạn đọc hiểu
và quý trọng vẻ đẹp của phong cách Bác Hồ Bài văn có hai phần nội dung.Phần thứ nhất nói về vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác, đó là sự kếthợp hài hoà giữa phẩm chất dân tộc và tính nhân loại trong tiếp nhận văn hoá.Phần thứ hai nói về vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác, đó là sự kếthợp hài hoà giữa bình dị và hiện đại trong nếp sống
Nội dung trên được thể hiện trong hình thức thuyết minh kết hợp nghịluận khiến cho sự trình bày các biểu hiện vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh trởnên sáng rõ cùng tình cảm ngưỡng vọng không che giấu của tác giả
Từ nội dung trên, chủ đề nhật dụng cần được khai thác đó là: vấn đềquan hệ giữa hội nhập thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, một vấn đềkhông chỉ có ý nghĩa cập nhật mà còn có ý nghĩa lâu dài thường xuyên của cácthế hệ, nhất là lớp trẻ nước ta trong học tập rèn luyện theo phong cách Bác Hồ
"Đấu tranh cho một thế giới hoà bình" là bài viết của nhà văn đã từng đoạt
giải Nô- ben văn học (G.Mác-két) Ở đây, với hệ thống lập luận sắc sảo, chứng
cớ xác thực, cách so sánh tương phản đã giúp tác giả luận giải một cách thuyếtphục và rõ ràng về hiểm hoạ hạt nhân đối với nhân loại Sự tốn kém và tính phi
lý của cuộc chạy đua chiến tranh hạt nhân, từ đó kêu gọi hành động để ngănchặn chiến tranh hạt nhân vì một thế giới hoà bình
Trang 13Chủ đề nhật dụng của văn bản này chính là đấu tranh cho hoà bình,chống chiến tranh để bảo vệ hoà bình Ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiếntranh hạt nhân Đó là những vấn đề cấp thiết và nóng hổi trong đời sống chínhtrị của nhân loại và của mỗi dân tộc, mỗi con người.
“Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển củatrẻ em” được trích từ Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em của tổchức Liên hợp quốc ngày 30/9/1990, chứng tỏ sự quan tâm toàn diện, sâu sắccủa cộng đồng quốc tế đối với trẻ em trên toàn thế giới
Bản tuyên bố đã đề cập đến thực trạng bất hạnh của cuộc sống trẻ emtrên thế giới, về khả năng có thể cải thiện được cuộc sống của chúng, cùng cácgiải pháp cụ thể Những nội dung này đã được luận giải một cách hợp lý hợptình theo yêu cầu nghị luận xã hội nhằm làm rõ quan điểm vì trẻ em của cộngđồng thế giới, nhưng để dễ hiểu, dễ truyền bá đến đại chúng, bản tuyên bố đãtrình bày các quan điểm dưới dạng mục và số
Các nội dung được thảo trong bản tuyên bố đã toát lên điểm tích cực vànhân đạo của cộng đồng quốc tế (trong đó có Việt Nam) về sự sống còn, quyềnđược bảo vệ và phát triển của trẻ em Đó là ý nghĩa cập nhật cũng như ý nghĩalâu dài của văn bản này
III CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
1 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
Phương pháp quan sát: hình thức chủ yếu của phương pháp này là dự giờ đồng nghiệp từ đó tôi có thể phát hiện ra những ưu nhược điểm trong bài dạy của các đồng nghiệp
Phương pháp so sánh: với phương pháp này tôi có thể phân loại, đối chiếukết quả nghiên cứu
Trang 14Ngoài ra tôi còn sử dụng những phương pháp hỗ trợ khác như: đọc tài liệu, thống kê, thăm dò ý kiến của học sinh, trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp.
2 Kết quả nghiên cứu thực tiễn
a/ Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Trường THCS Hồng Dương là một trường có bề dày về truyền thốnghọc tập Trường có đội ngũ giáo viên khá đông, yêu nghề, có năng lực chuyênmôn và dày dặn kinh nghiệm Đội ngũ giáo viên dạy giỏi cấp huyện, thành phố
ở đều các môn Tổ Ngữ văn của trường gồm có 12 đồng chí, trong đó có đồngchí nhiều năm liền tham gia bồi dưỡng đội tuyển Văn của huyện, đồng chí còn
là thành viên trong tổ bộ môn của phòng nên có dịp giao lưu, tập huấn và dựgiờ nhiều ở khắp các trường trong huyện cũng như ngoài huyện qua các đợtkiểm tra cũng như chấm thi giáo viên giỏi nên đồng chí có rất nhiều kinhnghiệm đó là đồng chí Nguyễn Khắc Thành - Hiệu trưởng Ngoài ra còn cóđồng chí Nguyễn Khắc Hùng- Tổ trưởng tổ Xã hội, đồng chí Lương Thị Huệ -
Tổ phó là những người có chuyên môn sâu và có nhiều kinh nghiệm Còn lạicác đồng chí trong tổ hầu hết đều là các đồng chí có năng lực, yêu nghề, tâmhuyết với nghề Đó chính là điều kiện thuận lợi đầu tiên giúp tôi có thể trao đổikhi thực hiện đề tài này
Trong những năm gần đây, do không ngừng đổi mới về phương pháp quản lí cũng như giảng dạy nên chất lượng giáo dục và học tập của trường ngày càng cao và có uy tín đối với nhân dân trong xã cũng như trong huyện
Mục tiêu hiện nay của nhà trường là đào tạo toàn diện nhằm giúp học sinh có chất lượng cao về cả văn hoá và đạo đức
Hàng năm số lượng học sinh đạt học sinh giỏi cấp huyện, thành phố củatrường ngày một gia tăng, luôn nằm trong tốp các trường dẫn đầu trong toàn huyện .Song môn Ngữ văn trong những năm gần đây thành tích còn khá khiêm
Trang 15tốn, học sinh có xu hướng học nghiêng hẳn sang các môn tự nhiên Chính vì vậy càng đòi hỏi những người giáo viên dạy Ngữ văn như chúng tôi phải không ngừng trang bị kiến thức, tiếp cận với phương pháp để làm mới mình trong từng tiết dạy trên lớp và đó không phải là một điều dễ
Mặc dù trường thuộc địa bàn nông thôn, dân cư sống thuần nông đời sống còn gặp nhiều khó khăn Song việc học của các em được gia đình quan tâm rất chu đáo
Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều học sinh chưa có ý thức tự giác trong học tập, mải chơi, bị lôi cuốn vào các trò chơi điện tử làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em
+ Quá nhấn mạnh yêu cầu gắn kết tri thức trong văn bản với đời sống cho nên giáo viên chú ý nhiều tới liên hệ thực tế, dẫn đến việc khai thác kiến thức cơ bản chưa đầy đủ
+ Vốn kiến thức của giáo viên còn hạn chế, thiếu sự mở rộng
+ Giáo viên chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học cũng nhưcác biện pháp tổ chức dạy học nhằm gây hứng thú cho học sinh
+ Về phương tiện dạy học mới chỉ dừng lại ở việc dùng bảng phụ, tranh ảnh minh hoạ có một số tiết đã sử dụng CNTT song còn hạn chế Trong khi đó
có một số văn bản nếu học sinh được xem những đoạn băng ghi hình sẽ sinh
Trang 16động hơn rất nhiều Ví dụ như văn bản “Động Phong Nha”, “ca Huế trên sông Hương” Nhưng hầu hết giáo viên không chú ý đến vấn đề này.
+ Giáo viên còn có tâm lý phân vân không biết có nên sử dụng phương
pháp giảng bình khi dạy những văn bản này không và nếu có thì nên sử dụng ở mức độ như thế nào?
Chính vì những lí do trên mà khiến cho giờ dạy tẻ nhạt, không thực sự
thu hút gây được sự chú ý của học sinh
Kết quả cụ thể trong một giờ dạy văn bản nhật dụng thuộc chương trình Ngữ văn 7 mà tôi đã thực hiện thử ở đầu năm học Sau khi dạy song ở lớp 7A, tôi
có kiểm tra và kết quả cho thấy số bài đạt điểm cao còn rất thấp, trong khi đó
số bài rơi vào điểm thấp lại cao cụ thể như sau:
Nguyên nhân của thực trạng trên là:
- Văn bản nhật dụng mới được đưa vào giảng dạy, số lượng văn bảnkhông nhiều nên giáo viên còn thấy rất mới mẻ, ít có kinh nghiệm, lúngtúng về phương pháp
- GV chưa có kĩ năng sử dụng máy chiếu nên việc mở rộng kiến thức chocác em bằng hình ảnh rất hạn chế
- Chưa xác định đúng mục tiêu đặc thù của bài học văn bản Nhật dụng
- Chưa có ý thức sưu tầm tư liệu có liên quan đến văn bản như tranh ảnh,văn thơ để bổ sung cho bài học thêm phong phú
d/ Đề xuất biện pháp
Trang 17Trước những thực trạng và nguyên nhân trên tôi xin đề xuất một số biệnpháp nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy như sau:
d1 Xác định mục tiêu đặc thù của bài học văn bản nhật dụng
Nhấn mạnh vào hai khía cạnh chính: Trang bị kiến thức và trau dồi tưtưởng, tình cảm thái độ cho học sinh Nghĩa là qua văn bản, cung cấp và mởrộng hiểu biết cho học sinh về những vấn đề gần gũi, bức thiết đang diễn ratrong đời sống xã hội hiện đại, từ đó tăng cường ý thức công dân đối với cộngđồng
Ví dụ : Với văn bản " Ca Huế trên sông Hương" trong Ngữ văn 7 thì:
Mục tiêu bài học được xác định như sau
Học sinh hiểu từ văn bản “Ca Huế trên sông Hương”:
- Ca Huế với sự phong phú về nội dung, giàu có về làn điệu, tinh tế trong biểudiễn và thưởng thức là một nét đẹp của văn hoá cố đô Huế, cần được giữ gìn vàphát triển
- Từ đó mở rộng vốn hiểu biết về văn hoá Huế và âm nhạc dân gian các vùngmiền, bồi đắp tình yêu đối với xứ Huế và các giá trị văn hoá dân tộc
-Văn bản nhật dụng có thể được viết ở dạng thuyết minh kết hợp với nghị luận,miêu tả, bộc lộ cảm xúc
d2 Chuẩn bị
Về kiến thức:
Giáo viên không chỉ xác dịnh đúng mục tiêu kiến thức của văn bản màcòn phải trang bị thêm cho mình những kiến thức mở rộng, hỗ trợ cho bàigiảng như thu thập các tư liệu có liên quan đến bài giảng trên các nguồn thôngtin đại chúng (phát thanh, truyền hình, mạng Internet, báo chí, sách vở, tranhảnh, âm nhạc )
Ví dụ : Khi dạy bài “Ca Huế trên sông Hương”, giáo viên còn phải tạothêm nguồn tư liệu bổ sung cho bài học trên các kênh âm nhạc dân gian các