Hình tượng nhân dân

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Phạm Tiến Duật.pdf (Trang 50)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.2.3. Hình tượng nhân dân

Trong văn học chống Mỹ nói chung và thơ ca nói riêng, nhân vật anh

hùng đã trở thành nhân vật số đông. Trong Mặt đường khát vọng, Nguyễn

Khoa Điềm đã từng viết :

Có biết bao người con gái, con trai

Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra đất nước

Họ là những con người bình dị, đến khi mất rồi có thể không ai còn nhớ đến họ. Nhưng điều đó không quan trọng. Điều quan trọng là sự sống còn của đất nước này. Đó là ý chí, là quyết tâm không gì lay chuyển được. Sức mạnh từ ngàn đời đã dồn nén, tích tụ và thăng hoa vào thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Thơ Phạm Tiến Duật đã bắt được nhịp đập của những con tim tràn đầy

mẹ Nam Hoàn, Ông già thuốc bắc... là chùm thơ tiêu biểu của Phạm Tiến Duật tái hiện sinh động chân dung nhân dân trong thơ chống Mỹ.

Phạm Tiến Duật không viết những bài thơ mang tính luận đề về nhân dân. Mặc dù vậy, khi thơ đã đạt đến độ chín nhất định, mỗi hình tượng tự thân nó đều có tính khái quát. Đọc những bài thơ của Phạm Tiến Duật viết về những con người cụ thể: bà mẹ ở Nam Hoành, ông già thuốc bắc ...ta có thể nhận ra ngay hình bóng nhân dân với những đặc điểm và phẩm chất truyền thống: sống gian khổ, giàu đức hi sinh, sẵn sàng dành tất cả những gì mình có cho đất nước.

Nói đến hình tượng nhân dân trong thơ Phạm Tiến Duật trước hết người đọc chú ý đến hình tượng người mẹ. Không phải đến Phạm Tiến Duật và chỉ có Phạm Tiến Duật viết về người mẹ trong kháng chiến. Thơ kháng chiến đã có cả một đề tài lớn về người mẹ với cảm hứng ngợi ca. Người mẹ Việt Nam đã trở thành một biểu tượng đẹp trong thơ. Hoàng Cầm, Tố Hữu, Xuân Quỳnh, Hữu Thỉnh... đều đã có những bài thơ cảm động tiêu biểu về người mẹ. Phạm Tiến Duật cũng góp tiếng nói khiêm nhường của mình vào đề tài vốn đã rất phong phú này. Vẻ đẹp của người mẹ được nhà thơ cảm nhận trước hết ở sự đôn hậu, ở tình cảm đằm thắm dành cho những đứa con. Tình cảm ấy được biểu lộ ra bằng nỗi nhớ:

Bà mẹ thôn Nghi Vạn Con tòng quân vắng nhà Trẩy cam mỗi buổi sáng Bồn chồn nhớ con xa.

(Mùa cam trên đất Nghệ)

Nhưng ở mẹ còn có một tình yêu lớn hơn đó là tình yêu Tổ quốc. Cho nên dù thương con, nhớ con, mẹ vẫn sẵn lòng để con ra trận, đi chiến đấu vì Tổ quốc quê hương. Mẹ hiểu được tình yêu riêng ấy sẽ lớn hơn nếu nó được hoà vào tình yêu chung và được cống hiến. Khi đất nước lâm nguy, mẹ sẵn sàng dâng hiến tất cả. Mẹ hiểu rằng con mẹ sinh ra là công dân của đất nước.

Là một người bình thường nhưng mẹ hiểu được giá trị của đời sống độc lập, tự do. Niềm vui của mẹ cũng là niềm vui của cả dân tộc:

Giặc Mỹ thua tơi bời Thế là lòng mẹ vui.

(Mùa cam trên đất Nghệ)

Đối với người Việt Nam trong kháng chiến, phẩm chất cao quý nhất ở họ vẫn là sự hi sinh. Mẹ Tơm, mẹ Suốt trong thơ Tố Hữu là những người mẹ tiêu biểu cho những con người thầm lặng hi sinh, bất khuất, kiên cường ấy. Bà mẹ Nam Hoành trong thơ Phạm Tiến Duật cũng là trường hợp tương tự. Kỷ niệm về người mẹ ấy còn làm xúc động nhà thơ mãi về sau này:

Ngọn đèn dầu chỉ sáng lom đom Soi một dáng lưng còng vất vả Cha con bị bom đêm đánh cá Em gái con mẹ cho nó tòng quân.

(Nhớ bà mẹ ở Nam Hoành)

Hoàn cảnh của mẹ thật khó khăn: chồng chết bom, con gái đi tòng quân, sống đơn côi một mình nhưng ở mẹ có một niềm tin, một chân lý giản dị mà chắc nịch:

Nửa phần đất giặc phải ngừng ném bom

Nhớ câu nói của mẹ, câu nói như chắt từ nước mắt Thà ăn muối suốt đời

Còn hơn là có giặc!

(Nhớ bà mẹ ở Nam Hoành)

Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã đi qua hơn ba mươi năm, nhưng mỗi khi nhìn lại, chúng ta không khỏi ngạc nhiên về sức mạnh kỳ diệu của chính mình. Vì sao một dân tộc đói nghèo và lạc hậu lại có thể chiến thắng một đế quốc mạnh tầm cỡ hàng đầu thế giới? Phạm Tiến Duật cũng nhiều lần đật câu

hỏi băn khoăn. Nhưng chính việc tham gia kháng chiến trực tiếp cầm súng, trực tiếp gặp gỡ với những con người yêu nước, ông đã tìm được câu trả lời cho mình. Đó là sức sống bất diệt của con người Việt Nam. Sức sống ấy đã được chuyển hoá thành sức mạnh vật chất, bằng hành động cụ thể của mỗi con người. Cuộc kháng chiến đã làm thay đổi cả những thứ tưởng chừng không thay đổi. Ai có thể hình dung một già thuốc bắc ở phố phường Hà Nội bỗng chốc trở thành chiến sỹ tự vệ của thủ đô:

Hôm nay bom Mỹ rơi Hà Nội Ông già ra trực ngã tư đường Phòng thuốc rời nhà, tủ làm ụ súng Mắt ông già lấp lánh như gương.

(Ông già thuốc bắc)

Nghề của ông già thuốc bắc là nghề gia truyền, cái nghề từ ngàn đời xưa tạo dựng mà nên, nay phải đổi thay điều đó thật không dễ dàng. Nhưng khi phải đứng trước sự lựa chọn: việc nước - việc nhà, sự mất còn của nghề nghiệp gia đình - sự tồn vong của quê hương, của thủ đô yêu dấu... những người dân lao động bình thường ấy đã có nhận thức vô cùng đúng đắn. Khi đó họ sẵn sàng cống hiến. Ông già thuốc bắc hiến nhà, hiến tài sản của mình cho kháng chiến. Và nữa, nhà thơ còn phát hiện và ghi lại được hình ảnh thật đẹp ở ông:

Toàn thành phố thu mình trong báo động ...

Ông già đeo băng đỏ đứng bên trên. (Ông già thuốc bắc)

Thực sự, cuộc chiến tranh nhân dân đã đi vào đời sống của mỗi người dân ngày ấy. Tuy nhiên, đối với nghệ thuật thơ ca, việc nắm bắt, lựa chọn và biểu hiện là cả một vấn đề không đơn giản. Phạm Tiến Duật đã làm được điều đó. Khi mà thế thế hệ đàn anh của mình đã có hàng loạt nhân vật thơ ca đa

dạng với nhiều phong cách tiêu biểu thì Phạm Tiến Duật vẫn tìm được hướng đi cho mình. Ông chọn cho mình một góc nhìn riêng, thâm nhập vào đời sống tinh thần của họ, để tìm hiểu, để đồng cảm, để cất lên tiếng nói về họ.

Chính vì vậy, ông đã nhận ra ở những con người "vô danh" ấy những nét đẹp cao quý. Ông hiểu rằng mọi hành động của họ đều xuất phát từ lòng căm thù giặc, từ tình yêu tha thiết với quê hương, làng xóm, từ ý chí quyết tâm đánh giặc. Thậm chí ý thức đánh đuổi giặc ngoại xâm còn như ngự sẵn trong tiềm thức của họ. Những chặng đường mà ông đã qua, những con người mà ông đã gặp, tất cả đều lưu lại bóng dáng trong thơ ông với những tình cảm thiết tha, trìu mến. Cứ như thế, biết bao những người dân yêu nước sẵn sàng hi sinh, sẵn sàng hiến dâng cho Tổ quốc mà nhà thơ trẻ Phạm Tiến Duật ngày ấy đã nhận ra. Họ là bộ đội, là thanh niên xung phong, hay họ là những người mẹ sống lặng lẽ nơi quê nhà; họ là người làm ruộng vườn, người buôn bán... họ là bất kỳ ai, nhưng những con người ấy đều có một điểm chung nổi bật, đó là lòng yêu nước. Bằng trái tim nhạy cảm, sắc sảo nhà thơ Phạm Tiến Duật đã phát hiện ra và đưa vào thơ mình những nhân vật tiêu biểu và đó cũng là những nhân vật của thời đại mình. Họ là những nhân vật chính trong bản anh hùng ca bất diệt trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam mà ông tạo dựng được. Nhưng điều đáng nói ở đây là, Phạm Tiến Duật không chỉ quan sát, chiêm ngưỡng, ngợi ca các nhân vật anh hùng của thời đại mà ông đã viết về họ bằng cảm xúc chân thực, bằng sự gần gũi, sẻ chia. Chính vì vậy, người anh hùng trong thơ ông không sừng sững như tượng đài bia đá, người anh hùng ấy sống giữa đời thường, đẹp một vẻ đẹp bình dị. Điều đó có lẽ xuất phát từ ý tưởng sáng tạo, từ quan niệm nghệ thuật của Phạm Tiến Duật. Ông không chỉ khắc hoạ chân dung của một cá nhân, ông muốn tạc tượng cho cả một dân tộc. Bởi theo ông, sự chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong lịch sử là sự chiến thắng của tinh thần đoàn kết, là sức mạnh tập thể. Làm nên điều

kỳ diệu của thế kỷ XX đối với dân tộc ta là bởi lòng bên lòng, đồng tâm hiệp lực.

Thơ Phạm Tiến Duật đã bắt nguồn từ cuộc sống, đã đi từ cuộc sống để rồi quay về với cuộc sống, lấy sức sống và tiếng nói từ chính hiện thực vừa có chiều rộng của cuộc đời, vừa có chiều sâu cảm xúc. Thơ ông ngày ấy được xem như một "di tích văn hoá" của một thời chiến tranh. Trong "bảo tàng di tích" bằng thơ ấy, những nhân vật anh hùng của thời đại được nhà thơ trang trọng đặt lên vị trí hàng đầu. Đó cũng là tấm lòng của ông đối với đồng đội, với nhân dân, đất nước.

2.2. HÌNH TƢỢNG CÁI "TÔI" TRỮ TÌNH TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT

2.2.1. Cái tôi trữ tình trong thơ

Cái tôi trữ tình là thế giới chủ quan, thế giới tinh thần của con người được thể hiện trong tác phẩm trữ tình bằng các phương tiện của thơ trữ tình. Sự hiện diện của cái tôi trữ tình trong thơ là một trong những biểu hiện để chúng ta có thể nhận ra chân dung tác giả, góp phần tạo nên phong cách của mỗi nhà thơ. Cái tôi trữ tình biểu hiện những nguyên tắc khám phá, lí giải, đánh giá, tiếp nhận các vấn đề đời sống thông qua ý thức, nhân cách của người trữ tình. Cái tôi trữ tình luôn tự nhận thức, tự đánh giá, tự bộc lộ giá trị bản thân trong đời sống. Thông qua cá tính người trữ tình với mọi phong thái, sự độc đáo, người đọc có thể tiếp xúc trực tiếp với bản sắc trữ tình của tác phẩm và qua đó mà lĩnh hội thế giới.

Thơ Phạm Tiến Duật thuộc phạm trù thơ trữ tình cách mạng.Vốn là một nhà thơ tài hoa, có phong cách, Phạm Tiến Duật đã bộc lộ được dấu ấn cá nhân của mình. Cái tôi trong thơ Phạm Tiến Duật gắn bó hài hoà với cái tôi thế hệ, cái tôi công dân. Dù hướng nội hay hướng ngoại, dù viết về mình hay viết về ai đó thì nhân vật chính trong thơ vẫn là cái tôi trữ tình của nhà thơ. Chính Phạm Tiến Duật đã từng khẳng định: "Nhân vật thì có nhiều nhưng

nhân vật chính của mỗi nhà thơ chỉ có một mà thôi: ấy chính là gương mặt tác giả. Trên một chặng đường thơ mà trong thơ của tác giả nào đó không thấy có gương mặt tác giả thì đó chính là một chặng đường chưa thể gọi là hoàn thiện" [8; 50]. Cái mà Phạm Tiến Duật gọi là "gương mặt tác giả" chính là cái "tôi" trữ tình trong thơ. Tìm hiểu phong cách thơ Phạm Tiến Duật chính là tìm hiểu nét đặc sắc ấy về cái tôi trữ tình trong thơ ông.

2.2.2. Hình tƣợng cái tôi trữ tình trong thơ Phạm Tiến Duật

2.2.2.1. Cái tôi trữ tình trẻ trung, tinh nghịch và hóm hỉnh

Cái tôi trữ tình trong thơ là sự thể hiện của thế giới chủ quan, sự biểu cảm của chính tác giả, là một trong những yếu tố bộc lộ phong cách nhà thơ. Là một người con đất Bắc, được mang trong mình nét hào hoa của người Hà Nội, Phạm Tiến Duật đến với chiến trường khi tuổi đời còn rất trẻ. Vừa rời ghế nhà trường, ông đã đến với con đường Trường Sơn đầy ác liệt để vừa làm nhiệm vụ của một người lính đồng thời cũng làm duyên với bút mực thơ ca. Cái duyên thơ ấy đã theo ông đến tận cuối cuộc đời. Nhìn lại mỗi chặng đường sáng tác của Phạm Tiến Duật, ta thấy cái tôi trữ tình trong thơ ông lại có những sắc thái biểu hiện riêng, mang sắc điệu riêng, độc đáo, hấp dẫn.

Đọc những tập thơ đầu tay của ông như Vầng trăng quầng lửa, Thơ một

chặng đường, ta thấy ở đó một cái tôi trẻ trung, tinh nghịch, hóm hỉnh, lạc quan, đậm chất lính. Trở lại những năm tháng đau thương mà hào hùng của dân tộc, ta mới thấy cái hồn nhiên, lãng mạn, lạc quan vô cùng đáng yêu, đáng trân trọng của con người thời ấy. Nếu không có được những cái đó của con người thời đại thì có lẽ dân tộc ta khó có thể vượt qua được hai cuộc chiến tranh thần thánh chống Pháp và chống Mỹ. Chân dung tinh thần của những con người thời đại được phản ánh thật rõ nét qua nhiều hình thức nghệ thuật nhưng có thể nói hiệu quả nhất là thơ ca. Đội ngũ sáng tác của thơ ca chống Mỹ là sự hợp lực của hai dòng chảy: thế hệ nhà thơ trưởng thành từ

kháng chiến chống Pháp như Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Hồng Nguyên, Xuân Diệu...và thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ như: Lưu Quang Vũ, Lê Anh Xuân, Bằng Việt, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Nguyễn Duy, Bằng Việt, Phạm Tiến Duật....cả hai thế hệ nhà thơ cùng ra trận, cùng "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước".

Đến với thơ Phạm Tiến Duật, ta bắt gặp một cái tôi hồn nhiên, trẻ trung, trong sáng. Trong thơ Phạm Tiến Duật, ta thấy ông nhìn cuộc sống, nhìn sự khốc liệt của chiến tranh qua lăng kính của tuổi trẻ và tình yêu. Thực ra, không phải đến bây giờ mới xuất hiện trong thơ ca cái tôi tác giả hồn nhiên, trong sáng. Ngay từ ngày đầu kháng chiến chống Pháp, người đọc đã bắt gặp những phẩm chất này của cái tôi tác giả - những người lính, những

người trong cuộc vừa đánh giặc vừa làm thơ. Trong bài thơ Nhớ, Hồng

Nguyên đã diễn tả thật hay sự hồn nhiên, vô tư của những chàng lính trẻ:

- Đằng nớ vợ chưa? - Đằng nớ

- Tớ còn chờ độc lập

Cả lũ cười vang bên ruộng bắp Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu.

Đến thơ chống Mỹ và đặc biệt là đến Phạm Tiến Duật, ta lại bắt gặp cái hồn nhiên, trong trẻo ấy nhưng đó không còn là niềm vui chất phác ruộng đồng của những thanh niên nông dân trong luỹ tre làng xã, mà là sự hồ hởi, hồn nhiên của những con người được trang bị sự hiểu biết sâu sắc, một sự tự ý thức về thế hệ mình. Thơ Phạm Tiến Duật là thơ chiến trường, ông đề cập đến những vấn đề trọng đại của cộng đồng dân tộc, ca ngợi những con người lý tưởng của thời đại theo cách riêng của mình. Là người trực tiếp chiến đấu trên những chặng đường gian khổ, nhưng dường như sự tàn khốc, ác liệt của chiến tranh chỉ là cái phông, cái nền cho phẩm chất cao đẹp của con người hiện ra. Phạm Tiến Duật đã nhìn cuộc chiến và những con người trong cuộc bằng cặp

mắt rất trẻ và một trái tim sôi nổi, nồng nàn. Trong con mắt của ông, trong cảm nhận của ông, hiện thực chiến trường là nơi "đất rất hồng và người rất trẻ". Thơ ông tràn đầy tiếng cười, tiếng hát hồn nhiên:

Buồn cười mất ngủ mấy đêm. (Lá lạc tiên)

Buồn cười cái nón toòng teng trên đầu. (Cái chao đèn)

Cái miệng em ngoa cho bạn cười giòn Giọng Hà tĩnh nghe buồn cười đáo để. (Gửi em cô thanh niên xung phong) Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính) Tiếng cười trêu khúc khích như câu hò. (Nghe hò đêm bốc vác)

Đồng chí coi kho cười ha hả.

(Tiếng cười của đồng chí coi kho) Anh ngồi nghĩ gì em chẳng biết

Cứ hát tràn những câu bâng quơ. (Cô bộ đội ấy đã đi rồi) Cái cậu trẻ măng cất lên tiếng hát Khi biết trong hầm có cô bé đang nghe. (Vầng trăng và những quầng lửa)

Cùng với tiếng hát, tiếng cười thể hiện không khí lạc quan, phấn chấn của cuộc sống chiến trường. Dù ở sắc thái nào, tiếng cười, tiếng hát cũng thể

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Phạm Tiến Duật.pdf (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)