HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY TNHH HỒNG DŨNG
Trang 1CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MARKETING VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA CÔNG TY TNHH HỒNG DŨNG.
1.1 Cơ sở lý luận của marketing.
1.1.1 Khái niệm về marketing:
Marketing là quá trình quàn trị nhằm nhận biết, dự đoán và đáp ứng những yêu cầucùa khách hàng một cách hiệu quả và có lợi
Marketing là toàn bộ hệ thống các hoạt động kinh doanh từ việc thiết kế, định giá xúctiến đến phân phối những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu nhằm đạtđược những mục tiêu đã định
Marketing là tiến trình kế hoạch và thực hiện sự sáng tạo, định giá, xúc tiến và phânphối những ý tưởng, hàng hóa và dịch vụ để tạo ra sự trao đổi và thỏa mãn những mụctiêu cá nhân và tổ chức
Marketing là tiến trình qua đó cá nhân và tổ chức có muốn thông qua việc sáng tạo vàtrao đổi sản phẩm và giá trị giữa các bên để đạt được nhu cầu và mong muốn
1.1.2 Sự ra đời và phát triển của Marketing:
Marketing bắt nguồn từ một thuật ngữ tiếng Anh, nghĩa đen của nó là “thị trường”.Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1902 trên giảng đường đại học tổnghợp Michigan tại Mỹ
Từ năm 1910, tất cả các trường đại học tổng hợp quan trọng ở Mỹ bắt đầu giảng dạymôn học này Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, nó được truyền bá sang Tây Âu và NhậtBản Bộ môn Marketing đầu tiên của Châu Âu được thành lập tại thành phố GRAJ (Áo)năm 1968, sau đó xuất hiện tại thành phố Manster của cộng hòa Liên Bang Đức
Quá trình quốc tế hóa Marketing đã xuất hiện rất nhanh ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu
Á Marketing được đưa vào giảng dạy ứng dụng trong sản xuất kinh doanh một cáchhiệu quả Thời gian đầu, Marketing chỉ giới hạn trong lĩnh vực thương mại, chỉ nhằm tiêuthụ nhanh chóng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra nhằm đạt lợi nhuận cao Đây làgiai đoạn hoạt động của Marketing truyền thống hay Marketing thụ động
Trang 2Hoạt động của Marketing truyền thống không còn khả năng giải quyết được nhữngmâu thuẩn phát sinh Chính vì vậy, Marketing hiện đại hay Marketing năng động ra đời,
nó không còn hoạt động trong phạm vi hạn hẹp là chỉ bán hàng hóa và dịch vụ có sẵn,
mà nó được mở rộng ra toàn diện hơn, coi thị trường là khâu quan trọng nhất của quátrình tái sản xuất, nhu cầu của người mua trên thị trường đóng vai trò quyết định đến sảnxuất và bán hàng thỏa mãn nhu cầu, nó bao gồm tất cà các hoạt động: tính toán về mụctiêu ý đồ chiến lược từ trước khi sản xuất, tiêu thụ và những dịch vụ sau bán hàng
1.1.3 Vai trò và chức năng của Marketing:
1.1.3.1 Vai trò:
Marketing có vai trò rất quan trọng trong kinh doanh Nó hướng dẫn, chỉ đạo và phốihợp các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhờ các hoạt độngMarketing các quyết định đề ra trong sản xuất kinh doanh có cơ sở khoa học vững chắchơn, doanh nghiệp có điều kiện và thông tin đầy đủ hơn, thỏa mãn mọi yêu cầu của kháchhàng Marketing có ảnh hưởng to lớn đến quyết định về doanh số, chi phí, lợi nhuận vàqua đó nó ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả của sản xuất kinh doanh
1.1.3.2 Chức năng:
Marketing có chức năng làm cho sản phẩm hay dịch vụ luôn luôn thích ứng với nhucầu thị trường, thăm dò tiềm năng nhu cầu thị trường và dự đoán hướng phát triển của thịtrường trong tương lai
Giúp công ty không ngừng hoàn thiện và đổi mới hệ thống phân phối sản phẩm và cácdịch vụ sau khi phân phối
Tạo thế chủ động cho công ty trong sản xuất kinh doanh, kịp thời thay đổi mẫu mãnhằm đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của thị trường
1.2 Các chiến lược Marketing:
1.2.1 Khái niệm về chiến lược Marketing:
Chiến lược Marketing là một hệ thống những chính sách, biện pháp nhằm triển khai
và phối hợp các mũi nhọn Marketing để đạt được mục tiêu của công ty một cách có hiệu
Trang 3quả nhất, nó biểu hiện một cách tổng hợp nhất các mối quan hệ giữa nhu cầu của thịtrường và khả năng của công ty.
1.2.2 Chiến lược sản phẩm:
1.2.2.1 Khái niệm:
Theo quan điểm Marketing thì sản phẩm là những hàng hóa, dịch vụ với những thuộctính nhất định, với những tính dụng cụ thể nhằm thỏa mãn nhu cầu, đòi hỏi của kháchhàng Sản phẩm có giá trị sử dụng, nó có thể hữu hình hoặc vô hình Trong việc triển khaisản phẩm người lập kế hoạch cần suy nghĩ sản phẩm ở 3 mức độ:
Phần cốt lõi: Phần cốt lõi của sản phẩm phải giải đáp được câu hỏi: “Người mua đang
muốn mua cái gì?” Nhà tiếp thị phải khám phá ra những nhu cầu tiềm ẩn đằng sau mỗisản phẩm và đem bán những lợi ích chứ không phải những đặc điểm
Phần cụ thể: Gồm chất lượng, đặc điểm, kiểu dáng, tên hiệu, bao bì
Phần phụ thêm: Người thiết kế sản phẩm phải đưa ra thêm những dịch vụ và lợi ích
bổ sung để tạo thành phần phụ thêm của sản phẩm
1.2.2.2 Nội dung của chiến lược sản phẩm:
Chu kỳ sống của sản phẩm:
Bất kỳ một sản phẩm nào cũng phải trải qua những giai đoạn nhất định:
- Giai đoạn giới thiệu hay triền khai: Vì mới xuất hiện trên thị trường nên sản phẩm
chưa được nhiều người biết đến, khách hàng có thể còn đang lưỡng lự hay ngập ngừng
vì chưa hiểu hết về hàng hóa, cũng như chưa có nhiều đối chứng trong việc tiêu thụ nónên số lượng bán chưa nhiều và doanh số bán thấp, mức tăng trưởng chậm Việc địnhmột mức giá tương đối thấp có thể giúp công ty mở rộng nhanh các khu vực tiêu thụ,tăng nhanh khối lượng bán Trong giai đoạn này công ty thường phải chịu lỗ, do đó đểsản phẩm có thể thích ứng, người ta phải vận dụng linh hoạt các chính sách củaMarketing: chính sách xúc tiến, chính sách phân phối, chính sách giá và sản phẩm
Trang 4- Giai đoạn phát triển hay tăng trưởng: Đặc điểm của giai đoạn này là khối lượng
hàng tiêu thụ tăng mạnh do thị trường đã chấp nhận sản phẩm mới, chi phí giá thành sảnphẩm đã giảm đáng kể nên khả năng thu lợi nhuận cao Mục tiêu cơ bản của giai đoạnnày là xâm nhập vào những thị trường mới, đồng thời tiếp tục nâng cao các đặc tính sửdụng và chất lượng hàng hóa, nắm vững các kênh mới thuộc hệ thống phân phối
- Giai đoạn suy thoái: Khối lượng tiêu thụ và lợi nhuận thu được giảm nghiêm trọng
trong giai đoạn này, nếu công ty không thấy trước và không đối phó kịp thời thì mứcthiệt hại có thể dẫn đến sự phá sản Việc làm lúc bấy giờ của công ty là ngừng sản xuấtsản phẩm hiện tại và tung ngay sản phẩm mới vào thị trường để chặn đứng tình trạng suythoái, kích thích việc tiêu thụ, hạ giá
Chiến lược chủng loại :
Trong kinh doanh hiện đại, đòi hỏi một công ty phải có nhiều sản phẩm để đảm bảomục tiêu an toàn đối phó với thị trường nhiều biến động Công ty phải có một chủng loạihơp lý:
- Chiến lược thiết lập chủng loại: Thiết lập và giữ vửng chủng loại các mặt hàng
của công ty bằng những loại sản phẩm có chất lượng cao, củng cố nâng cao uy tín củasản phẩn Trên cơ sở đó duy trì và phát triển phần thị trường đã chiếm được
- Chiến lược hạn chế chủng loại: Trong quá trình kinh doanh công ty nhận biết
được sản phẩm nào có hiệu quả nhất được khách hàng ưa chuộng thông qua những ýkiến đóng góp từ thị trường Từ đó loại bỏ những sản phẩm không thỏa mãn yêu cầu củakhách hàng đồng thời tập trung phát triển những sản phẩm coa hiệu quả cao nhằm tạo lợithế cạnh tranh trên thị trường
- Chiến lược biến đổi chủng loại: Việc biến đổi chủng loại không nhất thiết phải
thay đổi sản phẩm hoàn toàn mới và có thể tạo ra sản phẩm mới dựa trên cơ sở làm khác
đi ít nhiều những sản phẩm đã có Trong trường hợp chỉ thay đổi ít về sản phẩm cung cấpcho khách hàng cũng mang lại hiệu quả đáng kể
Chiến lược hoàn thiện và nâng cao đặc tính sử dụng của sản phẩm:
Trang 5Hàng hóa có những công cụ khác nhau vì nó có những đặc tinh sủ dụng khác nhau.Tổng hợp tất cả các đặc tính đó lại tức là tập hợp tất cả những năng lực nhiều mặt vốn cócủa sản phẩm được gọi là chất lượng sản phẩm Người tạo ra sản phẩm (dịch vụ) đôi khichỉ xét về khía cạnh kỹ thuật của chất lượng sản phẩm ít chú ý đến các chi phí, tốn kémphải bỏ ra để nâng cao chất lượng Sản phẩm hoàn thiện có nghĩa các đặc tính sử dụngphải phù hợp với nhiều yêu cầu của khách hàng và đáp lại là khách hàng chấp nhận muasản phẩm đó.
Chiến lược đổi mới chủng loại
Chiến lược đổi mới chủng lọa hướng vào việc phát triển một sản phẩm mới cho thịtrường hiện tại hay phát triển một số sản phẩm mới cho khu vực mới của khách hàng.Điểm mấu chốt trong chiến lược sản phẩm là xí nghiệp phải bảo đảm lúc nào cũng phải
có một sản phẩm mới hoặc được gọi là mới, để khi thị trường trì trệ là có quả đấm chiếnlược tung ra ngay Điều cốt lõi của chiến lược sản phẩm là phải linh hoạt, nhạy bén,quyết đinh kip thời để “bán cái khách hàng cần chứ không phải bán cái ta sẵn có” Vấn
đề đa dạng hóa mặt hàng là những biện pháp tạo nên sự thành công trong kinh doanh củanhiều công ty
1.2.3 Chiến lược về giá:
1.2.3.1 Khái niệm:
Gía cả là giá trị trao đổi mà khách hàng sẵn sàng trả để đổi lấy những lợi ích từ việc
sử dụng một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó
1.2.3.2 Vai trò của chiến lược giá:
Giá cả là một trong những biến số quan trọng của Marketing – Mix, giá đóng vai tròquyết định trong việc mua hàng này hay hàng khác đối với người tiêu thụ Đối với công
ty, giá có vị trí quyết định trong cạnh tranh trên thị trường
Xác lập một chiến lược giá đúng đắn sẽ đảm bảo cho xí nghiệp có khả năng chiếmlĩnh thị trường và đạt hiệu quả cao trong kinh doanh
1.2.3.3 Nội dung của chiến lược giá:
Trang 6Khi xây dựng chính sách định giá của mình, công ty phải xem xét nhiều yếu tố Sáugiai đoạn được trình bày dưới đây sẽ bao gồm những yếu tố chính ảnh hưởng đến việcđịnh giá:
- Lựa chọn mục tiêu định giá: trước hết công ty phải quyết định xem mình muốn đạtđiều gì với sản phẩm cụ thể đó Mục tiêu của công ty càng rõ ràng, thì càng dễ ấn địnhgiá Mỗi giá sẽ có tác động khác nhau đến những mục tiêu như lợi nhuận, doanh số từviệc bán hàng và thị phần
- Xác định nhu cầu: mổi giá mà công ty có thể đặt ra dẫn đến một mức nhu cầu khácnhau và vì thế sẽ có tác động khác nhau đến những mục tiêu Marketing của nó Mối liên
hệ giữ giá hiện hành và nhu cầu hiện tại đã hình thành được biểu diễn bằng đồ thị nhucẩu quen thuộc Đồ thị nhu cầu thể hiện số đơn vị sản phẩm mà thị trường sẽ mua trongmột thời gian nhất định tương ứng với những giá khác nhau có thể áp dụng trong thờigian đó Trong trường hợp bình thường nhu cầu và giá cả có mối quan hệ tỷ lệ nghịch vớinhau, nghĩa là giá càng cao thì nhu cầu càng thấp và ngược lại Trong trường hợp đối vớihàng hóa sang trọng đường cầu đôi khi đôi khi có độ dốc dương
Hình 1.1: minh họa độ co dãn của cầu
sự biến động của giá cả Hãy xét hai đường cầu trong hình 1.1, việc tăng giá từ P1 lên P2dẫn đến sự giảm sút tương đối nhỏ nhu cầu từ Q1 đến Q2 Trong hình việc tăng giá cũngđúng theo mức độ, như vậy lại dẫn đến sự sụt giảm lớn nhu cầu từ Q1 đến Q2 Nếu nhucầu khó thay đổi khi có biến động nhỏ về giá, thì ta nói nhu cầu không co dãn Nếu sức
Trang 7cầu thay đổi đáng kể, thì ta nói nhu cầu co dãn Tính co dãn của nhu cầu được xác địnhbằng công thức đặc trưng sau:
% thay đổi số cầu
Độ co dãn của cầu =
% thay đổi giáXác định chi phí: nhu cầu là yếu tố chủ yếu quyết định trần của giá mà công ty có thểtính cho sản phẩm của mình Còn giá thành của công ty thì quyết định sàn của giá Công
ty muốn tính một giá nào đó đủ trang trại những chi phí cuả mình sản xuất, phân phốitiêu thụ sản phẩm, kể cả lợi nhuận chính đáng vì đã mất công sức vá ganh chịu rủi ro Chi
phí của công ty có 2 dạng: chi phí cố định và chi phí biến đổi
Chi phí cố định: là những chi phí không thay đổi theo mức độ sản xuất hay doanh số
bán
Chi phí biến đổi: là thay đổi tỷ lệ thuận với mức sản xuất.
Tổng chi phí là tổng các chi phí cố định và chi phí biến đổi đối với một mức sản xuấtnhất định bất kỳ
- Phân tích giá thành, giá cả và hàng hóa của đối thủ cạnh tranh: mặt dù nhu cầu củathị trường có thể quy định giá trần và chi phí của công ty và quy định giá sàn cho việcđịnh giá Giá thành, giá cả của đối thủ cạnh tranh và những phản ứng có thể có về giá của
họ vẫn giúp công ty xác định xem giá của mình có thể quy định ở mức nào Công ty cầnphải so sánh giá thành của mình với giá thành của đối thủ cạnh tranh để biết mình có lợihay bất lợi về chi phí
- Lựa chọn phương án định giá: khi biết qua đồ thị nhu cầu của khách hàng, hàm chiphí và giá cả của đối thủ cạnh tranh, công ty đã có thể bắt tay vào việc lựa chọn một giá
cả nào đó Giá đó sẽ nằm giữa giá quá thấp không đem lại lợi nhuận và giá quá cao khôngtạo ra được nhu cầu Có nhiều phương pháp định giá:
Định giá theo cách cộng lời vào chi phí
Định giá theo lợi nhuận mục tiêu
Định giá theo giá trị nhận thức được
Trang 8Nhà bán lẻ
Nhà bán lẻ
Nhà bán lẻ
Người tiêu dùng
Định giá theo mức giá hiện hành
Định giá trên cơ sở đấu giá kín
1.2.4 Chiến lược về phân phối:
1.2.4.1Các loại kênh phân phối:
Các loại kênh phân phối thường dùng nhất được trình bày trong hình minh họa cáckênh phân phối gồm có:
Kênh trực tiếp: không có trung gian, nhà sản xuất bán hàng thẳng cho người tiêu dùng
(1)
Kênh một cấp: chỉ có 1 trung gian bán hàng Trong thị trường người tiêu dùng đó là
người bán lẻ Trong thị trường hàng công nghiệp, đó là người môi giới hay đại diện bánhàng (2)
Kênh hai cấp: có 2 trung gian tiếp thị Trong thị trường người tiêu dùng đó là nhà bán
sỉ và bán lẻ Trong thị trường kỹ nghệ đó là bộ phận phân phối của công ty và các nhàbuôn (3)
Kênh ba cấp: có 3 cấp trung gian phân phối: đại lý buôn bán, người bán sỉ và người
bán lẻ(4)
Hình 1.2 minh họa các loại kênh phân phối
(1)
(2)(3) (3)
(4)
Trang 91.2.4.2Chức năng của kênh phân phối:
Kênh phân phối thực hiện các chức năng sau:
o Điều nhiên: Thu thập thông tin cần thiết để hoạch định chiến lược và tạo thuận lợicho sự trao đổi
o Cổ động: Triển khai và phổ biến những thông tin có sức thuyết phục cao về nhữngmón hàng đang kinh doanh và các sản phẩm mới
o Tiếp xúc: Tìm ra và thông tin được với khách hàng tương lai
o Phân chia đóng gói, phân loại hàng hóa
o Thương lượng: Cố gắn đi tới thỏa thuận về giá cả và các vấn đề khác quanh mónhang mà khách hàng định mua để có thể bán được
o Tài trợ: Huy động và phân chia tiền bạc để thanh toán chi phí của kênh, cấp tíndụng cho khách hàng
o Chịu rủi ro: Chấp nhận các rủi ro liên quan tới việc điều hành hoạt động của kênh.Các chức năng trên có thể thay đổ được giữa các thành viên trong kênh Nếu nhà sản xuấtthực hiện các chức năng này thì chi phí sẽ tăng và giá cả của nhà sản xuất sẽ thấp hơn,nhưng phải tính thêm chi phí cho nhà trung gian
Vấn đề ai phải thực hiện mỗi chức năng trên của kênh, chính là do năng suất và hiệuquả quyết định
Trang 10gian nhất định Mục đích của quảng cáo là để thu hút sự chú ý của khách hàng, thuyếtphục họ về những lợi ích, sự hấp dẫn của sản phẩm nhằm thay đổi hoặc củng cố thái độ
và lòng tin của người tiêu thụ về sản phẩm của công ty, tăng lòng ham muốn mua hàngcủa họ và đi đến hành động mua hàng Quảng cáo được thực hiện theo nguyên tắcA.I.D.A Đây là 4 chữ đầu của các từ:
Bao gồm rất nhiều công ty cổ động nhằm kích thích thị trường nhằm đáp ứng nhanh
và mạnh hơn đối với sản phẩm và dịch vụ của công ty Hầu hết các tổ chức kinh doanhđều sử dụng các công cụ khuyến mãi Việc khuyến mãi hữu hiệu nhất khi được dùng kèmvới quảng cáo và chào hàng, có nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài công ty gópphần làm hoạt động khuyến mãi tăng lên dữ dội Bên trong công ty, sự nhận thức vai tròquan trọng của khuyến mãi ở mọi cấp quản trị đã được khẳng định Bên ngoài công ty docạnh tranh, do lạm phát, do suy thoái kinh tế, đã làm cho việc bán hàng trở nên khó khăn,mặt khác do chi phí quảng cáo cao, phải chen chúc nhau trong các phương tiện truyềnthông làm cho người ta sử dụng khuyến mãi càng nhiều hơn Theo thời gian, hình thứckhuyến mãi sẽ được phát minh thêm nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn, doanh số bán
sẽ cao hơn
Tuyên truyền
Tuyên truyền là hoạt động để công chúng biết đến những điều mà các nhà chính trị lỗilạc, các nhà nghệ thuật nổi tiếng đến thăm công ty mình Cũng có thể tổ chức mời phóng
Trang 11viên báo chí, đài phát thanh, truyền hình và các quan chức đến dự nhân ngày thành lậpcông ty, ngày nhận huân chương lao động có thể tài trợ cho các phong trào văn nghệ,thể thao, cấp học bổng cho sinh viên học sinh nhằm nâng cao uy tín, tạo hình ảnh mộtcông ty tốt, làm ăn đúng đắn.
Tiến trình xây dựng chiến lược chiêu thị
Các giai đoạn xây dựng chương trình chiêu thị hiệu quả:
- Định dang khách hàng mục tiêu: nhà kinh doanh cần định dạng rõ ràng vềkhách hàng mục tiêu của mình, đó có thể là khách hàng tiềm năng hay khách hàngthường xuyên Khách hàng mục tiêu thường ảnh hưởng quan trọng tới quyết định củacông ty về những gì sẽ nói, khi nào nói, nói ở đâu và nói nhân danh ai trong chiến lượcchiêu thị
- Xác định ngân sách chiêu thị: một trong những vấn đề quan trọng trongchiến lược chiêu thị đó là quyết định mức ngân sách dành cho chiêu thị Mức ngân sáchđược xác định tùy theo khả năng của công ty
1.3 Lịch sử hình thành của công ty TNHH:
1.3.1 Lịch sừ hình thành
Công ty TNHH Hồng Dũng tiến thân là một doanh nghiệp chuyên về kinh doanh dịch
vụ quảng cáo thương mại, mua bán các mặt hàng bao bì, kinh doanh vận chuyển hànghóa băng ô tô Dịch vụ giao thông hàng hóa, cho thuê xe ô tô với nguồn vốn pháp định1.000.000.000 VND
Công ty TNHH Hồng Dũng được thành lập vào ngày 15/09/2000
Dần về sau khi nền kinh tế nước ta đổi mới với những nhu cầu ngày càng cao cùngvới sự hội nhập của nền kinh tế thế giới Với một thị trường mở thì công ty đã ý thứcđược nhu cầu sản xuất là phương hướng đúng đắn và duy nhất để tồn tại trong thời kỳnền kinh tế đang cạnh tranh khốc liệt
Đến ngày 20/06/2003, công ty TNHH Hồng Dũng đã được đăng ký thay đổi giấyphép kinh doanh lần thứ hai với số đăng ký kinh doanh là: 4102053832 Công ty TNHH
Trang 12Hồng Dũng đã mở rộng với tổng diện tích là 2.800m2 và tăng nguồn vốn pháp định lên3.500.000.000 VND.
Tên công ty: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ - THƯƠNG MẠI – SẢN XUẤT – IN ẤN – QUẢNG CÁO HỒNG DŨNG.
Tên viết tắt: công ty TNHH Hồng Dũng.
Địa chỉ: B419 quốc lộ 1A, khu phố 3, phường Đông Hưng Thuận, Q.12,
ty Hồng Dũng đã dần tìm được vị trí khá vững chắc trên thị trường Năm 2005 tỉ trọnghàng xuất bán đi tăng vượt bậc 30% và xuất khẩu ra các nước lân cận như: Campuchia,Lào và Thái Lan, với 30.000 sản phẩm được xuất khẩu hàng tháng
- Trong những năm qua thương hiệu nhựa Hồng Dũng đã nhận được nhiềugiấy chứng nhận và được công nhận là sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000
- Từ 2003 đến nay, sản phẩm nhựa Hồng Dũng luôn đạt danh hiệu hàng ViệtNam chất lượng cao
- Với phương châm “ hàng Việt chất lượng cao”, công ty TNHH nhựa HồngDũng luôn nhận thức rằng chất lượng không chỉ riêng của doanh nghiệp mà cũng là của
xã hội, sự tồn tại và phát triển của công ty tùy thuộc vào việc công ty đem lại cho khách
Trang 13hàng những sản phẩm gì và như thế nào Vì vậy, công ty Hồng Dũng cam kết: “ chỉ cungcấp những sản phẩm có chất lượng, phù hợp với chính sách bán hàng hợp lý Luôn cảitiến kỹ thuật, trau dồi kỹ năng và kiến thức chuyên môn, hướng tới sự phát triển toàndiện.
1.3.3 Cơ cấu tổ chức của công ty:
a Chức năng nhiệm vụ các phòng ban:
Giám đốc công ty:
Giám đốc công ty là người trực tiếp chịu trách nhiệm về quản lý điều hành và quyếtđịnh tất cả mọi chủ trương chính sách, tổ chức chế độ tài chính của công ty và chịu tráchnhiệm trước pháp luật
Phó giám đốc:
Quản lý và điều hành các mảng công việc đã được giám đốc phân công, đồng thờigiúp đỡ, tham mưu cho giám đốc trong các hoạt động của công ty đồng thời chịu tráchnhiệm trước giám đốc và pháp luật
Phòng kinh doanh:
- Tìm kiếm khách hàng, đàm phán, ký kết các hợp đồng
Trang 14- Thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin thị trường Xây dựng và triển khaithực hiện kế hoạch tiếp thị, quảng cáo của công ty.
Trang 15b Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
(Nguồn: phòng tổ chức hành chính công ty)1.3.4 Các yếu tố nguồn lực của công ty:
1.3.4.1 tình hình lao động của công ty
Để tiến hành sản xuất nhất thiết phải có đầy đủ 3 yếu tố: sức lao động, đối tượng laođộng và tư liệu lao động Trong 3 yếu tố trên thì sức lao động là yếu tố căn bản nhất vớitính năng động, chủ quan và sức sáng tạo sẵn có, nó có ý nghĩa quyết định trên một mức
PhòngKỹThuật
Trang 16độ lớn tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất Do đó việc phân tích ảnh hưởng của yếu tốlao động đến sản xuất là quan trọng.
Chúng ta phải phân tích ảnh hưởng của yếu tố lao động trên cả 2 mặt: số lượng vàchất lượng để từ đó có thể đánh giá tình hình sử dụng hợp lý, tiết kiệm sức lao động, tìnhhình quản lý sử dụng thời gian lao động và đưa ra biện pháp quản lý, sử dụng hợp lý sứclao động và từ đó làm tăng năng suất lao động
Bàng 1.1: tổng quan về nguồn nhân lực:
đa phần số lượng nhân viên là lao động phổ thông chiếm 55.25% Họ là những người cókinh nghiệm và làm việc dài hạn cho công ty Hầu hết các nhân viên đều được đào tạo để
có thề đáp ứng tốt các nhu cầu về cách sử dụng công nghệ kỹ thuật cao
1.3.4.2Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị
Ngoài các yếu tố về nguồn lực thì cơ sở vật chất, máy móc thiết bị không kém phầnquan trọng vì các yếu tố này sẽ góp phần quan trọng đối với một doanh nghiệp sản xuất.Công ty Hồng Dũng là một công ty có đầy đủ cơ sở vật chất như máy móc, trang thiết
bị cần thiết cho quá trình sản xuất Ngoài hoạt động sản xuất công ty còn có đầy đủ các
Trang 17phương tiện cho hoạt động kinh doanh như: xe ô tô vận chuyển hàng hóa và các dụng cụcần cho công tác bán hàng Tại các nhà máy đều có máy khuôn mẫu và các máy móc cầnthiết.
Nhà máy 1: là nơi sản xuất các ống nhựa và các phụ kiện về ống nhựa
Nhà máy 2: là nơi chuyên sản xuất tấm trần và cửa nhựa
Tại công ty máy móc thiết bị đều nhập từ các nước khác với công nghệ kỹ thuật tiêntiến hỗ trợ đắc lực cho công việc sản xuất và chế tạo sản phẩm Chính vì có các cơ sở vậtchất, máy móc thiết bị tiên tiến đã giúp cho nhân viên công ty dễ tiếp cận và được đào tạotay nghề thông qua quá trình làm việc, chính vì vậy mà năng suất của công ty khôngngừng cải thiện trong những năm qua
1.3.4.3 Tình hình nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là một yếu tố cơ bản của sản xuất, đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu
cả về mặt số lượng và chất lượng, quy cách, thời hạn và sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu
là vấn đề quan trọng nhằm tăng sản lượng, tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm.Với mục tiêu về chất lượng và tính năng của sản phẩm càng chú trọng hơn khi sửdụng cũng như việc lựa chọn nguyên vật liệu và yếu tố để cấu thành sản phẩm Phần lớnnguyên vật liệu của công ty đều nhập từ trong nước và chỉ một số hóa chất cần thiết phảinhập từ nước ngoài
Ngày nay nền kinh tế đang từng bước phát triển thì nhu cầu và mong muốn của kháchhàng về sản phẩm mà họ sử dụng càng cao, vì thế để đáp ứng được những diều này thìcông ty đã thực hiện việc lựa chọn nguyên vật liệu có chất lượng an toàn và độ phân giảinhiệt cao như: bột nhựa HPVC, các hóa chất kết dính, các loại, hạt nhựa PE, HDPE,
Quy trình sản xuất:
Để sản xuất ra các thanh nhựa định hình, phải dùng bột nhựa HPVC đó là nguyên sinhcủa nhựa PVC, qua quá trình trộn, ủ với các phụ gia phù hợp Mỗi một nhà sản xuất cónhững công thức phối liệu khác nhau để ra được nhiều cấp độ sản phẩm Hỗn hợp nguyênliệu được gia nhiệt và qua máy ép đùn, mỗi định dạng thanh có bộ khuôn (gồm hệ thống
Trang 18khuôn nóng và khuôn lạnh) khác nhau Thanh nhựa sẽ được đùn ra liên tục, người ta cắttheo chiều dài phù hợp của từng sản phẩm, thông thường là 4 hoặc 6m/thanh.
1.3.4.4tình hình tài chính
Nguồn tài chính là nền móng cơ bản cho sự hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty Công ty đã xác định được chi phí bỏ ra cho mình để lợi nhuận như thế nào, bởi vậytrong nhiều năm gần đây nguồn vốn của công ty luôn tăng trưởng
Bảng 1.2: tổng số vốn kinh doanh của công ty (2008 – 2010)
Đơn vị tính: nghìn đồng
NĂM CHỈ TIÊU
Trang 19CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MARKETING TẠI CÔNG TY TNHH HỒNG DŨNG
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì vai trò của hoạt động Marketing là rất quantrọng trong mọi chiến lược của công ty Công ty TNHH Hồng Dũng đã hoạch định chiếnlược Marketing cho công ty gồm các chiến lược sau:
2.1 Chiến lược sản phẩm
Công ty đã áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến để tăng chất lượng sản phẩm sao chotốt nhất, sản phẩm mang lại nhiều tính năng sử dụng cho mục đích nhu cầu của người tiêudùng, cùng với đó là sự đa dạng về chủng loại để thông qua sản phẩm mà công ty có thểkhẳng định chính mình Đó là chiến lược cho sự phat triển lâu dài về sản phẩm của côngty
Công ty TNHH Hồng Dũng luôn nhận thức được rằng chất lượng không chỉ là sứcsống của doanh nghiệp mà cũng là của xã hội, sự tồn tại và phát triển của công ty tùythuộc vào việc công ty đem lại cho khách hàng những sản phẩm gì và như thế nào
Công ty đã dùng hình ảnh của sản phẩm mà quảng bá thương hiệu của mình vì thếcông ty luôn chú trọng vào chất lượng của sản phẩm Chính vì vậy mà khâu kỹ thuật làyếu tố rất quan trọng của công ty, nếu chỉ cần một sơ xuất nhỏ thì cả lô sản phẩm đềuphải hủy bỏ
Trong nhiều năm qua công ty Hồng Dũng luôn giữ được uy tín với khách hàng tronglĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng nhựa Công ty đã không ngừng cải tiến và tạo ranhiều sự đổi mới cho sản phẩm của mình để hướng đến mục tiêu và thỏa mãn được nhucầu của khách hàng hiện tại cũng như trong tương lai
2.1.1 Chiến lược chủng loại
Công ty đã áp dụng vào các đặc tính của sản phẩm để đem lại sự đa dạng về chủngloại nhằm thực hiện mục tiêu tiện ích khi sử dụng sản phẩm
Trong những năm gần đây công ty đã cho ra hàng loạt các loại sản phẩm mới vớinhiều kiểu dáng và tính năng khác nhau Công ty đã nghiên cứu thị trường và tìm hiểuđược nhu cầu của người tiêu dùng, họ luôn mong muốn sản phẩm phải đáp ứng đượctrong mọi thời tiết, địa hình và sự linh hoạt về ứng dụng Chính vì thế mà công ty đã đưa
Trang 20ra các giải pháp về sản phẩm, đa phần công ty luôn tập trung những sản phẩm có kích cỡkhông quá lớn để thuận tiện cho việc lắp đặc cũng như sửa chữa khi có sự cố xảy ra.Trong thị trường nền kinh tế hiện nay đang cạnh tranh gay gắt đã tạo ra cho công tynhững sự thay đổi về sản phẩm để nhằm mục đích tồn tại và khẳng định thương hiệu củamình
Đây là các dòng sản phẩm đặc trưng của công ty:
Ba chạc 90 độ Nối góc 90 độ Ba chạc chuyển bậc Nối ren trong
Nối ren ngoài Ống nong trơn Ống trơn
Cửa Pano đặcKhông chỉ chú trọng về chất lượng, tính năng và sự đa dạng của sản phẩm mà công tycòn cho ra các sản phẩm có màu sắc, đẹp làm cho khách hàng có thiện cảm và sự ưng ý
Trang 21khi lần đầu tiếp xúc với sản phẩm Không những vậy mà công ty còn quan tâm đến trọnglượng của sản phẩm để thuận tiện cho việc lắp ráp và vận chuyển.
Công ty đã đặc ra mục tiêu lâu dài không những đem sản phẩm của mình lan rộngtrong nước mà còn dần mở rộng thị phần ra các nước lân cận và cả thế giới Có 40% sảnphẩm của công ty xuất khẩu qua các nước Campuchia, Lào, Thái Lan, Nhật Bản … Trong những năm tiếp theo công ty đã xác định sẽ đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu đểkhẳng định thương hiệu của mình với những cam kết sản phẩm có chất lượng phù hợpvới chính sách bán hàng hợp lý, hướng tới sự phát triển toàn diện
2.1.2 Chiến lược hoàn thiện và nâng cao đặc tính sử dụng của sản phẩm
Kinh tế nước ta đang từng bước phát triển đã thúc đẩy sự lạm phát cao đã làm cho sựmất giá của đồng tiền , chính vì vậy mà bất cứ ai khi đã bỏ ra một chi phí để sở hữu bất
kỳ sản phẩm nào thì đều quan tâm đến đặc tính của nó Sản phẩm mà họ mua về sẽ cónhững tiện ích gì khi sử dụng và sự đa dạng cũng như sự thuận tiện của sản phẩm
Chính vì hiểu được những mong muốn đó công ty đã không ngừng nâng cao tính năngcủa sản phẩm Áp dụng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật công ty đã cho ra các sản phẩm
có nhiều đặc tính sử dụng có thể áp dụng trong xây dựng, sinh hoạt của xã hội và trongcông nghiệp như: nối góc, ba cạnh, nối ren, ống xoắn ruột gà, tấm ống trần, … rất tiệndụng cho nhiều mục đích sử dụng cho người tiêu dùng và khách hàng Công ty đã khôngngừng cải tiến về đặc tính của sản phẩm để có thể thay thế cho các sản phẩm kim loạitrước đây rất cồng kềnh, trọng lượng lớn và rất tốn kém
Error! Hyperlink reference not valid.
Đặc tính sản phẩm:
Ống nhựa H PVC HỒNG DŨNG dần thay thế cho các loại ống kim loại có nhiều đặctinh ưu việt: Nhẹ hơn ống thép 5 lần, bền với axit, muối, dầu khoán, không bị rỉ sét, ăn
Trang 22mòn Hệ số ma sát nhỏ do mặt ngoài và mặt trong láng bóng Dễ vận chuyển, lắp đặt đơngiản, nhanh gọn, giá cả phù hợp.
Ứng dụng:
Ống nhựa H PVC HỒNG DŨNG dùng để dẩn nước uống, nước sinh hoạt, dẩn hóachất,lắp đặt hệ thống bơm, đóng giếng khai thác nước ngầm, thoát nước cho xây dựng,công nghiệp, làm ống cách điện và tưới tiêu nông nghiệp
Trong tương lai công ty sẽ nâng cao đặc tính sản phẩm để dần hoàn thiện và có thểthay thế được các sản phẩm kim loại trong những điều kiện phù hợp để có thể áp dụngtrong xây dựng, sinh hoạt, công nghiệp và các nhu cầu đời sống của xã hội
2.1.3 Chiến lược đổi mới chủng loại:
Với một nền kinh tế hiện đại thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn sản phẩm củamình tồn tại trong tâm trí người tiêu dùng thì sản phẩm của công ty mình phải có ấntượng tốt đối với khách hàng, công ty Hồng Dũng cũng là một doanh nghiệp không ngoại
lệ về việc băn khoăn những vấn đề này Trước tình trọng này công ty đã đưa ra giải phápđổi mới sản phẩm sau khi sản phẩm cũ đã có mặt một thời gian trên thị trường, với nhữngsản phẩm mới có thể thay thế cho những sản phẩm trước đây mang theo sự đa dạng vàphong phú hơn khi sử dụng
Công ty tin rằng với nổ lực như vậy thì khách hàng sẽ hài lòng khi sử dụng sản phẩm
và có thể áp dụng được nhiều trong mọi mục đích sử dụng của người tiêu dùng Công tyxét thấy nếu áp dụng chiến lược đổi mới liên tục thì khách hàng sẽ thỏa mãn được nhucầu của mình và có thái độ thích hơn khi sản phẩm có thể sử dụng được nhiều trong mọiđiều kiện sống của xã hội
2.2 Chiến lược về giá
Công ty đã nhận định và áp dụng giá cho phù hợp với mức thu nhập bình quân về chỉtiêu đầu người nhằm mục đích tạo thuận lợi cho người tiêu dùng có thể sử dụng sảnphẩm, chính vì chiến lược giá này sẽ hổ trợ cho công việc bán hàng và để sản phẩm đượctiêu thụ rộng rãi trên thị trường
2.2.1 Vai trò của chiến lược giá: