Những bất cập trong việc bảo vệ cổ đông thiểu số và một số kiến nghị
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài
Ngày nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, Công ty cổ phần (CTCP) đã trởthành loại hình doanh nghiệp phát triển phổ biến nhất Hầu hết các CTCP ở ViệtNam đều có sự tham gia đa dạng của các nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức trong vàngoài nước, đặc biệt là đối với các CTCP đã niêm yết cổ phiếu trên Thị trườngChứng khoán (TTCK) Bên cạnh đó, TTCK cũng đang ngày càng phát triển và thuhút thêm nhiều nhà đầu tư mới, đặc biệt là những nhà đầu tư với số lượng vốn nhỏ.Dưới cả góc độ thực tiễn và pháp lý, Cổ đông thiểu số (CĐTS) được hiểu lànhững cổ đông sở hữu một tỷ lệ nhỏ cổ phần và bị hạn chế về khả năng quản lý,cũng như kiểm soát các hoạt động trong CTCP Trải qua 20 năm hình thành và pháttriển, bắt đầu từ Luật Công ty 1990, cho đến Luật Doanh nghiệp (LDN) 1999, rồiđến LDN 2005 và Luật Chứng khoán (LCK) 2006, mô hình CTCP ở Việt Nam đã
có những bước phát triển mạnh mẽ, với một trong những nguyên tắc pháp lý quantrọng là hướng đến và duy trì việc bảo vệ quyền lợi của cổ đông, đặc biệt là CĐTS.Trong đó, sự công bằng về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của cổ đông là vấn đề đượccác nhà làm luật đặc biệt quan tâm Tuy nhiên, trong ba khía cạnh quyền, nghĩa vụvà lợi ích được pháp luật doanh nghiệp điều chỉnh, có vẻ như chỉ có phần nghĩa vụlà duy trì được sự bình đẳng tương đối, trong khi hai khía cạnh còn lại thì hầu nhưchưa đạt được sự công bằng theo đúng nghĩa Vấn đề bảo vệ CĐTS hiện nay cảdưới góc độ lý luận và thực tiễn vẫn còn nhiều bất cập, gây bức xúc, nhức nhối, làmnản lòng các nhà đầu tư; gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự lành mạnh của môitrường kinh doanh và hiệu quả của việc huy động nguồn vốn cho sự phát triển củanền kinh tế Theo đánh giá của Deutsche Bank mới đây, nếu như tại các TTCKtrong khu vực như Malaysia, Singapore, Hong Kong, chỉ số bảo vệ nhà đầu tư được
10 điểm thì tại Việt Nam chỉ được 2 điểm1 Đồng thời, Báo cáo Môi trường Kinh
doanh 2010 với chủ đề “Cải cách qua thời kỳ khó khăn”, ấn phẩm lần thứ bảy trong
chuỗi báo cáo thường niên do Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng Thếgiới (WB) công bố dựa trên nhiều tiêu chí, trong đó có vấn đề bảo vệ nhà đầu tư,đặc biệt là CĐTS, cũng cho thấy Việt Nam tiếp tục tụt hạng về môi trường kinhdoanh so với các năm trước (năm 2008, Việt Nam đứng thứ 91) và đứng thứ 93trong bảng xếp hạng năm nay2
1 http://www.saga.vn/view.aspx?id=12506
2 http://web.worldbank.org/
Trang 2Do đó, việc bảo vệ quyền lợi của các CĐTS là vấn đề rất cần thiết và bứcbách, nhằm đảm bảo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư vốn.Để thực hiện tốt yêu cầu này, trước tiên chúng ta cần phải tiếp tục đẩy mạnh côngtác nghiên cứu, rà soát các quy định của pháp luật và đối chiếu với các yêu cầu từthực tiễn để hoàn thiện hơn nữa hành lang pháp lý trong việc bảo vệ quyền lợi củaCĐTS Đó cũng là lý do mà tác giả đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu.
Khảo sát quá trình nghiên cứu
Sau khi tiến hành khảo sát tình hình nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng: Bảovệ CĐTS là vấn đề đã được rất nhiều chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau nghiêncứu và xuất bản dưới dạng sách hoặc các bài viết, bài tham luận, bình luận, chuyênkhảo được đăng trên các tạp chí, bài báo và các trang thông tin điện tử Tuy nhiên,trong khả năng nghiên cứu của mình, tác giả chỉ xin đề cập đến một số nghiên cứutrước đây trực tiếp về đề tài này và dưới góc độ pháp lý, cụ thể như sau:
- Trần Quốc Hoài (2006), “Pháp luật bảo vệ lợi ích nhà đầu tư trên Thị trường
Chứng khoán”, Luận văn Thạc sỹ Luật học;
- Nguyễn Hoàng Thuỳ Trang (2008), “Bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ
phần – So sánh giữa pháp luật Anh và pháp luật Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ
Luật học;
- Lê Văn Qua (2008), Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ
phần, Khoá luận Cử nhân Luật, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;
- Đinh Thị Thuý Hồng (2009), “Cơ chế giám sát hoạt động trong công ty cổ
phần theo Luật Doanh nghiệp 2005”, Khoá luận Cử nhân Luật, Trường Đại
học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;
- Nguyễn Thị Thuý Hằng (2009), “Pháp luật về bảo vệ quyền lợi Cổ đông thiểu
số trong công ty cổ phần”, Khoá luận Cử nhân Luật, Trường Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 3Đề tài bảo vệ CĐTS đã được các tác giả nêu trên tiếp cận và nghiên cứu dướinhững khía cạnh khác nhau, điển hình như việc nghiên cứu vấn đề bảo vệ CĐTSchủ yếu trong phạm vi TTCK của tác giả Trần Quốc Hoài, hay việc tiếp cận đề tàinày bằng phương pháp so sánh với pháp luật nước ngoài của tác giả Nguyễn HoàngThuỳ Trang, để từ đó đưa ra sự so sánh giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật nướcngoài về việc bảo vệ CĐTS Gần đây là tác giả Nguyễn Thị Thuý Hằng lại tiếp cậnvấn đề dưới góc độ liệt kê, chỉ rõ các quy định của LDN 2005 trong việc bảo vệCĐTS mà không nhằm đưa ra giải pháp… Như vậy, ở mỗi góc độ tiếp cận vànghiên cứu khác nhau trong những thời điểm khác nhau, hầu hết các tác giả đã chỉ
rõ những bất cập của các quy định pháp luật trong việc bảo vệ CĐTS và đã đề cậpđến các giải pháp cho vấn đề này Tuy nhiên, trước những thay đổi từ thực tiễnkhách quan, tác giả nhận thấy cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa đề tài nàytrên cơ sở tiếp thu các thành quả, giá trị khoa học của các đề tài nghiên cứu trước
đó, đồng thời đặt vấn đề nghiên cứu trong mối liên hệ chặt chẽ với yêu cầu của thựctiễn hiện tại để làm rõ những bất cập ở Việt Nam trong việc bảo vệ CĐTS dưới cảgóc độ lý luận và thực tiễn Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị mang tínhtổng quan và cập nhật từ những yêu cầu thực tiễn, nhằm góp một phần hoàn thiệnhơn nữa cơ chế pháp lý trong việc bảo vệ CĐTS tại Việt Nam
Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng
Trên tinh thần nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệCĐTS, đồng thời liên hệ với tình hình thực tiễn để làm rõ các bất cập hiện nay vềvấn đề này, tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp mang tính chất pháp lý có ý nghĩađịnh hướng trong công tác lập pháp, phần nào giúp các nhà làm luật xem xét lạinhững bất cập của pháp luật trong việc bảo vệ CĐTS hiện nay
Bên cạnh ý nghĩa nêu trên, Khoá luận còn có ý nghĩa trong việc cung cấp cáckiến thức pháp lý cơ bản về bảo vệ CĐTS, hiện nay đang được rất nhiều người quantâm Do đó, đây là một nguồn tài liệu có giá trị tham khảo, cung cấp các kiến thứcpháp lý cho những học giả quan tâm, nghiên cứu về vấn đề này, đặc biệt là đối vớicác doanh nghiệp và CĐTS trong việc trang bị kiến thức pháp lý để tự bảo vệ mìnhmột cách tốt hơn
Mục đích nghiên cứu
Trang 4Tác giả nghiên cứu đề tài này nhằm giải quyết các vấn đề lý luận chung về bảovệ CĐTS theo quy định của pháp luật Việt Nam trong mối liên hệ với tình hình thựctiễn, để qua đó đưa ra khái niệm về CĐTS, mục tiêu của việc bảo vệ CĐTS Đồngthời, tác giả đi vào phân tích một số bất cập trong công tác bảo vệ CĐTS hiện nay.Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng nhiều quan điểm của các chuyên gia,cũng như so sánh, đối chiếu với quy định pháp luật của một số nước trên thế giới,để từ đó có cái nhìn tổng quan và đưa ra một số giải pháp mang tính pháp lý địnhhướng cho công tác lập pháp.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong Khoá luận là các quy định của pháp luật ViệtNam về bảo vệ CĐTS, mà chủ đạo là các quy định của LDN 2005 và các văn bảnpháp lý liên quan đến vấn đề này như LCK 2006 cùng các văn bản hướng dẫn… vàthực trạng một số bất cập trong việc bảo vệ CĐTS hiện nay ở nước ta Bên cạnh đó,một số quy định của pháp luật nước ngoài mà tác giả tham chiếu đến cũng là đốitượng nghiên cứu mở rộng của Khoá luận
Phạm vi nghiên cứu
Trong khả năng nghiên cứu còn hạn hẹp, nội dung Khoá luận không bao gồmtất cả các vấn đề liên quan đến bảo vệ CĐTS ở nhiều khía cạnh khác nhau, mà tácgiả chỉ tập trung nghiên cứu việc bảo vệ CĐTS dưới góc độ pháp lý, cụ thể lànghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ CĐTS và một số bất cậptrong thực tiễn bảo vệ CĐTS hiện nay
Phương pháp nghiên cứu
Để tiếp cận nghiên cứu đề tài này một cách hệ thống và hiệu quả, tác giả sửdụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích, tổng hợp, suy luận logic, sosánh đối chiếu, thống kê và dùng sự kiện để chứng minh nhận định dựa trên nềntảng tư duy của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử theoChủ nghĩa khoa học Mac - Lê Nin
Cấu trúc của đề tài
Nhằm thể hiện nội dung đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống và khoa học,tác giả đã xây dựng cấu trúc của Khoá luận theo trình tự như sau:
Trang 5Phần mở đầu
Chương I Các vấn đề lý luận về bảo vệ cổ đông thiểu số
Chương II Những bất cập trong việc bảo vệ cổ đông thiểu số và một số kiến
nghị
Kết luận chung
Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 6CHƯƠNG I CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ
1.1. Các khái niệm
CTCP là loại hình doanh nghiệp có lịch sử hình thành và phát triển tương đốilâu dài trên thế giới, CTCP đầu tiên trên thế giới là công ty Đông Ấn (East IndiaCompany) của Anh (1600-1874)3 Loại hình công ty này “đã phát triển ở hầu hết
các nước từ đơn giản đến phức tạp, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, từ một nghành đến đa nghành, từ một quốc gia đến nhiều quốc gia thông qua các công ty siêu quốc gia”4 Cho đến ngày nay, CTCP đã trở thành một loại hình kinh doanh phổ
biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và “được xem là phương thức phát triển
cao nhất cho đến nay của loài người để huy động vốn cho kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển”5
1.1.1 Cổ đông
Không giống như các loại hình doanh nghiệp khác, vốn điều lệ của CTCPđược chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần và người sở hữu cổ phần đượcgọi là cổ đông (khoản 1, Điều 77 và khoản 11, Điều 4 LDN 2005) Như vậy, cũngxuất phát từ địa vị pháp lý là người đồng chủ sở hữu công ty, nhưng trong CTCP thìngười sở hữu phần vốn góp trong công ty lại được gọi là cổ đông chứ không phải làthành viên góp vốn như trong công ty TNHH Đây cũng là khái niệm đặc trưng, duynhất chỉ có ở loại hình doanh nghiệp CTCP
3 Đoàn Văn Trường (1996), “Thành lập, tổ chức và điều hành hoạt động Công ty cổ phần”, NXB Trẻ, tr
10.
4 Đặng Cẩm Thuý (1997), “Bàn về con đường hình thành công ty cổ phần ở các nước Tư bản và vận dụng
vào Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học, (225), tr 35.
5 Nguyễn Ngọc Bích (2004), “Luật Doanh nghiệp: vốn và quản lý trong công ty cổ phần”, NXB Trẻ, tr 18.
Trang 7Số lượng cổ đông trong CTCP tối thiểu là ba (03) và không hạn chế số lượngtối đa Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân và phải sở hữu ít nhất một cổ phần đãphát hành của công ty Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, để xác lập tư cách cổ đôngcủa CTCP, tổ chức, cá nhân phải thoả mãn đồng thời hai điều kiện: (i) tổ chức, cánhân phải sở hữu ít nhất một cổ phần đã phát hành của CTCP và (ii) những thôngtin về nhân thân quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 86 LDN 2005 được công tyhoặc thành viên của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (TTLKCK) ghi đúng và đủvào Sổ cổ đông của công ty6 Như vậy, theo các quy định của pháp luật hiện hành,
cổ đông là người (tổ chức, cá nhân) sở hữu cổ phần của CTCP và được đăng ký vào Sổ cổ đông của công ty.
Trong CTCP, cổ đông được phân chia thành nhiều loại phụ thuộc vào loại cổphần mà cổ đông đó nắm giữ Theo quy định của LDN 2005, CTCP bắt buộc phải
có cổ phần phổ thông, ngoài ra CTCP còn có thể có các loại cổ phần ưu đãi như cổphần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và các loạicổ phần khác theo quy định của Điều lệ công ty Nếu dựa vào tiêu chí “loại cổphần” nêu trên thì cổ đông sẽ được chia ra thành cổ đông phổ thông và cổ đông ưuđãi (Điều 78 LDN 2005) Tuy nhiên dưới góc độ thực tiễn, người ta thường quantâm đến tiêu chí tỷ lệ cổ phần mà cổ đông sở hữu để phân loại cổ đông hơn Theotiêu chí này, thì cổ đông sẽ được chia thành cổ đông sở hữu nhiều vốn hay còn gọi
là cổ đông lớn (majority shareholder) và cổ đông ít vốn hay còn gọi là cổ đông thiểu số (minority shareholder) Việc xác định cổ đông nhỏ hay cổ đông lớn không
có ý nghĩa khi góp vốn, mà chỉ có ý nghĩa khi các cổ đông thực hiện quyền, nghĩa
vụ của mình7
1.1.2 Cổ đông thiểu số
CĐTS là khái niệm trên thực tế còn tồn tại rất nhiều tên gọi khác nhau Đặttrong mối quan hệ tương quan với cổ đông sở hữu nhiều vốn, thì người ta có thể gọicổ đông sở hữu ít vốn là cổ đông ít vốn, cổ đông nhỏ hay CĐTS, thậm chí có người
còn gọi họ với cái tên ví von là “những ông chủ thấp cổ bé họng”8
6 Các thông tin về nhân thân quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 86 LDN 2005 , gồm có: Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức.
7 cong-ty-co-phan-hien-nay
http://www.nclp.org.vn/thuc_tien_phap_luat/quyen-du-hop-111ai-hoi-co-111ong-cua-co-111ong-nho-8 Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Đình Cung (2009), “Công ty: Vốn, quản lý & Tranh chấp theo Luật Doanh
nghiệp 2005”, NXB Tri Thức, tr 347.
Trang 8Theo quan điểm của Luật sư Nguyễn Ngọc Bích và Tiến sĩ Nguyễn ĐìnhCung, thì việc gọi là cổ đông ít vốn hay CĐTS phải xuất phát từ mối quan hệ giữa
phần vốn góp và quyền của cổ đông Theo đó, “gọi là cổ đông ít vốn hay nhiều vốn
là khi nói đến số lượng tiền mà cổ đông góp vào công ty và gọi là đa số hay thiểu
số là khi họ thực hiện quyền biểu quyết”9 Tác giả cho rằng việc phát sinh nhiều têngọi về CĐTS như nêu trên là xuất phát từ sự phong phú của ngôn ngữ tiếng Việt vàkhông cần thiết phải đặt ra vấn thống nhất về tên gọi, bởi dù với tên gọi nào thì cáckhái niệm nêu trên vẫn luôn đồng nhất với nhau về ý nghĩa nội hàm Trong Khoáluận này, tác giả sử dụng khái niệm “cổ đông thiểu số” vì đây là khái niệm phổ biếntrong thực tế, được nhiều người sử dụng như một thông lệ về cách gọi với cùng nộidung là chỉ những cổ đông sở hữu số lượng cổ phần nhỏ và không có khả năng chiphối, kiểm soát hoạt động của CTCP Cụm từ “đa số” hay “thiểu số” được đề cậptrong khái niệm này không hàm chỉ số đếm các cổ đông trong công ty, tức là khôngđồng nghĩa với các khái niệm “số ít” hay “số nhiều” Ở đây, tác giả không nhằmphân tích để đưa ra một tên gọi thống nhất về CĐTS mà chỉ nhằm nêu ra khái niệmđược hiểu một cách tương đối để thuận tiện trong việc dẫn nhập và diễn giải vấn đề
Trong suốt nhiều năm qua, bắt đầu từ khi Luật Công ty 1990 ra đời, mặc dù đã
cố gắng xây dựng một chế định pháp lý hoàn chỉnh nhằm bảo vệ CĐTS nhưng chođến nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có được một định nghĩa chung, thống nhất vềCĐTS10 Trước đây, theo quy định tại Điều 2, Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày
11/07/1998 về chứng khoán và TTCK, thì “Cổ đông thiểu số là người nắm giữ dưới
1% cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành” Như vậy, theo quy định
này, CĐTS được định nghĩa một cách rất cụ thể và rõ ràng Theo đó, một cổ đôngđược gọi là CĐTS khi cổ đông đó sở hữu dưới 1% cổ phiếu của tổ chức phát hành.Hay nói cách khác, tỷ lệ sở hữu 1% cổ phiếu của tổ chức phát hành là căn cứ để xácđịnh một cổ đông là CĐTS hay không phải là CĐTS Tuy nhiên, Nghị định này đãhết hiệu lực và các văn bản mới ban hành để điều chỉnh về lĩnh vực này dường nhưcũng “bỏ quên” luôn định nghĩa này
9 Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Đình Cung, tlđd, tr 349.
10 Nguyễn Thị Thuý Hằng (2009), “Pháp luật về bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần”,
Khoá luận Cử nhân Luật, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr 7.
Trang 9Như vậy cho đến nay, về mặt pháp luật thực định chúng ta chưa có một địnhnghĩa về CĐTS, tuy nhiên dưới góc độ pháp lý, chúng ta có thể tiếp cận định nghĩa
này trong mối quan hệ với định nghĩa về “cổ đông lớn” Định nghĩa về cổ đông lớn
hiện nay có hai văn bản luật trực tiếp điều chỉnh là Luật các tổ chức tín dụng 1997
và LCK 2006 Theo quy định tại khoản 6, Điều 20, Luật các tổ chức tín dụng “Cổ
đông lớn là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 10% vốn cổ phần có quyền bỏ phiếu của một tổ chức tín dụng” Cũng tương tự như
vậy, khoản 9, Điều 6 LCK 2006 quy định “Cổ đông lớn là cổ đông sở hữu trực tiếp
hoặc gián tiếp từ năm phần trăm trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành” Như vậy, cả Luật các tổ chức tín dụng và LCK đã đưa ra một tỷ lệ
chính xác là 10% và 5% để phân định ranh giới giữa cổ đông lớn và loại cổ đôngcòn lại trong CTCP Và liệu có thể hiểu theo cách hiểu thông thường để gọi loại cổđông còn lại ở đây là những CĐTS hay cổ đông nhỏ cho phù hợp với mối quan hệcủa cặp phạm trù lớn – nhỏ được hay không?
Rõ ràng nếu hiểu khái niệm CĐTS trong cặp phạm trù lớn – nhỏ dựa trên ranhgiới về tỷ lệ sở hữu cổ phần nêu trên là không hợp lý, bởi lẽ những tỷ lệ đó chỉ lànhững con số ước lệ mà các nhà làm luật đưa ra để ghi nhận các quyền lợi cho cổđông lớn chứ không hề phản ánh được đầy đủ về bản chất của cổ đông lớn hayCĐTS Bởi vậy, không thể nào dựa vào các quy định của pháp luật thực định để đưa
ra một định nghĩa toàn diện và đầy đủ về CĐTS Song nếu xem xét vấn đề dưới góc
độ thực tiễn, chúng ta có thể hiểu rằng “cổ đông thiểu số thì không chi phối đến
được công ty, họ không có khả năng áp đặt quan điểm, đường lối sách lược của mình cho công ty, không thể quyết định được việc lựa chọn đa số thành viên trong Hội đồng quản trị hay Ban kiểm soát, không có khả năng ảnh hưởng trong việc quản lý và điều hành công ty ”11
11 Bùi Xuân Hải (2009), “Bảo vệ cổ đông: Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn trong LDN 2005”, Tạp chí khoa
học pháp lý, (01), tr 17.
Trang 10CTCP là loại hình doanh nghiệp đối vốn, do đó theo nguyên tắc đối vốn,người nào góp nhiều cổ phần thì người đó sẽ có nhiều phiếu biểu quyết hơn so vớicác cổ đông khác và có khả năng chi phối công ty cao hơn Vì vậy, đề cập đếnCĐTS là phải xuất phát từ bản chất của khái niệm này, xuất phát từ số vốn cổ đônggóp vào công ty hay thực tế hơn là tỷ lệ phần trăm cổ phần có quyền biểu quyết màcổ đông sở hữu trong vốn điều lệ của CTCP Nếu như theo cách hiểu này thì CĐTSđược hiểu là những cổ đông sở hữu ít vốn, một tỷ lệ phần trăm nhỏ cổ phần cóquyền biểu quyết trong CTCP Tuy nhiên, nếu việc tiếp cận và hiểu khái niệm nàychỉ dừng lại ở đây thì về mặt thực tế có những trường hợp lại trở nên mâu thuẫn,không phù hợp Chẳng hạn một CTCP có ba mươi mốt (31) cổ đông, trong đó cómột cổ đông sở hữu 10% cổ phần của công ty và 30 cổ đông còn lại, mỗi cổ đông sởhữu 3% cổ phần của công ty Liệu trong trường hợp này, các cổ đông nắm giữ 3%cổ phần có phải là CĐTS và cổ đông sở hữu 10% cổ phần kia có được xem là cổđông lớn? Nếu xét về tỷ lệ cổ phần sở hữu trong công ty thì rõ ràng cổ đông sở hữu10% cổ phần là cổ đông lớn theo quy định của LCK 2006 Tuy nhiên, xét về khảnăng chi phối công ty thì vấn đề lại hoàn toàn khác, nếu như tất cả các cổ đông nắmgiữ 3% cổ phần tập hợp nhau lại, tạo thành nhóm cổ đông thì khi này tỷ lệ cổ phầntrong công ty mà họ sở hữu lên đến 90%, một tỷ lệ sở hữu rất cao và đủ để thôngqua mọi quyết định trong công ty Khi này, cổ đông sở hữu 10% cổ phần trong công
ty lại ở vào vị trí của CĐTS do bị hạn chế về khả năng chi phối công ty
Trang 11Vì vậy, không thể đưa ra định nghĩa về CĐTS chỉ dựa trên một tỷ lệ sở hữu cổphần nhất định mà khi đề cập đến vấn đề này, bên cạnh việc xem xét ở góc độ tỷ lệcổ phần mà cổ đông sở hữu, cần phải xem xét dưới cả góc độ khả năng chi phốicông ty của cổ đông Cụ thể là phải xem xét đến vị trí, vai trò, khả năng của cổ đôngtrong việc quyết định hay ảnh hưởng đến các chính sách, kế hoạch kinh doanh,chiến lược phát triển của công ty và biểu quyết thông qua các vấn đề tại cơ quanquyền lực cao nhất của công ty là ĐHĐCĐ Hay nói cách khác, khi đưa ra kháiniệm CĐTS cần phải dựa vào đồng thời hai tiêu chí là: (i) tỷ lệ sở hữu cổ phần củacổ đông trong công ty và (ii) các mối quan hệ quyền lực trong công ty, nghĩa là khả
năng tham gia vào quá trình quản lý, kiểm soát công ty của cổ đông Bởi lẽ, “nếu
không tính đến khả năng kiểm soát công ty thì bản thân số lượng cổ phần không thể xác định được vị trí của cổ đông là cổ đông thiểu số hay cổ đông đa số”12 Trênthực tế, khả năng tham gia vào quá trình quản lý, kiểm soát công ty của cổ đông làphụ thuộc vào tỷ lệ phần vốn góp mà cổ đông nắm giữ trong công ty Theo đó, cổđông sở hữu tỷ lệ cổ phần càng cao trong công ty thì khả năng chi phối tới quá trình
quản lý, kiểm soát công ty càng cao và ngược lại Chính vì vậy mà “nếu cổ đông
nhỏ không bị chèn ép bởi những cổ đông lớn thì bản thân phần vốn góp ít ỏi trong công ty cũng sẽ làm cho họ bị hạn chế về quyền lợi, đặc biệt là quyền quyết định và quyền hưởng lợi tức”13 Điều đó cũng có nghĩa là khi những CĐTS liên kết lại vớinhau tạo thành nhóm cổ đông và thực thi được các quyền của nhóm cổ đông, thì khinày, cổ đông sở hữu ít vốn sẽ không còn được xem là CĐTS vì họ đã gián tiếpthông qua nhóm cổ đông để tham gia vào quá trình quản lý, kiểm soát công ty
Từ những phân tích nêu trên có thể đưa ra định nghĩa về CĐTS một cách
tương đối như sau: Cổ đông thiểu số là cổ đông sở hữu một tỷ lệ cổ phần nhỏ trong
công ty cổ phần và không có khả năng chi phối, kiểm soát hoạt động của công ty một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
1.1.3 Bảo vệ cổ đông thiểu số
12 Nguyễn Hoàng Thuỳ Trang (2008), “Bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần – So sánh giữa pháp
luật Việt Nam và pháp luật Vương Quốc Anh”, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Luật TP HCM, tr 12.
13 Lê Văn Qua (2008), “Pháp luật về bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần”, Khoá luận
Cử nhân Luật, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr 9.
Trang 12Bảo vệ CĐTS hiểu một cách thông thường dưới góc độ pháp lý là là việc xây
dựng và thực thi có hiệu quả các cơ chế pháp lý nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của CĐTS Như đã đề cập tại phần phạm vi nghiên cứu, trong Khoá luận này
tác giả chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề bảo vệ CĐTS dưới góc độ pháp lý Tuynhiên, trong quá trình nghiên cứu, tác giả cũng có đề cập vấn đề này dưới góc độthực tiễn để làm rõ hơn nội dung nghiên cứu, bởi lẽ xét cho đến cùng pháp luật đặt
ra cũng là để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ thực tiễn
Khái niệm bảo vệ CĐTS mà tác giả đề cập nêu trên chỉ mang ý nghĩa nội hàmtrong phạm vi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của CĐTS chứ không phải luônluôn đặt ra vấn đề bảo vệ mà không cân nhắc đến sự hài hoà của việc quản trị doanhnghiệp một cách hiệu quả hay tới sự dung hoà với quyền lợi của các cổ đông lớntrong CTCP Điều đó cũng đồng nghĩa với việc phải xây dựng các cơ chế pháp lý đểgiúp CĐTS có thể thực thi hiệu quả các quyền cổ đông của mình, chứ không phảitrao cho CĐTS quyền ra các quyết định của công ty và đặt họ vào vị trí có quyền
kiểm soát công ty Nói cách khác, “pháp luật phải có sự cân bằng tế nhị giữa một
bên là việc bảo đảm hoạt động hợp pháp của công ty khỏi sự cản trở phiền hà của
cổ đông thiểu số và một bên là hạn chế những hành động bất công và sai trái mà cổ đông lớn có thể sử dụng để phục vụ lợi ích riêng mà gây thiệt hại đến lợi ích chính đáng của cổ đông thiểu số”14.
1.1.4 Nhóm cổ đông
Nhóm cổ đông là khái niệm gắn liền với các quyền của CĐTS và chỉ đặt ra vớicác CĐTS bởi nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thực hiện các biện phápđể bảo vệ CĐTS Đây vừa là phương tiện và cũng là điều kiện để các CĐTS có thểthông qua đó để tự bảo vệ quyền lợi của mình Chế định “nhóm cổ đông” là một sựtiến bộ mạnh mẽ của LDN trong việc tạo ra cơ chế để bảo vệ CĐTS, những CĐTS
có tiếng nói chung, có đồng quan điểm có thể tập hợp lại tạo thành nhóm và thôngqua nhóm để thực hiện các quyền mà pháp luật đã quy định
14 Nguyễn Hoàng Thuỳ Trang (2008), “Bảo vệ cổ đông thiểu số trong Công ty cổ phần – So sánh giữa pháp
luật Anh và pháp luật Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ Luật học, tr 18 - 19.
Trang 13Cho đến nay, vẫn chưa có một quy định nào của pháp luật đưa ra định nghĩa
về nhóm cổ đông, tuy nhiên từ các quy định của pháp luật, có thể hiểu rằng nhóm
cổ đông là tập hợp các cổ đông thiểu số sở hữu cổ phần trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng sao cho tổng số cổ phần phổ thông mà nhóm cổ đông sở hữu trên 10% hoặc một tỷ lệ nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty (khoản 2, Điều 79
LDN 2005)
Như vậy, nhóm cổ đông có thể được tạo ra từ nhiều cách thức khác nhau, bởitheo nguyên tắc chỉ cần hai cổ đông trở lên tập hợp lại với nhau cũng tạo thành mộtnhóm cổ đông Nhưng nhóm cổ đông theo quy định của pháp luật phải là nhóm cổđông đáp ứng được đầy đủ các điều kiện về thời gian sở hữu cổ phần của các cổđông và tổng số cổ phần mà nhóm cổ đông sở hữu Khái niệm nhóm cổ đông mà tácgiả đề cập trong Khoá luận này cũng mang ý nghĩa pháp lý như được nêu trên
1.2. Lý do bảo vệ cổ đông thiểu số
Vấn đề bảo vệ CĐTS ở Việt Nam đã được đặt ra trong một thời gian dài trướcđây, tuy nhiên chưa bao giờ vấn đề này lại trở nên cần thiết như bây giờ Điều đóxuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu là: (i) mối quan hệ bất bình đẳng giữa cổ đônglớn và CĐTS đã dẫn đến thực trạng quyền lợi của các CĐTS bị xâm phạm; và (ii)với địa vị của mình, các CĐTS không thể tự bảo vệ được quyền lợi của mình hoặc
họ chưa ý thức được sự cần thiết phải tự bảo vệ quyền lợi của mình Trước thựctrạng đó, pháp luật cần phải bằng quyền lực công cộng để tạo ra các thiết chế hoặchoàn thiện hơn nữa các thiết chế pháp lý đã có để thực hiện tốt công tác bảo vệ nhàđầu tư, để không chỉ đảm bảo quyền lợi cho CĐTS mà còn vì các mục tiêu cao hơn,
xa hơn của nền kinh tế quốc gia
1.2.1 Mối quan hệ bất bình đẳng giữa cổ đông lớn và cổ đông thiểu số
Trong mối liên hệ giữa cổ đông và nhà đầu tư, thì xét cho đến cùng cổ đôngcũng chính là các nhà đầu tư, do đó khi đặt ra vấn đề bảo vệ cổ đông thì cần phảibảo vệ cả cổ đông lớn và CĐTS Tuy nhiên, sở dĩ chúng ta chỉ đặt ra vấn đề phảibảo vệ CĐTS mà không bao gồm cổ đông lớn là vì trong mối quan hệ giữa cổ đônglớn và CĐTS, chỉ có CĐTS mới cần được bảo vệ, cổ đông lớn với số lượng cổ phầnmà họ sở hữu trong công ty đã được pháp luật bảo vệ rất nhiều Bằng khả năng chiphối công ty, cổ đông lớn không chỉ tự bảo vệ được quyền lợi của mình mà họ còn
có đủ sức mạnh để chèn ép, xâm phạm quyền lợi của CĐTS
Trang 14Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà trong đó chủ yếu là vì mục đích tư lợi,các cổ đông lớn luôn tìm cách chèn ép các CĐTS, thâu tóm công ty để giành phầnlợi hơn về cho cá nhân mình Các cổ đông lớn không khó để thực hiện được điều đóbởi họ có trong tay sức mạnh quyền lực được tạo ra từ phần vốn góp trong công ty,còn các CĐTS với thẩm quyền ít ỏi của mình, thì dù họ có nhận thức được mình bịchèn ép hay các quyền lợi đang bị xâm phạm, họ cũng đành cam chịu chấp nhận.Mặc dù CĐTS lép vế hơn trong việc tự bảo vệ quyền lợi của mình so với cổ đônglớn, nhưng chắc chắn sẽ không đặt ra vấn đề bảo vệ những ông chủ thấp cổ bé họngnếu như quyền lợi của họ không bị xâm phạm Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay thìmối quan hệ này có thể được diễn tả một các ví von là như “cá lớn nuốt cá bé”
Với nhiều thủ đoạn khác nhau, các cổ đông lớn đang sử dụng hoặc lạm dụngquyền lực của mình trong công ty để thực hiện nhiều hành vi vi phạm, xâm phạmnghiêm trọng đến quyền lợi của CĐTS với mục đích thâu tóm công ty và thu lợi vềcho cá nhân mình Việc cổ đông lớn xâm phạm đến quyền lợi của CĐTS có thểđược thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau, nhưng trong đó phổ biến là việc cổđông lớn thông qua Hội đồng quản trị (HĐQT) để thực hiện các hành vi ngăn cảnhoặc tước bỏ quyền cổ đông của CĐTS; sử dụng các thông tin của công ty hoặckhông công khai các thông tin để thực hiện các giao dịch tư lợi, phát hành cổ phiếuthưởng, ưu tiên quyền mua cổ phần ưu đãi hoặc thực hiện các dự án đầu tư để thâutóm và chiếm đoạt tài sản của công ty…
1.2.2 Ý thức và khả năng tự bảo vệ mình của cổ đông thiểu số
Ý thức của CĐTS trong việc họ chủ động tự bảo vệ mình là điều vô cùng quantrọng, dù không có khả năng để tự bảo vệ được quyền lợi của mình nhưng nếu cácCĐTS luôn ý thức được sự cần thiết của vấn đề này và không còn thờ ơ, phó mặc sốphận của mình cho các cổ đông lớn thì đây là điều kiện quan trọng để họ tập hợp,liên kết với nhau để thực hiện các quyền của nhóm cổ đông và ít nhiều thông qua đóthể hiện tiếng nói của mình trong công ty Quan trọng hơn, việc CĐTS ý thức được
sự cần thiết phải biết bảo vệ mình sẽ là tiền đề quan trọng để họ chủ động bảo vệmình khi các công cụ pháp lý được xây dựng và hoàn thiện
Trang 15Tuy nhiên thực tiễn Việt Nam về vấn đề này lại còn nhiều bất cập, mặc dù cácCĐTS chiếm đa số nhưng họ xuất phát từ nhiều thành phần xã hội khác nhau, có thểlà doanh nhân, trí thức, cán bộ công chức, sinh viên, lao động phổ thông hay nhữngngành nghề, lĩnh vực khác Mỗi nhà đầu tư có trình độ nhận thức khác nhau và đầu
tư vốn chủ yếu với mục đích kiếm lời Phần lớn các nhà đầu tư theo kiểu như vậy,
họ không hề biết hay quan tâm đến những người quản lý của các doanh nghiệp mà
họ mua cổ phần là ai, có năng lực như thế nào Họ chỉ quan tâm đến giá trị cổ phiếuhằng ngày có tăng hay không để họ kiếm lời mà không hiểu rằng, việc tăng giảmgiá trị cổ phiếu của doanh nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào năng lực điều hành cũngnhư sự cẩn trọng, mẫn cán của những người quản lý mà họ không hề biết hoặc cũngchẳng muốn biết là ai
Cổ đông góp ít vốn thường độc lập, thiếu liên kết với các cổ đông khác nên họthường có xu hướng tự ti và tâm lý thờ ơ với các vấn đề của công ty, cũng là thờ ơvới quyền lợi của chính mình Nhiều CĐTS dù có ý thức được quyền lợi của mìnhbị xâm phạm nhưng cũng đành cam chịu, vì với số vốn góp ít ỏi trong công ty,CĐTS không thể đưa ra những quyết định hoặc chi phối tới những quyết định củacông ty để thay đổi số phận của chính mình
Bên cạnh đó, mặc dù CĐTS thường chiếm đa số trong các CTCP, đặc biệt làcác công ty đại chúng, nhưng họ lại thường không có mối quan hệ với nhau, vì vậymà việc các cổ đông liên kết lại với nhau tạo thành nhóm để thực hiện một số quyềnmà pháp luật cho phép trên thực tế là gần như không khả thi Trong khi đó, các cổđông lớn mặc dù không chiếm số đông so với các CĐTS nhưng họ lại quá hiểu vềnhau và luôn liên kết, bắt tay với nhau để quyết định đường lối, chính sách pháttriển của công ty và quyết định luôn lợi ích cho chính mình Đi liền với đó là bỏ qualợi ích, tiếng nói và chèn ép, xâm phạm quyền lợi của các CĐTS Như vậy, dù bằngcách thức nào đi nữa, các CĐTS cũng không có khả năng để tự bảo vệ quyền lợi củamình Điều này đã làm nản lòng thêm cho các nhà đầu tư và góp phần tạo ra tâm lýthờ ơ của các CĐTS đối với hoạt động của công ty Chẳng phải ngẫu nhiên mà nămnào cũng có không ít các CTCP phải hoãn cuộc họp ĐHĐCĐ vì sự vắng mặt củacác CĐTS Sở dĩ những cổ đông này không đến dự họp là vì họ hiểu rằng, nếu cóđến dự họp thì họ cũng không thể đóng góp ý kiến để bảo vệ được quyền lợi củamình, tiếng nói của họ cũng chẳng có ý nghĩa hoặc bị làm ngơ trước các cổ đônglớn Đó là chưa kể có những trường hợp cổ đông ở cách xa địa điểm tiến hành cuộchọp ĐHĐCĐ, họ lại càng không muốn bỏ thời gian, công sức, tiền bạc để đến tham
dự một cuộc họp mà tiếng nói của mình không có trọng lượng
Trang 161.3. Mục tiêu bảo vệ cổ đông thiểu số
Khi mà ý thức tự bảo vệ quyền lợi của mình của các CĐTS còn hạn chế và bảnthân họ không có khả năng giải quyết thực trạng quyền lợi của mình đang bị xâmphạm, thì nhà nước cần phải bằng pháp luật đặt ra các nguyên tắc, xây dựng nên cáccông cụ pháp lý tạo điều kiện cho các CĐTS thực hiện hiệu quả các quyền cổ đông,tạo cho họ vị trí và tiếng nói trong CTCP Bản thân điều này không chỉ có giá trịtrong việc trực tiếp bảo vệ được quyền lợi của các CĐTS mà hơn thế nữa, nhà nướccòn đảm bảo được các lợi ích cao hơn cho xã hội và các mục tiêu quan trọng, thúcđẩy sự phát triển của nền kinh tế Các mục tiêu bảo vệ quyền lợi của CĐTS, baogồm:
1.3.1 Khuyến khích nhà đầu bỏ tiền ra kinh doanh, tăng nguồn vốn cho
nền kinh tế
Trong bất kỳ thời đại nào, một quốc gia muốn phát triển nền kinh tế thì cầnphải thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi từ người dân và nguồn vốnđầu tư từ nước ngoài Tuy nhiên, để huy động được các nguồn vốn từ các nhà đầu
tư, thì chúng ta cần phải đặt ra các cơ chế pháp lý để bảo vệ họ, đảm bảo quyền, lợiích chính đáng mà họ thu được từ hoạt động đầu tư Một khi quyền lợi của các cổđông không được đảm bảo, thì họ sẽ không đầu tư hoặc lựa chọn các lĩnh vực đầu
tư khác an toàn và hiệu quả hơn như gửi tiết kiệm ở ngân hàng, hoặc cũng có thểmang tiền đi đầu tư ở những nơi có cơ chế bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn
Mặc dù CĐTS luôn gắn liền với số vốn ít ỏi, số vốn mà dường như chẳng có ýnghĩa gì đối với nền kinh tế nếu như họ chỉ đầu tư một mình, nhưng đi liền với đó,CĐTS lại chiếm đại đa số trong các nhà đầu tư Chính số đông đã tạo ra vai trò quantrọng của các CĐTS trong việc tạo ra nguồn vốn cho nền kinh tế Như vậy, việc bảovệ CĐTS mang nhiều ý nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng đầu tiên phải kểđến mục tiêu nhằm khuyến khích các CĐTS bỏ tiền ra kinh doanh Việc CĐTS bỏtiền ra kinh doanh trước tiên là đảm bảo nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận cho chính họvà cũng thông qua đó thu hút, tập trung nguồn vốn cho nền kinh tế Các cổ đônglớn, dù với số vốn lớn đủ để họ mang lại lợi nhuận cao cho chính họ và đóng gópquan trọng trong nền kinh tế, nhưng thực tế đã chứng minh họ không phải là sốđông đủ để giúp nền kình tế vận hành và phát triển một cách tốt nhất nếu như không
có sự đồng lòng, sát cánh của những CĐTS dù ít tiền nhưng luôn chiếm số đông
Trang 17Rõ ràng CĐTS có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo nguồn vốn cho nềnkinh tế quốc gia Vì vậy, nhà nước với vai trò là người thực hiện các sách lược vĩ
mô điều tiết nền kinh tế cần nhận thức rõ hơn ai hết về vấn đề này, để xây dựng cáccông cụ pháp lý hữu hiệu và hoàn thiện các chế định pháp lý hiện hành nhằm bảo vệhiệu quả quyền lợi của các nhà đầu tư nhỏ Đồng thời, thông qua đó, tạo niềm tin vàkhuyến khích CĐTS bỏ tiền ra kinh doanh hoặc tin tưởng thực hiện các dự án đầu
tư trong nước và trực tiếp tạo nguồn vốn cho sự vận hành của nền kinh tế Nếu vívon một chút, thì có lẽ hình ảnh những CĐTS được so sánh giống như những ngườihiến máu liên tục và quan trọng cho nền kinh tế của mỗi quốc gia Chính vì vậy, bảovệ CĐTS là tạo ra sự yên tâm cho các CĐTS để khuyến khích họ bỏ tiền ra đầu tưkinh doanh và thông qua đó, thu hút được nguồn vốn phục vụ cho sự phát triển củanền kinh tế
1.3.2 Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của công ty cổ phần và thị trường
chứng khoán
Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của CTCP và TTCK đóng góp cho nềnkinh tế quốc gia, bởi lẽ đây là loại hình công ty phát triển phổ biến nhất trên thế giớivới quy mô lớn, hiệu quả hoạt động của loại hình doanh nghiệp này tác động trựctiếp đến sự tăng trưởng, thậm chí là sự tồn tại của nền kinh tế Cùng với đó, TTCKvới sức mạnh của mình, có vai trò như biểu đồ của nền kinh tế ở mỗi quốc gia.Chính vì tầm quan trọng và những đóng góp to lớn của CTCP và TTCK cho nềnkinh tế, nên bất kỳ quốc gia nào cũng chú trọng xây dựng các công cụ pháp lý đểbảo vệ và thúc đẩy sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này
Trang 18Xuất phát từ bản chất của vấn đề thì cả CTCP và TTCK cũng đều được xâydựng nên từ những nhà đầu tư, cụ thể là từ cổ đông của các CTCP Nhà đầu tư bỏtiền đầu từ nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận và đó là nguồn gốc hình thành nênloại hình doanh nghiệp này Có thể nói không thể có CTCP cũng như TTCK nếunhư không có nhà đầu tư nào chịu bỏ tiền ra kinh doanh Chính vì vậy nhà nướcmuốn duy trì sự tồn tại và đảm bảo sự phát triển cho CTCP và TTCK, thì trước tiênvà quan trọng hơn cả là phải bảo vệ được quyền lợi của các cổ đông mà trọng tâm làcác CĐTS Như một triết lý sinh tồn tự nhiên, phải bảo vệ được quyền lợi củaCĐTS thì những ông chủ nhỏ này mới chịu bỏ tiền ra thành lập hoặc tham gia vàoCTCP và đây là điều kiện để duy trì sự tồn tại và đảm bảo sự phát triển của loạihình doanh nghiệp này cũng như của TTCK Ngược lại, nếu như không có các công
cụ pháp lý hữu hiệu để họ thực hiện các quyền của mình hay không tạo được niềmtin về việc họ đầu tư sẽ có lợi nhuận, thì có lẽ chẳng nhà đầu tư nào bỏ tiền ra đểthành lập hay tham gia vào CTCP cũng như mua chứng khoán trên TTCK, bởi đầu
tư là vì mục đích tìm kiếm quyền lợi và khi không có niềm tin mình sẽ được hưởngquyền lợi từ hoạt động đầu tư thì chắc chắn không ai lại bỏ tiền ra kinh doanh
1.3.3 Xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh để thu hút đầu tư
Nền kinh tế quốc gia được xây dựng nên từ nguồn vốn và hoạt động kinhdoanh của các nhà đầu tư, bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nướcngoài Vì vậy thu hút được càng nhiều nhà đầu tư thì nền kinh tế sẽ càng phát triểnvà đem lại hiệu quả cao cho xã hội Do đó, cần thiết phải xây dựng một môi trườngkinh doanh lành mạnh, có cơ chế bảo hộ quyền lợi cho nhà đầu tư thích đáng vì đâylà điều kiện quan trọng và tiên quyết trong việc thu hút các nhà đầu tư
Môi trường kinh doanh là một khái niệm tương đối trừu tượng và có thể nôm
na hiểu đó là tổ hợp của những yếu tố quyết định đến hiệu quả của hoạt động kinhdoanh và quyết định đầu tư của các nhà đầu tư Xét về bản chất, việc thu hút cácnhà đầu tư, mà chủ yếu là các nhà đầu tư nước ngoài của các quốc gia hiện naykhông chỉ dừng lại ở góc độ kêu gọi các nhà đầu tư đến hợp tác, đến đầu tư mà đóđã trở thành một cuộc tranh đua gay gắt và quyết liệt giữa các quốc gia nhằm “giànhgiật” được các nhà đầu tư về phía mình Đã là cạnh tranh, thì các quốc gia luôn tìmcách chứng tỏ sức mạnh, sự cuốn hút của mình và không cách thức nào tốt hơn làxây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh mà trong đó các thủ tục hành chínhđược lược bỏ trở thành giản đơn, thực hiện nhiều chính sách ưu đãi và đảm bảoquyền lợi hợp pháp cho các nhà đầu tư để thu hút sự chú ý từ họ
Trang 19Một trong những yếu tố không thể thiếu tạo nên môi trường kinh doanh đó làmức độ bảo vệ quyền lợi của CĐTS của mỗi quốc gia, hay nói cách khác, đây làmột trong những tiêu chí quan trọng, không thể thiếu trong việc đánh giá sự lànhmạnh, điểm số của môi trường kinh doanh Như đã đề cập ở trên, CĐTS luôn chiếmđại đa số trong các nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nướcngoài, do đó việc xây dựng cơ chế pháp lý hữu hiệu trong việc bảo vệ CĐTS khôngchỉ giữ được chân các nhà đầu tư trong nước lựa chọn đầu tư tại sân nhà mà còn có
ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thu hút, lôi kéo các nhà đầu tư nước ngoàiđến thực hiện các dự án đầu tư Cũng chính vì vậy mà khi WB thực hiện các báo
cáo về “Môi trường kinh doanh” của các quốc gia trên thế giới trong nhiều năm gần
đây, mức độ bảo vệ CĐTS luôn được tổ chức này xem là một trong mười tiêu chí đểđánh giá
Mặc dù nhận thức rõ tầm quan trọng của môi trường kinh doanh trong việc thuhút các nhà đầu tư nhưng thực trạng về môi trường kinh doanh tại Việt Nam trongsuốt thời gian qua lại thật đáng buồn với vô vàn những khó khăn từ vấn đề thủ tục,
sự ì ạch của các chính sách, kế hoạch cũng như việc bảo vệ nhà đầu tư ở mức độ
thấp Theo Báo cáo Môi trường Kinh doanh 2010: “Cải cách Qua thời kỳ khó
khăn”, ấn phẩm lần thứ bảy trong chuỗi báo cáo thường niên do Tổ chức Tài chính
Quốc tế (IFC) và Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, Việt Nam lại tiếp tục tụt hàngvà xếp thứ 93 trên tổng số 183 nền kinh tế15 Như vậy, kể từ năm 2006 đến nay, tứclà từ khi chúng ta chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thứhạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam liên tục biến động, không ổn định16
Trang 204 2009 92/181 Giảm
Năm 2006, thứ hạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam là 98/155 nềnkinh tế và con số này đã tụt hạng nghiêm trọng vào năm 2007 khi xếp ở vị trí104/175 nền kinh tế Năm 2008, mức độ thuận lợi kinh doanh của Việt Nam đã cómột bước tiến xa khi lần đầu tiên chúng ta xếp thứ 91/178 quốc gia, đây là thứ hạngcao nhất mà Việt Nam có được trong suốt thời gian qua Tuy nhiên, một lần nữachúng ta phải thêm phần lo lắng khi mức độ cạnh tranh của môi trường kinh doanhcủa Việt Nam lại liên tục tụt hạng xuống vị trí 92/181 nền kinh tế vào năm 2009 và93/183 nền kinh tế vào năm 2010 Trong khi đó, các nền kinh tế trong khu vực luônthể hiện mình với sự ổn định về môi trường kinh doanh Điển hình là Singapore,quốc gia luôn kiên trì cải cách, là nền kinh tế dẫn đầu bảng xếp hạng các môi trườngkinh doanh thuận lợi toàn cầu lần thứ tư liên tục, còn New Zealand thì giữ vững ở vịtrí số hai Thái Lan trong thời gian qua cũng đã có nhiều cải cách quan trọng để lànhmạnh hoá môi trường kinh doanh và nhờ thế đứng ở vị trí thứ 12 trong bảng xếphạng toàn cầu năm 201017
Thực trạng về môi trường kinh doanh còn nhiều bất cập ở Việt Nam xuất phát
từ nhiều nguyên nhân khác nhau, như đường lối chính sách của nhà nước, thời gianvà chi phí mà một doanh nghiệp trong nước phải bỏ ra để đáp ứng được các quyđịnh kinh doanh như thành lập và vận hành doanh nghiệp, giao dịch thương mạiquốc tế, nộp thuế, giải thể doanh nghiệp18…, tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhậnrằng sự yếu kém trong công tác bảo vệ các nhà đầu tư nói chung và các CĐTS nóiriêng đã góp phần tạo nên tình trạng đáng buồn của môi trường kinh doanh trongnước hiện nay
Trang 21Trước thực trạng môi trường kinh doanh Việt Nam còn nhiều yếu kém và hạnchế cùng với sự cần thiết phải thu hút các nhà đầu tư, chúng ta cần phải thực hiệnmột cách hiệu quả vấn đề bảo vệ CĐTS Bảo vệ được quyền lợi của CĐTS là việclàm quan trọng và cần thiết đầu tiên để xây dựng một môi trường kinh doanh lànhmạnh nhằm thu hút các nhà đầu tư, kể cả những nhà đầu tư trong nước lẫn các nhàđầu tư nước ngoài Trên thế giới, Hà Lan là một quốc gia tiên phong trong bảo vệCĐTS bằng pháp luật, theo quan điểm của những nhà làm luật nước này, một trongnhững lý do cơ bản mà họ chú trọng xây dựng pháp luật bảo vệ CĐTS một cách đầy
đủ là nhằm tạo ra những điểm nổi bật hơn so với các hệ thống pháp lý của nướcngoài, để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư tại Hà Lan, đồng thời cũngđể các nhà đầu tư Hà Lan sẽ tăng cường đầu tư trong nước mà không đầu tư ra nướcngoài19 Quan điểm của những nhà lập pháp Hà Lan cũng là quan điểm của hầu hếtcác nước trên thế giới, điều đó là hoàn toàn cần thiết trong bối cảnh các nền kinh tếcạnh tranh nhau mạnh mẽ về thu hút đầu tư Tác giả cho rằng những nhà lập phápViệt Nam cũng cần xem xét vấn đề này trong quá trình xây dựng pháp luật để chútrọng hơn công tác bảo vệ nhà đầu tư mà đặc biệt là các CĐTS, với mục đích làmcho hệ thống pháp luật của nước ta theo kịp hệ thống pháp luật trên thế giới, thậmchí nổi bật hơn để có đủ sức mạnh cạnh tranh trong quá trình thu hút đầu tư
19 http://www.ejcl.org/64/art64-12.html
Trang 22Kết luận Chương I
Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về CĐTS Trên thực tế,CĐTS còn được gọi với nhiều tên khác nhau như cổ đông ít vốn hay cổ đông nhỏ.Nhưng dù gắn liền với tên gọi nào đi nữa, thì những khái niệm này cũng chung một
ý nghĩa là hàm chỉ những người sở hữu một tỷ lệ vốn góp nhỏ trong CTCP vàkhông có khả năng chi phối đến hoạt động của công ty, trong đó yếu tố về khả năngkiểm soát, chi phối công ty là trọng tâm xây dựng nên định nghĩa này Trên cơ sở
đó, có thể hiểu cổ đông thiểu số là cổ đông sở hữu một tỷ lệ cổ phần nhỏ trong công
ty cổ phần và không có khả năng chi phối, kiểm soát hoạt động của công ty một cách trực tiếp hoặc gián tiếp Bảo vệ CĐTS ở đây cũng được hiểu dưới góc độ là
bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông chứ không phải cứ đặt ra vấn đềbảo vệ cổ đông mà không cân nhắc đến sự hài hoà trong quản trị doanh nghiệp haydung hoà với quyền lợi của các cổ đông lớn
Vấn đề bảo vệ CĐTS được đặt ra khi trong mối quan hệ với cổ đông lớn,CĐTS luôn bị chèn ép, bị xâm phạm quyền lợi và với địa vị của cổ đông ít vốn,CĐTS không có khả năng tự bảo vệ được quyền lợi của mình Trên thực tế hiện naytại Việt Nam, quyền lợi của CĐTS đang bị xâm phạm từng ngày và trở thành phổbiến, đáng tiếc là với cơ chế pháp lý hiện hành, CĐTS không có khả năng để tự bảovệ được quyền lợi của mình Đồng thời, không ít một bộ phận CĐTS chưa ý thứcđược sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi của mình, họ thường không quan tâm haymặc nhiên phó mặc số phận của mình cho các cổ đông lớn Lý do để bảo vệ CĐTSthì nhiều nhưng đó là những lý do cơ bản và tạo ra yêu cầu bức thiết trong việc cầnthiết phải hoàn thiện các quy chế pháp lý để bảo vệ quyền lợi của CĐTS
Các CĐTS luôn chiếm đại đa số trong các nhà đầu tư, Do đó, họ có vai trò cực
kỳ quan trọng đối với việc huy động nguồn vốn cho nền kinh tế thông qua việcthành lập, tham gia vào CTCP cũng như đầu tư trên TTCK Chính vì vậy, bảo vệCĐTS là đảm bảo sự phát triển của nền kinh tế ở mỗi quốc gia Một cơ chế bảo vệCĐTS hữu hiệu sẽ là biện pháp tốt nhất để khuyến khích các nhà đầu tư bỏ tiền rakinh doanh, thông qua đó tăng nguồn vốn cho nền kinh tế Đồng thời đảm bảo sựtồn tại và phát triển của loại hình doanh nghiệp CTCP và TTCK – vốn là trái timcủa bất kỳ nên kinh tế nào Bên cạnh đó, bảo vệ CĐTS sẽ tăng thêm mức độ thuậnlợi của môi trường kinh doanh tại Việt Nam và thông qua đó giữ chân được các nhàđầu tư, đồng thời sẽ thu hút thêm được nhiều nhà đầu tư mới
Trang 23CHƯƠNG II NHỮNG BẤT CẬP TRONG VIỆC BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ VÀ MỘT
SỐ KIẾN NGHỊ
Pháp luật công ty Việt Nam đã có những bước phát triển khá tiệm cận vớipháp luật trên thế giới về bảo vệ CĐTS Tuy nhiên, từ lý luận đến thực tiễn là cảmột khoảng cách khá xa khi thực trạng quyền lợi của CĐTS ở nước ta hiện nayđang bị xâm phạm ngày càng phổ biến Thực trạng đáng buồn này xuất phát chủyếu từ những hạn chế của các quy định pháp lý, làm nản lòng cho nhiều nhà đầu tư
Do vậy, để đảm bảo quyền lợi của các CĐTS, chúng ta cần có những động thái tíchcực trong việc điều chỉnh các quy định pháp lý phù hợp với yêu cầu từ thực tiễn saocho các cơ chế này đảm bảo cho các CĐTS có thể thực thi hiệu quả quyền cổ đông.Trong phạm vi của Chương này, tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu và làm rõ một
số bất cập trong việc bảo vệ quyền lợi của CĐTS dưới ba (03) góc độ là: (i) trongviệc CĐTS thực thi quyền cổ đông; (ii) thực trạng cổ đông lớn lạm quyền, chi phốicông ty và chèn ép CĐTS; và (iii) trong việc thực thi cơ chế thanh tra, giám sát, xử
lý vi phạm và giải quyết tranh chấp Đồng thời, trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một sốquan điểm kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hơn các quy định pháp luật hiệnhành về bảo vệ CĐTS
2.1 Một số bất cập trong việc cổ đông thiểu số thực thi quyền cổ đông
Về nguyên tắc, pháp luật không phân định rõ ràng đâu là quyền của cổ đônglớn, đâu là quyền của CĐTS Do đó, với tư cách là cổ đông, CĐTS cũng có đầy đủcác quyền cổ đông như những cổ đông lớn, như quyền yêu cầu triệu tập, tham giabiểu quyết tại ĐHĐCĐ, quyền kiểm soát các giao dịch tư lợi, quyền tiếp cận thôngtin, quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần, quyền yêu cầu Toà án hoặc Trọng tàihuỷ quyết định của ĐHĐCĐ… Những quyền năng này đã góp phần quan trọngtrong việc tạo ra sự bình đẳng giữa các cổ đông trong CTCP nhưng trên thực tế,việc các CĐTS thực hiện được những quyền này hay không hãy còn là một câuchuyện dài khi mà các quy định pháp lý vẫn còn nhiều bất cập
2.1.1 Quyền yêu cầu triệu tập, tham gia và đưa nội dung vào chương trình
nghị sự tại cuộc họp Đại hội đông cổ đông
Trang 24ĐHĐCĐ là cơ quan quyền lực cao nhất, quyết định các vấn đề quan trọngtrong CTCP ĐHĐCĐ bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, do vậy đâykhông phải là cơ quan thường trực trong CTCP mà theo quy định hiện hành,ĐHĐCĐ chỉ họp thường niên mỗi năm một lần20 Chính vì tính không thường trựccủa ĐHĐCĐ, nên để đảm bảo hoạt động cho CTCP cũng như quyền lợi của các cổđông, LDN đã quy định thẩm quyền triệu tập ĐHĐCĐ bất thường Theo đó, các đốitượng có thẩm quyền triệu tập ĐHĐCĐ gồm có HĐQT, Ban Kiểm soát (BKS) và cổđông hoặc nhóm cổ đông (Điều 97 LDN 2005) Điều đặc biệt là trong cơ chế này,pháp luật đã rất chú trọng đến việc bảo vệ CĐTS khi xây dựng chế định thẩm quyềntriệu tập ĐHĐCĐ của nhóm cổ đông Khoản 2 và khoản 3, Điều 79 LDN 2005 quyđịnh cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trongthời hạn ít nhất 6 tháng hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ công ty cóquyền yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ trong ba trường hợp:
(i) HĐQT vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người
quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao;
(ii) Nhiệm kỳ của HĐQT đã vượt quá sáu tháng mà HĐQT mới chưa được
bầu thay thế; và
(iii) Các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty
Bên cạnh đó, nhóm CĐTS còn có thể tự mình đứng ra triệu tập ĐHĐCĐ khicác chủ thể được yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ, bao gồm HĐQT và BKS không đápứng yêu cầu của họ theo quy định tại khoản 6, Điều 97 LDN 2005 Đây thực sự làmột tiến bộ mãnh mẽ của LDN 2005 so với các quy định của pháp luật Việt Namtrước đó trong việc bảo vệ quyền lợi của CĐTS
20 Theo quy định tại Điều 97 LDN 2005, ĐHĐCĐ phải họp thường niên hoặc bất thường mỗi năm ít nhất một lần ĐHĐCĐ họp thường niên trong thời hạn bốn tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính Theo đề nghị của HĐQT, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn nhưng không được quá sáu tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính Mặc dù quy định như vậy nhưng không pháp luật lại không quy định hình thức chế tài nào hiệu quả trong trường hợp công ty không tiến hành họp ĐHĐCĐ theo quy định của pháp luật.
Trang 25Theo quy định của pháp luật hiện hành, những người có thẩm quyền triệu tậpĐHĐCĐ, chủ yếu là Chủ tịch HĐQT và BKS có trách nhiệm chuẩn bị hoặc tổ chứcviệc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cho cuộc họp (khoản 1, Điều
99 LDN 2005) Với quy định nêu trên cùng với khả năng chi phối của các cổ đônglớn, rõ ràng chương trình, nội dung cuộc họp ĐHĐCĐ sẽ được chuẩn bị theo hướng
có lợi cho các cổ đông lớn và điều đó đồng nghĩa với việc đưa CĐTS vào thế bịđộng trong cuộc họp CĐTS đến cuộc họp chủ yếu là lắng nghe và duyệt cácchương trình, nội dung đã có sẵn và điều này chắc chắn sẽ gây ra những bất lợi, cóthể là thiệt hại cho CĐTS, do có những vấn đề của công ty ảnh hưởng đến quyền lợicủa CĐTS không được đưa vào chương trình nghị sự để bàn bạc hoặc có thể đượcđưa vào nhưng mang tính bất lợi cho CĐTS Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi choCĐTS, pháp luật quy định cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổphần phổ thông trong thời hạn liên tục sáu (06) tháng có quyền kiến nghị vấn đềđưa vào chương trình họp ĐHĐCĐ (khoản 2, Điều 99, LDN 2005)21 Đây là mộtquy định nhằm mục đích bảo vệ CĐTS, giúp họ có tiếng nói của mình trong cuộchọp quan trọng nhất trong CTCP Bằng quy định này, CĐTS có thể đưa những nộidung, vấn đề họ quan tâm hoặc có sự ảnh hưởng đến quyền lợi của họ vào cuộc họpĐHĐCĐ để bàn bạc, thống nhất và thông qua đó, CĐTS có thể bảo vệ được quyềnlợi của mình trong một giới hạn chừng mực, nhất định
Tuy nhiên việc bảo vệ CĐTS trong trường hợp này chỉ dừng lại ở thẩm quyềnyêu cầu triệu tập hoặc triệu tập ĐHĐCĐ và đưa nội dung vào các chương trình nghị
sự trước ngày khai mạc ĐHĐCĐ, còn trong cuộc họp ĐHĐCĐ thì tiếng nói củaCĐTS có mức ảnh hưởng đến đâu còn là một câu chuyện phải bàn, bởi với số vốn ítỏi đi liền với sự hạn chế trong khả năng chi phối công ty, CĐTS vẫn khó có thể bảovệ được quyền lợi của mình Hơn nữa, CĐTS không thể tự mình thực hiện được cácquyền này mà họ phải liên kết lại với nhau tạo thành nhóm với tỷ lệ sở hữu cổ phần
từ 10% trở lên kèm theo điều kiện số cổ phần mà CĐTS sở hữu phải từ sáu thángtrở lên Trên thực tế việc bảo vệ CĐTS thông qua nhóm cổ đông là không mangnhiều tính khả thi bởi sự thiếu gắn kết giữa các CĐTS như hiện nay, đặc biệt là đốivới các CTCP có nhiều cổ đông, thì việc lập nhóm cổ đông là rất khó thực hiện
21 Kiến nghị phải bằng văn bản và được gửi đến công ty chậm nhất ba ngày làm việc trước ngày khai mạc ĐHĐCĐ, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định thời hạn khác Kiến nghị phải ghi rõ tên cổ đông, số lượng từng loại cổ phần của cổ đông, số và ngày đăng ký cổ đông tại công ty, vấn đề kiến nghị đưa vào chương trình họp.
Trang 26Xây dựng một cơ chế để CĐTS có thể thực thi các quyền cổ đông của mìnhmột cách hiệu quả là điều không hề đơn giản, bởi khả năng thực thi quyền cổ đôngcủa những ông chủ nhỏ này luôn gắn liền và tỷ lệ thuận với số lượng cổ phần ít ỏitrong công ty Mặc dù LDN 2005 quy định Chủ tịch HĐQT và Trưởng BKS cótrách nhiệm bồi thường thiệt hại cho cho CĐTS, khi CĐTS đã yêu cầu hợp lệ theoquy định của pháp luật mà những người này cố tình vi phạm Tuy nhiên việc xácđịnh mức độ trách nhiệm để bồi thường như thế nào thì pháp luật lại không quyđịnh Tác giả cho rằng để đảm bảo quyền lợi của CĐTS trong việc yêu cầu triệu tậpĐHĐCĐ, pháp luật nên quy định những CĐTS có quyền yêu cầu những người cóthẩm quyền triệu tập ĐHĐCĐ hoặc công ty mua lại cổ phần của họ khi họ đã yêucầu triệu tập ĐHĐCĐ hợp lệ mà những người có thẩm quyền cố tình vi phạm Quyđịnh như vậy sẽ giúp các CĐTS có thể bảo vệ được quyền lợi của mình khi họkhông thể thực thi được quyền cổ đông một cách gián tiếp thông qua nhóm cổ đông.Bởi lẽ trong trường hợp này, tiếng nói của CĐTS đã không còn được các cổ đônglớn tôn trọng và điều đó cũng tạo ra tâm lý chán nản cho CĐTS đối với công ty Tácgiả cho rằng khi pháp luật cho phép cổ đông phản đối quyết định của công ty trongmột số trường hợp nhất định được quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần, thì cũngnên cho phép CĐTS thực hiện một quyền tương tự khi quyền yêu cầu triệu tậpĐHĐCĐ hợp lệ của họ không được tôn trọng và thực hiện
2.1.2 Quyền kiểm soát các giao dịch tư lợi
ĐHĐCĐ là cơ quan quyền lực cao nhất trong CTCP nhưng do tính khôngthường trực của mình, nên quyền lực mà ĐHĐCĐ nắm giữ chủ yếu là những quyềnlực chung, còn quyền lực quản lý thì thuộc về HĐQT, do yêu cầu về quản lý công tylà yêu cầu quan trọng mang tính liên tục mà HĐQT lại là cơ quan quản lý thườngtrực trong CTCP22 Lúc này hầu hết các công việc quản lý và kinh doanh của công
ty đều được quyết định bởi HĐQT, mà chính xác hơn là các cổ đông lớn hoặc đạidiện của họ trong cơ quan này Theo quy định tại khoản 1, Điều 119 LDN 2005, thì
trong trách nhiệm quản lý công ty, người quản lý phải có bổn phận “trung thành
với lợi ích của công ty và cổ đông của công ty” Tuy nhiên, “với vai trò lớn nắm giữ quyền lực trong tay rất dễ dẫn đến trường hợp HĐQT không phục vụ công ty một cách trung thực và mẫn cán, luôn tiềm ẩn những giao dịch giữa các thành viên HĐQT với những người liên quan nhằm mục đích tư lợi cá nhân cho họ mà không
vì mục đích chung của công ty”23
22 Nguyễn Ngọc Bích, tlđd, tr 319.
23 Nguyễn Thị Thuý Hằng, tlđd, tr 51.
Trang 27Giao dịch tư lợi có thể hiểu một cách cơ bản là những giao dịch được thiết lậpbởi người quản lý, điều hành công ty nhân danh công ty mà chủ yếu là với nhữngngười liên quan và các khách hàng của công ty nhằm mục đích trục lợi cho bản thânnhững người quản lý, gây tổn thất về tài sản, uy tín cho công ty Về mặt bản chất,những giao dịch này xâm hại đến tài sản của công ty, cũng đồng nghĩa với khả năngxâm hại đến quyền lợi của các cổ đông trong công ty, mà đặc biệt là quyền lợi củaCĐTS Bởi lẽ, CĐTS là những người không có khả năng kiểm soát công ty, họ thực
sự không thể trực tiếp kiểm soát được các giao dịch tư lợi của người quản lý và với
số vốn ít ỏi của mình, thì thiệt hại tài sản của công ty xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớnđến nguồn vốn của họ
Dự liệu được các bất lợi cho CĐTS phát sinh từ giao dịch tư lợi của ngườiquản lý, pháp luật đã đặt ra một số công cụ pháp lý nhằm hạn chế tình trạng lạmdụng quyền lực của người quản lý để thực hiện các giao dịch tư lợi Theo đó, LDN
2005 quy định cụ thể các hợp đồng, giao dịch có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50%tổng giá trị tài sản doanh nghiệp được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất phảiđược ĐHĐCĐ thông qua, còn đối với các giao dịch có giá trị nhỏ hơn 50% sẽ thuộcthẩm quyền của HĐQT24 Đồng thời, theo quy định tại các Điều 118 và Điều 120LDN 2005, thì các hoạt động, giao dịch giữa công ty với cổ đông, người đại diện uỷquyền của cổ đông sở hữu trên 35% tổng số cổ phần phổ thông của công ty vànhững người có liên quan của họ; giữa công ty với thành viên HĐQT, Giám đốchoặc Tổng giám đốc; giữa công ty với các doanh nghiệp mà thành viên HĐQT,thành viên BKS, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và người quản lý khác của công ty
có sở hữu cổ phần; doanh nghiệp mà thành viên HĐQT, thành viên BKS, TổngGiám đốc hoặc Giám đốc và người quản lý khác trong công ty cùng sở hữu hoặc sởhữu riêng cổ phần, phần vốn góp trên 35% vốn điều lệ; giữa công ty với nhữngngười liên quan của thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc phải đượcĐHĐCĐ hoặc HĐQT chấp thuận Các giao dịch, hợp đồng giữa các đối tượng trênchỉ được thực hiện khi được ĐHĐCĐ thông qua với tỷ lệ từ 65% tổng số phiếu biểuquyết trở lên của các cổ đông (trừ những cổ đông có liên quan không được quyềnbiểu quyết)
24 Khoản 2 và khoản 3, Điều 120 LDN 2005.
Trang 28Bên cạnh đó, pháp luật chứng khoán cũng có quy định việc kiểm soát đối vớicác giao dịch với người liên quan Theo đó, Điều 24 Quy chế quản trị công ty25 quyđịnh các công ty niêm yết phải áp dụng các biện pháp cần thiết để để ngăn ngừanhững người có liên quan tiến hành các giao dịch làm thất thoát vốn, tài sản hoặccác nguồn lực khác của công ty Khoản 4, Phần IV Thông tư 09/2010/TT-BTC của
Bộ Tài chính ngày 15/01/2010 hướng dẫn về việc công bố thông tin trên TTCK vàCông văn số 582/UBCK-TT của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ngày14/04/2009 về công bố thông tin của cổ đông nội bộ khi thực hiện giao dịch cổphiếu của công ty niêm yết cũng quy định việc các cổ đông nội bộ khi thực hiện cácgiao dịch cổ phiếu với những người có liên quan phải công bố thông tin
Như vậy, các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành đã tạo ra các cơ sở pháp
lý quan trọng để hạn chế khả năng thực hiện các giao dịch tư lợi của các cổ đônglớn, gây thiệt hại cho công ty và cũng là thiệt hại cho CĐTS, thông qua đó góp phầnbảo vệ quyền lợi của các cổ đông cũng như CĐTS Tuy nhiên, hầu như các cơ chếnày chỉ dừng lại ở việc quy định các nghĩa vụ công bố thông tin về giao dịch tư lợimà thôi Rõ ràng một khi cổ đông lớn đã thực hiện các giao dịch này thì thật khó đểtin rằng họ sẽ tôn trọng lòng trung thành với công ty để công khai toàn bộ các giaodịch này Thay vào đó, các cổ đông lớn thường chủ động tìm cách che dấu, bao chevà vẫn lén lút hoặc công khai ở chừng mực nhất định để thực hiện các giao dịchnhằm mục đích tư lợi Bên cạnh đó, pháp luật còn trao cho HĐQT thẩm quyền rấtlớn trong việc xem xét và chấp thuận giao dịch có liên quan đến yếu tố tư lợi của cổđông như nêu trên Điều này dẫn đến một hệ quả là khó mà đảm bảo tính kháchquan khi phần lớn các giao dịch trong công ty đều chủ yếu được thiết lập bởi thành
viên HĐQT, đặc biệt là Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc công ty “Trên thực tế,
trong hầu hết các trường hợp, các công ty chưa xác định cụ thể các đối tượng thuộc diện các bên có liên quan của công ty; chưa có cơ chế và cách thức thu thập, tập hợp, lưu trữ và quản lý hồ sơ về các bên có liên quan; chưa xác định được danh tính cụ thể của từng bên có liên quan… Vì vậy, chưa xác định được cụ thể các giao dịch cần kiểm soát với các bên có liên quan”26 Như vậy, có thể nói yêu cầu côngkhai hoá và kiểm soát các giao dịch của cổ đông lớn với các bên có liên quan hầunhư chưa thực hiện được Đây thực sự đang là một lỗ hổng lớn trong khung pháp lý
về công ty hiện nay ở nước ta
25 Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính, ngày 13/03/2007.
26 Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Đình Cung, tlđd, tr 326.
Trang 29Theo quy định của pháp luật công ty ở nhiều bang nước Mỹ, các CTCP quản
lý, kiểm soát giao dịch tư lợi đối với từng người nhất định mà chủ yếu là các thànhviên HĐQT và cho cổ đông được quyền nhân danh công ty thưa kiện người vi phạm
ra trước Toà án Toà án sẽ dựa vào luật thành văn, thông luật hay các học thuyếtpháp lý để quyết định bị đơn có thực hiện một giao dịch của công ty mà có lợi choriêng mình hay không27 Theo pháp luật Việt Nam, cổ đông có quyền yêu cầu Toàán hoặc Trọng tài huỷ quyết định của ĐHĐCĐ trong một số trường hợp nhất định(Điều 107 LDN 2005), còn đối với các giao dịch tư lợi thì cơ chế pháp lý lại không
rõ ràng Đặc biệt nếu khởi kiện ra Toà, cổ đông phải lấy tư cách cá nhân của mìnhmà không phải là tư cách của công ty như ở pháp luật của một số bang Mỹ
Vì vậy, nhằm phần nào khắc những hạn chế về bài toán kiểm soát các giaodịch tư lợi của cổ đông lớn, cần tăng cường hơn nữa thẩm quyền của CĐTS trongviệc xem xét các tài liệu, sổ sách của công ty Đồng thời, cần thiết phải đặt các cơchế để lành mạnh hoá hoạt động và vai trò của BKS, để cơ quan này thực sự bảo vệđược quyền lợi của CĐTS Bên cạnh đó, một biện pháp không thể thiếu là cần quyđịnh các chế tài cụ thể theo hướng tăng nặng nhiều hơn nữa mức phạt tiền đối vớihành vi vi phạm, quy định về tịch thu các nguồn lợi nhuận bất hợp pháp từ các giaodịch tư lợi của cổ đông lớn Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cũng nên học hỏi chếđịnh cổ đông được nhân danh công ty để kiện thành viên HĐQT ra Toà, nhằm đảmbảo xử lý hiệu quả những người thực hiện giao dịch vì mục đích tư lợi Xây dựngmột cơ chế theo hướng tăng quyền kiểm soát của CĐTS và đẩy mạnh chế tài xử lýcác hành vi vi phạm trong vấn đề này chắc chắn sẽ góp phần quan trọng làm giảm
tỷ lệ giao dịch vì mục đích tư lợi của cổ đông lớn như hiện nay, thông qua đó quyềnlợi của CĐTS cũng đã được bảo vệ một cách gián tiếp và hiệu quả
2.1.3 Quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần
27 Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Đình Cung, tlđd, tr 327.
Trang 30Theo quy định của LDN 2005, cổ đông biểu quyết phản đối quyết định về tổchức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệcông ty thì có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình (khoản 1, Điều 90LDN 2005) Đồng thời, LDN 2005 cũng quy định về giá mua cổ phần trong trườnghợp này để tránh việc công ty ép giá khi mua lại cổ phần, gây thiệt hại cho cổ đông.Theo đó, công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông với giá thị trườnghoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn chínmươi (90) ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu Trường hợp không thoả thuận được
về giá thì cổ đông đó có thể bán cổ phần cho người khác hoặc các bên có thể yêucầu một tổ chức định giá chuyên nghiệp để định giá Công ty giới thiệu ít nhất ba tổchức định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuốicùng (khoản 2, Điều 90 LDN 2005)
Tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tạiĐiều lệ công ty là những vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cổ đông,đặc biệt là CĐTS Vì vậy, mặc dù đây là quyền cơ bản của bất kỳ cổ đông nào trongCTCP nhưng thực chất quy định này là nhằm mục đích bảo vệ CĐTS Bởi lẽ, dùdưới góc độ lý luận hay thực tiễn, trong trường hợp này đối tượng cần được bảo vệluôn là CĐTS, còn cổ đông lớn thường là những người chi phối tới các quyết địnhcủa công ty và đôi khi chính họ lại là những người tạo ra các quyết định bất lợi choCĐTS, khiến CĐTS phải biểu quyết phản đối các quyết định này
Trang 31Quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần theo quy định của LDN 2005 đã đượccác tác giả nghiên cứu trước đây đề cập và làm rõ28 Do đó, về nội dung này, tác giảchỉ xin đưa ra một số bất cập trong việc CĐTS thực hiện quyền yêu cầu công tymua lại cổ phần và kiến nghị mở rộng thẩm quyền này để đảm bảo hơn nữa quyềnlợi cho CĐTS Mặc dù pháp luật đã cho phép cổ đông yêu lại công ty mua lại cổphần khi họ biểu quyết phản đối quyết định của công ty trong một số trường hợpnhất định, nhưng việc mua lại cổ phần của công ty lại có phần phức tạp, kéo dài thờigian và gây bất lợi cho cổ đông Thông thường chỉ có CĐTS mới thực hiện quyềnnày, vì họ là đối tượng dễ bị tác động tiêu cực nhất từ các quyết định của công ty có
sự chi phối của các cổ đông lớn CĐTS sở hữu số lượng cổ phần không nhiều trongcông ty, nhưng pháp luật lại quy định thời hạn mà công ty phải mua lại cổ phầntrong trường hợp này lên đến chín mươi (90) ngày làm việc Tác giả cho rằng, thờihạn nêu trên là quá dài, một khi cổ đông đã yêu cầu công ty mua lại cổ phần, nghĩalà họ không còn muốn gắn bó lâu dài với công ty, do vậy pháp luật nên quy địnhcông ty sớm giải quyết yêu cầu của cổ đông trong trường hợp này, để cổ đông cóđiều kiện thu hồi vốn và đầu tư ở những nơi khác Bên cạnh đó, trong trường hợpgiá cổ phần được xác định bằng cách thức định giá của tổ chức định giá chuyênnghiệp, pháp luật cũng không quy định cụ thể vấn đề chi phí định giá thuộc về phíacổ đông yêu cầu hay phía công ty Do đó, pháp luật cần thiết phải có quy định cụthể xác định chi phí định giá thuộc về bên nào để đảm bảo chế định này được thựcthi một cách hiệu quả
28 Các tác giả đã nghiên cứu về đề tài này trước đây, như Trần Quốc Hoài, Lê Văn Qua, Đinh Thị Thuý Hồng hay Nguyễn Thị Thuý Hằng, mà tác giả đã đề cập ở Phần mở đầu của Khoá luận đã nghiên cứu và chỉ rõ: CĐTS biểu quyết phản đối các quyết định của công ty về việc tổ chức lại công ty hay thay đổi quyền, lợi ích của cổ đông, thì có thể vận dụng quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần theo quy định của LDN 2005 để thu hồi vốn đầu tư Đồng thời, quy định này cũng mang tính nguyên tắc để công ty đảm bảo quyền lợi của CĐTS dưới hai góc độ là ghi nhận quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của họ và không thể ép giá hay kéo dài thời gian mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông nhằm gây thiệt hại cho họ.
Trang 32Quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần có ý nghĩa quan trọng trong việc bảovệ quyền lợi của cổ đông, nhất là đối với CĐTS Tuy nhiên, pháp luật chỉ cho phépcổ đông thực thi quyền này trong hai trường hợp cụ thể là cổ đông biểu quyết phảnđối quyết định (i) về về tổ chức lại công ty hoặc (ii) thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổđông quy định tại Điều lệ công ty Tác giả cho rằng đối với riêng các CĐTS, phápluật nên quy định mở rộng quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần cho họ trongtrường hợp số lượng CĐTS trong CTCP chiếm tỷ lệ quá thấp, đến mức không đủđiều kiện về tỷ lệ sở hữu cổ phần để lập nhóm cổ đông theo quy định của pháp luậthoặc Điều lệ công ty Pháp luật đặt ra chế định nhóm cổ đông là nhằm mục đích bảovệ quyền lợi cho CĐTS khi những đối tượng này không thể thực hiện được quyềncổ đông với tư cách độc lập của mình Do vậy, ở những CTCP mà số lượng cổ phần
do tất cả các CĐTS nắm giữ chiếm một tỷ lệ quá thấp, dẫn đến quyền lợi của họkhông được đảm bảo bằng biện pháp gián tiếp cuối cùng là thông qua nhóm cổđông, thì nên trao cho họ quyền được rút vốn ra khỏi công ty để họ có thể chủ độnglựa chọn con đường đầu tư có lợi cho đồng vốn của mình; đồng thời cũng tránhđược tình trạng CĐTS phải ở lại công ty, chịu sự chèn ép của cổ đông lớn Quy địnhnày sẽ góp phần bảo vệ CĐTS dưới hai góc độ là (i) trao cho CĐTS quyền được rútvốn khỏi công ty khi quyền lợi của họ không thể được bảo vệ thông qua nhóm cổđông; và (ii) bắt buộc các CTCP phải tôn trọng quyền lợi của CĐTS nếu công ty cónhu cầu thu hút các nhà đầu tư vốn nhỏ Theo quy định tại khoản 2, Điều 79 LDN
2005, nhóm cổ đông phải sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạnliên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty.Như vậy, pháp luật luôn khuyến khích các CTCP quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phầnđể lập nhóm cổ đông trong Điều lệ thấp hơn so với quy định của pháp luật, để tạođiều kiện cho CĐTS có thể đóng góp tiếng nói của mình vào công ty thông quanhóm cổ đông Tuy nhiên, trên thực tế, các cổ lớn luôn tìm mọi cách để hạn chế đếnmức thấp nhất sự tham gia của CĐTS vào các hoạt động của công ty Điều kiện về
tỷ lệ sở hữu cổ phần để lập nhóm cổ đông càng cao, thì CĐTS càng khó khăn trongviệc lập nhóm cổ đông Chính vì vậy, các CTCP thường quy định điều kiện về tỷ lệsở hữu cổ phần để lập nhóm cổ đông trong Điều lệ công ty là 10% như luật định, đểhạn chế việc lập nhóm cổ đông của CĐTS Nếu pháp luật mở rộng quyền yêu cầucông ty mua lại cổ phần cho CĐTS trong trường hợp này, thì các CTCP sẽ phải tạođiều kiện thuận lợi để các CĐTS có thể lập được nhóm cổ đông, nhằm hạn chế tìnhtrạng CĐTS sẽ rút vốn bằng cách thức yêu cầu công ty mua lại cổ phần Điều này sẽloại bỏ quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của CĐTS như mong muốn của công
ty, nhưng lại tạo điều kiện thuận lợi cho CĐTS trong việc lập nhóm cổ đông, đểthông qua đó bảo vệ được quyền lợi của mình Hoặc để tránh tình trạng CĐTS bị
Trang 33chèn ép, bất mãn và rút vốn khỏi công ty, các cổ đơn lớn sẽ phải tôn trọng, đối xửbình đẳng với CĐTS để giữ được họ ở lại công ty.
Chẳng hạn như một CTCP có 100 cổ đông, trong đó có 05 cổ đông lớn sở hữutới 95% vốn điều lệ, 95 CĐTS còn lại chỉ sở hữu 05% vốn điều lệ (thường xảy rađối với những CTCP có vốn góp chi phối của nhà nước) Trong trường hợp này, rõràng 95 CĐTS của công ty không thể bảo vệ được quyền lợi của mình thông quachế định nhóm cổ đông, do tỷ lệ sở hữu cổ phần họ nắm giữ không đạt đủ điều kiệnđể lập nhóm cổ đông nếu như công ty cũng quy định về điều kiện này là 10% nhưluật định Nếu pháp luật trao cho CĐTS quyền được yêu cầu công ty mua lại cổphần trong trường hợp này, thì CĐTS sẽ tránh được tình trạng phải ở lại và chịu sựchèn ép của các cổ đông lớn Về phía công ty, nếu công ty không muốn các CĐTSthực hiện quyền rút vốn, làm ảnh hưởng đến uy tín, tài sản và hoạt động của công
ty, thì công ty bắt buộc phải: (i) quy định giảm điều kiện về tỷ lệ sở hữu cổ phần đểlập nhóm cổ đông trong Điều lệ công ty (có thể là 5% hoặc một tỷ lệ khác thấphơn), nhằm loại bỏ quyền năng này của CĐTS; hoặc (ii) đối xử một cách dân chủ,công bằng và tôn trọng quyền lợi của CĐTS để tránh tình trạng họ bất mãn và rútvốn ra khỏi công ty Như vậy, chỉ cần trao cho CĐTS quyền năng này thì trong mọitrường hợp CĐTS đều sẽ được bảo vệ, có thể là được bảo vệ thông qua nhóm cổđông hoặc từ ý thức, thái độ tôn trọng CĐTS của công ty
Tóm lại, nếu pháp luật quy định trong trường hợp số lượng CĐTS trong
CTCP chiếm một tỷ lệ quá thấp, dẫn đến tỷ lệ sở hữu cổ phần do họ nắm giữ không đạt đủ điều kiện để lập nhóm cổ đông theo quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty, thì cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần , sẽ buộc các CTCP
phải hạ điều kiện về tỷ lệ sở hữu cổ phần để lập lập nhóm cổ đông trong Điều lệcông ty xuống thấp, nhằm hạn chế việc CĐTS thực hiện quyền này Thông qua đó,CĐTS sẽ dễ dàng hơn trong việc lập nhóm cổ đông để bảo vệ quyền lợi của mìnhhoặc họ sẽ được công ty tôn trọng và đối xử bình đẳng hơn
2.1.4 Quyền tiếp cận, kiểm soát thông tin của công ty
Trang 34Về mặt nguyên tắc, với tư cách là người đồng sở hữu công ty, CĐTS có quyềntiếp cận với toàn bộ các thông tin về công ty để đảm bảo cao nhất quyền sở hữu tốithượng của họ Tuy nhiên, với mong muốn thâu tóm công ty, những cổ đông lớnluôn tìm cách bưng bít thông tin, để sử dụng cho mục đích tư lợi riêng mà bỏ mặcquyền lợi của CĐTS Xuất phát từ thực tế đáng buồn đó, pháp luật đã đặt ra nhiềubiện pháp nhằm bảo vệ quyền tiếp cận thông tin của CĐTS, bao gồm các quy định
về nghĩa vụ công bố thông tin trong CTCP và quyền được trích lục văn bản, tài liệucủa CTCP Tuy nhiên trên thực tế, CĐTS gặp phải rất nhiều khó khăn khi thực thiquyền năng này Theo đánh giá của WB trong thời gian qua, nếu thang điểm đánhgiá mức độ công khai thông tin qua điều tra môi trường kinh doanh tại 157 quốc gialà từ 1 tới 6 (thang điểm càng cao thì mức độ minh bạch càng cao), thì Việt Namđược xếp hạng 1, thấp hơn tất cả các nước trong khu vực, trừ Campuchia (hạng 0).Chỉ số của một số nước khác trong khu vực như Malaysia (hạng 5), Thái Lan, ĐàiLoan (6), Singapore (5), Indonesia, Trung Quốc và Ấn Độ (4)29
Công ty cổ phần và cổ đông lớn vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin
Thông tin trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển
của doanh nghiệp cũng như là phương thức bảo vệ nhà đầu tư “Sự thông tin kịp
thời về tình hình công ty sẽ giúp các nhà đầu tư đưa ra các quyết định mua, bán và qua đó giúp thị trường phản ánh giá trị của công ty trong phương thức quản lý hiện tại”30 Đồng thời, thông tin của doanh nghiệp còn có ý nghĩa rất quan trọng đối vớicác cổ đông hiện hữu trong CTCP, mà đặc biệt là CĐTS
Trong CTCP, CĐTS luôn bị hạn chế về quyền lợi của mình Trong đó, phổbiến là quyền tham dự ĐHĐCĐ hoặc nếu có tham dự thì họ cũng chỉ có mặt để đápứng đủ các điều kiện cho cuộc họp và các quyết định của ĐHĐCĐ được trở nên hợplệ, còn quyền quyết định trong công ty luôn là quyền năng của các cổ đông lớn.Chính vì không có khả năng tham gia vào các quyết định của công ty nên sự minhbạch thông tin của doanh nghiệp được xem là rất cần thiết đối với CĐTS, để thôngqua đó họ có thể biết được tình hình hoạt động cụ thể của công ty Vì vậy, minhbạch và công khai hoá thông tin về doanh nghiệp là phương tiện quan trọng và rấthiệu quả để bảo vệ CĐTS
29 http://vietnamese-law-consultancy.com/vietnamese/content/browse.php?
action=shownews&category=&id=38&topicid=400#
30 Nguyễn Thị Thu Hằng, tlđd, tr 44.
Trang 35Theo quy định của LDN 2005, thì công bố thông tin là nghĩa vụ của doanhnghiệp trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đồng thời, người quản lý trongCTCP còn có nghĩa vụ thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về cácdoanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có phần vốn góp,cổ phần chi phối31.
Bên cạnh đó, pháp luật về chứng khoán quy định một cách rõ ràng và cụ thể
về vấn đề này Theo quy định tại Thông tư 09/2010/TT-BTC ngày 15/01/2010hướng dẫn về việc công bố thông tin trên TTCK, thì công ty đại chúng, công tyniêm yết có nghĩa vụ công bố đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin định kỳ và bấtthường về tình hình hoạt động, sản xuất, tài chính và tình hình quản trị công ty chocổ đông và công chúng; công bố thông tin về giao dịch cổ phiếu của cổ đông lớn,giao dịch cổ phiếu quỹ, giao dịch cổ phiếu của cổ đông sáng lập trong thời gian bịhạn chế chuyển nhượng; hay về các giao dịch chào mua công khai Ngoài ra, công
ty niêm yết còn có nghĩa vụ phải công bố kịp thời và đầy đủ các thông tin khác, nếucác thông tin đó có khả năng ảnh hưởng đến giá chứng khoán và ảnh hưởng đếnquyết định của nhà đầu tư Đặc biệt Bộ luật Hình sự 1999 được sửa đổi bổ sungnăm 2009 đã bổ sung thêm một chế tài hình sự đối với người thực hiện hành vi cố ýcông bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán Theo
đó, Điều 181a Bộ luật này quy định người nào cố ý công bố thông tin sai lệch hoặcche giấu sự thật liên quan đến việc chào bán, niêm yết, giao dịch, hoạt động kinhdoanh chứng khoán, tổ chức thị trường, đăng ký, lưu ký, bù trừ hoặc thanh toánchứng khoán gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ một trăm triệu đồng đếnnăm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu thángđến năm năm tuỳ từng trường hợp Như vậy, pháp luật hiện hành đã quan tâm rấtnhiều đến việc minh bạch TTCK và chú trọng xây dựng các chế tài nghiêm khắc để
xử lý các hành vi vi phạm, nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư nóichung cũng như những CĐTS nói riêng Bởi trên thực tế, các CTCP không bao giờ
tự nguyện công bố thông tin hoặc công bố thông tin một cách trung thực, việc công
bố thông tin của doanh nghiệp còn mang nhiều tính hình thức và đối phó, hầu hếtcác thông tin quan trọng đều bị cổ đông lớn che dấu để sử dụng cho mục đích tư lợiriêng, gây ra những thiệt hại đáng kể cho các CĐTS
31 Khoản 6 Điều 9 và khoản 1 Điều 119 LDN 2005.
Trang 36Thời gian gần đây, tình trạng cổ đông lớn, đặc biệt là cổ đông nội bộ của cáccông ty niêm yết tiến hành giao dịch cổ phiếu mà không công bố thông tin đangdiễn ra ngày càng phổ biến Điển hình trong thời gian gần đây là sự kiện ông RobertAlexander Stone, cổ đông lớn của Công ty Xây lắp Bưu điện Hà Nội (HAS) đã bán35.000 cổ phiếu HAS và vợ của Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần cáp Sài Gòn(CSG) đã mua hơn 8.000 cổ phiếu CSG rồi bán lại toàn bộ vào ngày 21/04/2010 màkhông công bố thông tin Tương tự, em gái một thành viên BKS Công ty cổ phầnvật tư tổng hợp và phân bón Hoá Sinh (HIS) đã bán 5.100 cổ phiếu HIS vào ngày29/04/2010 cũng không công bố thông tin32.
Trong những trường hợp này, rõ ràng các nhà đầu tư và đặc biệt là CĐTS lànhững người chịu thiệt hại nhiều nhất, bởi lẽ thông tin của CTCP ảnh hưởng rất lớnđến các quyết định và chiến lược đầu tư vốn của nhà đầu tư, nhất là các thông tinmang tính bất thường CĐTS không có khả năng thực thi quyền quản lý công ty, họchỉ có thể tiếp cận các thông tin về hoạt động kinh doanh của công ty thông quaviệc công bố thông tin Do đó, nếu đảm bảo được nghĩa vụ công bố thông tin trongCTCP thì đây sẽ là một biện pháp quan trọng góp phần bảo vệ quyền lợi của CĐTS
32 Báo Tuổi trẻ, số 127/2010 ngày 15/05/2010.
Trang 37Để đảm bảo CTCP và các cổ đông lớn thực hiện tốt nghĩa vụ công bố thôngtin, tác giả cho rằng cần thiết phải yêu cầu các công ty đại chúng có quy mô lớn vàcông ty niêm yết thành lập bộ phận chuyên trách về công bố thông tin để hạn chếviệc chậm chễ thông tin như hiện nay Đồng thời, cần thiết phải quy định chế tàinghiêm khắc đối với Người đại diện của công ty hoặc người có trách nhiệm công bốthông tin của công ty trong các trường hợp không công bố, công bố chậm chễ thôngtin hoặc công bố sai sự thật những thông tin mà pháp luật yêu cầu phải công bố33.Hiện nay pháp luật chủ yếu chú trọng yêu cầu doanh nghiệp công bố các thông tinđã xảy ra Do đó, cần phải ghi nhận vai trò quan trọng của những thông tin trongtương lai, như các thông tin về thị trường sản phẩm, thị trường cung ứng nguyên vậtliệu, thị trường vốn, thị trường lao động, các ước tính thay đổi về cung cầu sảnphẩm của công ty trong tương lai,… Yêu cầu CTCP phải công bố các thông tin nàyđể thể hiện chính sách, sách lược phát triển công ty và thông qua đó những nhà đầu
tư và đặc biệt là CĐTS có thể tiếp cận, dự tính và chủ động trong quyết định đầu tưcủa mình Đồng thời, nếu các CTCP thực hiện công bố thông tin tương lai như nêutrên, sẽ góp phần làm hạn chế tình trạng cổ đông lớn sử dụng các thông tin chưađược công bố để giao dịch chứng khoán, nhằm thu lợi bất chính, gây thiệt hại chocông ty và CĐTS
Quyền xem xét và trích lục sổ sách, tài liệu của CĐTS
33 Hiện nay, đã có một số CTCP thành lập Ban công bố thông tin, có chức năng xử lý và công bố các thông
tin của công ty và ban hành văn bản về quy trình công bố thông tin nội bộ của công ty Trong đó, quy định
cụ thể về quy trình, cách thức công bố thông tin và trách nhiệm của bộ phận công bố thông tin Chẳng hạn
như CTCP Cung ứng và Dịch vụ Kỹ thuật Hàng Hải đã ban hành “Quy trình hoạt động của Ban công bố
thông tin của Công ty Cổ phần Cung ứng & Dịch vụ Kỹ thuật Hàng hải” vào ngày 03/02/2009
(http://www.maserco.com.vn/images/upload/QUY%20TRINH%20HD%20BAN%20CONG%20BO
%20THO NG%20TIN.DOC )
Trang 38Về nguyên tắc, CĐTS cũng là những người chủ của công ty, nên họ cũng cóquyền tiếp cận các thông tin của công ty Tuy nhiên, mức độ được tiếp cận thông tincủa cổ đông lại phụ thuộc vào tỷ lệ sở hữu cổ phần mà họ nắm giữ tuỳ theo pháp
luật của từng quốc gia Theo Luật thương mại Hàn Quốc, “cổ đông nắm giữ 3%
tổng số cổ phần có quyền được yêu cầu xem sổ sách kế toán” , hay Luật công ty
Nhật Bản 2005 cho phép “cổ đông nắm giữ trên 10% tổng số cổ phần có quyền yêu
cầu xem sổ sách kế toán và tài liệu tài chính khác của công ty”34 Theo quy địnhcủa pháp luật Việt Nam, thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng sốcổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu (06) tháng hoặc một tỷ lệ khácnhỏ hơn theo quy định của Điều lệ công ty có quyền được xem xét và trích lục hailoại văn bản là (i) số biên bản và các nghị quyết của HĐQT, và (ii) báo cáo tài chínhgiữa năm, hàng năm và báo cáo của BKS Đồng thời, pháp luật cũng quy định, nếuCĐTS không thể tự mình xem xét sổ sách được, thì họ có quyền yêu cầu BKS thựchiện35
Trong bối cảnh doanh nghiệp không minh bạch thông tin như hiện nay thì việcghi nhận quyền chủ động tiếp cận thông tin của CĐTS là quy định bảo vệ họ rấthiệu quả Các loại tài liệu mà pháp luật ghi nhận cho CĐTS có thể được tiếp cậnthông qua nhóm cổ đông đều là những tài liệu phản ánh khá rõ tình hình hoạt độngcủa công ty Các thông tin này có ý nghĩa rất quan trọng đối với các CĐTS vì thôngqua đó, họ có thể kiểm tra, giám sát những thông tin, các quyết định của người quản
lý công ty, kịp thời phản ánh những sai lệch trong thông tin mà công ty công bố và
từ đó có thể bảo vệ tốt hơn quyền lợi của mình Tuy nhiên trên thực tế, CĐTS vẫnrất khó có thể tiếp cận được thông tin của công ty, bởi họ vấp phải sự ngăn chặn từHĐQT vì hầu hết các tài liệu mà CĐTS được quyền tiếp cận đều là những tài liệuquan trọng của công ty và do HĐQT trực tiếp quản lý, lưu giữ Mặt khác, pháp luậtkhông có bất kỳ quy định nào về trách nhiệm của người quản lý công ty trong việcgây khó dễ đến quyền tiếp cận thông tin của CĐTS Dó đó, nếu gặp phải sự khókhăn từ HĐQT thì CĐTS cũng không có cách nào để thực hiện quyền này, đó làchưa kể đến những khó khăn của họ trong việc tập hợp lại, tạo thành nhóm nhóm cổđông đáp ứng điều kiện luật định để thực hiện được quyền này Hay nói cách khác,trong nhiều trường hợp, quyền tiếp cận thông tin của CĐTS không có ý nghĩa vềmặt thực tế
34 Châu Quốc An, tlđd, tr 78.
35 Khoản 2 Điều 79 và khoản 4 Điều 123 LDN 2005.
Trang 39Để hạn chế thực trạng như nêu trên, tác giả cho rằng các nhà làm luật nên xemxét bổ sung, điều chỉnh một số quy định pháp luật về nghĩa vụ của người quản lýtrong việc tạo điều kiện thuận lợi để CĐTS được tiếp cận các thông tin của công ty.Theo đó, một mặt pháp luật nên quy định trách nhiệm của HĐQT và BKS trongviệc tạo điều kiện thuận lợi để CĐTS dễ dàng được tiếp cận thông tin theo yêu cầucủa họ Mặt khác, pháp luật doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải mở rộng thẩmquyền khởi kiện cho CĐTS thông qua nhóm cổ đông Nghĩa là trong trường hợpnày, pháp luật nên quy định nhóm cổ đông (thông qua đại diện nhóm cổ đông) cóquyền khởi kiện HĐQT, BKS và những người quản ký công ty ra Toà, nếu nhữngngười này có hành vi gây khó khăn, hạn chế hoặc ngăn cản đến quyền tiếp cậnthông tin của CĐTS Quy định này sẽ góp phần quan trọng thu hẹp khoảng cách bấtbình đẳng giữa cổ đông lớn và CĐTS về quyền tiếp cận thông tin trong CTCP.
2.1.5 Quyền yêu cầu Toà án hoặc Trọng tài huỷ quyết định của Đại hội
đồng cổ đông
Trang 40CTCP được thành lập trên cơ sở hùn vốn, hợp tác giữa các cổ đông nhưngquyền lực chi phối công ty và tham vọng đã tạo ra khoảng cách rất lớn giữa cổ đônglớn và CĐTS Điều đó làm phát sinh những mẫu thuẫn và xung đột trong quyền lợigiữa các cổ đông mà chủ yếu thông qua việc cổ đông lớn chi phối tới các quyết địnhcủa ĐHĐCĐ, lấy danh nghĩa công ty để chèn ép quyền lợi của CĐTS Đôi khiCĐTS đến ĐHĐCĐ chỉ để cho cuộc họp được tiến hành hợp lệ theo mong muốncủa cổ đông lớn, còn nghị quyết của ĐHĐCĐ thì đã được những ông chủ lớn chuẩnbị từ trước Trong trường hợp này, nếu không có một cơ chế nào để loại bỏ hiệu lựccủa các quyết định đó thì rõ ràng quyền lợi của CĐTS đã không được bảo vệ Chínhvì vậy, LDN 2005 đã trao cho cổ đông quyền yêu cầu Toà án hoặc Trọng tài xemxét, huỷ bỏ quyết định của ĐHĐCĐ trong các trường hợp trình tự, thủ tục triệu tậpcuộc họp ĐHĐCĐ; trình tự, thủ tục ra quyết định và nội dung quyết định củaĐHĐCĐ vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty (Điều 107 LDN 2005) Với quyềnnăng này, cổ đông mà đặc biệt là CĐTS có thể chủ động lên tiếng, yêu cầu Toà ánhoặc Trọng tài can thiệp để bảo vệ quyền lợi của mình Điều này cũng hạn chế được
sự thụ động trong việc cổ đông chỉ biết trông chờ vào sự giám sát của cơ quan nhànước, bởi vì quyết định của ĐHĐCĐ là những vấn đề mang tính nội bộ của doanhnghiệp, hơn ai hết cổ đông sẽ là người tiếp cận và bị tác động nhanh nhất, do đó traoquyền năng này cho cổ đông để tự họ chủ động bảo vệ mình là hoàn toàn hợp lý.Tuy nhiên, với vị trí và tính cách thụ động của mình, CĐTS rất ít khi sử dụng quyềnnăng này Hơn nữa, việc đưa yêu cầu tới Trọng tài và Toà án lại gặp phải khó khăn
từ nhiều phía, bởi để được đưa yêu cầu giải quyết đến trọng tài, đòi hỏi Điều lệ công
ty phải quy định nội dung này hoặc phải có sự thoả thuận với HĐQT về việc này.Trong khi đó, nếu đưa yêu cầu tới Toà án, CĐTS cũng sẽ rất khó khăn để được Toàán thụ lý do các vướng mắc từ cơ quan tài phán trong việc xác định loại vụ việc dân
sự để phân công thụ lý và giải quyết Điều này sẽ được tác giả phân tích rõ hơn ởphần sau khi đề cập đến cơ chế giải quyết tranh chấp trong doanh nghiệp Nhữngkhó khăn này là chưa kể đến việc giải quyết của Toà án và Trọng tài là mất khánhiều thời gian và trong thời gian đó quyết định của ĐHĐCĐ vẫn có hiệu lực ápdụng, CĐTS vẫn sẽ bị tác động bởi quyết định này Tác giả cho rằng bên cạnh việchoàn thiện các quy định của pháp luật trong công tác giải quyết của Toà án, cũngnên xem xét đến tính hiệu lực của quyết định của ĐHĐCĐ Không thể phủ nhậnrằng một khi quyết định của ĐHĐCĐ chưa bị Toà án hoặc Trọng tài tuyên huỷ thì
rõ ràng quyết định này vẫn có hiệu lực áp dụng Để đảm bảo quyền lợi cho CĐTStrong trường hợp này, tác giả cho rằng nên quy định khi quyết định của ĐHĐCĐ bịcổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% số cổ phiếu có quyền biểu quyết củacông ty trở lên yêu cầu Toà án hoặc Trọng tài tuyên huỷ, thì quyết định này sẽ tạm