Khoả n2 Điều 79 và khoản 4 Điều 123 LDN 2005.

Một phần của tài liệu Những bất cập trong việc bảo vệ cổ đông thiểu số và một số kiến nghị (Trang 38 - 42)

CTCP được thành lập trên cơ sở hùn vốn, hợp tác giữa các cổ đông nhưng quyền lực chi phối công ty và tham vọng đã tạo ra khoảng cách rất lớn giữa cổ đông lớn và CĐTS. Điều đó làm phát sinh những mẫu thuẫn và xung đột trong quyền lợi giữa các cổ đông mà chủ yếu thông qua việc cổ đông lớn chi phối tới các quyết định của ĐHĐCĐ, lấy danh nghĩa công ty để chèn ép quyền lợi của CĐTS. Đôi khi CĐTS đến ĐHĐCĐ chỉ để cho cuộc họp được tiến hành hợp lệ theo mong muốn của cổ đông lớn, còn nghị quyết của ĐHĐCĐ thì đã được những ông chủ lớn chuẩn bị từ trước. Trong trường hợp này, nếu không có một cơ chế nào để loại bỏ hiệu lực của các quyết định đó thì rõ ràng quyền lợi của CĐTS đã không được bảo vệ. Chính vì vậy, LDN 2005 đã trao cho cổ đông quyền yêu cầu Toà án hoặc Trọng tài xem xét, huỷ bỏ quyết định của ĐHĐCĐ trong các trường hợp trình tự, thủ tục triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ; trình tự, thủ tục ra quyết định và nội dung quyết định của ĐHĐCĐ vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty (Điều 107 LDN 2005). Với quyền năng này, cổ đông mà đặc biệt là CĐTS có thể chủ động lên tiếng, yêu cầu Toà án hoặc Trọng tài can thiệp để bảo vệ quyền lợi của mình. Điều này cũng hạn chế được sự thụ động trong việc cổ đông chỉ biết trông chờ vào sự giám sát của cơ quan nhà nước, bởi vì quyết định của ĐHĐCĐ là những vấn đề mang tính nội bộ của doanh nghiệp, hơn ai hết cổ đông sẽ là người tiếp cận và bị tác động nhanh nhất, do đó trao quyền năng này cho cổ đông để tự họ chủ động bảo vệ mình là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, với vị trí và tính cách thụ động của mình, CĐTS rất ít khi sử dụng quyền năng này. Hơn nữa, việc đưa yêu cầu tới Trọng tài và Toà án lại gặp phải khó khăn từ nhiều phía, bởi để được đưa yêu cầu giải quyết đến trọng tài, đòi hỏi Điều lệ công ty phải quy định nội dung này hoặc phải có sự thoả thuận với HĐQT về việc này. Trong khi đó, nếu đưa yêu cầu tới Toà án, CĐTS cũng sẽ rất khó khăn để được Toà án thụ lý do các vướng mắc từ cơ quan tài phán trong việc xác định loại vụ việc dân sự để phân công thụ lý và giải quyết. Điều này sẽ được tác giả phân tích rõ hơn ở phần sau khi đề cập đến cơ chế giải quyết tranh chấp trong doanh nghiệp. Những khó khăn này là chưa kể đến việc giải quyết của Toà án và Trọng tài là mất khá nhiều thời gian và trong thời gian đó quyết định của ĐHĐCĐ vẫn có hiệu lực áp dụng, CĐTS vẫn sẽ bị tác động bởi quyết định này. Tác giả cho rằng bên cạnh việc hoàn thiện các quy định của pháp luật trong công tác giải quyết của Toà án, cũng nên xem xét đến tính hiệu lực của quyết định của ĐHĐCĐ. Không thể phủ nhận rằng một khi quyết định của ĐHĐCĐ chưa bị Toà án hoặc Trọng tài tuyên huỷ thì rõ ràng quyết định này vẫn có hiệu lực áp dụng. Để đảm bảo quyền lợi cho CĐTS trong trường hợp này, tác giả cho rằng nên quy định khi quyết định của ĐHĐCĐ bị cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty trở lên yêu cầu Toà án hoặc Trọng tài tuyên huỷ, thì quyết định này sẽ tạm thời ngừng hiệu lực cho đến khi có quyết định

của Toà án hoặc Trọng tài giải quyết vấn đề này. Nếu quy định như nêu trên sẽ hạn chế được sự tác động của các quyết định của ĐHĐCĐ bị chi phối bởi cổ đông lớn và HĐQT tới đa số các CĐTS, thông qua đó quyền lợi của CĐTS sẽ được bảo vệ nhiều hơn.

Bên cạnh quyền yêu cầu Toà án và Trọng tài huỷ quyết định của ĐHĐCĐ, LDN 2005 còn cho phép cổ đông sở hữu cổ phần của công ty liên tục trong thời hạn ít nhất một năm có quyền yêu cầu HĐQT đình chỉ thực hiện quyết định của HĐQT trong trường hợp quyết định đó trái với quy định của pháp luật và Điều lệ công ty gây thiệt hại cho công ty (khoản 4, Điều 108 LDN 2005). Trong CTCP thì quyết định của HĐQT có vai trò vô cùng quan trọng, có thể mang lại lợi ích lớn cho công ty nhưng cũng có thể gây ra thiệt hại đáng kể, chính vì vậy quy định này đúng là một điều quá tuyệt vời cho các CĐTS, họ sẽ có quyền can thiệp kịp thời để bảo vệ quyền lợi của công ty cũng như quyền lợi của mình khi bị người quản lý công ty gây thiệt hại. Tuy nhiên, đây là một vấn đề mang tính nội bộ của doanh nghiệp mà không phải một quyền năng giúp CĐTS có được sự hậu thuận từ Toà án hoặc Trọng tài, vì vậy trên thực tế hiệu quả mà quyền năng này mang lại là không khả thi, vì pháp luật chỉ quy định cổ đông có quyền yêu cầu mà bỏ ngỏ không quy định chế tài cho việc HĐQT không thực hiện yêu cầu hợp lý đó của cổ đông. Do đó, trường hợp cổ đông có yêu cầu mà HĐQT không thực hiện hoặc thực hiện không đúng yêu cầu của cổ đông thì mọi chuyện đâu lại vào đó. Chính vì vậy, để giải quyết vướng mắc trong vấn đề này, pháp luật nên quy định nghĩa vụ và kèm theo chế tài của HĐQT trong việc thực hiện yêu cầu hợp lý của cổ đông. Chỉ có như vậy quyền lợi của CĐTS mới được đảm bảo, đồng thời cũng góp phần làm cho HĐQT tôn trọng quyền lợi của CĐTS nhiều hơn.

2.1.6. Áp dụng điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông và tỉ lệ biểu quyết thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông quyết thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông

ĐHĐCĐ là cơ quan làm việc theo nguyên tắc tập thể, mỗi năm họp thường niên ít nhất một lần và có thể họp bất thường với số lần không hạn chế, để thông qua các vấn đề quan trọng nhất của công ty. Do đó, nếu không đặt ra các điều kiện để tiến hành một cuộc họp ĐHĐCĐ hợp lệ thì chắc chắn các cổ đông lớn sẽ bằng nhiều thủ đoạn bỏ qua quyền lợi của CĐTS. Đơn giản như họ có thể tự tiến hành các cuộc họp ĐHĐCĐ và thông qua các quyết định có lợi cho cổ đông lớn, gây ảnh hưởng đến công ty cũng như quyền lợi của CĐTS. Chính vì vậy, LDN 2005 đã đặt ra điều kiện để tiến hành một cuộc họp ĐHĐCĐ là khi số lượng cổ đông đến dự họp đạt tỷ lệ đại diện cho ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (khoản 1, Điều 102 LDN 2005). Với quy định này, các cổ đông lớn không thể tuỳ tiện tổ chức các cuộc hợp ĐHĐCĐ mà bỏ mặc CĐTS, họ muốn tiến hành được cuộc họp bắt buộc phải có sự tham gia của CĐTS trong giới hạn chừng mực nhất định. Hay nói cách khác, thông qua quy định này, CĐTS sẽ được các cổ đông lớn tôn trọng hơn.

Bên cạnh đó, cổ đông lớn thường xuyên lạm dụng quyền lực để chi phối các quyết định của ĐHĐCĐ và có thể lợi dụng điều này để chèn ép, gây bất lợi cho CĐTS. Vì vậy, LDN 2005 đã đặt ra một tỷ lệ để thông qua quyết định của ĐHĐCĐ là khá cao nhằm hạn chế khả năng thông qua quyết định của ĐHĐCĐ mà không cần đến sự biểu quyết của các CĐTS. Theo đó, quyết định của ĐHĐCĐ được thông qua tại cuộc họp phải được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp chấp thuận, riêng đối với quyết định về loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức lại, giải thể công ty, đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty thì phải được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận (Điều 104 LDN 2005). Nếu so sánh với LDN 1999, thì có thể thấy LDN 2005 đã nâng tỷ lệ biểu quyết thông qua quyết định của ĐHĐCĐ lên một tỷ lệ cao hơn. Theo quy định tại khoản 2, Điều 77 LDN 1999, thì tỷ lệ tương ứng này là 51% và 65%. Ngoài ra, đối với hình thức lấy ý kiến bằng văn bản, nếu LDN 1999 quy định quyết định của ĐHĐCĐ được thông qua khi được số cổ đông đại diện ít nhất 51% số phiếu biểu quyết chấp thuận, thì nay, LDN 2005 tỷ lệ này đã được nâng lên tới 75%.

So với pháp luật công ty của nhiều nước trên thế giới, thì LDN Việt Nam quy định tỷ lệ để thông qua các quyết định của ĐHĐCĐ là khá cao. “Luật công ty Úc,

Niu ZeaLand và một số nước khác trên thế giới quy định cần tỷ lệ 51% tổng số phiếu biểu quyết để thông qua các quyết định của ĐHĐCĐ”36. Chính sự khác biệt này đã tạo ra những rào cản nhất định cho việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như quá trình Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Để gỡ bỏ những rào cản này nhằm mục tiêu gia nhập WTO, Việt Nam đã chấp nhận hạ tỷ lệ triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ hợp lệ và thông qua các quyết định của cơ quan này từ 65% và 75% xuống chỉ còn 51% cho phù hợp với pháp luật quốc tế. Những cam kết nói trên được thể hiện tại đoạn 502 và đoạn 503, “Báo cáo của Ban Công tác về việc Việt

Nam gia nhập WTO”. Để thực thi cam kết này, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số

71/2006/QH11 ngày 29/11/2006 về phê chuẩn Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam. Theo quy định của Nghị quyết này thì các cam kết nêu trên của Việt Nam sẽ được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp trong mọi ngành nghề, lĩnh vực.

Mục tiêu của pháp luật trong việc quy định tỷ lệ thông qua các quyết định của ĐHĐCĐ cao là nhằm bảo vệ quyền lợi của CĐTS. Nếu áp dụng các quy định của Nghị quyết 71/2006/QH11 thì mục đích này sẽ không đạt được và gây ra bất lợi cho CĐTS, bởi các cổ đông lớn không khó để đạt được tỷ lệ quá bán vừa đủ để thông qua các quyết định của ĐHĐCĐ, đặc biệt là trong CTCP có cổ đông nhà nước.

Trên thực tế việc thực thi cam kết này cho đến nay vẫn còn gây nhiều khó khăn, tranh cãi do chưa thống nhất được sự mâu thuẫn về vấn đề này giữa Báo cáo của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO và Nghị quyết 71/2006/QH11. Ngay cả các cơ quan nhà nước cũng không có cách hiểu thống nhất về vấn đề này. Theo Vụ Pháp chế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thì những quy định của cam kết phải được áp dụng thống nhất cho tất cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của Nghị quyết 71/2006/QH11. Trong khi đó, Tổ Công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư lại có ý kiến cho rằng các cam kết tại đoạn 502 và đoạn 503, Báo cáo của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO chỉ được áp dụng đối với doanh nghiệp liên doanh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, thuộc các nhóm ngành Việt Nam có cam kết và các doanh nghiệp liên doanh thành lập trước khi Việt Nam gia nhập WTO. Tổ Công tác cũng cho rằng văn bản cần được áp dụng trong trường hợp này là

Một phần của tài liệu Những bất cập trong việc bảo vệ cổ đông thiểu số và một số kiến nghị (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w