Châu Quốc An, tlđd, tr 78.

Một phần của tài liệu Những bất cập trong việc bảo vệ cổ đông thiểu số và một số kiến nghị (Trang 37 - 38)

năm và báo cáo của BKS. Đồng thời, pháp luật cũng quy định, nếu CĐTS không thể tự mình xem xét sổ sách được, thì họ có quyền yêu cầu BKS thực hiện35.

Trong bối cảnh doanh nghiệp không minh bạch thông tin như hiện nay thì việc ghi nhận quyền chủ động tiếp cận thông tin của CĐTS là quy định bảo vệ họ rất hiệu quả. Các loại tài liệu mà pháp luật ghi nhận cho CĐTS có thể được tiếp cận thông qua nhóm cổ đông đều là những tài liệu phản ánh khá rõ tình hình hoạt động của công ty. Các thông tin này có ý nghĩa rất quan trọng đối với các CĐTS vì thông qua đó, họ có thể kiểm tra, giám sát những thông tin, các quyết định của người quản lý công ty, kịp thời phản ánh những sai lệch trong thông tin mà công ty công bố và từ đó có thể bảo vệ tốt hơn quyền lợi của mình. Tuy nhiên trên thực tế, CĐTS vẫn rất khó có thể tiếp cận được thông tin của công ty, bởi họ vấp phải sự ngăn chặn từ HĐQT vì hầu hết các tài liệu mà CĐTS được quyền tiếp cận đều là những tài liệu quan trọng của công ty và do HĐQT trực tiếp quản lý, lưu giữ. Mặt khác, pháp luật không có bất kỳ quy định nào về trách nhiệm của người quản lý công ty trong việc gây khó dễ đến quyền tiếp cận thông tin của CĐTS. Dó đó, nếu gặp phải sự khó khăn từ HĐQT thì CĐTS cũng không có cách nào để thực hiện quyền này, đó là chưa kể đến những khó khăn của họ trong việc tập hợp lại, tạo thành nhóm nhóm cổ đông đáp ứng điều kiện luật định để thực hiện được quyền này. Hay nói cách khác, trong nhiều trường hợp, quyền tiếp cận thông tin của CĐTS không có ý nghĩa về mặt thực tế.

Để hạn chế thực trạng như nêu trên, tác giả cho rằng các nhà làm luật nên xem xét bổ sung, điều chỉnh một số quy định pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý trong việc tạo điều kiện thuận lợi để CĐTS được tiếp cận các thông tin của công ty. Theo đó, một mặt pháp luật nên quy định trách nhiệm của HĐQT và BKS trong việc tạo điều kiện thuận lợi để CĐTS dễ dàng được tiếp cận thông tin theo yêu cầu của họ. Mặt khác, pháp luật doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải mở rộng thẩm quyền khởi kiện cho CĐTS thông qua nhóm cổ đông. Nghĩa là trong trường hợp này, pháp luật nên quy định nhóm cổ đông (thông qua đại diện nhóm cổ đông) có quyền khởi kiện HĐQT, BKS và những người quản ký công ty ra Toà, nếu những người này có hành vi gây khó khăn, hạn chế hoặc ngăn cản đến quyền tiếp cận thông tin của CĐTS. Quy định này sẽ góp phần quan trọng thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng giữa cổ đông lớn và CĐTS về quyền tiếp cận thông tin trong CTCP.

2.1.5. Quyền yêu cầu Toà án hoặc Trọng tài huỷ quyết định của Đại hội đồng cổ đông đồng cổ đông

Một phần của tài liệu Những bất cập trong việc bảo vệ cổ đông thiểu số và một số kiến nghị (Trang 37 - 38)