toán chứng khoán, niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán, hoạt động công bố thông tin…70.
Tuy nhiên, dường như những chế tài mà pháp luật hiện hành quy định vẫn chưa mang tính cụ thể cao và mức độ chế tài còn quá nhẹ, chưa tương xứng với tính chất và hậu quả của hành vi vi phạm. Mức phạt quy định tại Nghị định 36/2007/NĐ-CP tối đa chỉ là 70 triệu đồng là không đủ sức răn đe, phòng ngừa vi phạm. Ngay chính Chủ tịch UBCKNN cũng thừa nhận “mức phạt thấp, khung pháp lý chưa đầy đủ và
nhất là việc xử lý giơ cao đánh khẽ của các cơ quan chức năng đã khiến những vụ thao túng, giao dịch nội gián vẫn có đất sống”71.
Mặt khác, có thể dễ dàng nhận thấy là theo dòng thời gian, các chế tài này đang dần thể hiện sự lạc hậu, không kịp thời điều chỉnh được những hành vi vi phạm ngày càng trở nên tinh vi với mức độ “xảo quyệt” cao hơn. Đó là chưa kể không ít các trường hợp những người có thẩm quyền cấu kết, dung túng cho cổ đông lớn thực hiện hành vi vi phạm để cùng nhau chuộc lợi. Chính vì vậy mà chế tài xử lý vi phạm đã có và các cơ quan nhà nước cũng đã thi hành trên thực tế nhưng các hành vi vi phạm không những không giảm mà còn có dấu hiệu ngày càng tăng lên với mức độ tinh vi hơn.
Bản thân các cơ quan nhà nước cũng nhận thấy những yếu kém như đề cập ở trên, vì vậy Chính phủ đã giao cho UBCKNN chủ trị soạn thảo Nghị định thay thế cho Nghị định 36/2007/NĐ-CP và Thông tư hướng dẫn vào cuối năm 2010. Trước đó, năm 2009, khi sửa đổi Bộ luật Hình sự 1999, Quốc hội đã bổ sung ba tội phạm hình sự mới trong lĩnh vực chứng khoán, gồm các Điều 181a - “tội cố ý công bố
thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán”, Điều 181b - “tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán” và Điều 181c - “tội thao túng giá chứng khoán”. Đối với các tội phạm nêu trên, người phạm tội có thể bị phạt
tù tới bảy năm và còn có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Rõ ràng những sự thay đổi nêu trên cho thấy pháp luật đang rất chú trọng đến công tác xây dựng và hoàn thiện các chế tài xử lý hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán để kịp thời đối phó và hạn chế các hành vi vi phạm ngày càng trở nên tinh vi và có mức độ nghiêm trọng hơn trong lĩnh vực này.
70 Mục 2 Xử lý vi phạm, Chương IX, Luật Chứng khoán 2006 và Nghị định 36/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. 08/03/2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Pháp luật Hình sự đã có một bước tiến quan trọng trong việc ghi nhận các chế tài xử lý nghiêm khắc trong lĩnh vực chứng khoán, nhưng kể từ khi các quy định này có hiệu lực thi hành (từ ngày 01/01/2010) chúng ta vẫn chưa được chứng kiến một trường hợp vi phạm nào bị xử lý hình sự. Liệu có phải những cổ đông lớn đã thực sự bị răn đe bởi những chế tài này, câu trả lời có lẽ là không vì hằng ngày vẫn có vô vàn những vi phạm trong lĩnh vực này diễn ra. Tác giả cho rằng việc quy định chế tài là một chuyện nhưng việc thực thi lại là một câu chuyện không kém phần phức tạp. Cơ quan công an, Viện Kiểm sát và Toà án sẽ không thể xử lý hình sự các trường hợp vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực này nếu không có sự phối hợp từ các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán, mà đặc biệt là UBCKNN. Dó đó, cần thiết phải xây dựng được cơ chế phối hợp hành động giữa các cơ quan này và trách nhiệm, chế tài đối với việc thực thi nhiệm vụ ở mỗi cơ quan cũng như đối với những người có thẩm quyền, để cơ chế pháp lý về xử lý vi phạm trong hoạt động chứng khoán thực sự phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, cần thiết phải rà soát lại các quy định của pháp luật chứng khoán theo hướng điều chỉnh hoặc huỷ bỏ một số chế tài không khả thi, khó áp dụng trên thực tế. Đồng thời, việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung pháp luật trong lĩnh vực này cần phải dự liệu được sự xuất hiện của nhiều dạng vi phạm mới tinh vi hơn, phức tạp hơn và quy định các chế tài nghiêm khắc kèm theo cho những hành vi vi phạm mới đó.
2.3.2. Một số bất cập của cơ chế giải quyết tranh chấp trong doanh nghiệp
Giải quyết tranh chấp trong doanh nghiệp bằng con đường tài phán là một trong những chế định pháp lý quan trọng, góp phần bảo vệ quyền lợi của CĐTS, bởi bản thân CĐTS với khả năng và sức mạnh nhỏ bé của mình không thể tự bảo vệ được quyền lợi cho họ. Vì vậy, sử dụng quyền lực nhà nước thông qua con đường tài phán sẽ đảm bảo sự bình đẳng về quyền giữa các cổ đông, giải quyết được quyền lợi của cổ đông một cách công bằng và công khai. Tuy nhiên cho đến nay, cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông trong CTCP vẫn còn nhiều hạn chế, bên cạnh những vướng mắc trong việc giải quyết tranh chấp của Toà án, thì phạm vi thẩm quyền khởi kiện của cổ đông theo quy định của pháp luật còn bị giới hạn nhiều so với thực trạng quyền lợi của họ bị xâm phạm.
2.3.2.1. Phạm vi thẩm quyền khởi kiện của cổ đông thiểu số còn bị hạn chế chế
Các quy định pháp luật hiện hành không cho phép cổ đông có quyền trực tiếp khởi kiện thành viên HĐQT hoặc yêu cầu Toà án xem xét miễn nhiệm thành viên HĐQT hoặc thành viên BKS trong trường hợp cần thiết. Pháp luật chỉ dành cho cổ đông phổ thông hai quyền tư pháp liên quan là: (1) có quyền yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty; và (2) quyền yêu cầu toà án hoặc trọng tài xem xét, huỷ bỏ quyết định của ĐHĐCĐ trong một số trường hợp (Điều 107 LDN 2005). Các quy định của Bộ luật tố tụng Dân sự (BLTTDS) 2004 và LDN 2005 nhìn chung chưa mang tính cụ thể. Bên cạnh đó, pháp luật đã quy định cổ đông được quyền khởi kiện yêu cầu Toà án huỷ quyết định của ĐHĐCĐ nhưng lại không quy định quyền yêu cầu Toà án huỷ các quyết định, quy chế nội bộ của công ty. Điều này đã phát sinh không ít khó khăn cho cổ đông mà nhất là các CĐTS trong việc đấu tranh yêu cầu huỷ bỏ những quy chế nội bộ, quyết định của HĐQT bất lợi cho quyền lợi của cổ đông nói chung và CĐTS nói riêng.
Trở lại việc giải quyết vụ tranh chấp giữa cổ đông CTCP Bicico và Chủ tịch HĐQT công ty này như tác giả đã đề cập tại phần 2.2.2.4, theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu thì yêu cầu Toà án huỷ các quy chế nội bộ, huỷ thông báo của công ty hay đối với các hành vi cản trở thành viên HĐQT thực hiện quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của công ty là không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án do pháp luật không quy định Toà án có thẩm quyền này72. Rõ ràng với các quy định về quyền khởi kiện của cổ đông như hiện tại, thì thật khó để đảm bảo cho quyền lợi của CĐTS được bảo vệ đến cùng.
Để đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông, nhất là CĐTS, tác giả cho rằng pháp luật cần mở rộng thẩm quyền khởi kiện cho cổ đông như pháp luật của một số nước trên thế giới. Chẳng hạn theo pháp luật ở nhiều bang của Mỹ, việc cổ đông khởi kiện ra Toà được chia thành hai loại lớn: (i) kiện trực tiếp nhân danh cá nhân hoặc nhóm cổ đông và (ii) kiện nhân danh công ty. Kiện trực tiếp để buộc thực hiện các yêu cầu xuất phát từ sở hữu cổ phần như quyền biểu quyết quyền xem sổ sách…, còn kiện nhân danh công ty khi vốn đầu tư của cổ đông bị mất mát do công ty bị thiệt hại bởi các nhân viên hay thành viên HĐQT vi phạm nghĩa vụ của mình73. Hay chẳng hạn theo quy định của Luật Công ty Anh 1985, cổ đông có quyền nộp đơn khởi kiện đến Toà trong trường hợp có hành vi ngăn chặn CĐTS tham gia vào việc quản lý công ty; chiếm đoạt hoặc dịch chuyển tài sản của công ty; không cung cấp thông tin cho cổ đông; vi phạm việc tăng vốn điều lệ; trả thù lao quá mức cho Giám đốc; hay chi trả cổ tức không đầy đủ74. Như vậy, ở Mỹ và Anh, thẩm quyền khởi kiện của cổ đông được quy định rất rõ ràng và cụ thể theo hướng mở rộng quyền khởi kiện trong nhiều trường hợp mà quyền lợi của CĐTS bị xâm phạm một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Đây thực sự là một cơ chế hợp lý trong việc bảo vệ quyền lợi của cổ đông, nhất là CĐTS mà các nhà lập pháp Việt Nam nên tham khảo để hoàn thiện thêm cơ chế này ở nước ta. Chẳng hạn như pháp luật Việt Nam cho phép nhóm cổ đông được quyền xem xét trích lục văn bản của công ty, nhưng thực tế các CĐTS không thể thực hiện được quyền này do sự ngăn cản của HĐQT. Nếu trong trường hợp này, pháp luật cho phép CĐTS được quyền khởi kiện như trong pháp luật Anh, thì quyền lợi của CĐTS đã được bảo vệ hơn bởi cơ quan tài phán. Việc mở rộng thẩm quyền của cổ đông nên chú trọng các quyền khởi kiện của cổ đông đối với những người quản lý công ty, đặc biệt là thành viên HĐQT và thành viên BGĐ khi những người này vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của người quản lý. Đặc biệt pháp luật Việt Nam nên ghi nhận cổ đông có quyền nhân danh công ty để khởi kiện người quản lý công ty và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
73 Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Đình Cung, tlđd, tr. 378.