36 Nguyễn Thị Thuý Hằng, tlđd, tr 41.
2.2.1. Cổ đông lớn hạn chế cổ đông thiểu số thực hiện quyền cổ đông
Các CĐTS không chỉ gặp phải khó khăn khi thực hiện các quyền cổ đông của mình do những hạn chế, bất cập từ các quy định pháp lý mà họ còn bị các cổ đông lớn tìm mọi cách để hạn chế các quyền năng này. Các hành vi vi phạm này của cổ đông lớn được thực hiện bằng cách sử dụng sức mạnh chi phối của mình, tác động vào ĐHĐCĐ hoặc HĐQT để các cơ quan này đưa ra quyết định theo mong muốn của cổ đông lớn. Các hạn chế mà cổ đông lớn thường đặt ra cho CĐTS chủ yếu là quy định điều kiện về tỷ lệ sở hữu cổ phần để tham dự ĐHĐCĐ, gửi thư mời ĐHĐCĐ mang tính hình thức cho hợp lệ và kèm theo quy định uỷ quyền mặc nhiên cho HĐQT…
2.2.1.1. Hạn chế quyền tham dự, chất vấn và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông của cổ đông thiểu số đồng cổ đông của cổ đông thiểu số
Khoản 1 Điều 79 LDN 2005 quy định cổ đông “có quyền tham dự và phát biểu
trong các ĐHĐCĐ và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết”. Như vậy, theo quy
định nêu trên, cổ đông có quyền tham dự ĐHĐCĐ mà không bị hạn chế bởi điều kiện sở hữu về tỷ lệ cổ phần. Tuy nhiên hiện nay, có rất nhiều trường hợp CĐTS không thể tham dự ĐHĐCĐ do HĐQT của một số CTCP quy định về điều kiện để được tham dự ĐHĐCĐ là cổ đông phải sở hữu một tỷ lệ cổ phần nhất định, thông thường là lớn hơn 0,1% cổ phần có quyền biểu quyết hoặc cổ đông phải sở hữu một số lượng cổ
phần tương đối lớn. Tác giả xin nêu ra một số trường hợp dưới đây để làm rõ hơn cho vấn đề này.
Ngày 14/05/2009, ĐHĐCĐ Công ty Chế biến Thủy sản xuất khẩu Minh Hải (Minh Hải Jostoco) đã quyết định điều kiện tham dự ĐHĐCĐ thường niên bắt đầu từ năm 2010 trở đi là “cổ đông phải sở hữu từ 5.000 cổ phần trở lên mới được tham dự
đại hội, cổ đông sở hữu dưới 5.000 cổ phần tập hợp lại cử đại diện tham dự”. Không
ít công ty đại chúng khác cũng công khai điều kiện cổ đông phải đạt tỷ lệ sở hữu nhất định thì mới đủ điều kiện tham dự ĐHĐCĐ. Chẳng hạn, cổ đông PVFC Land phải sở hữu từ 0,1% vốn điều lệ trở lên, tương đương với sở hữu 500 triệu đồng mệnh giá mới được tham dự ĐHĐCĐ của công ty. Tương tự như vậy, Thông báo số 22/2009/TB-HĐQT ngày 06/03/2009 của HĐQT Công ty cổ phần Giày Sài Gòn về việc chốt danh sách cổ đông họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2009 thì “thành viên HĐQT, Ban kiểm soát và cổ đông sở hữu hoặc đại diện sở hữu cho ít nhất 1% vốn điều lệ trở lên (16.000 cổ phần) mới được dự họp”. Trường hợp có điều kiện dự họp
ĐHĐCĐ cao nhất theo ghi nhận của UBCKNN đến thời điểm này là CTCP Đầu tư PV-Inconess. Trong giấy mời họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2009, PV-Inconess ghi rõ: "Cổ đông phải sở hữu từ 100.000 cổ phần trở lên (tương đương 1 tỷ đồng mệnh
giá) mới được tham dự ĐHĐCĐ. Các cổ đông sở hữu dưới 100.000 cổ phần phải làm giấy ủy quyền cho cổ đông khác để có đủ sở hữu từ 100.000 cổ phần trở lên tham dự"39. Ngược lại, một số CTCP như Ngân hàng Sacombank và Quỹ Đầu tư VF1
cho phép các cổ đông tham gia ĐHĐCĐ nhưng Ban điều hành lại hạn chế quyền chất vấn của cổ đông dưới nhiều hình thức khác nhau, như hạn chế thời gian chất vấn, chất vấn bằng ghi câu hỏi ra giấy và gửi lên bàn chủ toạ hoặc gửi và được trả lời sau trên website của công ty…40.
Đây mới chỉ là một số trường hợp điển hình về việc các cổ đông lớn ngăn cản CĐTS thực hiện quyền tham dự, chất vấn và biểu quyết tại cuộc họp ĐHĐCĐ. Các vi phạm này thường xảy ra chủ yếu đối với các công ty đại chúng hay công ty niêm yết bởi theo cách lý giải của họ, do số lượng cổ đông quá nhiều nên không có địa điểm phù hợp để tổ chức ĐHĐCĐ, vì vậy mới đặt ra điều kiện về tỷ lệ cổ phần được tham dự ĐHĐCĐ để giới hạn bớt số lượng CĐTS không cần thiết tham gia. Tuy nhiên cách giải thích đó là không thuyết phục, bởi lẽ việc đặt ra điều kiện tham dự ĐHĐCĐ
39 http://www.tinnhanhchungkhoan.vn/tintuc.php?nid=20312
http://www.vinacorp.vn/news/dhcd-giay-sai-gon-scic-co-pham-luat/ct-344808
40http://www.nclp.org.vn/thuc_tien_phap_luat/quyen-du-hop-111ai-hoi-co-111ong-cua-co-111ong-nho-cong-ty-co-phan-hien-nay cong-ty-co-phan-hien-nay
như nêu trên đã vi phạm quy định của LDN, Quy chế quản trị công ty niêm yết về quyền của cổ đông, trực tiếp tước bỏ quyền tham dự, chất vấn và biểu quyết tại ĐHĐCĐ của CĐTS.
Theo quy định của pháp luật Anh, quyền biểu quyết trước ĐHĐCĐ được xem là quyền tài sản và cổ đông được quyền bỏ phiếu để phục vụ cho lợi ích của riêng mình41. Do vậy, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của CĐTS ở Việt Nam, tác giả cho rằng các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là UBCKNN phải tăng cường thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của các CTCP và nghiêm khắc xử lý đối với những trường hợp vi phạm như nêu trên.
Bên cạnh đó, cũng cần phải có những giải pháp hữu hiệu trong việc tạo điều kiện cho các CTCP có số lượng lớn cổ đông thuận lợi tiến hành ĐHĐCĐ, để tránh tình trạng các công ty này vi phạm do không có địa điểm họp phù hợp. Theo quy định hiện hành, việc tiến hành hợp ĐHĐCĐ như hiện nay thường bằng con đường trực tiếp tại hội trường, việc biểu quyết thông qua quyết định của ĐHĐCĐ có thể trực tiếp tại cuộc họp hoặc bằng văn bản. Tất cả những quy định này không thể giải quyết được bài toán về địa điểm họp để giúp các CTCP có số lượng lớn cổ đông tổ chức thành công ĐHĐCĐ hợp lệ. Do đó, tác giả cho rằng nên bổ sung vào quy định của LDN 2005 cách thức họp ĐHĐCĐ trực tiếp thông qua các thiết bị truyền thông. Mặc dù điều này là khó thực hiện đối với mặt bằng chung của các doanh nghiệp Việt Nam, do chi phí đầu tư để tiến hành một cuộc họp theo cách thức này là tương đối tốn kém. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh phát triển của đất nước trong thời gian tới, cùng với đại đa số các công ty đại chúng và công ty niêm yết có tiềm lực về tài chính ở Việt Nam hiện hay như FPT, CMC, VNM, HAG, ACB, SSI… hoàn toàn có đủ điều kiện để thực hiện cách thức họp trực tuyến này. Hiện nay trên thế giới, đặc biệt là hầu hết các quốc gia Châu Âu đã sử dụng biện pháp họp trực tuyến để tiến hành các cuộc họp của ĐHĐCĐ và ở Việt Nam, các cuộc họp của Chính phủ với các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương đã sử dụng rất thành công hình thức họp này42. Vì vậy, nếu như pháp luật xây dựng một cơ chế tương tự như nêu trên đối với các CTCP thì rõ ràng đây cũng là một biện pháp hữu ích giúp các CTCP tiến hành họp ĐHĐCĐ với sự tôn trọng quyền lợi của các CĐTS nhiều hơn.
2.2.1.2. Gửi thông báo mời hợp Đại hội đồng cổ đông kèm theo thư uỷ quyền đương nhiên cho Hội đồng quản trị đương nhiên cho Hội đồng quản trị
Nhằm nhanh chóng thực hiện được cuộc họp ĐHĐCĐ, đồng thời cũng để tận dụng được quyền cổ đông của những CĐTS không đến dự ĐHĐCĐ, nhiều CTCP trong thông báo mời họp ĐHĐCĐ nêu rõ nếu cổ đông không đăng ký dự họp (theo mẫu giấy đăng ký dự họp gửi kèm thư mời) và cũng không có ủy quyền khác, thì coi như cổ đông đó ủy quyền biểu quyết tại ĐHCĐ cho HĐQT. Chẳng hạn như theo Thông báo triệu tập ĐHĐCĐ thường niên năm 2010 của Tổng CTCP Y tế DANAMECO ngày 12/04/2010 thì “đến thời hạn ngày 20/04/2010, nếu Quý cổ đông
nào không đăng ký tham dự hoặc uỷ quyền tham dự Đại hội, thì mặc nhiên được hiểu là không thực hiện quyền cổ đông và HĐQT có toàn quyền quyết định đối với số cổ phần của cổ đông đó”43. Cách thức uỷ quyền đường nhiên như nêu trên là vi phạm quy định của pháp luật và xâm hại tới quyền lợi của các CĐTS.
Cả LDN 2005 và Bộ luật Dân sự 2005 đều không có quy định về trường hợp “đương nhiên ủy quyền”. Ủy quyền theo quy định của pháp luật phải là sự thỏa thuận của người ủy quyền và người được ủy quyền, theo đó bên ủy quyền phải chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền. Vậy, nếu trong trường hợp thành viên HĐQT đương nhiên được ủy quyền từ CĐTS và độc lập cam kết một vấn đề gì đó gây ra thiệt hại cho bên thứ ba hoặc cho công ty, thì CĐTS không dự họp có phải chịu trách nhiệm không? Rõ ràng có rất nhiều vấn đề cần đặt ra ở đây, cả dưới góc độ phù hợp với chế định pháp lý hiện hành về uỷ quyền và trách nhiệm phát sinh từ việc thực hiện các giao dịch, công việc trong phạm vi uỷ quyền.
Nếu mặc nhiên ủy quyền biểu quyết cho HĐQT như cách thức nêu trên, thì sẽ vô tình vô hiệu hoá vai trò của ĐHĐCĐ. Vì thông thường, HĐQT quyết định như thế nào thì ĐHĐCĐ gần như sẽ theo như thế, từ đó gây thiệt hại đến quyền lợi của CĐTS. Bởi lẽ, cá nhân thành viên HĐQT mà thường là các cổ đông lớn được uỷ quyền sẽ biểu quyết có lợi cho chính họ, mà đó thường đồng thời là cổ đông lớn. Đó là chưa kể nhiều trường hợp HĐQT sẽ lợi dụng điều này để cố tình gửi thông báo mời họp không đến được CĐTS, nhằm chiếm đoạt luôn quyền tham dự và biểu quyết tại ĐHĐCĐ của họ. Hay chẳng hạn nếu có cổ đông phản đối các quyết định của công ty bằng cách thức không tham dự ĐHĐCĐ, thì trong trường hợp này HĐQT được uỷ quyền đương nhiên sẽ là điều vô cùng bất hợp lý và rõ ràng quyền lợi của CĐTS sẽ không được bảo vệ. Nhiều thông tin cho hay đây cũng là nội dung nằm trong Dự thảo Nghị định 139 (sửa đổi) hướng dẫn thi hành LDN 2005, đang được lấy ý kiến rộng rãi lần thứ tư44. Nếu quy định này được thông qua thì đây sẽ là một “bước lùi” trong mục đích bảo vệ quyền lợi của CĐTS do vi phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của CĐTS và trái với quy định của LDN 2005.
43 http://www.traphaco.com.vn/co-111ong-chung-khoan/thong-bao-co-111ong/thong-bao-111ai-hoi-111ong-co-111ong-thuong-nien-2010/view co-111ong-thuong-nien-2010/view
44http://tinnhanhchungkhoan.vn/RC/N/CFDDAJ/uy-quyen-duong-nhien-cho-hdqt-doc-lap:-4-cau-hoi-ngo.html ngo.html
Tác giả cho rằng không nên đặt ra chế định “đương nhiên uỷ quyền” cho HĐQT trong trường hợp này, bởi lẽ các cổ đông lớn, thành viên HĐQT sẽ dễ dàng lợi dụng quy định này để xâm phạm quyền lợi của CĐTS. Đồng thời, việc uỷ quyền đương nhiên cho HĐQT cũng là không phù hợp với các quy định pháp lý hiện hành. Tuy nhiên, để đảm bảo cho việc tiến hành cuộc họp ĐHĐCĐ một cách hiệu quả, pháp luật nên quy định việc ủy quyền đương nhiên cho cổ đông đại diện của nhóm cổ đông bắt buộc. Nghĩa là trong CTCP nên yêu cầu các CĐTS tập hợp lại thành nhóm cổ đông
và cử ra người đại diện cho nhóm, sau đó đăng ký với công ty. Trong mọi trường hợp, nếu CĐTS không thể trực tiếp tham dự ĐHĐCĐ thì được hiểu là CĐTS này uỷ quyền đương nhiên cho người đại diện của nhóm cổ đông mà họ tham gia. Chắc chắn cơ chế này sẽ đảm bảo quyền lợi cho CĐTS hơn rất nhiều, bởi lẽ việc CĐTS tham gia nhóm cổ đông là vì họ có chung mục đích, quan điểm với những CĐTS khác trong nhóm cổ đông. Do vậy, việc CĐTS hay người đại diện của họ tham dự ĐHĐCĐ sẽ có ý nghĩa không khác nhau nhiều. Điều này chắc chắn sẽ khắc phục được tình trạng HĐQT lạm quyền chiếm đoạt quyền tham dự ĐHĐCĐ của CĐTS như nêu trên, đồng thời đảm bảo được quyền lợi cho CĐTS một cách tốt hơn. Tuy nhiên, trước tiên là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là UBCKNN cần phải nghiêm khắc xử lý các vi phạm về việc gửi thông báo mời hợp ĐHĐCĐ kèm theo giấy uỷ quyền đương nhiên như những trường hợp đã đề cập ở trên, để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho CĐTS.
2.2.2. Cổ đông lớn thông qua Hội đồng quản trị chi phối công ty
HĐQT là cơ quan thường trực, thay mặt ĐHĐCĐ và đại diện cho cổ đông công ty thực hiện chức năng quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Thành viên HĐQT đại đa số hoặc hầu hết là cổ đông lớn hoặc đại diện của cổ đông lớn, chính vì vậy các cổ đông lớn thường xuyên biết cách sử dụng quyền lực và sức mạnh của HĐQT để chi phối tới ĐHĐCĐ và BKS để thao túng, chi phối mọi hoạt động của CTCP, nhằm mục địch trục lợi cho riêng mình. Do vậy, khi đề cập đến việc HĐQT chi phối ĐHĐCĐ và BKS cũng đồng nghĩa với việc cổ đông lớn của công ty chi phối tới các cơ quan này.