74 Nguyễn Hoàng Thuỳ Trang, tlđd, tr 43.
2.3.2.2. Cơ chế xác định vụ việc tranh chấp để giải quyết còn nhiều bất cập
cập
Để đảm bảo việc bảo vệ quyền lợi của CĐTS bằng con đường tài phán, thì bên cạnh việc chú trọng xây dựng, mở rộng phạm vi thẩm quyền khởi kiện của cổ đông như nêu trên, chúng ta cũng cần hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong CTCP. Bởi vì, nếu xây dựng hoàn thiện các quy định về quyền khởi kiện của cổ đông mà cơ chế giải quyết vẫn còn nhiều bất cập như hiện nay, thì rõ ràng việc bảo vệ quyền lợi của CĐTS bằng con đường tài phán là không mang lại hiệu quả.
Theo quy định tại khoản 3, Điều 29 BLTTDS 2004, thì tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sát nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Điều 107 LDN 2005 cũng quy định các cổ đông của công ty có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án có thẩm quyền xem xét, giải quyết hủy bỏ quyết định của ĐHĐCĐ đã được thông qua nếu quyết định đó vi phạm trong một số trường hợp luật định. Tuy nhiên, pháp luật lại không quy định việc cổ đông yêu cầu Toà án huỷ quyết định của ĐHĐCĐ là vụ án hay chỉ là việc dân sự. Điều này đã dẫn đến thực tế xét xử phát sinh nhiều cách hiểu khác nhau về yêu cầu nói trên của cổ đông tùy theo quan điểm của mỗi thẩm phán. Theo cách hiểu thứ nhất thì đây là vụ án kinh doanh thương mại theo khoản 3 Điều 29 BLTTDS 2004, còn theo cách hiểu thứ hai thì đây là yêu cầu về kinh doanh thương mại theo khoản 4 Điều 30 BLTTDS 200475.
Việc xác định yêu cầu hủy bỏ quyết định của ĐHĐCĐ như nêu trên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc Toà án giải quyết vụ việc. Vì nếu theo quan điểm thứ nhất, Hội đồng xét xử có thể là hội đồng ba người hoặc hội đồng năm người, còn hiểu theo cách thứ hai thì Hội đồng xét xử chỉ có một thẩm phán giải quyết vụ việc. Tác giả cho rằng tòa án phải hiểu theo quan điểm thứ hai mới chính xác vì đây là yêu cầu đơn phương của cổ đông, không phát sinh yếu tố tranh chấp. Hơn nữa, đối tượng bị yêu cầu tuyên huỷ trong trường hợp này là quyết định của ĐHĐCĐ và quyết định của ĐHĐCĐ thì không thể xem là bị đơn theo quy định của pháp luật76, do đó đây chỉ có thể là việc dân sự chứ không thể là vụ án dân sự.
Bên cạnh đó, việc xác định tư cách tham gia tố tụng của các bên đương sự cũng chưa được luật quy định cụ thể nên khó có thể xem đây là một vụ án dân sự (kinh doanh thương mại). Theo khoản 1 Điều 56 BLTTDS, đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức, bao gồm nguyên đơn, bị đơn và người liên quan. Vậy nếu xác định yêu cầu trên là vụ án dân sự thì khi cổ đông khởi kiện là nguyên đơn, còn tư cách tố tụng của quyết định ĐHĐCĐ là gì? Như đã trình bày ở trên, trong trường hợp này, quyết định của ĐHĐCĐ không thể được xem là bị đơn. Theo các thẩm phán Quảng Đức Tuyên và Võ Văn Cường (Thẩm phán Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh) nên gọi nhóm cổ đông là bên yêu cầu và quyết định của ĐHĐCĐ là bên liên quan. Hai thẩm phán này cho rằng luật hiện nay chưa quy định cách gọi này. Đây chỉ là những thuật ngữ mới do các thẩm phán sử dụng trong quá trình giải quyết vụ việc, nhưng thuật ngữ này là khá phù hợp với thực tiễn. Trong vụ tranh chấp tại CTCP Bông Bạch Tuyết vừa qua, các cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã sử dụng các thuật ngữ này và hầu hết đều thấy phù hợp77.
76 Theo quy định tại khoản 3, Điều 56 BLTTDS 2004, bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng kiện hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.
Nguyên nhân cơ bản gây ra những vướng mắc nói trên là do cơ sở lý luận quy định không chặt chẽ, còn thiếu sót, trong khi hệ thống pháp luật doanh nghiệp chưa hoàn thiện. Còn rất nhiều vấn đề về quan niệm, khái niệm hình thức loại tranh chấp mới này chưa được các thẩm phán hiểu thống nhất để áp dụng. Nhằm khắc phục những vướng mắc này, các nhà làm luật, cụ thể là Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao cần có văn bản quy định cụ thể việc cổ đông yêu cầu Toà án huỷ quyết định của ĐHĐCĐ sẽ được tiến hành theo thủ tục giải quyết việc dân sự cho đúng với bản chất về địa vị pháp lý và tư cách tham gia tố tụng để các Toà án và thẩm phán áp dụng một cách thống nhất. Bên cạnh đó, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp của Toà án, các nhà lập pháp nên bổ sung thuật ngữ “bên yêu cầu” và “bên liên quan” vào quy định đương sự trong BLTTDS 2004. Những cơ chế này sẽ đảm bảo cho việc Toà án nhanh chóng và thống nhất giải quyết các yêu cầu của cổ đông, đặc biệt là CĐTS.
Kết luận Chương II
Các quyền của cổ đông theo quy định của pháp luật nhìn chung ở mức độ khác nhau đã được thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, hiệu lực của việc thực hiện các quyền cổ đông của CĐTS là khá hạn chế. Hiện tượng vi phạm quyền của cổ đông đang trở nên phổ biến với nhiều hình thức đa dạng và khó nhận biết một cách trực tiếp.
Các bất cập trong việc bảo vệ CĐTS hiện nay chủ yếu phát sinh từ các quy định pháp lý không rõ ràng hoặc thiếu tính cụ thể, dẫn đến thực trạng CĐTS gặp rất nhiều khó khăn khi thực thi quyền cổ đông của mình. Bên cạnh đó, các hành vi vi phạm của cổ đông lớn đang ngày càng trở nên tinh vi, với nhiều thủ đoạn “xảo quyệt”, gây ra không ít các thiệt hại cho các nhà đầu tư nói chung và CĐTS nói riêng. Các cổ đông lớn thường sử dụng quyền lực chi phối trong công ty, thông qua HĐQT để thực hiện các hành vi hạn chế hoặc loại bỏ quyền cổ đông của CĐTS, chi phối tới ĐHĐCĐ và vô hiệu hoá vai trò của BKS. Không những thế, cổ đông lớn thường xuyên lạm dụng quyền lực để thực hiện những hành vi vi phạm như sử dụng các thông tin nội bộ trong giao dịch chứng khoán, giao dịch tư lợi, phát hành thêm cổ phiếu, thưởng cổ phiếu hay thực hiện các dự án đầu tư… nhằm mục đích thâu tóm và chiếm đoạt tài sản của công ty.
Trong khi đó, việc thực thi cơ chế thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp của các cơ quan chức năng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Các chế tài mà pháp luật quy định vẫn còn chung chung với mức độ quá nhẹ, chưa tương xứng với tính chất và hệ quả của hành vi vi phạm. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền cũng chưa xây dựng được một cơ chế phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm tra, giám sát trên TTCK để kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm.
Để khắc phục được những hạn chế nêu trên, nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, các nhà làm luật cần thiết phải hoàn thiện hơn nữa cơ chế pháp lý hiện hành theo hướng tăng cường giám sát hoạt động công bố thông tin và các giao dịch của CTCP và trên TTCK, bổ sung các chế tài xử lý vi phạm cần thiết. Đẩy nhanh việc hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp và cơ chế phối hợp hành động giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đặc biệt là chú trọng phát huy hơn nữa vai trò quản lý trung tâm của UBCKNN trong việc quản lý TTCK và phối hợp với các cơ quan công an, Viện Kiểm sát, Toà án để kịp thời phát hiện, giải quyết các hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm hình sự, nhằm xử lý nghiêm khắc, triệt để các hành vi vi phạm của cổ đông lớn.
Để đạt được mục đích bảo vệ quyền lợi của CĐTS một cách hiệu quả nhất, thì bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý hiện hành, các nhà làm luật cần bổ sung thêm nhiều quy định mới vào pháp luật công ty Việt Nam. Đặc biệt là việc (i) xây dựng được cơ chế thành viên HĐQT và thành viên BKS độc lập; (ii) mở rộng cách thức tiến hành họp ĐHĐCĐ; (iii) giảm tỷ lệ vốn cổ phần chi phối của cổ đông nhà nước; (iv) bổ sung cho riêng các CĐTS quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần trong trường hợp số lượng CĐTS trong CTCP chiếm một tỷ lệ quá thấp, dẫn đến tỷ lệ sở hữu cổ phần do họ nắm giữ không đạt đủ điều kiện để lập nhóm cổ đông theo quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty, hoặc trong trường hợp những người có thẩm quyền triệu tập ĐHĐCĐ cố tình vi phạm khi CĐTS đã thực hiện yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ một cách hợp lệ; và (v) mở rộng thẩm quyền khởi kiện của cổ đông..