Cổ đông lớn sử dụng thông tin nội bộ trong giao dịch chứng khoán

Một phần của tài liệu Những bất cập trong việc bảo vệ cổ đông thiểu số và một số kiến nghị (Trang 65 - 77)

47 Phương thức bầu dồn phiếu là phương thức mà theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của HĐQT hoặc BKS và cổ đông có

2.2.3.1. Cổ đông lớn sử dụng thông tin nội bộ trong giao dịch chứng khoán

cho thành viên HĐQT, hay việc các cổ đông lớn tự quyết định thực hiện các dự án đầu tư, thành lập các công ty con để rút ruột công ty mẹ… Từ đó, thu về biết bao khoản lợi nhuận bất chính và cũng từng ấy xâm phạm đến quyền lợi của cổ đông, đặc biệt là của CĐTS.

2.2.3.1. Cổ đông lớn sử dụng thông tin nội bộ trong giao dịch chứng khoán khoán

Thông tin nội bộ của doanh nghiệp có thể hiểu là những thông tin chưa được công bố mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của công ty. Mức độ và chiều hướng ảnh hưởng đến giá chứng khoán của công ty phụ thuộc vào tính chất của các thông tin đó. Thông tin nội bộ của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến giá chứng khoán, điều đó cũng có nghĩa là ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến tâm lý và quyết định của nhà đầu tư trên TTCK. Cũng chính vì đặc tính của loại thông tin này đem lại lợi thế cho người sở hữu thông tin đó, nên các cổ đông lớn luôn tìm cách che dấu và bí mật sử dụng các thông tin này để làm lợi cho chính mình. Những người có khả năng và thường thực hiện hành vi này là các cổ đông lớn, thành viên HĐQT, thành viên BGĐ và những người thân thích trong gia đình của họ. Cũng chính vì lý do này mà trước đây hành vi sử dụng thông tin nội bộ trong giao dịch chứng khoán được gọi là “giao dịch nội gián”.

Theo quy định tại Điều 27, Nghị định 36/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK, thì sử dụng thông tin nội bộ trong giao dịch chứng khoán là việc (i) cổ đông sử dụng thông tin nội bộ để thực hiện mua, bán chứng khoán của công ty đại chúng, quỹ đại chúng cho chính mình hoặc bên thứ ba; hoặc (ii) tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho bên thứ ba mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ. Các hành nêu trên đều mang lại những khoản lợi nhuận bất chính có giá trị lớn cho cổ đông lớn và những người thân thích của họ, đó có thể là khoản tiền lời thu được từ việc trực tiếp giao dịch chứng khoán nhờ nắm được các thông tin nội bộ hoặc là tiền bán các thông tin nội bộ ra bên ngoài cho bên thứ ba. Việc cổ đông sử dụng thông tin nội bộ trong giao dịch chứng khoán thể hiện sự không công bằng trong việc các nhà đầu tư được bình đẳng tiếp cận thông tin, xâm phạm quyền lợi của nhà đầu tư vì trên TTCK, thông tin tốt hay xấu có ảnh hướng rất lớn đến giá cổ phiếu và quyết định của nhà đầu tư.

Hiện tượng các cổ đông nội bộ, cổ đông lớn sử dụng các thông tin nội bộ để thực hiện các hành vi thao túng giá chứng khoán làm cho TTCK Việt Nam chao đảo nhiều lần. Đầu tháng 12/2009, UBCKNN phát hiện và xử phạt một cổ đông lớn của CTCP Nhà Thủ Đức (TDH) vì đã sử dụng thông tin nội bộ về việc phát hành cổ phiếu thưởng theo tỷ lệ 2:1 của TDH để giao dịch cổ phiếu này. Hay vào giữa tháng 3/2010, một cổ đông nội bộ của Tập đoàn Khoáng sản Hamico (KSH) đã tiết lộ thông tin nội bộ về việc triển khai dự án khai thác mỏ vàng Sa Khoáng của công ty này cho những người thân để giao dịch cổ phiếu KSH trước khi thông tin này được công bố56.

Việc sử dụng thông tin nội bộ trong giao dịch chứng khoán thường được xem là một vi phạm nghiêm trọng trên TTCK ở bất kỳ quốc gia nào. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng này là hoạt động của các CTCP và TTCK vẫn chưa bảo đảm nguyên tắc công khai, công bằng và minh bạch. Việc thiếu minh bạch về thông tin thể hiện ở chỗ các quy định pháp luật hiện hành vẫn chưa cho phép các CTCP niêm yết và đăng ký giao dịch công bố thông tin rộng rãi trong cùng một thời điểm, mà phải gửi trước thông tin cho các SGDCK. Như vậy, các sở này được hưởng đặc quyền sở hữu thông tin trước và sau đó mới công bố. Cơ chế này đã tạo ra mảnh đất màu mỡ cho các hành vi giao dịch thông tin nội bộ phát triển. Ngoài ra, tại các phiên đấu giá cổ phiếu, thông tin về số lượng nhà đầu tư tham gia chỉ là một con số tổng hợp, còn thông tin nội bộ về danh sách các nhà đầu tư tổ chức (kể cả trong nước và nước ngoài) tham gia đấu giá cổ phần không được công bố, nhưng lại dễ bị rò rỉ. Tình trạng này gây ra không ít thiệt hại cho đông đảo nhà đầu tư cá nhân mà chủ yếu là các CĐTS. Bên cạnh đó những cổ đông lớn là những người có khả năng chi phối, kiểm soát và hiểu rõ nhất các thông tin nội bộ của công ty. Vì vậy, các đối tượng này thường xuyên sử dụng lợi thế đó hoặc trao cho người thân những thông tin quan trọng của công ty để thực hiện các giao dịch vì mục đích tư lợi cá nhân, gây thiệt hại cho công ty cả về uy tín lẫn tài sản..

Pháp luật Việt Nam cũng đã có nhiều quy định về chế tài xử lý đối với các hành vi sử dụng thông tin nộ bộ trong giao dịch chứng khoán và thao túng giá chứng khoán từ mức độ cảnh cáo hành chính đến biện pháp răn đe hình sự. Theo LCK 2006, người biết rõ thông tin nội bộ hoặc người có thông tin nội bộ nếu mua, bán chứng khoán, tiết lộ thông tin này hoặc đề nghị người khác mua, bán chứng khoán sẽ bị phạt tiền và tịch thu các khoản thu vi phạm, hoặc bị xử lý hình sự. Bên cạnh đó, các Điều 181b và Điều 181c Bộ luật Hình sự sửa đổi cũng quy định người sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán57 hoặc thực hiện hành vi thao túng giá chứng khoán58, có thể bị phạt tiền từ một trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến bảy năm, tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội.

57 Theo quy định của pháp luật hình sự, hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán là việc người nào biết được thông tin liên quan đến công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng chưa được công bố mà người nào biết được thông tin liên quan đến công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng chưa được công bố mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng đó, mà sử dụng thông tin này để mua bán chứng khoán hoặc tiết lộ, cung cấp thông tin này hoặc tư vấn cho người khác mua bán chứng khoán trên cơ sở thông tin đó để thu lợi bất chính.

58 Hành vi thao túng giá chứng khoán theo quy định của pháp luật hình sự là (i) thông đồng với người khác để thực hiện việc mua bán chứng khoán nhằm tạo ra cung cầu giả tạo; hoặc (i) giao dịch chứng khoán bằng để thực hiện việc mua bán chứng khoán nhằm tạo ra cung cầu giả tạo; hoặc (i) giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục mua bán.

Như vậy, mặc dù trên thực tế hành vi sử dụng thông tin nội bộ trong giao dịch chứng khoán đã có những chế tài rất nghiêm khắc để xử lý, nhưng loại giao dịch này vẫn diễn ra thường xuyên do lợi nhuận thu được từ hoạt động này là rất lớn. Do đó, để hạn chế được tình trạng cổ đông lớn sử dụng thông tin nội bộ trong giao dịch chứng khoán, ngoài việc UBCKNN và các cơ quan chức năng có thẩm quyền tăng cường hơn nữa việc kiểm tra, giám sát, thì việc hoàn thiện các quy định về công bố thông tin cũng phải đồng thời được tiến hành song song. Vì nếu việc kiểm soát và công bố các thông tin tốt, thì các cổ đông nội bộ mà chủ yếu là những cổ đông lớn sẽ không có nhiều cơ hội trong việc sử dụng các thông tin nội bộ để giao dịch chứng khoán hoặc bán các thông tin này ra bên ngoài cho người khác nhằm mục đích tư lợi. Ở một số quốc gia trên thế giới, điển hình như Hoa Kỳ, Ủy ban chứng khoán (SEC) và các SGDCK thường yêu cầu tất cả các nhân viên trong công ty niêm yết phải báo cáo về các giao dịch của họ59. Vì các nhân viên làm việc trong công ty có thể có được những thông tin nội bộ về tình hình hoạt động của công ty, nên các nhà đầu tư có thể xem xét các bản báo cáo trên để biết rằng liệu các nhân viên nội bộ trong công ty có mua, bán chứng khoán một cách hợp pháp hay không. Đây cũng là một cơ chế đáng để chúng ta học hỏi, bởi theo cơ chế này, các giao dịch nội bộ và các thông tin trong công ty sẽ được minh bạch, công khai hoá bởi trách nhiệm của từng cổ đông, từng nhân viên trong công ty. Thông qua đó, cổ đông, nhất là CĐTS có thể giám sát rất hiệu quả các giao dịch nội bộ của cổ đông lớn trong CTCP.

Bên cạnh đó, chúng ta cần phải phát huy hơn nữa vai trò của Bộ luật Hình sự trong việc xử lý nghiêm khắc các hành vi sử dụng thông tin nội bộ trong giao dịch chứng khoán để thao túng giá chứng khoán và thu lợi bát chính. Vì vậy, cần phải xây dựng cơ chế phối hợp xử lý thật hiệu quả giữa UBCKNN với cơ quan công an, Viện Kiểm sát và Toàn án. Trong đó, quy định rõ trách nhiệm phối hợp và phạm vi thẩm quyền xử lý cụ thể của từng cơ quan. Nếu áp dụng hiệu quả các quy định pháp lý hiện hành với một cơ chế phối hợp khoa học, chắc chắn tình trạng sử dụng thông tin nội bộ trong giao dịch chứng khoán của các cổ đông lớn sẽ được hạn chế và qua đó, quyền lợi của CĐTS cũng được đảm bảo hiệu quả hơn.

2.2.3.2. Cổ đông lớn thâu tóm và chiếm đoạt tài sản của công ty thông qua việc công ty phát hành thêm cổ phần, thực hiện thưởng cổ phần và việc công ty phát hành thêm cổ phần, thực hiện thưởng cổ phần và ưu đãi mua cổ phần

Theo quy định của LDN 2005, CTCP có quyền phát hành thêm cổ phần để huy động vốn. Việc phát hành này, nếu thực sự vì nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty là điều bình thường. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các cổ đông lớn sử dụng phương thức này chỉ nhằm mục đích tăng tỉ lệ sở hữu cổ phần của mình trong công ty, để thực hiện ý đồ thâu tóm công ty. Khi công ty phát hành thêm cổ phần mới thì mọi cổ đông đều có quyền mua thêm cổ phần công ty chào bán, tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện hữu. Nhưng không phải khi nào các CĐTS cũng có đủ tiền để chạy theo quá trình tăng vốn. Nhiều CĐTS không quan tâm hoặc không có thông tin rõ ràng về việc phát hành thêm cổ phiếu này. Số khác có thông tin nhưng không có tiền để mua thêm cổ phần. Khi không theo nổi việc tăng vốn cổ phần của công ty, CĐTS đành từ bỏ quyền mua cổ phần mới phát hành và khi này cổ đông lớn sẽ dễ dàng mua lại số cổ phần mà CĐTS đã từ bỏ quyền mua thông qua một Nghị quyết của ĐHĐCĐ, với nội dung cho phép HĐQT được quyền lựa chọn đối tượng để bán số cổ phần còn thừa này. Trong trường hợp này, những đối tượng được quyền mua không ai khác là các thành viên HĐQT, BGĐ và các cổ đông lớn khác.

Quyền ưu tiên mua cổ phần của CĐTS bị vi phạm hoặc bị các cổ đông lớn lạm dụng chủ yếu được biểu hiện dưới một số hình thức: Thứ nhất, cổ đông lớn với vị thế chi phối của mình tại ĐHĐCĐ, đã bỏ phiếu thông qua Nghị quyết phát hành thêm cổ phần mới theo phương thức phát hành nội bộ và dành cho mình quyền được mua nhiều hơn so với cổ đông khác. Thứ hai là phát hành dưới hình thức “ưu tiên cho người lao động”. Trong CTCP được cổ phần hoá từ doanh nghiệp nhà nước thì phần lớn, thậm chí tất cả cổ đông đều là người lao động trong công ty. ĐHĐCĐ biểu quyết ưu tiên cho người lao động mua cổ phần thực chất cũng chính là ưu tiên cho mình, nhưng với tỷ lệ khác so với tỷ lệ sở hữu. Lúc này, “những cổ đông đã làm việc lâu

năm, thường là thành viên HĐQT và những người quản lý khác được hưởng lợi nhiều hơn so với các cổ đông – người lao động khác”60. Thứ ba là lạm dụng tư cách là cổ đông chiến lược, cổ đông lớn đã hợp pháp hoá nghị quyết của ĐHĐCĐ dành quyền ưu tiên mua cổ phần mới phát hành của công ty với tỷ lệ cao hơn và với mức giá thấp hơn nhiều so với các “cổ đông bình thường” khác. Như vậy, bằng những thủ đoạn này, các cổ đông lớn không ngừng gia tăng khoảng cách về tỷ sở hữu cổ phần trong công ty với các CĐTS và qua đó, sức mạnh chi phối, thâu tóm công ty của họ cũng được tăng lên với một tỷ lệ tương ứng.

Một trong những trường hợp thâu tóm điển hình trên TTCK là vụ việc liên quan đến CTCP Nước giải khát Sài Gòn (TRIBECO). Cuối năm 2008, thị trường chỉ mới xôn xao về khả năng TRIBECO bị thâu tóm thì đến nay, câu chuyện đã trở nên rõ ràng. Bằng chứng là Uni President (Đài Loan) đã nâng tỉ lệ nắm giữ tại TRIBECO lên 43,5% từ mức 29,15% thông qua việc mua thêm 9,8 triệu cổ phiếu từ đợt chào bán riêng lẻ tháng 7/2009. Với động thái này, Uni President gần như có toàn quyền chi phối tại TRIBECO61.

Trong thực tế cũng có rất nhiều CTCP quyết định giá cổ phần thấp hơn giá thị trường sao cho có lợi cho những cổ đông lớn, đặc biệt là cho thành viên HĐQT, thành viên BGĐ công ty. Chẳng hạn như công ty CTCP vận tải xăng dầu (VIPCO) đã cho phép cổ đông lớn mua với giá 15.000 đồng/cổ phiếu, còn các cổ đông nhỏ lại phải mua với giá 40.000 đồng/cổ phiếu, cao gấp 2,67 lần so với cổ đông lớn62. Việc phát hành này đã vi phạm khoản 5, Điều 78 LDN 2005 vì “mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau”.

61 http://www.stockbiz.vn/News/2010/3/10/97880/tri-bi-thau-tom-hoa-hay-phuc.aspx

62http://www.nclp.org.vn/thuc_tien_phap_luat/quyen-du-hop-111ai-hoi-co-111ong-cua-co-111ong-nho-cong-ty-co-phan-hien-nay cong-ty-co-phan-hien-nay

Không dừng lại ở đó, các cổ đông lớn trong nhiều CTCP còn sử dụng “chiêu bài” phát hành cổ phiếu thưởng để chia cổ tức tính theo mệnh giá hoặc quyền ưu tiên mua cổ phần với giá ưu đãi chứ không phải theo giá của cổ phiếu trên thị trường khi cổ phiếu của công ty đang tăng lên. Phát hành cổ phiếu thưởng và ưu đãi quyền mua cổ phần có thời gian đã trở thành trào lưu của các CTCP tại Việt Nam và đến nay vẫn còn phổ biến, một số trường hợp phát hành cổ phiếu thưởng trong thời gian qua có thể kể đến như việc ĐHCĐ Công ty chứng khoán Thái Bình Dương (TTF) đã thông qua việc phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu từ nguồn vốn thặng dư cổ phần với tỷ lệ 2:1 tương đương 50% số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Hay HĐQT Tổng Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) đã quyết định phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 10:3 từ nguồn thặng dư vốn thặng dư…63. Tương tự như vậy, tại CTCP Dịch vụ Sài Gòn - Savico (SVC) cũng đã từng cho cán bộ lãnh đạo mua cổ phiếu ưu đãi với giá 30.000 đồng/cổ phiếu, trong khi đó giá thị

Một phần của tài liệu Những bất cập trong việc bảo vệ cổ đông thiểu số và một số kiến nghị (Trang 65 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w