Môn học cung cấp cho Sinh viên những vấn đề cốt lõi trong thiết kế thời trang, làm nền tảng cơ sở cho những đồ án thiết kế sau này. Phương pháp giảng dạy của môn học này là “ Dạy cho sinh viên phương pháp thiết kế thời trang, để từ đó sinh viên tự nâng cao
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CÔNG NGHIỆP TUY HÒA
CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGÀNH ĐÀO TẠO: THIẾT KẾ THỜI TRANG
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1 Tên học phần : CƠ SỞ THIẾT KẾ THỜI TRANG
3 Trình độ : Sinh viên năm 2
4 Phân bố thời gian :
Tổng số tiết : 75+ Lý thuyết :30+ Thảo luận, bài tập :45+ Kiểm tra giữa kỳ :
6 Mục tiêu học phần :
Môn học cung cấp cho Sinh viên những vấn đề cốt lõi trong thiết kế thời trang, làmnền tảng cơ sở cho những đồ án thiết kế sau này Phương pháp giảng dạy của môn họcnày là “ Dạy cho sinh viên phương pháp thiết kế thời trang, để từ đó sinh viên tự nângcao”
Hình thức đánh giá : Thang điểm 10
- Sinh viên tham gia dự lớp ít nhất 80% số giờ giảng
- Có bài tiểu luận và bài tập của học phần
- Cập nhật thông tin hàng ngày làm tiểu luận và thảo luận tại lớp
7 Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
- Không thi tập trung, chỉ làm bài tập lớn ( tổng hợp 2 bài thảo luận và 5 bài tập):70%
- Điểm chuyên cần: 30%
Tóm tắt nội dung chính:
- Tóm tắt nội dung:
Trang 2Học phần này cung cấp cho học sinh những vấn đề cơ bản trong thiết kế thời trang,làm nền tảng cho việc xây dựng đồ án thiết kế sau này Trang bị cho học sinh nhữngkiến thức cốt lõi: kiến thức tổng quan về thời trang, nguyên lý thiết kế thời trang.
8 Tài liệu tham kháo:
- Vẽ mỹ thuật thời trang NXB Lao động – xã hội Tác giả: TS Võ Phước Tấn, Ths
Hà Tú Vân, HS Đỗ Thị Anh Hoa, KS Thái Châu Á
- Nguyên tắc thiết kế thời trang NXB Lao động – Xã hội Tác giả: PGS.TS Võ PhướcTấn, KS Thái Châu Á
- Kỹ thuật tạo mốt và vật liệu thời trang NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội 1992.Tác giả: KS Trần Thủy Bình, PTS Phạm Hồng
- Các trang web: 24h.com.vn, ohthoitrang.com, vnexpress.net, ngoisao.net, zing.vn,thoitrang.com, phaidep.info…
9 Hình thức giảng dạy chính của học phần:
- Giáo viên hướng dẫn sinh viên tìm tài liệu, thảo luận tại lớp
- Thuyết trình, diễn giải, đàm thoại, thảo luận
Trang 31.2.2 Thời trang cao cấp
1.2.3 Thời trang ứng dụng
Chương 2 Các nhà thiết kế thời trang
2.1 Nhà tạo mẫu đầu tiên trên thế giới
2.2 Các nhà tạo mẫu các thời kỳ
2.3 Vai trò của nhà thiết kế thời trang
2.4 Nhiệm vụ của nhà thiết kế thời trang
4.2.1 Khái niệm nhịp điệu
4.2.2 Phân loại nhịp điệu
Trang 44.3.1 Khái niệm quan hệ tỷ lệ
4.3.2 Các loại quan hệ tỷ lệ
4.3.3 Tính chất đối lập trong quan hệ tỷ lệ
4.3.4 Các lưu ý khi sử dụng quan hệ tỷ lệ
4.4.2 Các phương pháp phối màu
4.6.1 Khái niệm ảo giác:
4.6.2 Các loại đường nét tạo ảo giáo:
Trang 5Ngày xưa mặc chỉ với mục đích là bảo vệ cơ thể, nhưng ngày nay khi tình hìnhkinh tế ngày một phát triển thì nhu cầu mặc không chỉ dừng lại ở đó mà mặc phải chođẹp, phải hợp với hoàn cảnh Để đáp ứng nhu cầu mặc đó mà ngành thiết kế thời trang đã
ra đời Ngành thiết kế thời trang cùng với sự phát triển của ngành vải sợi đã đáp ứng nhucầu mặc đẹp cho mọi người Chất liệu vải không ngừng phát triển ngày một đa dạngphong phú trong những về mẫu mã mà chất lượng ngày một tốt hơn Những vật liệu làmnên bộ trang phục đầu tiên bắt đầu từ tự nhiên như : lá cây, thân cây, vỏ cây, nhưng ngàynay đã có chất liệu từ sợi tổng hợp hoặc sợi thiên nhiên như sợi tơ tằm nhưng được dệtvới chất lượng tốt hơn
Nhìn vào trang phục ta có thể đoán được trang phục đó thuộc dân tộc nào, trangphục đó thuộc thập niên bao nhiêu, hay nhìn vào trang phục ta có thể một phần nào đoánđược người đó làm công việc gì, thuộc tầng lớp nào trong xã hội, tính cách họ ra sao…
*Nói tóm lại : trang phục là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội, phản ánh cách ăn mặc của một cộng đồng người trong một giai đoạn lịch sử lâu dài.
Ví dụ:
Nhìn trang phục có kiểu bóng hình chuông là người ta sẽ nghĩ ngay đến đó là
trang phục của thập niên 40
Trang 61.1.2 Các loại trang phục:
Trang phục ban đầu chỉ là một mảnh vải quấn quanh người nhưng về sau trangphục càng được phát triển Ngày nay trang phục rất đa dạng, về đại thể trang phục baogồm quần áo và những phụ kiện đi cùng như : giáy dép, thắt lưng, túi sách, đồ trang sức ,nhưng quan trọng hơn hết vẫn là quần áo còn những thứ còn lại chỉ là phụ kiện kèm theo
để tôn lên vẻ đẹp của quần áo hay để sử dụng với những mục đích khác nhau
Quần áo là thuật ngữ để chỉ các sản phẩm dệt được cắt và may thành những vật dểche đậy cơ thể
1.1.2.1.Quần: là sản phẩm để che phần dưới cơ thể kể từ bụng trở xuống có 2 ống che 2
chi dưới và tùy vào kiểu dáng mà quần có nhiều loại khác
+ Quần tây:
Bắt nguồn ở Phương Tây - dài chấm gót chân, dáng quần tùy vào từng thời điểm
mà có sự thay đổi như : ống quần nhỏ, to, hay ôm lấy cơ thể, đai quần có thể thấp hay caotùy vào sự ưa chuộng của từng thời kỳ
Chiếc quần là một bước tiến giải phóng con người ra khỏi những bất tiện, giúp conngười thuận tiện hơn khi lao động
Quần Tây thích hợp cho cả nam lẫn nữ
Quần tây tạo sự lịch sự, năng động
Trang 8Chiếc váy ngắn kết hợp dây lưng tạo nên vẻ đẹp duyên dáng cho người mặc
1.1.2.3.Áo: Áo là sản phẩm để che phần trên cơ thể, kể từ vai tới phần mông Tùy
vào độ dài của áo mà có các thuật ngữ áo dài, áo ngắn
Trang 9Chiếc áo thun dài kết hợp với chiếc quần legging Chiếc áo vest ngắn kết hợp vớimột xu hướng mới của thời trang năm 2008 - 2009 áo thun dài
1.1.2.4.Đầm: là sản phẩm kết hợp phần áo với phần váy và chúng được may liền
với nhau
Chiếc đầm kiểu chữ bóng chữ A trên chất liệu voan màu xanh ngọc
Trang 101.2.Thời trang
1.2.1.Định nghĩa:
Thời trang là trang phục đương thời, là tập hợp những thói quen những thị hiếuphổ biến trong cách ăn mặc thịnh hành trong một môi trường xã hội nhất định vào mộtkhoảng thời gian nhất định và được đa số người chấp nhận
Thời trang vải caro, áo dài, quần bó đang được thịnh hành trong giới trẻ
1.2.2 Thời trang cao cấp :
Được các nhà thiết kế tạo mẫu làm ra với mục đích cung cấp cho giới trung,thượng lưu Những trang phục này được làm từ những chất liệu tốt, với chi tiết trang trírườm rà nên thường đươc làm bằng tay Vì vậy giá thành rất cao, sản xuất theo đơn đặthàng hay thiết kế với số lượng rất ít
Trang 11Chiếc áo dạ hội được đính hạt đá một cách tỷ mĩ
1.2.3 Thời trang ứng dụng (thời trang may sẵn )
Thời trang may sẵn là loại trang phục đươc sản xuất hàng loạt, giá cả hợp lý nên dễchấp nhận, nguyên vật liệu dễ tìm và đặc biệt là thời trang may mặc sẵn có tính ứng dụngrất cao
Ví dụ : Trang phục hằng ngày, quần jean, áo pull, áo sơmi…
Trang 121.3.Mốt
Từ mốt bắt nguồn từ tiếng Latinh “ modus” có nghĩa là cách thức, phương pháp,quy tắc,… đó là phương pháp tồn tại cái mới trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người,trước hết là trong lĩnh vực thời trang Theo nghĩa rộng mốt là thị hiếu thẩm mỹ mới nhất.Theo nghĩa hẹp mốt là sự thay đổi thường xuyên của các hình thức, các kiểu quần áotrong một thời gian ngắn
Mốt và thời trang đều là trang phục đương thời, là tập hợp những thói quen nhữngthị hiếu được xã hội chấp nhận nhưng mốt chỉ được một số đông người theo đuổi và chấpnhận
Mốt xuất hiện ban đầu dưới những hình thức khác nhau :kiểu bóng, các cách trangtrí, chất liệu mới được một số ít hưởng ứng Nếu mốt phù hợp với đại đa số thì chúng sẽnhanh chóng lan truyền và mốt lúc này sẽ trở thành thời trang Nếu không phù hợp thìmốt sẽ bị dập tắt
Phong cách Ai Cập đang là tiêu điểm Mốt kỹ thuật cắt may phức tạp
trong làng thời trang tạo hình khối
Trang 13Chương 2: Các nhà thiết kế thời trang.
2.1 Nhà tạo mẫu đầu tiên trên thế giới:
Vị cha đẻ của thời trang hiện đại là Charles Frederick Worth, Ông sinh vào ngày
13 tháng 10 năm 1825 tại Bourn, thành phố nhỏ thuộc Lincolnshire (Anh) Xuất thân từmột gia đình nghèo khó nhưng nhờ có chí lớn nên ông đã thu thập được những kiến thức
vô giá rất có ích cho sự nghiệp của ông sau này
Trong suốt 7 năm làm việc cho một cửa hàng bán vải Swan và Edgar, ông đã họcđược cách tìm hiểu và đánh giá phảm chất các loại vải, những đặc tính thích hợp cho cáckiểu mẫu khác nhau Ngoài ra, ông cũng học được những thị hiếu và mối quan tâm vềmốt về các tầng lớp thượng lưu thời bấy giờ Đầy tham vọng, can đảm, tài năng, chăm chỉ
và sáng suốt, cuối cùng ông đã chọn Raris là nơi để ông có thể làm nên sự nghiệp
Năm ấy ông vừa tròn 20 tuổi, ông bỏ Anh sang Paris với một số tiền ít ỏi và vốntiếng Pháp khiêm tốn, ông đã xin việc tại cửa hàng vải lụa Gagelin và Opigez có tiếngnhất Paris
Với tài năng và sự sáng tạo,12 năm sau ông đã trở thành thợ may và tìm cách cảitiến hoàn thiện kỹ thuật may đo của Anh để sáng tạo ra sự hài hòa giữa các đường cắt vàchất vải Ông luôn đòi hỏi sự vừa vặn tuyệt đối và chuẩn mực cao Đây là một trongnhững tiêu chuẩn cơ bản của thời trang hiện đại Nhờ vậy, ông được tặng thưởng ởLondon và Paris
Năm 1858, Worth đã mở ra nhà may mang chính tên mình ở Paris thu hút sự chú ýcủa giới thượng lưu thời bấy giờ Những ai muốn đến may đồ tại cửa hàng của ông phải
có người giới thiệu đến
Chỉ sau một thời gian ngắn, sự nổi tiếng của nhà may Worth đã biến ông trở thành
“nhà độc tài” của thời trang thời bấy giờ Những ai muốn đến may tại cửa hàng của ôngphải có người giới thiệu đến
Với dáng người nhỏ bé, khô khan, đen sì nhưng Worth là người couturier đầu tiênthoát ly hoàn toàn khỏi vai trò thuần túy thợ may Ông là người đầu tiên dám “ áp đặt”quan điểm may măc của ông lên khách hàng Đây là lần đầu tiên xã hội có được kháiniệm về hàng xịn Để gây tác dụng mạnh hơn đến khách hàng, Worth còn thuê nhữngngười mẫu mặc và trình diễn cho khách hàng xem Đó chính là nền móng của những cuộctrình diễn thời trang sau này Cùng với sự phát triển của nhà may, Worth cũng dần dầntrở thành một lãnh đạo thời trang thời bấy giờ, đoán trước và sáng tạo ra mốt cho từngthời kỳ
Trang 14Worth chính là cha đẻ của thời trang hiện đại Chỉ sau ông, Couture mới mangđúng ý nghĩa hiện nay của nó Đó không còn là cử hàng may mặc nữa mà là hãng may –nơi sản xuất quần áo, đóng vai trò tư vấn và đưa cho khách hàng những lựa chọn nhằmthỏa mãn nhu cầu thời trang cho họ Tiếp theo là Couturier, không còn thuần túy là thợmay, người chỉ biết thực hiện những yêu cầu của khách hàng mà ngược lại phải là ngườisản xuất, điều khiển, quyết định thời trang Và những người sáng tạo này trở thành nhàtạo mẫu – Designer Tên của Worth đã trở thành biểu tượng của Couture – nền móng củaHaute Conture, các hãng may đo hiện đại sau này.
Sau khi ông mất, nhà may mang tên ông được các con trai và cháu của ông kế tụccho đến khi bị bán đi vào năm 1946
Cùng thời với Worth còn có Paquin, Paul Poiret, Jacques Doucet cũng là người điđầu và khai sinh ra nền thời trang hiện đại
2.2.Các nhà tạo mẫu nổi tiếng trên thế giới:
Madame Paquin ( Pháp):
Những bộ váy được bà thiết kế mang tính cổ tích, quen thuộc với những nữ diễnviên và với xã hội Nó được pha trộn từ những vải vóc và cách cắt may rất phù hợp vớinhững phụ nữ năng động của những năm 30 – 40
Christobal Balenciaga ( Tây Ban Nha – 1895 – 1972 )
Ông là đối thủ của Christian Dior Thời trang của ông mang tính quý tộc , sangtrọng, tính nghệ thuật chạm trổ, nặng nề trong các chất liệu vải, tương tự như trong chấtliệu của Goya, có dây buộc một cách phung phí Do đó, thời trang của ông được đón nhậnmột cách dè dặt khác với Dior, ông đã tạo ra những bộ Vest với những đường cắt mềmmại, nới rộng ở eo Balenciaga là người thợ may tuyệt vời của những năm 1940 – 1959
Coco Chanel: ( Pháp – 1883 – 1971 )
Trong những năm 1930, bà được mọi người yêu thích Những đồ len thể thao,những kiểu áo len kẻ sọc, váy kẻ, khăn quàng của bà rất thông dụng Bất cứ thứ gì bàsáng tạo đều trở thành kiểu mẫu cho thời tảng hiện đại: áo vest không cổ, áo sơ mi thắt
Trang 15nơ, dây chuyền ngọc trai nhiều vòng….Coco là người đầu tiên đưa ra những phổ biến đồlen trong thời trang Đối thủ của bà là Elsa Schiaparelli.
Christion Dior: ( Pháp – 1905 – 1957):
Ông là tác giả của bộ sưu tập nổ tiếng “ New Look” Dior là một trong những ngôi
so sáng nhất của thời trang thời kỳ sau cuộc Chiến tranh Thế giới thứ II Ông đã sáng tạo
ra những y phục có đường nét mềm mại, khêu gợi, tràn đầy nữ tính cho trang phục nữ
Jacques Fath: ( Pháp – 1912 – 1954 )
Ông là nhà tạo mẫu của những buổi dạ hội: xa hoa, nhộn nhịp, đầy tính nhà hát.Quần áo của ông rất trẻ trung, khêu gợi nhưng vẫn hoàn toàn nằm trong khuôn khổ truyềnthống của Haute Couture: lịch sự, đẹp đẽ, lộng lẫy, không bao giờ rơi vào những xuhướng tầm thường Fath rất nổi tiếng với các kiểu váy có hình dáng giống chiếc đồng hồcát
Jeanne Lauvin: ( 1867 – 1946 )
Bà được coi là nhà tạo mẫu đặc trưng cho hình ảnh phụ nữ đầu thế kỷ 20 Các mốt
bà tạo ra nêu cao vẻ đẹp của nữ thần Aphorodite trong thần thoại Hy Lạp: mềm mại,thướt tha, lãng mạn, đầy nữ tính
Có thể nói rằng tình yêu mà Lanvin dành cho con gái mình là vô biên điều đóchứng minh vì sao bà đã chọn hai mẹ con bà làm biểu tượng cho thương hiệu của mình.Hình ảnh Lanvin cùng con gái đã được cách điệu hóa thành biểu tượng cho nhãn hiệuLanvin
Tự kiếm sống khi mới 13 tuổi trong một cửa hàng may mặc, phục vụ khách hàng
về các loại quần áo, mũ nón vật dụng trang điểm Ở đây bà đã thể hiện ý chí vươn lên vàhọc hỏi không ngừng Đến năm 18 tuổi Lanvin đã học xong nghề làm mũ nón và bà tựđứng ra kinh doanh với một bước đầu khiêm tốn nhưng không hề khuất phục với đồngvốn chỉ 1 đồng luye vàng và 300 quan tiền bà đã bắt đầu sự nghiệp của mình như thế đó
Với nỗ lực không biết mệt mỏi Lanvin được gia nhập Syndicat De La Couture(nghiệp đoàn thời trang cao cấp ) gồm những nhà thiết kế có tên tuổi được chính phủcông nhận vào những năm 1920 khi chiếc áo dạ hội của bà đạt đến đỉnh vinh quang vôsong, kỹ thuật kết hạt đạt đến tuyệt hảo được coi là dấu ấn tên tuổi cho Cty của bà Điềuđáng nói là hầu hết khách hàng của bà là những phụ nữ Mỹ đã vượt Đại Tây Dương quađây chỉ để sắm cho mình những bộ váy áo này Năm 1925 Lanvin lại tung ra thị trườngloại nước hoa tuyệt hảo và bà đã nhanh chóng thành công với mặt hàng kinh doanh mới
mẻ này tại Hoa Kỳ
Trang 16Nhãn hiệu đặc trưng của Lanvin bao gồm: quần áo thể thao, trang phục lông thú,trang phục cho phái nam, vật dụng trang trí nội thất… Lanvin hợp tác làm ăn với Rateaumột NTK nội thất đã làm cho cả Paris phải ngỡ ngàng trước nghệ thuật trang trí nội thấthoành tráng, ngoạn mục và lỗng lẫy hiếm thấy Đây là sự kết hợp của những tương phảnnhưng lại bổ sung làm nên một thời kỳ hoàng kim cho cả 2 NTK này.
Mỗi NTK đều có bí mật riêng riêng, Bà không tiếc lộ một bí mật nào mà có lẽ bà
đã vô tình giữ kín trong suốt 50 năm sau khi bà mất, điều đó được chứng minh là dấu ấncủa Lanvin luôn phong phú, súc tích thật khó hiểu mà vẫn có sức hút khám phá lạ kỳ mặc
dù đã có nhiều NTK nổi tiếng tiếp quản cơ đồ này
Phong cách thiết kế của bà là những vỏ sò, sà cừ, mica những đường viền bằng san
hô kiểu hy lạp, những hạt ngọc lấp lánh và những sợi chị bạc đan xen, những kiểu nút hoa
mỹ các mẫu trang trí bằng tơ lụa, các kiểu mũ và vô số phác họa, vệt màu son trên sợi nịt,lớp màu cam trên vạt trước tay áo, hay chút ánh sáng lung linh mờ mờ của loại khănchoàng vai…
Tất cả hiển hiện như mới đây thôi một phong cách tinh tế, sâu sắc nhưng vẫn baohàm sự lãng mạn và chiều sâu nghệ thuật
Ở một lĩnh vực khác bà cùng Ra Teau một NTK nội thất và ở đây một lần nữa bà
đã thể hiện một con người hoàn toàn khác, một con người có đầu óc thật sự sáng tạo đãlàm cho cả Paris ngỡ ngàng về những công trình xây dựng thật vĩ đại và hoành tráng
Nina Rici: ( Italia – 1883 – 1970)
Là một người tháu hiểu nghệ thuật cắt may và thường tạo mẫu một cách trực tiếpvới vải vóc trên cơ thể của người mẫu cụ thể Tuy nhiên, bà không phải là người đềxướng ra hẳn những xu hướng thời trang như Chanel Nhà may của bà phát triển và nổitiếng vì là nơi tạo ra những y phục lịch sự, hợp thời cho những phụ nữ có địa vị và khágiả mà không hề có ý định chạy theo mốt một cách thái quá
Elsa Schiaparelli: ( Italia – 1890 – 1973 )
Rất khéo léo và có một sự cảm nhận rất tinh tế về màu sắc Màu hồng chói rựcluôn được dùng trong các y phục của bà, cái màu mà trước bà không ai dám dùng trongthời trang Chuyên thiết kế quần áo thể thao với một phong cách ngẫu nhiên cho nhã hiệuPolo
Issey Miyake: ( Nhật – 1935)
Trang 17Hết sức độc đáo trong việc kết hợp kỹ thuật của phương Đông, phương Tây với kỹthuật may cổ truyền của Nhật Bản Kỹ thuật tạo tầng lớp và cuốn quanh là hai nét đặctrưng trong các mẫu trang phục của Miyake.Mà ở đó, các kiểu mẫu y phục Nhật cổtruyền được khai thác và kết hợp với các chất liệu vải nhẹ châu Phi
Thiery Mugler: ( Pháp – 1935)
Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thời trang những năm 40 – 50, mốt của Mugler cónhững đường nét uốn quanh, bó sát, bao bọc cơ thể Y phục của Mugler rất dị thường vàmang đậm tính kịch nghệ, giàu tính tưởng tượng, khêu gợi, gầ gũi với những y phục đượcdùng trong các bộ phim khoa học giả tưởng, các mốt cho công nghiệp hay cho các ngôisao màn bạc Hollywood
Marry Quant: ( Anh – 1934)
Là một trong những NTK được yêu thích nhất trong suốt những năm 60 Khôngphải là nhà phát minh nhưng bà đã thể hiện mọi thứ từ thế giới xung quanh vào trnagphục Mary là người có công đưa váy mini trở nên thông dụng tại Anh và Mỹ
Yves Saint Laurent: ( Pháp – 1936)
Trong lịch sử thời trang, ông được coi là nhà tạo mẫu tài năng nhất của nửa cuốithế kỷ 20 Ông là người đi tiên phong và rất hài hước, có công làm cho quần áo may sẵntrở nên thông dụng và gần gũi với mọi người
Enmanuel Ungaro: ( Pháp – 1933)
Là người thuộc về nhà tạo mẫu cách tân Ungaro đưa vào mốt của mình đủ loạihỗn hợp: hình chấm tròn, hình sọc ngực vằn, hình kẻ carô …và những hình hoa lá, cácmốt của ông với những đường cắt nhọn, gẫy khúc ở cửa tay, cùng với các phụ trang tobằng bạc Ông cũng chuyển về các loại áo khoác, áo vest gãy góc, bó Các váy thẳng,nhọn, chữ A, các váy ren đục lỗ, áo có cổ, nách khoét sâu…Nhưng trong những năm 70,các mốt của ông trở nên mềm mại, ít gãy góc hơn
Valentino Caravani: ( Italia – 1932)
Ông là người may áo cưới cho Jacqueline Kennedy Mốt của ông mang tính cáchthành thị, sang trọng, đặc biệt là luôn phản ánh quan niệm sống của ông
Thập kỷ 80 có thể gọi là thời kỳ của Valentino khi những mốt quần quần áo lịch
sự, đài các, lộng lẫy với chất lượng cao của ông được các khách hàng giàu có trê thế giớirất ưa chuộng
Gianni Versace: ( Italia – 1946 – 1997)
Trang 18Đối với Versace, đó là các kiểu cổ điển hợp với những đường hình học khácthường và tổ hợp những màu sắc lóng lánh.
Một trong những chất liệu vải nổi tiếng mà Versace thường dùng là loại vải sợikim loại mềm, bóng, gợi cảm Đường cắt đơn giản, chất liệu mềm mại, bao bọc cơ thểmột cách tuyệt vời, màu sắc mạnh mẽ, hài hòa hoàn hảo từ đầu đến chân là đặc trưng củaphong cách Versace
Jean Paul Gaultier: ( Pháp – 1952)
Là NTK trang phục may sẵn của Pháp có sức ảnh hưởng rất lớn Vào những năm
70 – 80, ông đã thành công trong viêc pha trộn ý tưởng và màu sắc Thời trang củaGaultier mang phong cách táo bạo, nổi loạn
Yoyhi Yamamoto: ( Nhật )
Đặc điểm của trang phục Yoyhi là không thỏa hiệp, không nệ cổ Ông đã thiết kếnhững trang phục không theo một kết cấu đặc trưng nào, phối hợp với những chiếc túi cónắp đi kèm với dây quai
Yamamoto Kansai:( Nhật)
Sự pha trộn phong cách mạnh mẽ, kỳ lạ của những mẫu thiết kế đầy quyền lực củatruyền thống Nhật Bản với những trang phục thể thao phương Tây là nét đặc trưng củaông
2.3 Vai trò của nhà thiết kế thời trang:
- Tạo ra trào lưu thời trang
- Làm đẹp cho đời, cho xã hội
- Định hướng thẩm mỹ trang phục cho người tiêu dùng
- Góp phần tạo nên bộ mặt xã hội thêm đa dạng, văn minh lịch sự
2.4 Nhiệm vụ của nhà thiết kế thời trang:
Để tạo ra được trào lưu thời trang, các nhà thiết kế thời trang phải liên kết và thốngnhất xu hướng thời trang Họ phải cùng nhau theo đuổi xu hướng sao cho:
- Những sản phẩm thiết kế và sản xuất phù hợp với người tiêu dùng
- Những sản phẩm thiết kế và sản xuất thỏa mãn nhu cầu làm đẹp của người tiêudùng
- Phục vụ được đối tượng khách hàng của mình
Để góp phần tạo nên bộ mặt xã hội thêm phong phú, các nhà thiết kế thời tảngphải:
- Hiểu rõ các phong cách thiết kế trang phục
Trang 19- Thể hiện được cái tôi trong thiết kế trang phục.
- Tìm hiểu và giao lưu với các đối thủ cạnh tranh có cùng phong cách thiết kế
Để làm đẹp cho đời, cho xã hội, và định hướng thẩm mỹ trang phục cho người tiêudùng, các nhà thiết kế thời trang phải:
- Chịu khó, cần cù, yêu thích làm việc với đường kim mũi chỉ
- Nắm vững các nguyên lý thiết kế, nguyên lý may
- Nắm vững tình hình vải sợi, thời trang trong và ngoài nước
- Không ngừng học hỏi cái mới lạ trong hội họa, nghệ thuật
- Luôn sáng tạo ra cái hay, cái đẹp
Trang 20Chương 3: PHONG CÁCH THIẾT KẾ TRANG PHỤC.
3.1 Định nghĩa phong cách thiết kế trang phục:
Phong cách là những đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật,biểu hiện trong các sáng tác của người nghệ sĩ hay trong các sáng tác nói chung thuộccùng một thể loại
Như vậy phong cách thiết kế trang phục là những đặc điểm có tính chất hệ thống
về ý tưởng và cách thể hiện trên trang phục
3.2.Ảnh hưởng của phong cách trang phục đối với cuộc sống:
Trong cuộc sống xã hội, có bao nhiêu con người là có bấy nhiêu cá nhân Và từ lâutrang phục đã trở thành một phương tiện hữu ích cho con người trong việc thể hiện tínhcách của mình Cũng nhờ vào trang phục mà ta có thể đánh giá về tính cách, mức sống,tôn giáo, địa vị xã hội của một các nhân, cũng như thời gian, văn hóa dân tộc, mức độ vănminh của một xã hội
Ngoài ra, trang phục còn là một yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ vào thànhcông của mỗi người Tùy theo mỗi tính cách bản thân mà ta sẽ tự chọn cho mình mộtphong cách thích hợp nhằm tôn vinh vẻ đẹp tâm hồn và hình thể vốn có trong ta Nhưngcũng tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, tùy lúc tùy nơi mà ta chọn những bộ trang phục chophù hợp Nếu không sẽ gây phản tác dụng Như vậy, việc hiểu rõ tính chất của từngphong cách trong trang phục là rất quan trọng
Mỗi bộ trang phục đều có thể được thể hiện bằng nhiều phong cách khác nhau Do
đó ta cần phải chọn lựa sao cho trang phục phù hợp với hoàn cảnh Chẳng hạn khi đi đếnnhững nơi nghiêm trang như đền, chùa ta phải mặc những trang phục kín đáo, lịch sự.Khi đi dạo phố ta có thể thoải mái lựa chọn trang phục từ thiết kế cho đến màu sắc nhưngcũng phải đảm bảo tính văn minh lịch sử nơi công cộng Khi đi chơi thể thao bạn khôngnên diện một bộ đầm được thiết kế cầu kỳ mà phải chọn trang phục phù hợp với môn thểthao mình đang chơi như vậy không những rất tiện lợi khi chúng ta hoạt động mà còn tônlên nét đẹp hình thể của cơ thể Ngày nay, nhiều bạn trẻ có quan điểm rằng “ đã là ngườisành điệu thì trang phục phải thật hở, hở càng nhiều càng đẹp càng quyến rũ”quan điểmtrên thật sai lầm, có những trang phục rất kín đáo nhưng khi nhìn vào trông thật sangtrọng quyến rũ, cái đẹp cái quyến rũ trong trang phục nằm ở chỗ ta có biết cách phối hợptrang phục hay không và ta có lựa chọn trang phục phù hợp với hoàn cảnh mà ta đến haykhông
Trang 21Sự đa dạng về phong cách giúp cho con người dễ dàng chọn lựa cho mình những
bộ trang phục đẹp nhằm tôn thêm vẻ đẹp của mình, làm cho mình trở nên tự tin hơn.Nhưng ta phải biết cách biết cách chọn lựa những phong cách cho phù hợp với chính bảnthân và hợp với hoàn cảnh, văn hóa truyền thống của dân tộc, hợp với thu nhập bản thân
và đặc biệt là phù hợp với cả những đối tượng mà ta giao tiếp, mặc đẹp, lịch sự còn làcách ta thể hiện sự tôn trọng của mình đối với người khác Mình phải là chính mình, phải
tự chủ động trong trang phục của mình đừng để cho thời trang dẫn dắt mình và đánh mấtchính mình chỉ vì một bộ quần áo có phong cách không phù hợp
3.3.Phân loại phong cách thiết kế trang phục:
Có 7 loại phong cách thiết kế:
3.3.1.Phong cách căn bản (Classic):
Sản phẩm của phong cách này là những trang phục rất ít bị thay đổi theo thời gian
Dù trải qua thời gian dài với những biến tấu khác nhau nó vẫn giữ được kiểu dáng cốđịnh Từ khi xuất hiện, trang phục căn bản đã trải qua thời gian khá dài để khẳng định vịtrí của mình Những trang phục mang phong cách căn bản có kiểu dáng khá đơn giảnnhưng vẫn toát lên vẻ trang trọng, lịch sự Tiêu biểu cho trang phục phong cách này làquần tây, áo sơ mi và bộ complet
Bộ comple luôn giữ vị trí quan trọng trong tủ quần áo của nam hay nữ bởi tínhtrang trọng của nó Nó có thể xuất hiện dưới hình thức của một bộ đồng phục công sở hay
bộ vest dành cho dịp nghi lễ
Khi thiết kế trang phục mang phong cách căn bản phải chú ý đến đặc điểm đơngiản lịch sự nhưng không phải là quá đơn điệu
Trang 22Bộ vest không bao giờ lỗi mốt
Có sự biến tấu ở chi tiết trang trí phần cổ Quần tây ống đứng kết hợp với chiếc áo sơ mi cùng với thắt lưng làm cho chiếc áo sơmi kiểu trông thật quyến rũ và sang trọng trở nên dễ thương và lạ mắt hơn
Trang 233.3.2.Phong cách cổ điển ( Retro):
Đây là phong cách mang tính lãng mạn cao, lấy ý tưởng từ trang phục xưa đó lànhững chiếc đầm của phụ nữ ở cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 Các nhà thiết kế có thể vậndụng những đường nét, hình dáng, màu sắc, hoa văn và cả chất liệu cổ đem vào nhữngmẫu thiết kế của mình
Phong cách cổ điển tôn lên nét đẹp nữ tính, tôn trọng vẻ đẹp hình thể của ngườiphụ nữ
Đó là sự kết hợp của nhiều trường phái trên cùng một kiểu trang phục, được thiết
kế từ những cảm hứng vô tận, những trang phục này mang tính lãng mạn rất cao Nguồncảm hứng vô tận chẳng hạn như: cảm hứng vẻ đẹp của một loại hoa, một màu sắc trongthiên nhiên, hay một kiểu cắt cúp mới lạ,…ở phong cách này người thiết kế có thể baybỏng thể hiện hết những ý tưởng của mình, hoặc các nhà thiết kế có thể vận dụng nhữngđường nét , hình dáng, màu sắc, hoa văn và cả chất liệu cổ đem vào trong thiết kế củamình
Phong cách cổ điển thường áp dụng trên những chiếc đầm , chất liệu đa dạng cóthể là da, thổ cẩm hay tơ lụa Chi tiết trang trí đa dạng có thể thật đơn giản nhưng có lúccũng rất cầu kỳ, rườm rà, thường đính hạt đá hay kim sa để tăng giá trị cho bộ trang phục
Khác với các phong cách khác phong cách này tôn lên nét đẹp nữ tính, sự duyêndáng, sang trọng cho người mặc
ý tưởng của trang phục Hy Lạp cổ đại
Trang 24
Thật đơn giản nhưng cũng toát lên Đầm chữ A cổ điển
vẻ đẹp nữ tính cho bạn nữ khi đi dạ hội được thiết kế trên chất liệu
có hoa văn mới lạ
3.3.3.Phong cách dân tộc ( Ethenics)
Phong cách dân tộc là phong cách mang đậm bản sắc của một dân tộc, việc sángtạo đó nhằm tôn vinh vẻ đẹp trang phục truyền thống của dân tộc để giới thiệu cho bạn bèthế giới hay giúp cho trang phục dân tộc được gần hơn với mọi người
Sản phẩm của phong cách này thể hiện cái đẹp, cái độc đáo nhất, bản sắc nhất củamột dân tộc Chính vì vậy, phong cách dân tộc đóng vai trò khôi phục và giữ gìn cộinguồn sâu xa trong bản sắc dân tộc, đồng thời nối chặt mối dây gắn bó giữa dân gian vàhiện đại
Đây là phong cách thiết kế khó nhất trong 7 phong cách vì những trang phụctruyền thống đã quá hoàn hảo nên khi thiết kế đòi hỏi người thiết kế phải có kinh nghiệmnhiều năm trong lĩnh vực thời trang, am hiểu sâu sắc về cái đẹp Những trang phục tạo raphải mang cái hồn của dân tộc Ở Việt Nam người thiết kế thành công nhất cho phongcách này đó là NTK Sỹ Hoàng, Minh Hạnh,Võ Việt Chung,…
Những đường nét, hình dáng, hoa văn hay chất liệu đặc trưng của từng vùng sẽđược các nhà thiết kế thời trang sáng tạo để tạo nên trang phục mới nhưng vẫn giữ đượccái hồn của trang phục dân tộc đó
Trang 25
Hình a Hình b
Hình a: chiếc áo dài Việt Nam
Hình b: kiểu dáng của chiếc áo dài Việt Nam đã được vận dụng sáng tạo vào trangphục dạ hội
Trang phục lấy ý tưởng từ chiếc Kimono Nhật Bản
Trang 263.3.4.Phong cách hiện đại (Techno)
Phong cách hiện đại có kiểu bóng mới lạ chịu ảnh hưởng nhiều từ những bộ phimkhoa học giả tưởng, tiểu thuyết, thể hiện cái nhìn mới về thế giới xung quanh
Sử dụng chất liệu mới lạ đã qua khâu xử lý để tạo nên trang phục như kim loại,những chất liệu có ánh kim, có tính phản quang cao
Phong cách này thường được áp dụng để thiết kế trang phục cho các bộ phim giảtưởng, phim cổ trang
Trang phục lấy ý tưởng từ các chiến binh Thời trang người mèo
Chiếc áo dạ quang Trang phục được thiết kế trên chất liệu kim loại
3.3.5.Phong cách thể thao (The Sport)
Trang 27Từ những trang phục thi đấu thể thao, các nhà thiết kế đã sáng tạo nên những trangphục đời thường mang phong cách thể thao như bộ áo liền quần, áo Jacket, quần Kaki,quần Jeans túi hộp đáy xệ, áo thun T-Shirt,
Các kiểu trang phục mang phong cách thể thao xuất hiện vào đầu thế kỷ XX Đặcđiểm của trang phục thể thao: khỏe khoắn, thoải mái, năng động trong sử dụng Chínhđặc điểm này mà trang phục mang phong cách thể thao thường được thiết kế trên nhữngchất liệu co giãn hút ẩm tốt, thoáng mát.Đường nét thiết kế cũng như chi tiết trang trí phảimạnh mẽ Không nên sử dụng chất liệu trang trí cầu kỳ như đá, cườm, kim sa hay cácchất liệu đắt tiền khác, chỉ nên sử dụng những đường thẳng dọc, thẳng ngang, hay cácđường cắt cúp để phân chia quần áo thành nhiều mảng, nhiều chi tiết trang trí
Với những đường cắt coup mạnh mẽ, sử dụng những phụ kiện như dây kéo,
dây thắt lưng kim loại tạo nên một vẻ đẹp mạnh mẽ
Trang phục mang phong cách thể thao rất đa dạng và được nhiều bạn trẻ ưa chuộngbởi sự đơn giản, năng động nhưng không kém phần quyến rũ
Trang 28Trang phục thể thao thường được thiết kế ôm sát cơ thể chính vì thể mà chất liệuthường có tính co giãn, thoáng mát, hút ẩm tốt
Với chiếc quần jean và chiếc áo rộng Bạn nữ trông thật năng động và trên chất kiệu vải tổng hợp duyên dáng trong chiếc áo thun rộng giúp bạn trẻ tự tin, thoải mái hơn kết hợp với chiếc váy 2 tầng
3.3.6.Phong cách lập dị (phong cách đường phố)
Đây là những trang phục mang tính quái lạ, thể hiện tính sáng tạo cao và cá tínhcủa người thiết kế Đây cũng có thể là trang phục bình thường nhưng được người mặc giacông thêm nhằm tạo tính độc đáo cho bộ trang phục của mình Những trang phục này thểhiện một cách nhìn nhận, tình cảm hay thái độ của người mặc đối với xã hội và thế giớixung quanh mình đôi khi mang tính nổi loạn Phong cách này thường được thể hiện bởigiới trẻ, những người muốn thể hiện cái tôi để người khác chú ý đến mình
Phong cách lập dị ngày nay có thể nói đến đó là phong cách COSPLAY, HARAJUKU - kiểu thời trang mang đậm chất nổi loạn, sáng tạo bắt nguồn từ Nhật Bản
từ những năm 1970 và chúng rất được thịnh hành không chỉ ở bạn trẻ ở Nhật mà còn lanrộng trên thế giới
COSLAY viết tắt từ cụm từ Costume Play (hóa trang), ở đây được hiểu là “mặc
những bộ trang phục của những nhân vật truyện tranh, hoạt hình và hoá thân thành tínhcách của họ hoặc có cách tân thêm một chút
Trang 29Hóa thân thành búp bê xinh xắn Hóa thân thành nhân vật truyện tranh
HARAJUKU : Thực chất Harajuku chính là một khu mua sắm rất nổi tiếng tại
Tokyo Và cũng chính từ đây, phong cách ăn mặc quái đản và dị hợm của dân teen đã rađời Không làm bật được vẻ đẹp của nam thanh nữ tú, nhưng tiêu chí khiến dân teen lựachọn Harajuku chính là vì sự độc đáo và khẳng định được cái tôi cá nhân của mình Tôi
có thể không đẹp? Nhưng tôi độc đáo Đó mới chính là điều mà tất cả dân teen cần vàtheo đuổi.Đặc điểm của phong cách Harajuku là trang phục rất táo bạo, lập dị, thậm chí làkinh dị trong cách phối, màu sắc, kiểu dáng của trang phục, đầu tóc, giày dép, trang sức Nhẹ nhàng hơn thì là cách phối màu ở những đôi tất, găng tay, mỗi cái một màu, mộtkiểu.
Harajuku du nhập vào Việt Nam có phần nhẹ nhàng hơn không đến nỗi lòe loẹt,sặc sỡ kiểu như bảy sắc cầu vòng hay mặc những
trang phục giống các nhân vật trong truyện tranh,
đánh mặt trắng bệch, môi thâm xì, tóc tai bù xù,
nhuộm đủ các màu
Trang 30Trang phục mang phong cách Harajuku Phong cách Harajuku thể hiện ở đầu với nhiều chi tiết trang trí, phụ kiện rườm rà tóc và nhiều phụ kiện trang trí
3.3.7.Phong cách bảo tồn:
Phong cách bảo tồn thường không có tính ứng dụng, các thiết kế được tạo ra vớimục đích biểu diễn, với những ý tưởng và chất liệu mới lạ thể hiện hết cái tôi, cái cảm xúc
mà người thiết kế muốn thể hiện
Phong cách này được thiết kế với mục đích kêu gọi mọi người hãy bảo vệ môitrường sống của chúng ta, được thiết kế trên những chất liệu có sẵn trong tự nhiên chưaqua khâu xử lý hoá học như: hoa, lá, cỏ hoặc những chất liệu không ảnh hưởng đến môitrường dù ta có chế biến tái sử dụng hay không sử dụng như: bánh, kẹo, giấy báo, các vậtdụng trong cuộc sống hằng ngày…Phong cách này không theo một nguyên tắc thiết kếchung nào, không theo một kiểu bóng nhất định mà thiết kế một cách ngẫu hứng đầy sángtạo
Ưu điểm của phong cách này đó là nguyên liệu không gây ô nhiễm môi trườngnhưng khuyết điểm ở chỗ độ bền không cao, không có tính ứng dụng, không có độ cogiãn như len, lụa hay những chất liệu tổng hợp khác
Trang 31
Trang phục được tạo ra từ những nguyên vật liệu có sẵn như: chổi, giày dép, gàu nước
được kết hợp với nhau thật sinh động và mới lạ
Những tờ giấy báo tưởng như Những bông hoa sô-cô-la được kết chỉ có thể đọc nhưng cũng được sử dụng một cách khéo léo, nổi bật trên
để làm trang phục bộ váy cưới màu trắng
Chương 4: Nguyên lý Thiết kế.
4.1.Kiểu bóng trong trang phục: