Màu sắc trong thời trang

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGÀNH ĐÀO TẠO: THIẾT KẾ THỜI TRANG ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN CƠ SỞ THIẾT KẾ THỜI TRANG (Trang 49)

Chương 4: Nguyên lý Thiết kế 4.1.Kiểu bóng trong trang phục:

4.4.Màu sắc trong thời trang

4.4.1.Nguyên tắc phối hợp màu tương đồng

Định nghĩa màu tương đồng

• Trên vòng tròn màu ta chia thành 4 phần theo 2 trục nằm ngang và thẳng đứng, những màu tương đồng là những màu thuộc cùng một góc ¼ đường tròn.

• Màu tương đồng là một màu gốc nhưng sử dụng nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau.

Đặc điểm:

• Thể hiện cảm giác nhẹ nhàng trong màu sắc.

• Tạo một hòa sắc hài hòa, trang nhã cho người mặc.

• Chính vì thế màu tương đồng hay sử dụng để phối cho trang phục công sở, trang phục hằng ngày.

Phương pháp phối: Có 4 phương pháp phối hợp màu tương đồng:

Phương pháp 1: dùng một màu gốc nhưng sử dụng nhiều sắc độ đậm nhạt

khác nhau. Trong hòa sắc đó phải có một màu chủ đạo để tăng điểm thu hút, điểm nổi bật cho trang phục.

Phương pháp 2: phối hợp hai màu đứng cạnh nhau.

Phương pháp 3: phối hợp hai màu cách nhau một màu.

Phương pháp 4: phối hợp hai màu ở điểm đầu và điểm cuối của cung ¼

vòng màu.

* Nên kết hợp phương pháp 1 vào phương pháp 2, 3, 4 để tạo sự hài hòa cho tổng thể trang phục

Hình 1 Hình 2

Hình 1: thể hiện 4 góc ¼ màu tương đồng và các sắc độ khác nhau của màu tương đồng.

Hình 2: vòng màu màu thể hiện 4 phương pháp phối màu theo nguyên tắc phối hợp hai màu tương đồng

4.4.2.Nguyên tắc phối hợp hai màu bổ túc:

Định nghĩa màu bổ túc:

• Màu bổ túc là hai màu cùng nằm trên một nửa đường tròn và đối xứng nhau qua đường thẳng đứng hoặc đường nằm ngang.

Đặc điểm:

• Các màu bổ túc đặt cạnh nhau sẽ tôn độ thuần của nhau đồng thời vẫn gây sự chú ý,

• Làm cho quần áo trở nên vui mắt trong khi vẫn đảm bảo sự hài hoà trang nhã.

• Màu bổ túc phù hợp với tính cách của bạn trẻ, thể hiện sự tinh tế trong cách chọn màu .

Phương pháp phối: Có 2 phương pháp phối hợp màu bổ túc:

Phương pháp 1: sử dụng một trong hai màu bổ túc làm màu chủ đạo cho

trang phục, màu còn lại sẽ sử dụng để làm điểm nhấn, chi tiết trang trí cho trang phục.

Phương pháp 2: hai màu cùng làm chủ đạo và sử dụng với tỷ lệ và sắc độ

tùy ý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Một màu bất kỳ trong vòng tròn màu sẽ có 2 màu bổ túc với nó nhưng chúng ta không nên phối hợp cùng lúc 3 màu bổ túc trong cùng một trang phục, làm như vậy sẽ làm mất độ thuần của màu bổ túc.

Hình 3

Hình 3: các cặp màu bổ túc thể hiện qua đường thẳng dấu mũi tên.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGÀNH ĐÀO TẠO: THIẾT KẾ THỜI TRANG ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN CƠ SỞ THIẾT KẾ THỜI TRANG (Trang 49)