Chương 4: Nguyên lý Thiết kế 4.1.Kiểu bóng trong trang phục:
4.1.1. Định nghĩa kiểu bóng trang phục
Là bóng cắt theo chiều dọc của trang phục hoặc là
Hình chiếu trực tuyến của trang phục lên trên mặt phẳng hay là
Ở những thế kỷ trước khi ngành thời trang chưa phát triển mạnh mẽ thì kiểu bóng ít khi thay đổi theo thời gian, thường thì vài năm đến vài chục năm mới có một kiểu bóng mới thay thế.
Ngày hôm nay khi ngành thời trang đang trên đà phát triển kéo theo kiểu bóng trang phục cũng thay đổi một cách nhanh chóng, một kiểu bóng có thể chỉ xuất hiện trong vài tháng sau đó lại bị lãng quên và nhanh chóng thay thế bởi kiểu bóng mới.
Ví dụ: Trang phục mang kiểu bóng trái bí rất thịnh hành vào năm 2008 nhưng chúng chỉ tồn tại được một thời gian rất ngắn. Năm 2009 là năm lên ngôi của trang phục có những đường cắt cúp mới lạ, tạo hình 3D.
tạo khối 3D đang lên ngôi trong năm 2010
4.1.2.Các loại kiểu bóng: 4.1.2.1.Chữ cái in hoa:
4.2.1.1.1.Chữ S:
Kiểu bóng hình chữ S có dạng ôm sát cơ thể từ trên phần vai xuống tới phần đùi, phần dưới có thể bất biến rộng, hẹp,dài, ngắn tuỳ vào ý tưởng. Kiểu bóng này tôn lên vẻ đẹp hình thể, những đường cong quyến rũ của người phụ nữ.
Kiểu bóng này rất kén dáng người, nó phù hợp với thiết kế theo phong cách cổ điển.
Chất liệu sử dụng cho kiểu bóng này thường có độ co giãn để tạo sự thoải mái thuận tiện cho người mặc.
Trang phục dạ hội được thiết kế Chiếc áo cưới có kiểu bóng chữ S theo kiểu bóng chữ S trên nền vải mềm kết hợp với phần tùng váy bung rộng mang phong cách cổ điển
4.1.2.1.2.Chữ X:
Đây là kiểu bóng ôm ở phần eo và phần eo của trang phục trùng với phần eo của cơ thể.
Đây là kiểu bóng được nhiều người ưa chuộng bởi nó đơn giản, thoải mái cho người mặc, ít bị lỗi mốt qua thời gian
Trang phục có phần eo trùng với tỷ lệ trên cơ thể, phần thân váy có những thay đổi khác nhau
4.1.2.1.3.Chữ A:
Có phần eo nằm ngay dưới chân ngực.
Đây là kiểu bóng đang thịnh hành trong vài năm trở lại đây. Kiểu bóng này tạo nên sự trẻ trung, dễ thương cho người mặc.
Ưu điểm của kiểu bóng này ở chỗ tạo ảo giác được cao hơn, thon gọn hơn.
Với kiểu bóng này thì rất phù hợp cho những người phụ nữ có thân hình quả lê ngược. Điểm nhấn của kiểu bóng này là ở phần ngực, phần dưới eo thường được thiết kế đơn giản.
Trang phục có kiểu bóng chữ A trông người mặc như cao hơn, thon gọn hơn. 4.1.2.1.4.Chữ T:
- Kiểu bóng này ôm nhẹ hoặc buông suôn từ vai cho đến phần duới cơ thể.
- Có thể sử dụng những đường chít pen để tạo thêm sự quyến rũ, gợi cảm cho trang phục, đôi khi cũng không sử dụng đường chít pen.
- Đặc biệt kiểu bóng này phải luôn có tay áo nhưng phần tay người thiết kế có thể biến tấu dài, ngắn, rộng, hẹp tuỳ vào ý tưởng của mình.
Chiếc áo sơmi caro được thiết kế theo kiểu bóng chữ T
4.1.2.1.5.Chữ I:
Kiểu bóng này giống kiểu bóng chữ T nhưng chỉ khác ở chỗ nó không có tay áo.
Trang phục có kiểu bóng chữ I đơn giản nhưng tạo cho người mặc vẻ đẹp nữ tính, quyến rũ
4.1.2.2.Kiểu bóng hình học
Kiểu bóng này thể hiện các hình học có trong không gian như: tam giác, đa giác, hình vuông, hình ovan, hoặc sự kết hợp của nhiều hình học khác nhau tạo nét mới lạ cho trang phục.
Tuổi thọ của kiểu bóng này không cao thường thì nó chỉ tồn tại được vài tháng hay chỉ một năm.
Trang phục sử dụng kiểu bóng hình ôvan
Sự kết hợp kiểu bóng hình ovan và hình thang
4.1.2.3.Kiểu bóng tự nhiên:
Đây là kiể u bóng lấy nguyên bản những hình ảnh có trong tự nhiên để đưa vào trang phục. Kiểu bóng này chỉ mang tính chất biểu diễn, không sử dụng để thiết kế trang phục ứng dụng
Trang phục lấy ý tưởng Trang phục có kiểu bóng hoa từ vẻ đẹp chim cong xương rồng
4.1.2.4.Kiểu bóng nhân tạo:
Là những kiểu bóng không theo một quy tắc nào, hình dáng nào, đó là sự sáng tạo táo bạo của người thiết kế thể hiện cảm nhận riêng qua thế giới bên ngoài.
Kiểu bóng này thích hợp cho những trang phục mang phong cách hiện đại hay lập dị. Có tính biểu diễn cao.
Trang phục có kiểu bóng mới lạ thể hiện sự sáng tạo của người thiết kế.
4.2.Nhịp điệu:
4.2.1Khái niệm nhịp điệu:
Nhịp điệu là sự biến đổi tuần hoàn, sự lặp lại có qui luật của các yếu tố mỹ thuật. Sự biến đổi tuần hoàn có qui luật, tính nhịp điệu cho thấy hướng vận động của toàn hệ thống tạo ra các cảm xúc thị giác khác nhau.
Tính nhịp điệu làm cho các yếu tố tạo hình gắn bó mật thiết với nhau, hòa quyện vào nhau một cách linh hoạt.
Khi sử dụng nhịp điệu nên tránh sự phức tạp hóa, cũng không nên rơi vào sự đơn điệu làm cho sản phẩm trở nên tầm thường không đủ gây ấn tượng
Trang phục sử dụng nhịp điệu lập lại Tùng váy nhiều tầng thể hiện xếp nếp và xòe như cánh quạt nhịp điệu nhẹ nhàng đầy nữ tính
4.2.2.Phân loại nhịp điệu:
4.2.2.1.Nhịp điệu lặp lại: là sự lập đi lập lại một hình ảnh, một chi tiết trang trí để
tăng tính thẩm mỹ cho trang phục.
Hoa văn của phần tùng váy được lập đi Sử dụng nhịp điệu lập lại ở phần lập lại làm cho trang phục trở nên sinh động trang trí cổ áo làm cho trang phục
nổi bật hơn trong kiểu dáng đơn giản.
4.2.2.2.Nhịp điệu chuyển cấp:
Là sự biển đổi tuần hoàn, hoặc lặp lại ở nhiều góc độ, vị trí, kích cỡ khác nhau của đường nét, đặc điểm trang trí, hình dáng trang phục.
Những chiếc hoa trang trí được chuyển cấp ở nhiều vị trí, kích cỡ khác nhau làm cho trang phục thật sinh động và bắt mắt.
4.2.2.3.Nhịp điệu chuyển động:
Là sự chuyển động của đường nét, đặc điểm trang trí hay hình dáng trang phục.
Sự chuyển động của các chấm bi Trang phục được thiết kế như dãi tảo với nhiều kích cỡ khác nhau biển đang chuyển động trong
lòng đại dương
4.2.2.4.Nhịp điệu tỏa tia:
Là chuyển động lan tỏa của đường nét, đặc điểm trang trí hay hình dáng trang phục.
Áo cưới sử dụng nhịp điệu tỏa tia ở phần tùng váy
4.3. Tỷ lệ:
4.3.1.Khái niệm quan hệ tỷ lệ:
Quan hệ tỷ lệ trong thiết kế mỹ thuật trang phục là kết quả so sánh giữa hai giá trị cùng tính chất như độ dài, diện tích bề mặt, thể tích,…
Số đo độ dài trong trang phục thường là: hạ eo, dài áo, dài tay, dài quần, vòng ngực, vòng eo, vòng mông,…
Số đo diện tích: diện tích các mảnh thân trước, thân sau, diện tích các mảng ngực, đai eo,…trên cùng một thân áo,…
Số đo thể tích: thể tích ống tay áo, thể tích thân áo, thể tích phần áo, thể tích thùng váy,…
Quan hệ tỷ lệ được dùng rất phổ biến trong thiết kế mỹ thuật trang phục. Bằng cách thay đổi mức lớn nhỏ giữa các hình dáng, màu sắc, đường nét, hoa văn trang trí, điểm nhấn, chất liệu…, có thể tạo ra nhiều kiểu quần áo đẹp mắt, tạo được ấn tượng mạnh cho người xem.
4.3.2.Các loại quan hệ tỷ lệ:
4.3.2.1.Tỷ lệ giản đơn: được chia ra thành các loại tỷ lệ như:
Quan hệ tỷ lệ 1:1: rất ít gặp vì nó đơn điệu, và không gây được ấn tượng mạnh cho người mặc.
Quan hệ tỷ lệ 1:2, 1:3, 1:4, 1:5,…, và giới hạn cuối cùng trong quan hệ tỷ lệ giản đơn này là tỷ lệ 1:8, quan hệ này gây sự chú ý mạnh vì nó chia toàn bộ trang phục thành hai phần lớn nhỏ rõ ràng
Hình minh họa các quan hệ tỉ lệ giản đơn thường gặp
Ví dụ:
Tỷ lệ 3:4 của độ dài tay áo ( hình 1). Tỷ lệ 7:8 của áo măng-tô ( hình 2).
Tỷ lệ 1:2 của áo vest trong bộ comple (hình 3).
Hình 1 Hình 2 Hình 3 4.3.2.2.Tỷ lệ đặc biệt:
Tỷ lệ đặc biệt có thể gặp trong thiết kế trang phục: 1: 2 - tỷ lệ giữa cạnh hình vuông với đường chéo hình vuông.
b a
Hình 4: tỷ lệ a:b = 1: 2
Tỷ lệ 1: 3 - tỷ lệ giữa 1:2 cạnh của tam giác đều với đường cao của tam giác.
Hình 5: tỷ lệ a:b = 1: 3
4.3.2.3.Tỷ lệ vàng:
Nếu chia cơ thể người thành hai phần không bằng nhau và gọi a là toàn bộ chiều cao cơ thể, b là phần lớn hơn của cơ thể, c là phần nhỏ hơn của cơ thể, thì: a:b = b:c, tỷ lệ này được xem là tỷ lệ vàng.
Tỷ lệ này đã tìm ra từ thời Hy Lạp Cổ Đại. tương đương với tỷ lệ vàng là các quan
hệ tỷ lệ: 8:5 = 5:3, 21:13 = 13:8,… được áp dụng rộng rãi trong thiết kế trang phục. a b a b
Tỷ lệ vàng 8:5 Tỷ lệ vàng 5:3