Chương 4: Nguyên lý Thiết kế 4.1.Kiểu bóng trong trang phục:
4.4. 3.Nguyên tắc phối hợp hai màu tương phản
Định nghĩa màu tương phản:
• Trong vòng tròn hoà sắc màu tương phản là những màu đối xứng nhau qua tâm.
Đặc điểm:
• Màu tương phản rất chọi nhau vì trong đó có một màu thuộc gam nóng và một màu thuộc gam lạnh.
• Hai màu tương phản khi phối hợp với nhau sẽ để lại ấn tượng nổi bật, sâu sắc.
• Màu tương phản thích hợp với những bạn thích màu sắc và có cá tính.
Phương pháp: Phương pháp phối hợp hai màu theo nguyên tắc phối hợp hai tương phản:
Vì đặc điểm của màu tương phản rất chọi nhau nên khi phối hợp không khéo hai màu tương phản với nhau sẽ không phát huy điểm mạnh của chúng mà ngược lại còn thể hiện rõ nhược điểm của chúng.. Chính vì thế khi phối hợp chúng ta phải quan tâm tới các tỷ lệ :
• Tỷ lệ 5:5, tỷ lệ 4:6 : hai tỷ lệ này có sắc độ gam màu nóng – lạnh tương đối bằng nhau chính vì thế màu sắc trong hai tỷ lệ này rất chọi nhau. Đây là hai tỷ lệ nên tránh phối hợp cho trang phục ứng dụng, nó chỉ phù hợp cho trang phục biểu diễn, trang phục thể thao.
• Khi phối hợp hai màu tương phản vào trang phục thì nên phối theo tỷ lệ 1:9, tỷ lệ 2:8, tỷ lệ 3:7 vì các tỷ lệ này có sắc độ gam màu nóng – lạnh ít chệnh lệch nhau, như thế sẽ tránh sự chọi trong màu sắc mà ngược lại còn làm cho trang phục trở nên nổi bật, ấn tượng hơn.
Hình 4
Hình 5 Hình 6
Hình 4: màu tương phản thể hiện qua đường thẳng dấu mũi tên. Hình 5: các tỷ lệ không nên sử dụng cho trang phục ứng dụng. Hình 6: các tỷ lệ nên sử dụng cho trang phục ứng dụng
* Tuy nhiên đó chỉ là các nguyên tắc cơ bản, người thiết kế có thể phá cách để tạo cá tính, đặc điểm riêng cho trang phục của mình. Việc này chỉ phù hợp với những nhà thiết kế đã có nhiều kinh nghiệm trong việc phối hợp màu sắc trong thời trang.
Không nên dùng quá nhiều màu trên cùng một bộ quần áo ( trừ trường hợp dùng các màu cùng sắc) vì như vậy sẽ gây cảm giác phức tạp, phân tán khó đạt được đến sự hài hoà màu sắc. May thay có 3 cách phối màu bộ ba, do đó chúng ta có thể thiết kế nhiều kiểu quần áo phong phú về màu sắc.
4.4.5.1Nguyên tắc thứ 1:
Phối hợp 3 màu theo nguyên tắc tam giác cân có đỉnh là một trong 4 màu cơ bản trên vòng hoà sắc (đỏ, cam, vàng, lục, lam), 2 đỉnh thuộc 2 cạnh đáy là 2 màu bổ túc
4.4.5.2.Nguyên tắc thứ 2 :
Phối hợp 3 màu theo nguyên tắc tam giác cân có đỉnh và cạnh đáy thuộc các cung phần tư đối xứng nhau. Theo nguyên tắc này sẽ có 2 màu cùng sắc, màu thứ 3 hầu như là đối lập với cả 2 màu kia.
Các phương pháp phối màu theo nguyên tắc 2
4.4.5.3Nguyên tắc thứ 3:
Phối 3 màu theo nguyên tắc tam giác vuông, có cạnh huyền là đường kính bất kỳ của vòng tròn ( trừ 2 đường kính thẳng đứng và nằm ngang)
Đó chỉ là những cách phối màu thông dụng nhưng đôi khi người thiết kế cũng phá cách tạo ra những bất biến mới lạ mang lại nét riêng trong phong cách của người thiết kế.
*Các nguyên tắc phối màu trên lý giải tại sao những người có làn da trắng hồng có thể mặc được những bộ quần áo có màu rực rỡ và sậm tối nhưng người da nâu nếu mặc các màu tương phản thuộc nhóm lạnh và tối trông có vẻ thô hơn, cứng nhắc hơn, nhưng nếu họ dung các màu trung gian như ghi, sữa, be,.. nước da họ có vẻ mịn màng, khoẻ khoắn hơn. Người có làn da đen nên dùng các màu thiên về sáng, nó sẽ tạo cho họ có vẻ đẹp khoẻ khoắn,cương nghị mà người có nước da trắng và nâu không có được.
4.5.Điểm nhấn:
Điểm nhấn cũng là một trong những công cụ mạnh để tạo ảo giác. Ta có thể dùng điểm nhấn để lôi kéo mắt nhìn tới nét đẹp nhất mà quên đi những khuyết điểm trên cơ thể của người mặc.
Để đạt hiệu quả nhất, khi nhấn mạnh ta cần đặt chi tiết nhấn ra khỏi trung điểm của cơ thể.
Ví dụ:
Cổ cao, mặt dài: cổ áo có chân bâu. Mặt tròn: áo cổ hơi rộng, tròn. Không cường điệu hóa các điểm nhấn.
Điểm nhấn ở eo với hình tam giác Điểm nhấn là chiếc hoa trên phần vai
tạo cảm giác eo thon gọn hơn tạo mọi cái nhìn ở phần trên cơ thể