Chương 4: Nguyên lý Thiết kế 4.1.Kiểu bóng trong trang phục:
4.3.3. Tính chất đối lập trong quan hệ tỷ lệ:
So sánh các bộ phận trang phục theo từng yếu tố mỹ thuật: hình dáng, màu sắc, đường nét, hoa văn trang trí, điểm nhấn, chất liệu, chúng ta thấy chúng hoặc tương tự nhau ( tương đồng) (hình 6, 7), hoặc khác nhau ( biến điệu) (hình 8), hoặc trái ngược nhau hoàn toàn ( tương phản) (hình 9).
Tính chất đối lập trong quan hệ tỷ lệ, tính tương đồng sẽ làm nền cho tính tương phản, biến điệu đóng vai trò trung gian, nó có thể làm giảm hoặc nhấn mạnh thêm cho tính tương phản.
Tính đối lập luôn thu hút thị giác mạnh nên được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế mỹ thuật trang phục, đó có thể là tính đối lập giữa các nét thẳng – nét cong của các đường kết cấu, đối lập giữa các khối cứng – khối mềm, hoặc đó có thể là tính đối lập giữa vật liệu cứng và vật liệu mềm.
Tính đối lập đóng vai trò chủ đạo, tạo nên sự sinh động cho nghệ thuật tạo hình nói chung và nghệ thuật trang phục nói riêng.
Hình 6 Hình 7
Hình 8 Hình 9
4.3.4.Các lưu ý khi sử dụng quan hệ tỷ lệ:
Nhất thiết không được chia tất cả các phần trên trang phục vì như vậy sẽ tạo nên sự rối rắm cho người mặc, không đạt được tính hài hòa. Nhưng nếu sự chia cắt này chỉ giới hạn trong một diện tích nhỏ sẽ tạo nên sự hấp dẫn riêng cho trang phục.
Các mảng chia cắt không được giống và đều nhau, như vậy trang phục sẽ bị đơn điệu tạo sự nhàm chán. Nhưng nếu chỉ có một vài vùng giống nhau và một vài vùng khác thì mẫu sẽ đạt được sự khác biệt, có điểm nhấn ( hình 10).
Để đạt được tính hài hòa, các chi tiết thiết kế phải thể hiện tính nhất quán theo kích thước và kiểu bóng, và ngược lại kiểu bóng phải tương quan với kích cỡ (hình 11).
Hình 10 Hình 11