1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường châu Phi.

50 369 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 606,5 KB

Nội dung

mà chưa có nhiều chuyển biến trong việc tìm kiếm và khai thácnhững thị trường tiềm năng khác, như thị trường châu Phi – một thịtrường không khó tính đối với Việt Nam, là c

Trang 1

BỘ MÔN : KINH TẾ QUỐC TẾ

Giảng viên hướng dẫn : GS.TS ĐỖ ĐỨC BÌNH

Họ và tên sinh viên : NGUYÊN THỊ NGA

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI GIAI ĐOẠN 2001 – 2012 VÀ KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC TRONG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG KHU VỰC CHÂU PHI 3

1.1 KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI GIAI ĐOẠN 2001 – 2012 3

1.1.1 Chính sách thương mại của châu Phi giai đoạn 2001 – 2012 3

1.1.2 Thực trạng thương mại của châu Phi giai đoạn 2001 – 2012 3

1.1.3 Một số đánh giá thị trường châu Phi 4

1.2 KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 5

1.2.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc 5

1.2.2 Bài học cho Việt Nam 7

CH ƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI THỜI GIAN QUA 9

2.1 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI 9

2.1.1 Ảnh hưởng từ châu Phi 9

2.1.2 Ảnh hưởng từ Việt Nam 10

2.1.3 Lợi thế và hạn chế của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu Phi 12

2.2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI GIAI ĐOẠN 2001 – 2012 13

2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu 13

2.2.2 Một số thị trường xuất khẩu 16

2.2.3 Một số mặt hàng xuất khẩu 21

Trang 3

2.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI GIAI ĐOẠN 2001 – 2012 28

2.3.1 Ưu điểm 282.3.2 Hạn chế 292.3.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong xuất khẩu hàng hóa

Việt Nam sang thị trường châu Phi giai đoạn 2001 – 2012 30

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO

XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG THỊ

TRƯỜNG CHÂU PHI ĐẾN NĂM 2020 34 3.1 DỰ BÁO XU HƯỚNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA

VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI ĐẾN NĂM 2015 34

3.1.1 Triển vọng của Biệt Nam trong xuất khẩu hàng hóa sang thị

trường châu Phi 343.1.2 Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa

sang thị trường châu Phi 353.1.3 Dự báo xu hướng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị

trường châu Phi đến năm 2015 37

3.2 QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU HÀNG

HÓA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI 37

3.2.1 Quan điểm về xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường

châu Phi 373.2.2 Định hướng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường châu Phi 38

3.3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC TRONG

VẤN ĐỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG

THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI ĐẾN NĂM 2015 40

3.3.1 Định hướng chiến lược đối với việc phát triển thị trường châu Phi

403.3.2 Thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp có hiệu quả 40

3.4 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

TRONG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI ĐẾN NĂM 2020 40

Trang 4

3.4.1 Xây dựng chiến lược kinh doanh và chiến lược mặt hàng phù

hợp 40

3.4.2 Kết hợp đầu tư mở rộng tại các thị trường châu Phi 41

3.4.3 Chú ý nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu 41

3.4.4 Chủ động đối phó với tình trạng lừa đảo thương mại 41

3.4.5 Doanh nghiệp kinh doanh phải mạnh bạo khai thác thị trường tiềm năng 41

KẾT LUẬN 42

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANG MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – châu Phi và tỷ trọng so

với tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước 2001 – T2/2012 15

Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam – Nam Phi

giai đoạn 2001 – T2/2012 17Bảng 2.3 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam – Ai Cập Phi giai

đoạn 2000 – T2/2012 19Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam – Algeria giai

đoạn 2000 – T2/2012 20Bảng 2.5 Những thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam

năm 2011 23Bảng 2.6 Những thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt

Nam tại châu Phi năm 2011 25Bảng 2.7 Những thị trường nhập khẩu hàng thủy hải sản lớn nhất của

Việt Nam tại châu Phi năm 2011 26

DANH MỤC BIỂU

Biểu 2.1 Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – châu giai đoạn 2001 –

T2/2012 16Biểu 2.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam – Nam Phi

giai đoạn 2001 – T2/2012 17Biểu 2.3 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam – Ai Cập Phi giai

đoạn 2000 – T2/2012 19Biểu 2.4 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam – Algeria giai

đoạn 2000 – T2/2012 20Biểu 2.5 Những thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam tại

châu Phi năm 2011 24Biểu 2.6 Những thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt

Nam tại châu Phi năm 2011 25Biểu 2.7 Những thị trường nhập khẩu hàng thủy hải sản lớn nhất của

Việt Nam tại châu Phi năm 2011 26

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính tất yếu của việc nghiên cứu đề tài

1.1 Cơ sở lý luận

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại nhưhiện nay, thương mại quốc tế trở thành một tất yếu khách quan đối với sựphát triển kinh tế của mỗi quốc gia, và Việt Nam không thể đứng ngoàiquy luật này được Và xuất khẩu là một trong những hoạt động chủ yếumang lại nguồn thu ngoại tệ và góp phần thúc đẩy kinh tế một quốc gia,với Việt Nam cũng vậy Tuy nhiên, ngoài các thị trường truyền thống,các quốc gia cần phải xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu ra các khuvực vốn chưa được chú trọng nhiều Đây được coi là một trong nhữngđiều kiện tất yếu để phát triển kinh tế và đồng thời phát triển các quan hệkinh tế đối ngoại của bất kỳ quốc gia nào

Xuất khẩu Việt Nam hiện nay cũng đang được mở rộng và đa dạng hóa,trong đó châu Phi là một thị trường đang được xúc tiến phát triển Do đó,việc nghiên cứu quan hệ thương mại với các đối tác, đặc biệt là các đốitác tiềm năng là một vấn đề rất cần thiết hiện nay

1.2 Thực tiễn

Một thực tế là từ trước đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn giữquan hệ thương mại với các đối tác truyền thống như Hoa Kỳ, EU, TrungQuốc mà chưa có nhiều chuyển biến trong việc tìm kiếm và khai thácnhững thị trường tiềm năng khác, như thị trường châu Phi – một thịtrường không khó tính đối với Việt Nam, là cơ hội cho các doanh nghiệpViệt Nam khai phá Và xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu Phiđược nhận định là một hướng đi đúng của chúng ta trong tương lai, gópmột phần không nhỏ trong việc thúc đẩy kinh tế đất nước về nhiều mặt

Trang 8

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài:

Đề tài này được chọn để nghiên cứu với mục đích tìm hiểu về thực trạngxuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu Phi, từ đó đề xuất một sốgiải pháp đối với Nhà nước và kiến nghị với các doanh nghiệp nhằm đẩymạnh xuất khẩu vào thị trường này

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt

Nam sang thị trường châu Phi

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Thị trường: 3 thị trường xuất khẩu của Việt Nam ở châu Phi: NamPhi, Ai Cập, Algeria

- Mặt hàng: gạo, dệt may, thủy hải sản

- Thời gian: số liệu nghiên cứu từ năm 2001 đến năm hết tháng 2 năm2012

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Việc nghiên cứu đề tài được thực hiện từ quá trình thu thập, tổng hợp vàđánh giá các thông tin liên quan và ý kiến của các chuyên gia từ nhữngnguồn đáng tin cậy

5 Kết cấu đề tài

Đề tài được chia thành các phần như sau: phần Mở đầu, 3 phần nội dungchính (Chương 1, Chương 2, Chương 3), phần Kết luận và Tài liệu thamkhảo

6 Địa điểm thực tập: Viện nghiên cứu châu Phi – Trung Đông

Địa chỉ: 37 Kim Mã Thượng – Ba Đình – Hà Nội

Trang 9

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI GIAI ĐOẠN

2001 – 2012 VÀ KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC TRONG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG KHU VỰC CHÂU PHI

1.1 KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI GIAI ĐOẠN 2001 – 2012

1.1.1 Chính sách thương mại của châu Phi giai đoạn 2001 – 2012

Từ năm 2000, châu Phi theo đuổi chính sách hội nhập kinh tế quốc tế để hòanhập vào thế giới đang ngày càng phát triển: Nỗ lực xúc tiến hội nhậpthương mại nội vùng châu Phi

Theo đó, các nước ký nhiều thỏa ước và mở rộng không gian kinh tế cho cáchoạt động sản xuất, thương mại và công nghiệp của khu vực

Đến nay, chính sách thương mại của châu Phi có nhiều điểm thông thoánghơn đối với hàng hóa các nước ngoài khu vực Tuy nhiên vẫn còn nhiều bấtcập và nhiều điểm phức tạp dẫn đến hạn chế sự phát triển thương mại toànchâu lục

1.1.2 Thực trạng thương mại của châu Phi giai đoạn 2001 – 2012

1.1.2.2 Một số hàng hóa xuất – nhập khẩu chủ yếu

1.1.2.2.1 Một số hàng hóa xuất khẩu chủ yếu

Châu Phi là một điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư bởi sự giàu có về tàinguyên thiên nhiên Đây cũng là những mặt hàng xuất khẩu chính của họ,gồm: kim cương, uranium, boxit, dầu mỏ, khí đốt, gỗ,…

1.1.2.2.2 Một số hàng hóa nhập khẩu chủ yếu

Các nước châu Phi nhập khẩu chủ yếu là hàng lương thực - thực phẩm (nôngsản, thủy hải sản), hàng tiêu dùng (dệt may, vải sợi, giày dép, đồ điện tử,…)

Trang 10

và các máy móc nông nghiệp, linh kiện điện tử khác,… Trong đó, gạo, càphê, hạt tiêu, tôm cá và hàng dệt may chiếm tỷ trọng lớn.

1.1.2.3 Một số thị trường châu Phi trọng điểm

1.1.2.3.1 Nam Phi

Đây là thị trường lớn nhất châu Phi với kim ngạch thương mại hàng nămluôn chiếm tỷ trọng cao nhất Các đối tác chính của Nam Phi là EU, Mỹ,Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ

1.1.3 Một số đánh giá thị trường châu Phi

1.1.3.1 Tiềm năng của thị trường châu Phi

1.1.3.1.1 Châu Phi là một thị trường có sức tiêu thụ lớn và không khắt khe

Châu Phi rộng lớn với hơn 1 tỷ dân, có sức mua lớn với sản phẩm chủ yếu làhàng lương thực - thực phẩm và hàng tiêu dùng, những mặt hàng lợi thế viớcác nước đang phát triển nói chung Trong đó đa số người dân không đòi hỏiquá cao về chất lượng sản phẩm Vì thế việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu nàykhông phải quá khó khăn với các nước đang phát triển

1.1.3.1.2 Châu Phi là một châu lục đang trên đà tăng trưởng mạnh

Tăng trưởng của các quốc gia châu Phi theo dự báo sẽ ngày càng tăng Dođó thu nhập người dân tăng, kéo theo nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn, vàyêu cầu chất lượng sản phẩm ngày càng cao Đây là dấu hiệu tốt cho cácdoanh nghiệp muốn tham gia xuất khẩu vào thị trường này

1.1.3.2 Tồn tại của thị trường châu Phi

Trang 11

b Chính sách, luật pháp thương mại phức tạp

1.2 KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

1.2.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

1.2.1.1 Chính sách tiếp cận và khai thác thị trường tốt

Từ những năm 50 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã thực hiện chính sáchhướng về Châu Phi và đã xây dựng quan hệ ngoại giao với hầu hết các nướcở châu lục này, đặt Đại sứ quán tại 49/54 nước

Về vấn đề khai thác thị trường, Trung Quốc khá khôn ngoan ở chỗ đã theođuổi 4 yêu cầu chiến lược ở châu Phi: Giành quyền tiếp cận các nguồn tàinguyên; tăng cường ảnh hưởng chính trị; phát triển thị trường cho người laođộng Trung Quốc; và giành quyền tiếp cận các thị trường châu Phi Do cáccông ty dầu mỏ quốc tế đến từ các nước phương Tây đã đạt được quyền tiếpcận một số mỏ dầu tiềm năng nhất của châu Phi, Trung Quốc phải tập trungvào những nơi ít cạnh tranh hơn, năng suất không cao hoặc rủi ro cao hơn

Do tính chất trao đổi – cho vay để lấy quyền tiếp cận dầu, nên Trung Quốcthường là nhà đầu tư duy nhất, hoặc chủ yếu tại các dự án này Với chiếnlược này, Bắc Kinh sẵn sàng làm việc với các chính phủ mà các nướcphương Tây xa lánh vì lý do chính trị, như Sudan, để tiếp cận các nguồn tàinguyên thiên nhiên Trong những năm qua, các công ty của Trung Quốc đã

ký hoặc dự kiến ký hợp đồng thăm dò ở gần như tất cả các nước châu Phi cótiềm năng về dầu mỏ Trung Quốc có các dự án chính dài hạn ở Angola,Sudan, Congo Từ đó sẽ đương nhiên tạo ra những ràng buộc về các hợpđồng thương mại theo chiều ngược lại

Trang 12

1.2.1.2 Chính sách mặt hàng xuất khẩu phù hợp nhu cầu thị trường châu Phi

Hầu hết các khu vực ở châu Phi đều tụt hậu xa so với các châu lục khác trênthế giới khi tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa Trong khi đó, châuPhi lại gánh chịu nhiều tác động tiêu cực từ khí thải và hiệu ứng nhà kínhcủa các nước phát triển, dẫn tới tình trạng hạn hán và sa mạc hóa Do đó, sựcó mặt của những hàng hóa mang nhãn hiệu Trung Quốc chất lượng vừaphải, nhiều mẫu mã, đa chức năng, giá cả lại rẻ, rất phù hợp với yêu cầukhông cao và khả năng chi trả của phần lớn người dân nơi đây

1.2.1.3 Kết hợp mở rộng đầu tư, tăng cường viện trợ và ngoại giao với châu Phi

Về đầu tư, hiện nay Trung Quốc là nước đầu tư vào châu Phi lớn nhất và

“hăng hái” nhất với hàng nghìn doanh nghiệp, hàng nghìn công trình và tổng

số vốn lên đến hàng trăm tỷ USD Điều này không chỉ góp phần cải thiệnđáng kể hệ thống cơ sở hạ tầng, cải thiện nền kinh tế mà còn giải quyết đượcvấn đề việc làm - vốn là một vấn đề rất lớn đối với người dân châu lục này.Về viện trợ và ngoại giao với châu Phi, Trung Quốc đang thực hiện sự phốihợp theo cách thức mà không nước phương Tây nào làm được Cách thứcTrung Quốc hợp tác với châu Phi có nhiều ưu thế Trước hết nó nhanh vàdứt điểm Những cuộc đàm phán diễn ra trong vài ba tuần, trong khi để đạtđược các khoản vay của các tổ chức tài chính quốc tế đòi hỏi nhiều năm.Ngoài ra, “văn hóa phong bì” trong nhiều trường hợp cho phép “bôi trơn”các hợp đồng lớn hiệu quả cao với chi phí thấp hơn thực tế Hiện nay TrungQuốc đang là nước cho châu Phi vay nhiều nhất với nhiều ưu đãi và nhữngđiều kiện “dễ thở” nhất, do đó đã có một chỗ đứng khá vững chắc đối vớingười dân châu Phi khi được coi là một đối tác lớn, lâu dài và đáng tin cậy

Trang 13

Vì thế những “cuộc đổ bộ” về đầu tư và viện trợ đã vạch đường rõ ràng chohàng loạt cuộc đổ bộ “oanh liệt” của hàng hóa mang nhãn mác “TrungQuốc” vào châu Phi một cách quá dễ dàng.

1.2.1.4 Xây dựng quan hệ tốt với các nước châu Phi không kể dân chủ hay nhân quyền nhằm tranh thủ sự ủng hộ của châu Phi trong thương mại

Khác với Mỹ và các nước Phương Tây, Trung Quốc hiểu được nhu cầu củacác nước Châu Phi và có thể bảo vệ lợi ích của châu lục này trên trườngquốc tế Trung Quốc đã xây dựng quan hệ với các nước châu Phi khôngphân biệt dân chủ hay nhân quyền Đó là lý do vì sao nước này nhận được sựủng hộ của các nước Châu Phi, không như Mỹ Sự ủng hộ này đã giúp TrungQuốc giành chiến thắng trong các hợp đồng kinh doanh, đặc biệt trong lĩnhvực dầu khí, tài nguyên thiên nhiên từ Sudan, Angola, Nigeria và Gabon

1.2.2 Bài học cho Việt Nam

1.2.2.1 Bài học thành công của Trung Quốc

1.2.2.1.1 Chính sách tiếp cận thị trường

Trung Quốc đã bước vào thị trường này rất sớm và hành động rất táo bạo và

đã thu được những kết quả nhất định

1.2.2.1.2 Chính sách mặt hàng phù hợp

Hàng hóa Trung Quốc vào thị trường châu Phi hầu như đều đáp ứng đượcnhu cầu vừa phải của người dân nơi đây, nên tạo được sức cạnh tranh rất lớn

so với các nước khác trong khu vực

1.2.2.1.3 Kết hợp mở rộng đầu tư, khai thác, chính sách ngoại giao với xuất khẩu ồ ạt vào thị trường châu Phi

Đây là một cách làm không mới nhưng vẫn hiệu quả bởi vì Trung Quốc biếtcách tạo được một hình tượng đẹp đẽ trong lòng người dân nên đã khẳngđịnh được vị trí của mình tại thị trường này

Trang 14

1.2.2.2 Bài học chưa thành công của Trung Quốc

Việc Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng kinh tế ra phạm vi toàn cầu là điều dễhiểu bởi nền kinh tế nước này phụ thuộc rất lớn vào các nguồn nguyên liệunhập khẩu Tuy nhiên việc nước này bất chấp tất cả để đạt được mục đích đãgây ra nhiều mâu thuẫn với người dân châu Phi, đặc biệt trong các chínhsách xuất khẩu tại chỗ

1.2.2.2.1 Sử dụng lao động Trung Quốc thay vì là các lao động nước bản địa như các nước phương Tây thường làm.

Chính điều này gây bức xúc cho nhiều người dân nơi này, bởi trong lúc tàinguyên của họ bị Nhà nước bán cho nước ngoài, thì họ lại là những ngườithất nghiệp, cuộc sống thậm chí còn tệ hơn trước

1.2.2.2.2 Việc giành được hợp đồng khai thác và thực hiện các dự án này

Các công ty Trung Quốc thường “đi cửa sau” và lấy danh viện trợ để giànhđược các hợp đồng trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ khác Ngoài ra, cácdoanh nghiệp Trung Quốc thường chỉ quan tâm đến các lợi ích thu được màít chú ý tới những hậu quả về môi trường, hệ sinh thái trong các dự án.Những điều này ngày càng khiến cho quan hệ giữa nhiều người dân châu Phivới Trung Quốc tồi tệ hơn

Nhìn chung, Trung Quốc ít nhiều phải trả giá cho những tham vọng mở rộngảnh hưởng và vị thế của minh ra quy mô toàn cầu, mà trong lúc này là sự nổidậy của những người dân châu Phi

Trang 15

CH ƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA

VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI THỜI GIAN QUA

2.1 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT

NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI

2.1.1 Ảnh hưởng từ châu Phi

2.1.1.1 Chính sách và pháp luật của Nhà nước

Phần lớn các quốc gia tại châu Phi còn nằm trong nhóm các nước chậm pháttriển, luật lệ cùng với cơ chế và chính sách kinh doanh còn đang trong quátrình tiếp tục được hình thành, không ít nội dung có quy định phức tạp, hệthống cơ sở hạ tầng lạc hậu, hệ thống ngân hàng chưa phát triển, thông tinliên lạc còn hạn chế nên nảy sinh một số khó khăn nhất định, khiến chocác doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn e ngại khi giao dịch, mở rộnghợp tác kinh doanh với các đối tác và xâm nhập thị trường này

2.1.1.2 Khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Khả năng thanh toán của khu vực này được cho là còn nhiều hạn chế, cácdoanh nghiệp tại đây thường chọn phương thức trả chậm hoặc cấp tín dụngkhi thực hiện các hợp đồng thương mại Hơn nữa, các quốc gia tại Châu Phirất ít khi sử dụng thư tín dụng L/C trong thanh toán, càng không quen dùngthương mại điện tử hay thư điện tử, điện thoại trong giao dịch… mà thườngáp dụng thanh toán bằng tiền mặt, D/P, đặt cọc trước… Với thói quen đó, sẽcó rất nhiều rủi ro đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ViệtNam nói riêng khi tham gia vào thị trường này

2.1.1.3 Các yếu tố chính trị - xã hội

2.1.1.3.1 Nền chính trị bất ổn

Nhiều nước châu Phi có nền chính trị phức tạp và tồn tại nhiều bất ổn xã hội,

do đó các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam,

Trang 16

ngại hợp tác làm ăn với các doanh nghiệp ở đây, đặc biệt các quốc gia khuvực Bắc Phi.

2.1.1.3.2 Cơ sở hạ tầng

Hệ thống cơ sở hạ tầng lạc hậu ở các quốc gia châu Phi đã gây ra một sốkhó khăn nhất định đối với các đối tác nước ngoài Các doanh nghiệp ViệtNam nói chung còn e ngại khi giao dịch, mở rộng hợp tác kinh doanh vớicác đối tác và xâm nhập thị trường này

2.1.1.3.3 Hệ thống thông tin liên lạc

Thông tin liên lạc yếu kém lạc hậu cũng là một vấn đề cản trở sự phát triểnquan hệ thương mại giữa châu Phi với các châu lục khác nói chung và vớiViệt Nam nói riêng Thông tin về các đối tác và thị trường châu Phi đượccung cấp qua số lượng ít ỏi các cơ quan thương vụ của Việt Nam tại cácnước này , cộng với những khó khăn trong liên lạc với chính đối tác khiếncác doanh nghiệp Việt Nam khó kiểm chứng thông tin, do đó dễ bị trở thànhnạn nhân của tình trạng lừa đảo thương mại đang ngày càng phổ biến tạichâu lục này

2.1.2 Ảnh hưởng từ Việt Nam

2.1.2.1 Ảnh hưởng từ Nhà nước

2.1.2.1.1 Chính sách về xuất khẩu

Các chính sách của Nhà nước về xuất khẩu nói chung, và chính sách đối vớichâu Phi nói riêng đương nhiên có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu sangthị trường này Cho đến nay, hệ thống chính sách về xuất khẩu của ViệtNam vẫn còn những hạn chế nhất định tác động làm giảm tính cạnh tranhcủa hoạt động này Tuy nhiên, riêng đối với thị trường châu Phi, từ khi xácđịnh đây là một thị trường tiềm năng mà Việt Nam cần khai thác, Chính phủ

Trang 17

đã có những chính sách hỗ trợ nhằm tăng cường hoạt động xuất khẩu hànghóa sang châu Phi có hiệu quả.

2.1.2.1.2 Luật pháp về xuất khẩu

Luật pháp Việt Nam vẫn được cho là thiếu tính khách quan và còn nhiều bấtcập, trong khi ngay tại các nước châu Phi cũng xảy ra điều tương tự Điềunày có ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường kinh doanh và các điều kiệnhợp tác làm ăn của cả hai bên

2.1.2.1.3 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực luôn là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến mọi hoạtđộng kinh tế, trong đó có thương mại Để tạo được quan hệ xuất khẩu nóiriêng với châu Phi, Việt Nam nhất định phải có đội ngũ cán bộ hiểu rõ về thịtrường này, ra các quyết sách phù hợp và đủ nỗ lực tham gia vào quá trìnhkhai thác thị trường mới như thế

2.1.2.2 Ảnh hưởng từ doanh nghiệp

2.1.2.2.1 Định hướng của doanh nghiệp

Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa sẵn sàng cho việc thâmnhập một thị trường mới đầy khó khăn như châu Phi mặc dù con số doanhnghiệp tham gia làm ăn với đối tác châu Phi đã tăng Các doanh nghiệp chủyếu đi theo lối mòn sẵn xuất khẩu sang các thị trường truyền thống màkhông chủ động khai thác thị trường mới trong khi các thị trường truyềnthống đã bão hòa Điều này có ảnh hưởng lớn đến mục tiêu xuất khẩu sangthị trường này của Việt Nam

2.1.2.2.2 Nguồn tài chính của doanh nghiệp

Nguồn tài chính của các doanh nghiệp trong nước là một trong những yếu tốquyết định việc liệu họ có thể thâm nhập sâu vào thị trường mới này haykhông trong khi có rất nhiều điều kiện bất lợi và những đối thủ mạnh trướcmắt

Trang 18

2.1.2.2.3 Vấn đề tiếp cận thông tin

Vấn đề tiếp cận thông tin của một thị trường mới và phức tạp như châu Phi,đối với doanh nghiệp rất quan trọng, qua đó họ mới xác định được cụ thể thịtrường, đối tác, sản phẩm hàng hóa xuất khẩu,…Thông tin càng chính xác vàchi tiết thì việc ra quyết định càng dễ dàng hơn và việc tiến hành hoạt độngxuất khẩu cũng thuận lợi hơn

2.1.3 Lợi thế và hạn chế của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu Phi

2.1.3.1 Lợi thế

2.1.3.1.1 Lợi thế từ phía Nhà nước

a Quan hệ chính trị truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và các quốc giachâu Phi đã đặt nền móng cho sự phát triển các quan hệ kinh tế giữa hai bênvà được coi là lợi thế lớn nhất của Việt Nam Trên cơ sở quan hệ này, nhiềuHiệp định, cam kết, bản ghi nhớ có lợi cho thương mại hai bên đã được kýkết Đây là một thuận lợi cho xuất khẩu Việt Nam sang thị trường này

b Đội ngũ chuyên gia Việt Nam và châu Phi đã có những hợp tác đáng kểtrong trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế Nhờ đó hai bên hiểu nhau hơn,nên sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất định cho các doanh nghiệp Việt Nammuốn làm ăn với châu Phi

2.1.3.1.2 Lợi thế từ phía doanh nghiệp

a Các doanh nghiệp có khả năng cung cấp được hầu hết sản phẩm theo nhucầu người dân châu Phi do chủ yếu là hàng lương thực - thực phẩm và hàngtiêu dùng cần thiết Hơn nữa, giá cả lại phù hợp với đa số dân cư ở đây nênviệc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này giảm được những áp lực cạnhtranh từ các nước phát triển

b Các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng huy động nguồn hàng tốt nên có

Trang 19

2.1.3.2 Hạn chế

2.1.3.2.1 Hạn chế từ phía Nhà nước

a Hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam và châu Phi chưa tốt, dẫnđến việc các doanh nghiệp không nắm được đầy đủ thông tin, không quảngbá và đưa hàng hóa của mình vào thị trường này một cách hiệu quả được

b Việc cập nhật và cung cấp thông tin cho doanh nghiệp còn rất hạn chế domạng lưới cơ quan thương vụ đặt tại châu lục này quá ít Điều này dẫn đếntình trạng các doanh nghiệp trong nước dễ bị mắc phải các vụ lừa đảothương mại ở thị trường này

2.1.3.2.2 Hạn chế từ phía doanh nghiệp

a Quy mô sản xuất - xuất khẩu nhỏ khiến các doanh nghiệp bỏ lỡ những đơnđặt hàng giá trị lớn

b Sự thiếu hiểu biết cặn kẽ về thị trường này (tập quán, văn hóa kinh doanh,lối sống,…) là nguyên nhân làm giảm sự cạnh tranh của các doanh nghiệpViệt Nam

2.2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI GIAI ĐOẠN 2001 – 2012

2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu

Trong những năm gần đây, kim ngạch thương mại Việt Nam – Châu Phi liêntục tăng trưởng nhanh từ 218,1 triệu USD năm 2001 và đạt đến con số 3,5 tỷUSD vào năm 2011 Một điểm đáng chú ý trong xuất khẩu của Việt Namsang thị trường này là sự gia tăng đáng kể về kim ngạch từ năm 2007 (684triệu USD) lên 1,33 tỷ USD năm 2008 (đây là năm đầu tiên kim ngạch xuấtkhẩu của Việt Nam sang châu Phi đạt trên 1 tỷ) Sự gia tăng nhanh chóngcủa trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các nước Châu Phi thể hiện tiềmnăng trong thương mại cũng như sự năng động của doanh nghiệp hai bên.Mặc dù có sự tăng trưởng kim ngạch đáng kể, Châu Phi vẫn là khu vực mà

Trang 20

Việt Nam có mức độ trao đổi thương mại thấp nhất so với các khu vực thịtrường khác trên thế giới Tỷ trọng buôn bán với Châu Phi trong tổng kimngạch ngoại thương của Việt Nam tăng từ 0,7% ( năm2001) và cũng chỉchiếm 3,5% vào năm 2011 Đặc biệt, nếu xét tỷ trọng của Việt Nam trongkim ngạch thương mại của Châu Phi thì con số này còn rất nhỏ bé

Trang 21

Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – châu Phi và tỷ trọng so với tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước

2001 – T2/2012

(Đơn vị: Tỷ USD)

KNXK VN-CP 0,1749 0,1269 0,2291 0,4075 0,6475 0,610 0,6835 1,33 1,55 1,79 3,4 0,2375Tổng KNXK của

Trang 22

Biểu 2.1 Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – châu giai đoạn 2001 –

T2/2012

(Nguồn: Xây dựng từ số liệu của Tổng Cục hải quan Việt Nam)

Nhìn chung, trong quan hệ thương mại với các quốc gia châu Phi, Việt Namtrong thế xuất siêu, giá trị xuất khẩu thường cao gấp nhiều lần so với giá trịnhập khẩu từ các nước này

Trao đổi thương mại với các nước Châu Phi tăng trưởng với tốc độ bìnhquân cao hơn tăng trưởng ngoại thương chung của cả nước trong cùng thờikỳ, trung bình là 30-35% trong các năm 2001 – 2010 Sở dĩ có tăng trưởngcao như vậy là do trao đổi thương mại giữa hai bên có xuất phát điểm rấtthấp, thêm vào đó tăng trưởng cao trong bối cảnh “cất cánh” chung củangoại thương Việt Nam trong những năm gần đây cũng là điều dễ hiểu

2.2.2 Một số thị trường xuất khẩu

Thời gian qua, doanh nghiệp Việt Nam đã phát triển thị trường châu Phi chủyếu từ 2 hướng: thứ nhất, từ Bắc Phi thông qua thị trường Ai Cập, Libya và

Trang 23

thứ hai, từ Cộng hoà Nam Phi để thâm nhập các quốc gia phía Nam và

Trung Phi Nam Phi và Ai Cập cũng là 2 thị trường lớn nhất của Việt Nam ở

châu Phi Việt Nam cũng đã thành lập các cơ quan thương vụ đặt tại nước

châu Phi là Nam Phi, Morocco, Ai Cập, Algeria, Nigeria và các cơ quan đại

diện ngoại giao tại Nam Phi, Ai Cập, Algeria, Nigeria, Libya, Angola,

Tanzania và Mozambique

2.2.2.1 Nam Phi

Nam Phi là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại khu vực châu

Phi, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa hàng năm chiếm tỷ trọng lớn và ngày

càng tăng

Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam – Nam Phi giai

đoạn 2001 – T2/2012

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011KNXK

VN-NP

29,1 15,5 22,7 56,8 111,8 100,7 119,5 147,17 378,32 494,06 1.860KNXK

(Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam)

Biểu 2.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam – Nam Phi giai

đoạn 2001 – T2/2012

Trang 24

(Nguồn: Xây dựng từ số liệu của Tổng Cục hải quan Việt Nam)

Trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang Nam Phi, ngoài đá quý và kim loại

quý luôn chiếm tỷ trọng lớn, những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu khẩu

cao là giày dép (40,81 triệu USD), dệt may (18,41 triệu USD), cà phê (15,78

triệu USD), gạo (13,36 triệu USD) Các mặt hàng mới cũng cho thấy tiềm

năng lớn như điện thoại di động tuy mới được xuất khẩu sang Nam Phi kể từ

năm 2009 nhưng kim ngạch năm 2011 đã đạt 35,48 triệu USD và một số mặt

hàng như sản phẩm sắn, đĩa DVD…

2.2.2.2 Ai Cập

Ai Cập là nước thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam sớm nhất và là thị

trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Phi

Bảng 2.3 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam – Ai Cập Phi giai đoạn

2000 – T2/2012 Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2T/2012

Trang 25

(Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam)

Biểu 2.3 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam – Ai Cập Phi giai

đoạn 2000 – T2/2012

(Nguồn: Xây dựng từ số liệu của Tổng Cục hải quan Việt Nam)

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Ai Cập cũng rất đa dạng, chiếm

tỷ trọng lớn là thủy sản, hạt tiêu, máy móc linh kiện điện tử các loại, vải, xơ

sợi, cao su,…

Ngày đăng: 27/03/2015, 08:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w