Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường châu Phi. (Trang 35)

2.3.3.2.1. Nguyên nhân từ phía châu Phi

a. Cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc yếu kém

Đây là nguyên nhân đầu tiên làm giảm tính hấp dẫn của thị trường này, vì các đối tác sẽ gặp phải rất nhiều bất lợi trong vấn đề tìm hiểu bạn hàng, vận chuyển, liên lạc, thanh toán, đặt trụ sở làm ăn,…

b. Nguồn tài chính có hạn, khả năng thanh toán kém

Nguồn tài chính có hạn của các doanh nghiệp; hệ thống thanh toán chưa thuận tiện, thường phải nhờ đến các tổ chức tài chính đặt tại châu Âu là những nguyên nhân chính khiến giao thương Việt Nam – châu Phi chưa phát triển.

c. Tình trạng lừa đảo thương mại ngày càng nhiều và tinh vi

Tình trạng này ngày càng phổ biến và tinh vi hơn tại châu Phi, đặc biệt là các quốc gia Tây Phi, gây ra những tổn thất không nhỏ cho các doanh nghiệp nước ngoài hợp tác làm ăn, trong đó có nhiều doanh nghiệp Việt

Nam. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp Việt Nam ngại hợp tác với châu Phi, vì thế mà làm giảm sự phát triển của hoạt động trao đổi thương mại nói chung.

d. Các rào cản thương mại

Đến nay, các rào cản thương mại nhiều nước châu Phi đặt ra khiến việc giao thương vẫn chưa phát triển đúng như tiềm năng của nó kể cả trong và ngoài khối. Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn trong việc vượt qua các rào cản lẽ ra phải được dỡ bỏ từ lâu này.

2.3.3.2.2. Nguyên nhân từ phía Việt Nam

a.Nguyên nhân từ phía Nhà nước

- Mạng lưới đại diện thương mại quá mỏng

Hiện nay số lượng cơ quan đại diện ngoại giao và thương mại vẫn còn rất mỏng, chưa đủ bao quát hết các thị trường để giúp doanh nghiệp hai bên tìm hiểu kỹ và thâm nhập vào thị trường của nhau (tính đến nay Việt Nam mới chỉ có 9 đại sứ quán và 5 cơ quan thương vụ đặt tại một số ít ỏi các nước châu Phi; còn châu Phi mới chỉ có 4 quốc gia có đại sứ quán đặt tại Việt Nam) lại kiêm nhiệm nhiều, công tác nghiên cứu thị trường chưa được coi trọng nên chưa theo dõi kịp thời những thay đổi về cơ chế chính sách và diễn biến thị trường. Đây thực sự là một bất lợi đối với các doanh nghiệp có ý định mở rộng thị trường xuất khẩu sang khu vực này.

- Hoạt động xúc tiến thương mại thực hiện chưa đa dạng, hiệu quả

các hoạt động xúc tiến thương mại chưa đa dạng – hiệu quả, chưa được đặt lên hàng đầu: các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia tại khu vực thị trường này chưa có sự điều chỉnh, đổi mới, còn hoạt động theo kiểu các đoàn khảo sát, nghiên cứu chung chung, không hiệu quả. Hơn nữa, các cơ quan chức năng chưa thực sự phối hợp với các hiệp hội, doanh nghiệp để tìm hiểu thị trường, tiến hành xúc tiến thương mại tại các nước thuộc châu Phi

theo ngành hàng mới và có giá trị – hiệu quả kinh tế cao hơn như công nghiệp nhẹ, vật liệu xây dựng, nông sản…

Ngoài ra, chưa có sự kết hợp hiệu quả giữa xúc tiến thương mại với xúc tiến đầu tư, nên việc thâm nhập thị trường đối với các doanh nghiệp và quảng bá sản phẩm đến thị trường này gặp nhiều khó khăn.

b. Nguyên nhân từ doanh nghiệp - Khả năng tài chính hạn chế

Khả năng tài chính hạn chế của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sang châu Phi làm giảm tính cạnh tranh trong đầu tư cho tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng giành được hợp đồng so với các đối thủ châu Á khác vốn dành nhiều ưu đãi hơn cho châu Phi.

- Phương thức kinh doanh chưa phù hợp

Một số doanh nghiệp Việt Nam chưa có sự lựa chọn phù hợp về phương thức kinh doanh phù hợp với đặc điểm của thị trường châu Phi cũng như khả năng tài chính của mình, dẫn đến kém hiệu quả trong đầu tư vào xuất khẩu.

- Chủ quan trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm

Tuy châu Phi là một thị trường khá dễ tính nhưng song song với sự phát triển của toàn châu lục, yêu cầu về hàng hóa nhập khẩu cũng ngày càng tăng. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chủ quan khi không chú ý đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, thậm chí có một số mặt hàng chất lượng còn giảm. Đến nay đã có một số nước châu Phi phản ánh về chất lượng hàng tiêu dùng Việt Nam, trong khi hàng hóa các nước châu Á khác dù không hẳn được đầu tư nhiều nhưng xét về tổng thể, chất lượng vẫn được nâng cao. Đây là một bất lợi làm giảm tính cạnh tranh của hàng Việt Nam.

- Chưa mạnh dạn thâm nhập thị trường mới

Các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn đi theo con đường cũ, không chủ động thâm nhập, khai thác thị trường mới, đặc biệt là những thị trường nhiều rủi

ro như châu Phi. Họ không dám mạo hiểm dấn sâu vào một thị trường đầy tiềm năng mà chủ yếu tiếp tục hướng theo những thị trường cũ nay đã bão hòa. Do đó, việc cải thiện mức ảnh hưởng tại những thị trường này trở nên khá khó khăn.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI ĐẾN HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI ĐẾN

NĂM 2020

3.1. DỰ BÁO XU HƯỚNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI ĐẾN NĂM 2015 TRƯỜNG CHÂU PHI ĐẾN NĂM 2015

3.1.1. Triển vọng của Biệt Nam trong xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu Phi trường châu Phi

Trong khi các thị trường khác trên thế giới đang có xu hướng bão hòa, thị trường châu Phi được đánh giá vẫn còn nhiều cơ hội và triển vọng đối với việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Thứ nhất, trong những năm tiếp theo, kinh tế các nước châu Phi được dự báo là sẽ tăng trưởng với tốc độ đáng kể. Do đó sẽ giúp nâng cao mức sống của người dân, duy trì nhu cầu nhập khẩu hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu

dùng cho hơn 1 tỷ người dân các nước trong khu vực, trong đó mức chi tiêu vào các nhóm hàng mà nước ta có thế mạnh như nông sản, thủy sản, dệt may, giày dép... vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tiêu dùng của hầu hết người dân các nước khu vực này.

Thứ hai, hiện nay, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã bước đầu giành được sự tín nhiệm tại thị trường các nước khu vực như thủy sản, cà phê, hạt tiêu, dệt may... Điều này được minh chứng rõ nét qua kim ngạch xuất khẩu sang thị trường khu vực không ngừng gia tăng, kim ngạch từng mặt hàng năm sau thường cao hơn năm trước. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường khu vực cũng đang chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng hàng công nghiệp, công nghiệp chế tạo, nhiều mặt hàng có giá trị cao đã xuất hiện tại các thị trường khu vực như điện thoại đi động, máy vi tính, điện tử... và đây là những tiền đề quan trọng để hàng hóa xuất khẩu nước ta tăng trưởng ổn định trong các năm tiếp theo.

Thứ ba, xuất khẩu của các DN sang thị trường khu vực này thời gian tới chắc chắn sẽ thuận lợi hơn khi có sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ và các Bộ, ngành, trong đó có Bộ Công Thương với các nhóm giải pháp hỗ trợ cho xuất khẩu đối với các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sang thị trường châu Phi.

3.1.2. Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu Phi sang thị trường châu Phi

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường châu Phi. (Trang 35)

w