1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm Bổ phế Chỉ khái lộ của Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà

63 992 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 2,05 MB

Nội dung

THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY - Tên công ty: Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà - Tên giao dịch: Namha Pharmaceutical Joint - stock Company - Tên viết tắt: NAMHAPHARMA - Trụ sở chính: 415 Hàn

Trang 1

KHOA THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ

BỘ MÔN KINH TẾ VÀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI



CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

ĐỀ TÀI:

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM

BỔ PHẾ CHỈ KHÁI LỘ CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM NAM HÀ

Giáo viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Thanh Phong

Họ và tên sinh viên : Phạm Thị Hương Lan

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Chuyên đề thực tập được hoàn thành trên cơ sở nghiên cứu của bản thân emdựa trên tài liệu, số liệu thu thập thực tế từ đơn vị thực tập và các nguồn có liênquan, không sao chép nguyên văn từ các chuyên đề, luận văn và các bài viết khác

Em xin chịu trách nhiệm trước Nhà trường về cam đoan này

Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Hương Lan

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM NAM HÀ .3

1.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY 3

1.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 3

1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 7

1.3.1 Phòng bán hàng 7

1.3.1.1 Chức năng 7

1.3.1.2 Nhiệm vụ 7

1.3.2 Phòng Thị trường 9

1.3.2.1 Chức năng 9

1.3.2.2 Nhiệm vụ 9

1.3.3 Phòng Marketing 9

1.3.3.1 Chức năng 9

1.3.3.2 Nhiệm vụ 9

1.4 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 10

1.4.1 Về tình hình kinh tế 10

1.4.2 Yêu cầu kỹ thuật 11

1.4.3 Tình hình lao động 12

1.4.4 Tình hình tài chính 12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM BỔ PHẾ CHỈ KHÁI LỘ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM NAM HÀ 15

2.1 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 15

2.1.1 Tình hình sản xuất 15

2.1.2 Kết quả kinh doanh 16

2.1.3 Về xuất khẩu 18

Trang 4

2.2 THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM BỔ PHẾ CHỈ KHÁI LỘ CỦA

CÔNG TY 19

2.2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của toàn công ty 19

2.2.1.1 Về loại sản phẩm 19

2.2.1.2 Doanh số bán theo khu vực 20

2.2.1.3 Tình hình tiêu thụ theo thời điểm trong năm 24

2.2.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm Bổ phế Chỉ khái lộ của công ty 25

2.2.2.1 Về số lượng tiêu thụ 26

2.2.2.2 Về doanh thu tiêu thụ 28

2.2.2.3 Về thị trường tiêu thụ 30

2.2.2.4 Về kênh phân phối 33

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM BỔ PHẾ CHỈ KHÁI LỘ CỦA CÔNG TY 34

2.3.1 Những mặt đạt được 34

2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 35

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨMBỔ PHẾ CHỈ KHÁI LỘ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦNDƯỢC PHẨM NAM HÀ 37

3.1 MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY .37 3.1.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển trong năm 2012 37

3.1.2 Mục tiêu và phương hướng phát triển dài hạn 39

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM BỔ PHẾ CHỈ KHÁI LỘ CỦA CÔNG TY 41

3.2.1 Định hướng giải pháp của công ty 41

3.2.1.1 Về sản xuất 41

3.2.1.2 Về chất lượng 42

3.2.1.3 Về lưu thông phân phối 42

3.2.1.4 Về công tác nhân sự 43

3.2.1.5 Về công tác tài chính kế toán 44

3.2.1.6 Về mảng dự án đầu tư và xây dựng 44

Trang 5

3.2.1.7 Các mảng công việc khác 45

3.2.2 Một số giải pháp đề nghị 45

3.2.2.1 Nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu thị trường 45

3.2.2.2 Thực hiện các chiến lược sản phẩm 47

3.2.2.3 Chiến lược giá 48

3.2.2.4 Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối 48

3.2.2.5 Các phương pháp xúc tiến 49

3.3 KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC 50

KẾT LUẬN 52 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

BẢNG:

Bảng 1.1 Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty năm 2009 - 2011 13

Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của công ty năm 2009 - 2011 17

Bảng 2.2 Doanh số sản phẩm trọng tâm năm 2009 - 2011 19

Bảng 2.3 Doanh số các khu vực năm 2009 - 2011 21

Bảng 2.4 Doanh số tại các tỉnh năm 2009 - 2011 23

Bảng 2.5 Doanh số từng tháng năm 2009 - 2011 25

Bảng 2.6 Số lượng bán sản phẩm Bổ phế năm 2009 - 2011 26

Bảng 2.7 Lượng bán sản phẩm Bổ phế các tháng năm 2009 - 2011 27

Bảng 2.8 Doanh số bán sản phẩm Bổ phế năm 2009 - 2011 28

Bảng 2.9 Số lượng bán Bổ phế chai tại các tỉnh năm 2009 - 2011 31

Bảng 2.10 Số lượng bán Bổ phế viên ngậm tại các tỉnh năm 2009 - 2011 32

Bảng 2.11 Số khách hàng chăm sóc năm 2009 - 2011 33

BIỂU: Biểu 2.1 Giá trị sản lượng sản xuất năm 2009 - 2011 15

Biểu 2.2 Cơ cấu doanh thu sản phẩm Bổ phế năm 2009 - 2011 28

SƠ ĐỒ: Sơ đồ 1.1 Hệ thống quản lý chất lượng của công ty 6

Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 8

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Con người sinh ra bất cứ ai cũng phải trải qua “sinh, lão, bệnh, tử”, ông cha ta

từ ngày xưa cũng đã có câu nói “có sức khỏe là có tất cả”, chỉ cần giữ cho mìnhkhỏe mạnh, con người có thể làm nên tất cả những điều khác trong cuộc sống Cònnếu như không có sức khỏe, người ta sẽ không thể hưởng thụ cuộc sống bìnhthường, vui vẻ, cuộc sống sẽ trở nên tẻ nhạt, không còn ý nghĩa Vì vậy, đối với bất

kỳ ai, sức khỏe là vốn quý nhất Trong thời đại ngày nay, xã hội ngày một pháttriển, mức sống của con người được nâng cao lên rất nhiều, đi kèm với đó cũng làthêm bao hiểm họa mới xuất hiện, rình rập cuộc sống, sức khỏe của con người, dẫnđến nhu cầu khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe ngày một được con người coi trọng,đặt lên hàng đầu Cùng với tiến bộ khoa học kỹ thuật, ngành công nghiệp dượcphẩm cũng phát triển như vũ bão, mỗi ngày, mỗi tuần, đều tìm ra các phương thuốcmới, chữa được ngày càng nhiều các chủng loại bệnh đa dạng, phức tạp

Ngành công nghiệp dược phẩm của Việt Nam hiện nay cũng đang trong quátrình trưởng thành và lớn mạnh, ngày càng nghiên cứu, sản xuất đươc nhiều loạithuốc mới với dạng bào chế phức tạp hơn bằng công nghệ hiện đại, đáp ứng nhucầu chữa trị ngày càng nhiều các loại bệnh tật Nhưng trong nền kinh tế mở cửahiên nay, chúng ta vẫn chưa thực sự cạnh tranh được với các loại thuốc ngoại nhập,

cả về chất lượng và đôi khi là cả giá cả

Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà là một công ty có truyền thống và uy tín

đã lâu năm trong ngành dược phẩm ở nước ta Nhắc đến công ty, người tiêu dùngcũng sẽ nhớ ngay đến một sản phẩm đại diện rất nổi tiếng và phổ biến, đó là sảnphẩm Bổ phế Chỉ khái lộ Đây là niềm tự hào của công ty từ bao năm nay, một sảnphẩm có chất lượng tốt, dễ sử dụng, phù hợp với mọi thành phần, lứa tuổi, không

có tác dụng phụ, và giá thành hợp với mức sống của người dân Việt Nam Tuynhiên, có thể nhận thấy công ty vẫn chưa khai thác hết được sản phẩm này, kết quảkinh doanh chưa tương xứng với nhu cầu và khả năng của thị trường, còn để ngỏ

rất nhiều thị trường tiềm năng Vì vậy, em đã chọn đề tài: “Giải pháp thúc đẩy

tiêu thụ sản phẩm Bổ phế Chỉ khái lộ của Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà” để thực hiện chuyên đề thực tập, nhằm đóng góp một vài ý kiến của bản thân

về vấn đề này

Nội dung chuyên đề thực tập gồm 3 phần:

Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà

Trang 8

Chương 2: Thực trạng tiêu thụ sản phẩm Bổ phế Chỉ khái lộ của Công ty cổphần dược phẩm Nam Hà

Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm Bổ phế Chỉkhái lộ của Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà

Trong quá trình thực hiện chuyên đề thực tập, em đã nhận được sự giúp đỡ rất

to lớn từ Giảng viên hướng dẫn, ThS Nguyễn Thanh Phong và các cô chú, anh chị

ở Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà Em rất cảm ơn thầy và các cô chú, anh chị

đã chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này

Nội dung chuyên đề này chỉ là quan điểm chủ quan của cá nhân em, khôngtránh khỏi sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy để bài viết được hoànthiện hơn

Trang 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM NAM HÀ

1.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY

- Tên công ty: Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà

- Tên giao dịch: Namha Pharmaceutical Joint - stock Company

- Tên viết tắt: NAMHAPHARMA

- Trụ sở chính: 415 Hàn Thuyên, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định

- Điện thoại: (084) 0350 3649408

- Fax : (084) 0350 3644650

- Website : www.namhapharma.com

- E-mail : info@namhapharma.com

- Lĩnh vực đăng ký sản xuất kinh doanh:

 Sản xuất thuốc hóa dược và dược liệu

 Sản xuất thuốc tân dược chữa bệnh cho người

 Sản xuất thuốc y học dân tộc cổ truyền (bào chế, bốc thuốc theo đơn,sản xuất thuốc viên, hoàn)

 Sản xuất các loại thuốc dược phẩm khác

 Sản xuất mỹ phẩm

 Sản xuất các sản phẩm hóa chất khác

 Mua bán hóa chất, cồn công nghiệp, chất tẩy rửa (không bao gồm hóachất phục vụ trong nông nghiệp)

 Mua bán thuốc dược phẩm, vắcxin, sinh phẩm y tế

 Sản xuất, mua bán thực phẩm chức năng

 Mua bán máy móc, trang thiết bị, dụng cụ y tế

 Mua bán tinh dầu

1.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà có tiền thân là Xí nghiệp dược phẩm Nam

Hà do Nhà nước quốc hữu hóa của một số cơ sở thuốc gia truyền của người TrungQuốc: Ích Hoa Sinh, Ích Sinh Đường, Hoa Sinh Hiên Vì vậy công ty có thế mạnh

về nhiều mặt hàng đông dược truyền thống mà ít đối thủ có được Đến năm 1967,

xí nghiệp đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Ba

Trang 10

Năm 1976, xí nghiệp sát nhập với Xí nghiệp dược phẩm Ninh Bình thành Xínghiệp dược phẩm Hà Nam Ninh.

Đến năm 1979, theo quyết định 148/QĐUB ngày 21/03/1979 của UBND tỉnh

Hà Nam Ninh, Xí nghiệp liên hợp dược Hà Nam Ninh được thành lập từ sự hợpnhất của Xí nghiệp dược phẩm Hà Nam Ninh với Công ty dược phẩm Hà NamNinh và Công ty dược liệu Hà Nam Ninh Trong giai đoạn này, xí nghiệp hoạt độngtheo mô hình Xã hội chủ nghĩa với nhiệm vụ chính là:

- Sản xuất một số mặt hàng dược phẩm được Bộ Y tế cho phép để phân phốitrong tỉnh và bán cho Trung ương để phân phối cho các địa phương

- Nhận hàng từ Trung ương về phân phối cho các nông trường, trạm trại, cácbệnh viện và cửa hàng dược phẩm trên toàn tỉnh

- Chỉ đạo, hướng dẫn nông dân gieo trồng, sản xuất một số dược liệu phục vụcho sản xuất, còn lại bán cho các tỉnh nếu có nhu cầu

Năm 1987, xí nghiệp tiếp tục được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Laođộng Hạng Ba

Năm 1992, tỉnh Hà Nam Ninh được tách thành tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình

Xí nghiệp cũng được tách thành Xí nghiệp liên hợp dược Nam Hà và Xí nghiệpliên hợp dược Ninh Bình

Đến ngày 31/03/1995, theo quyết định số 353/QĐUB của UBND tỉnh Nam Hà,

Xí nghiệp liên hợp dược Nam Hà đổi tên thành Công ty dược phẩm Nam Hà Công

ty được cấp giấy phép kinh doanh số 108653 ngày 06/05/1995 Và từ ngày24/05/1995, Công ty được cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp số 2141023/GP,bắt đầu sử dụng tên NAPHACO và được mở các chi nhánh đầu tiên tại Hà Nội,Lạng Sơn, TP Hồ Chí Minh

Sau 4 năm hoạt động, tháng 10/1996, tỉnh Nam Hà lại được tách thành 2 tỉnhNam Định và Hà Nam, do đó công ty lại được tách thành Công ty dược phẩm Nam

Hà và Công ty dược vật tư y tế Hà Nam Năm 1999, công ty được Nhà nước tặngthưởng Huân chương Lao động Hạng Nhì

Thực hiện chỉ thị số 20/CTTT của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp và đổimới các doanh nghiệp Nhà nước, từ ngày 01/01/2000, công ty chuyển từ hình thứcdoanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần Từ thời điểm này, công ty đổi tênthành Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà, là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập trựcthuộc Sở Y tế Nam Định, có con dấu riêng và đăng ký tài khoản tại ngân hàng với

số vốn điều lệ là 4,427 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn cổ đông trong Công ty là 3,099 tỷ đồng chiếm 70%

Trang 11

- Vốn cổ đông ngoài Công ty chiếm 0%.

- Vốn Nhà nước là 1,328 tỷ đồng chiếm 30%

Gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà

đã trở thành một trong những công ty dược phẩm hàng đầu của Việt Nam với độingũ cán bộ công nhân viên lên tới hơn 700 người, trong đó là đội ngũ lãnh đạo cótầm nhìn xa trông rộng, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ đại học vàtrên đại học, đội ngũ công nhân tay nghề cao và lành nghề trong công việc Mạnglưới phân phối của công ty trải rộng trên khắp đất nước Việt Nam với 3 trung tâmphân phối lớn ở miền Bắc: Hà Nội, miền Trung: Đà Nẵng và miền Nam: TP HồChí Minh, các sản phẩm của công ty đang từng bước chiếm lĩnh thị trường trong vàngoài nước, nhiều sản phẩm của công ty đã xuất khẩu sang một số nước như Pháp,Papua Newghine, Mianmar, Nga… Với phương chấm kết hợp giữa y học cổ truyền

và công nghệ hiện đại cho đến nay công ty đã sản xuất được trên 200 sản phẩmthuốc tân dược và đông dược được phép lưu hành trên toàn quốc với nhiều dạngbào chế như thuốc nước, thuốc mỡ, thuốc viên nén, viên bao, viên nén sủi, cao đơnhoàn tán… Để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, tiến tới hộinhập khu vực và quốc tế, công ty đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để nâng cấp hệ thốngsản xuất kinh doanh được Bộ Y tế công nhận:

- Nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP – WHO

- Phòng kiểm tra chất lượng đạt tiêu chuẩn GLP – WHO

- Kho chứa thuốc đạt tiêu chuẩn GSP – WHO

và hệ thống quản lý chất lượng được tổ chức AFAQ của Pháp công nhận đạt tiêuchuẩn ISO - 9001: 2008

Với sự phấn đầu không ngừng đó, trong những năm qua công ty đã đạt đượcnhững thành tựu vô cùng to lớn, công ty luôn hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của nămsau cao hơn năm trước, doanh thu năm 2011 đạt 731 tỷ đồng, tăng 449% so vớinăm 2000, nhiều sản phẩm của NAMHAPHARMA đã đạt huy chương vàng, bạctại các kỳ hội chợ triển lãm Thành tựu kinh tế kỹ thuật toàn quốc, 12 năm liên tụcđược người tiêu dùng bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao (2000 - 2011), đạtcúp vàng thương hiệu mạnh, được tỉnh, Bộ Y tế tặng bằng khen, cờ đơn vị thi đuaxuất sắc, 3 lần được nhà nước tặng Huân chương Lao động Hiện nay, với các thếmạnh trong lĩnh vực sản xuất, NANHAPHARMA đã và đang được Bộ Y tế tintưởng giao nhiệm vụ sản xuất thuốc cho chương trình Quốc gia về y tế như: thuốctránh thai, thuốc chống lao, thuốc sốt rét…

Trang 12

Với sức mạnh trên cả 3 lĩnh vực: Sản xuất, lưu thông và xuất nhập khẩu, Công

ty cổ phần dược phẩm Nam Hà đang vững bước trên con đường hội nhập khu vực

và quốc tế

Trang 13

Sơ đồ 1.1 Hệ thống quản lý chất lượng của công ty

Trang 14

1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY

Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được mô tả qua sơ đồ 1.2 Chức năng vànhiệm vụ của một số bộ phận trong công ty có liên quan đến tiêu thụ sản phẩmđươc quy định như sau:

1.3.1 Phòng Bán hàng

1.3.1.1 Chức năng

Là bộ phận tham mưu và chịu trách nhiệm trước Phó Tổng Giám đốc kinhdoanh về mọi công việc liên quan đến công tác bán hàng, phân phối do công ty sảnxuất, nhập khẩu và các mặt hàng khác trong phạm vi được phân công trên địa bàn

- Tổ chức, quản lý đội ngũ Trình dược viên: tuyển dụng, đào tạo, giám sát đểtriển khai công tác chào bán hàng, chăm sóc khách hàng, nâng cao năng lực cạnhtranh trên thị trường

- Tổ chức quy hoạch và phát triển thị trường cho từng địa bàn, phát triển kênhtiêu thụ mới nhằm mục tiêu bao phủ thị trường, đảm bảo lợi ích lâu dài giữa kháchhàng và mục tiêu phát triển bền vững của công ty

- Tổ chức quản lý kho hàng đúng quy định, quy chuẩn nhằm đảm bảo quản lýtốt hàng hóa, thuận lợi và hợp lý trong công tác nhập – xuất theo tiêu chuẩn GPs

- Kịp thời giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng

- Tổ chức xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, lưu trữ các thông tin thị trường mộtcách đầy đủ, chính xác, kịp thời

- Kiểm tra, kiểm soát việc thực thi các chính sách kinh doanh, các chương trìnhkhuyến mãi đã đề ra

- Giao dịch với các Cơ quan quản lý Nhà nước, phát triển các mối quan hệ đốingoại để thuận lợi cho việc phát triển hoạt động kinh doanh lâu dài của phòng Bánhàng và công ty

Trang 15

Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty

Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính

Trang 16

- Đảm nhiệm mọi công việc liên quan tới đấu thầu, chương trình Quốc gia trong

và ngoài nước và triển khai thực hiện các hợp đồng

1.3.3 Phòng Marketing

1.3.3.1 Chức năng

Là bộ phận tham mưu và chịu trách nhiệm trước Phó Tổng Giám đốc kinhdoanh về mọi công việc liên quan đến công tác Marketing của công ty và phối hợpvới các bộ phận khác tổ chức thực hiện kế hoạch marketing sản phẩm và thươnghiệu công ty trên phạm vi toàn quốc

1.3.3.2 Nhiệm vụ

- Xây dựng kế hoạch marketing và thực hiện các chương trình marketing chocác sản phẩm/năm; Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc xây dựng chi phí, cácchính sách bán hàng, chính sách marketing và phát triển các sản phẩm mới; Chỉđạo, phối hợp với các bộ phận khác triển khai kế hoạch marketing cụ thể theo chiếnlược marketing của công ty

- Đề xuất và phối hợp với các bộ phận khác của công ty làm mới lại các sảnphẩm cũ về bào chế, bao bì nhãn mác, đóng gói… cho phù hợp với thị trường

- Nghiên cứu thị trường, lựa chọn và đề xuất ý tưởng về sản phẩm mới

- Nâng cao hình ảnh và uy tín của công ty nhằm làm tăng hiểu biết của kháchhàng với công ty và tăng giá trị thương hiệu của công ty Giới thiệu, quảng bá sảnphẩm bằng các hình thức phù hợp

Trang 17

1.4 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY

1.4.1 Về tình hình kinh tế

Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới WHO, công nghiệp dược Việt Namhiện mới đang ở gần cấp độ 3: “có công nghiệp dược nội địa, có sản xuất thuốcgeneric, xuất khẩu được một số dược phẩm”, trong thang phân loại gồm 4 cấp độ.Hiện nay, hệ thống các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước tương đối phongphú, cả nước có khoảng 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc (trong đó có khoảng 100doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược, 80 doanh nghiệp sản xuất thuốc đông dược),ngoài ra có trên 300 cơ sở sản xuất thuốc đông dược

Thị trường Việt Nam là thị trường rộng lớn với dân số trên 86 triệu người, vàvới tốc độ tăng trưởng dân số trung bình 1,3%/năm thì vào năm 2025, dân số ViệtNam sẽ vào khoảng 100 triệu người và vượt lên đứng thứ tư ở châu Á chỉ sauTrung Quốc, Ấn Độ và Indonesia Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam hiện tăng trưởng6% - 8%/năm, đời sống của người dân được nâng cao kéo theo nhu cầu chăm sócsức khỏe ngày càng được quan tâm nhiều hơn trước, nhu cầu sử dụng thuốc cũng vìthế mà tăng lên Trong 10 năm trở lại đây, quy mô ngành dược Việt Nam đã tănglên khoảng 4 lần, tốc độ tăng ổn định và ngày càng cao Nhưng trong khi nhu cầuchi tiêu cho dược phẩm ở trong nước ngày càng tăng thì các doanh nghiệp vẫn chưakhai thác hết thị trường tiềm năng này Vì thế trong tương lai, các doanh nghiệpdược phẩm Việt Nam còn rất nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn nữa Hiện naycác doanh nghiệp dược trong nước đang tích cực đầu tư cho việc sản xuất sản phẩmthay vì chỉ phân phối sản phẩm dược nhập khẩu từ nước ngoài như trước đây Nếucác doanh nghiệp đầu tư phát triển đúng hướng và có hiệu quả việc bào chế và sảnxuất thuốc thì việc thâm nhập thị trường không phải là quá khó khăn Công ty cổphần dược phẩm Nam Hà là một trong những đơn vị đầu tiên trong cả nước có hệthống nhà máy, dây chuyền công nghệ, phòng kiểm nghiệm chất lượng và nhà khođạt chuẩn GPs của WHO, nên đây sẽ là lợi thế lớn cho công công ty trong việc tựnghiên cứu sản xuất thuốc để bán ra thị trường

Tuy nhiên, vẫn có nhiều khó khăn lớn mà các công ty dược trong nước nóichung và NAMHAPHARMA nói riêng phải đối mặt Trước hết là sự thâm nhậpngày càng mạnh mẽ của các loại dược phẩm và các công ty dược nước ngoài Côngnghiệp dược trong nước hiện đáp ứng khoảng 50% trị giá tiền thuốc sử dụng, cácloại thuốc sản xuất được ngày càng đa dạng về dạng bào chế và đã đáp ứng nhu cầuchữa trị một số loại bệnh nhất định Tuy nhiên, việc đầu tư sản xuất còn trùng lặp,chủ yếu sản xuất các loại thuốc thông thường, chưa đầu tư sản xuất các loại thuốc

có dạng bào chế đặc biệt như: thuốc khí dung, thuốc xịt, thuốc giải phóng chậm

Trang 18

hoặc các thuốc chuyên khoa như ung thư, tim mạch… Các loại thuốc đặc trị hiệnnay chủ yếu vẫn phải nhập khẩu, và ngay cả nhiều loại thuốc thông thường, chấtlượng một số loại thuốc của ta vẫn không bằng thuốc “ngoại”, điều này ảnh hưởnglớn đến sức cạnh tranh của các doanh nghiệp dược trong nước.

Ngoài ra, nguyên liệu đầu vào sản xuất thuốc ở nước ta hiện nay cũng phần lớnphải nhập khẩu Các nguyên liệu hóa – dược có đến gần 90% là nhập khẩu, ngay cảngành sản xuất thuốc đông y, là các loại thuốc của dân tộc và các cây nguyên liệuhoàn toàn có thể trồng ở Việt Nam thì đại đa số vẫn là phải nhập khẩu, chủ yếu là

từ Trung Quốc Điều này đã làm giảm lợi thế cạnh tranh của NAMHAPHARMArất nhiều, vốn là đơn vị có nhiều sản phẩm đông dược truyền thống Dân số nước tađến nay phần lớn vẫn là số dân sống ở vùng nông thôn, đời sống người dân chưacao, hệ thống chăm sóc y tế cũng chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám chữa bệnh.Người dân ở các vùng này sẽ có nhu cầu rất lớn về các loại thuốc rẻ tiền, dễ sửdụng, và đặc biệt, họ rất tin tưởng và thường sử dụng các bài thuốc cổ truyền Vìvậy, nếu nắm bắt được những điều này, xây dựng được các khu trồng các loại câythuốc cung cấp trực tiếp cho sản xuất, giảm nhập khẩu nguyên liệu, tập trungnghiên cứu sản xuất, cải tiến các mặt hàng đông dược sẽ tạo lợi thế cạnh tranh, mở

ra một thị trường rộng lớn đầy tiếm năng cho công ty

1.4.2 Yêu cầu kỹ thuật

Ngành dược là một ngành rất đặc thù trong xã hội, sản phẩm sản xuất ra ảnhhưởng trực tiếp và rất lớn tới sức khỏe con người, do vậy, các cơ sở sản xuất kinhdoanh dược phẩm phải đáp ứng một số yêu cầu về chuyên môn để có thể được chophép kinh doanh

Theo nghị định 79/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết thi hànhmột số điều của Luật Dược, một cơ sở sản xuất thuốc phải đáp ứng các yêu cầu:

 Có người chịu trách nhiệm về chuyên môn về dược có Chứng chỉ hành nghềdược phù hợp với hình thức tổ chức kinh doanh theo quy định và có thời gian thựchành tối thiểu 5 năm tại cơ sở dược hợp pháp

 Cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân sự phải đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt về sảnxuất thuốc của WHO theo lộ trình triển khai áp dụng do Bộ trưởng Bộ Y tế banhành bao gồm 5 tiêu chuẩn:

- Thực hành tốt sản xuất thuốc – GMP

- Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc – GLP

- Thực hành tốt bảo quản thuốc – GSP

- Thực hành tốt phân phối thuốc – GDP

- Thực hành tốt nhà thuốc – GPP

Trang 19

NAMHAPHARMA là một trong những đơn vị đầu tiên trong cả nước đáp ứng

đủ 5 tiêu chuẩn trên, tạo nên một lợi thế trong sản xuất kinh doanh Ngoài ra, ở các

bộ phận chuyên môn trong công ty cũng yêu cầu nhân viên bắt buộc có Chứng chỉhành nghề dược Con người luôn là yếu tố quan trọng nhất, đặc biệt là ở khâunghiên cứu bào chế thuốc mới Đây cũng là yếu tố tạo ra cạnh tranh rất lớn giữa cácđơn vị sản xuất kinh doanh dược phẩm, bởi số lượng những người được đào tạochuyên môn ngành dược hiện nay vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của các công ty

Để có thể tuyển được người có chuyên môn giỏi còn khó hơn nữa Vì vậy công typhải luôn chú ý các chế độ đãi ngộ, tuyển dụng hấp dẫn nhằm thu hút được ngườitài, tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường

ổn định ở mức khoảng 750 lao động

Do hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đặc thù nên lực lượng lao động củacông ty hầu hết đều có bằng cấp và tay nghề cao Đặc biệt một số bộ phận nghiêncứu phát triển, đảm bảo chất lượng và kiểm tra đòi hỏi có bằng cấp chính quy vềngành dược Phòng Bán hàng cũng là bộ phận yêu cầu nhân viên có bằng cấpngành dược Hiện tại phòng Bán hàng của công ty có tổng cộng 115 nhân viên, với

95 người có bằng cấp từ dược tá trở lên, trong đó có 25 người có bằng đại học Trong chính sách về người lao động, ban lãnh đạo công ty luôn giữ vững anninh chính trị, đoàn kết nội bộ, an toàn trật tự trong đơn vị luôn được coi trọng,chính sách lương thưởng, đãi ngộ tốt, tạo được sự an tâm trong các cán bộ côngnhân viên, tập trung vào công việc, đảm bảo tiến độ và chất lượng sản xuất kinhdoanh

1.4.4 Tình hình tài chính

Trong những năm gần đây, tình hình tài chính của công ty vẫn luôn ổn địnhtheo sự tăng trưởng đều đặn và vững chắc trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.Tuy nhiên công ty vẫn còn một số điểm yếu mà chưa thực sự có chính sách có thể

Trang 20

cải thiện rõ rệt, nên vẫn còn để lại trở thành một rào cản đối với sự tăng trưởng củacông ty.

Trong năm 2010 tổng tài sản của công ty tăng 15% so với năm 2009, chúng ta

có thể nhận thấy nguyên nhân của sự tăng lên này là do sự tăng trưởng một cáchđột ngột của tài sản ngắn hạn Năm 2010, tài sản ngắn hạn chiếm hơn 76% trongtổng tài sản, và tăng tới 23% so với năm 2009 Sự tăng trưởng này là do sự gia tăngtrong chỉ tiêu khoản phải thu (32%) và hàng tồn kho (22%)

Bảng 1.1 Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty năm 2009 - 2011

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Tăng trưởng

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

1 Tài sản ngắn hạn 349.974 429.924 389.958 23% -9% Khoản phải thu 81.416 107.186 101.978 32% -5% Hàng tồn kho 149.333 181.822 244.928 22% 35%

2 Tài sản dài hạn 108.935 98.431 98.662 -10% 0% Tài sản cố định 107.723 96.015 96.430 -11% 0%

Tổng tài sản 458.90

9

528.35 5

488.62 0

488.62 0

Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty

Như vậy, trong năm 2010 công ty chú trọng tăng trưởng số lượng sản xuất cũngnhư số lượng hàng bán, và không đầu tư thêm tài sản cố định Tài sản cố định trongnăm này thậm chí giảm tới 11% so với năm 2009 Chiến lược này của công ty giúptăng doanh thu trong ngắn hạn Bên cạnh đó, nguồn vốn của công ty cũng có sựthay đổi đáng kể Nợ ngắn hạn năm 2010 tăng 20%, vốn chủ sở hữu tăng 12%trong khi nợ dài hạn giảm xuống 14% so với năm 2009 Như vậy, trong năm 2010

Trang 21

công ty đã sử dụng chiến lược tín dụng thương mại nhằm đầu tư lớn vào tài sảnngắn hạn mà chủ yếu vào hàng tồn kho Nợ dài hạn có xu hướng giảm là do công tykhông đầu tư thêm vào tài sản cố định mà đã thanh toán được một phần nợ dài hạn

từ nguồn lợi nhuận sau thuế năm 2009 Vốn chủ sở hữu tăng lên một phần là do sựtăng lên của các quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính và một phần từ lợinhuận chưa phân phối nhưng nhìn chung thì sự tăng lên này chủ yếu là do lợinhuận sau thuế của năm 2009

Tương tự như trên chúng ta nhìn vào bảng 2.1 và có một số nhận định về tìnhhình tài chính của công ty trong năm 2011 như sau:

Chúng ta có thể nhận thấy một sự đảo ngược xu hướng trong năm 2011 Tổngtài sản năm này giảm 8%, trong khi tài sản dài hạn hầu như không thay đổi Có sựsuy giảm này là do tài sản ngắn hạn giảm tới 9%, trong đó hàng tồn kho vẫn tăngvới tỷ lệ lớn 35% thì các khoản phải thu lại giảm xuống cũng như khoản mục tiền

và một số tài sản ngắn hạn khác cũng giảm xuống một cách đáng kể Nhìn vào cácchỉ tiêu bên nguồn vốn thì vốn chủ sở hữu thay đổi không đáng kể trong khi nợ dàihạn giảm 22% và nợ ngắn hạn giảm 7% Từ những quan sát trên chúng ta nhậnthấy trong năm 2010 công ty có khả năng thanh khoản kém chính vì thế trong năm

2011 công ty đã cố gắng cải thiện điều này Công ty đã thực hiện việc cải thiện nàybằng nhiều biện pháp trong đó có thu hồi các khoản phải thu (khoản phải thu giảm5%), dùng lợi nhuận sau thuế trong năm 2010 để trả các khoản vay ngắn hạn và dàihạn (các khoản vay giảm hơn 8%) Tuy nhiên việc tăng lên của hàng tồn kho khiếncho hiệu quả của các chính sách đã có phần giảm đi

Trang 22

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM BỔ PHẾ CHỈ KHÁI LỘ

CỦACÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM NAM HÀ

2.1 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Trong quá trình hình thành và tồn tại của mình, cho đến nay, Công ty cổ phầndược phẩm Nam Hà vẫn đang tiếp tục đà phát triển và tăng trưởng bền vững Dù đã

là một công ty có quy mô và uy tín khá lớn trong ngành dược phẩm nhưng công tyvẫn không ngừng đổi mới về mọi mặt nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nữa nhucầu về thuốc chữa bệnh của người tiêu dùng, và hướng đến mục tiêu lớn nhất làgóp phần nâng cao chất lượng ngành dược nước nhà, cải thiện chất lượng khámchữa bệnh, tạo ra môi trường sống ngày càng phát triển cho người dân cả nước

Trang 23

Trong những năm gần đây, ngoài cải tổ bộ máy nhân sự, công ty cũng vẫn liêntục cập nhật đổi mới trang thiết bị trong sản xuất, cơ sở vật chất và đặc biệt đầu tưcho nghiên cứu bào chế các loại thuốc mới chất lượng, tiện dụng và có tác dụngchữa trị đối với nhiều loại bệnh đặc thù hơn

Năm 2010, công ty đã chi 10,2 tỷ đồng và năm 2011 là 6,2 tỷ đồng cho đầu tưthiết bị nhà xưởng Cơ sở vật chất cho nghiên cứu và sản xuất của công ty từ lâu đãđáp ứng bộ tiêu chuẩn GMP – GLP – GSP về thực hành sản xuất thuốc tốt củaWHO và cả tiêu chuẩn ISO - 9001:2008, hiện nay vẫn luôn luôn được cập nhậtcông nghệ nhằm đảm bảo tốt nhất cho chất lượng sản phẩm Với điều kiện kỹ thuật

đó, năm 2010, công ty đã có 30 sản phẩm mới được cấp số đăng ký, trong đó đãđưa được 18 sản phẩm vào lưu thông

Nhìn vào biểu 2.1, ta có thể thấy trong 3 năm vừa qua, giá trị sản lượng hàngsản xuất của công ty năm nào cũng vượt kế hoạch và liên tục tăng với tốc độ rấtcao Trong năm 2009, giá trị hàng sản xuất của công ty là 229.427 triệu đồng, vượt15% so với kế hoạch là 200.000 triệu đồng Sang năm 2010, công ty nâng cao con

số kế hoạch sản xuất lên 40%, tức đặt mục tiêu tăng 22% so với thực hiện năm

2009, thì con số thực tế cũng tương tự, tăng 39% so với năm 2009, và vì thế cũngvượt kế hoạch 14%, đạt 318.631 triệu đồng

Bước qua năm 2011, công ty đã giảm kỳ vọng về mức tăng trưởng sản xuấtxuống, đưa ra con số 350.000 triệu đồng, tức chỉ cao hơn số liệu sản xuất thực tếcủa năm 2010 là 10% Nhưng thực tế khả quan hơn rất nhiều khi năm này công ty

đã sản xuất lượng hàng trị giá 458.418 triệu đồng, tăng trưởng tới 44% so với nămtrước đó Như vậy chỉ sau 2 năm từ năm 2009 đến năm 2011, giá trị sản lượng hàngsản xuất của công ty đã tăng lên tới 2 lần, trong điều kiện công nghệ, cơ sở vật chấtchưa có sự thay đổi nào mang tính đột phá, cho thấy công tác quản lý hoạt động sảnxuất của công ty đã được nâng cao, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tăng năngsuất, đem tới kết quả vượt bậc

2.1.2 Kết quả kinh doanh

- Về doanh thu

Trong năm 2010 doanh thu của công ty tăng tới 94.738 triệu đồng tương đương19% so với doanh thu năm 2009 Như trên ta đã phân tích trong năm 2010 khoảnphải thu của công ty tăng lên đáng kể, điều này chứng minh một nguyên nhân dẫntới sự tăng trưởng của doanh thu là do công ty đã áp dụng chính sách bán chịu chocác khách hàng song song với các chính sách chiết khấu, khuyến mãi, chính sáchkhuyến khích bán hàng Cũng trong năm 2010, giá vốn hàng bán tăng lên 13% sovới năm 2009 Tỷ lệ tăng này là khá lớn tuy nhiên giá vốn hàng bán có tỷ lệ tăng

Trang 24

chậm hơn so với doanh thu trong năm 2010 Điều này cho thấy công ty không chỉtăng doanh thu qua việc tăng khối lượng hàng bán mà công ty còn tăng lợi nhuận

kỳ vọng trên mỗi đơn vị sản phẩm Tức là doanh thu tăng lên do sự đóng góp mộtphần không nhỏ từ số lượng hàng bán và một phần từ giá sản phẩm

Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của công ty năm 2009 - 2011

Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty

Chúng ta xem xét tới năm 2011, doanh thu tăng 146.092 triệu đồng tươngđương 25% so với năm 2010 Trong năm 2011, khoản phải thu giảm nhẹ (5%) chothấy công ty không còn khuyến khích chính sách bán chịu Thay vào đó chúng tanhận thấy một sự tăng đột ngột của giá vốn hàng bán (32%), tỷ lệ này còn vượt lêntrên sự tăng trưởng của doanh thu trong năm 2011 Như vậy, giá thành sản phẩmtăng lên đã góp phần lớn vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của doanh thu Tuy nhiên, sựtăng lên của giá vốn hàng bán cho thấy sự tăng lên của giá thành sản phẩm hay có

sự tăng lên về chi phí cho các nguyên liệu đầu vào Nhờ có sự tích trữ hàng tồn khotrong năm 2010 cho nên số lượng sản xuất của công ty vẫn theo kế hoạch chứkhông thay đổi theo giá nguyên liệu đầu vào Chính vì vậy mà trong năm 2011công ty không đặt quá cao lợi nhuận kỳ vọng

- Về lợi nhuận sau thuế

Trong năm 2010, lợi nhuận sau thuế tăng vọt tới 8.189 triệu đồng tương đương96% so với năm 2009 Mức tăng này là do công ty đã đặt mức lợi nhuận kỳ vọnglớn nên khi lượng hàng tiêu thụ lớn thì lợi nhuận sau thuế của công ty cũng vì thế

mà tăng mạnh Điều này cũng giải thích cho sự tăng lên của tỷ lệ doanh lợi trên

Trang 25

tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ doanh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) Trong năm 2010,tổng tài sản chỉ tăng 15% trong khi lợi nhuận sau thuế tăng 96% điều này dẫn tới sựtăng mạnh trong tỷ lệ ROA (tỷ lệ này trong năm 2010 là 3%) Cũng tương tự nhưvậy, vốn chủ sở hữu 2010 tăng 12% trong khi lợi nhuận sau thuế tăng tới 96% chonên tỷ lệ ROE trong năm 2010 là 23,3% tăng mạnh so với năm 2009 Có thể coitrong năm 2010 nền kinh tế có phần ổn định hơn cùng với các chính sách hợp lí,công ty đã thu được thành công lớn trong hoạt động kinh doanh của mình.

Bước sang năm 2011, nền kinh tế lại rơi vào vòng xoáy lạm phát khiến cho cácngành sản xuất nói chung và Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà nói riêng khókhăn hơn Nguồn nguyên liệu liên tục tăng giá, tiếp cận các nguồn vay khó khăn,chi phí cơ hội cho việc sử dụng vốn cũng lớn hơn Kết quả kinh doanh tuy khôngkhả quan như trong năm 2010 nhưng công ty cũng đã gặt hái được những thànhquả đáng khích lệ Trong năm này, doanh thu tăng lên 25% so với 2009 tuy nhiênlợi nhuận sau thuế chỉ đạt 11.756 triệu đồng, giảm 4.975 triệu đồng tương đươnggiảm 30% so với năm 2009 Tuy trong năm 2011 doanh thu tăng mạnh nhưng cácchi phí cũng tăng theo không kém như sự tăng lên của chi phí bán hàng, chi phí tàichính là rất lớn, ngoài ra chúng ta cũng không thể không nhắc tới sự tăng lên củachi phí lưu trữ bảo quản hàng tồn kho Chính vì vậy mà giá vốn hàng bán tăng lênmột cách mạnh mẽ, điều này khiến cho tỷ lệ lợi nhuận thuần trên doanh thu thuầntrong năm 2011 giảm mạnh so với năm 2010 Mặt khác, do lạm phát lên cao khiếncho đời sống của người dân có phần khó khăn hơn cho nên công ty không đặt quácao lợi nhuận kỳ vọng và điều đó cũng giải thích cho sự giảm sút của lợi nhuận sauthuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh Cũng trong năm 2011, tổng tài sản của công

ty giảm 8% nên tỷ lệ ROA có sự giảm sút không đáng kể (đạt 2,4%) Tương tựROA thì ROE của công ty cũng là một con số đáng khích lệ Để đạt ROE là 16,3%công ty đã có một sự nỗ lực lớn cũng như các kế hoạch đúng đắn để chống lại cơnbão lạm phát trong nền kinh tế Việt Nam

2.1.3 Về xuất khẩu

Như trên đã nhắc tới, Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà hiện là một trong số

ít những doanh nghiệp dược phẩm của Việt Nam đã có thể xuất khẩu sản phẩmthuốc của mình ra thị trường nước ngoài Sản phẩm của công ty hiện đã có mặt ởmột số nước như Pháp, Myanmar, Nga, Papua Newghine…

Về lượng hàng hóa xuất khẩu, năm 2009 công ty xuất khẩu được lượng hànghóa giá trị 6.105 triệu đồng, và sang năm 2010 con số này đã tăng lên gấp 2 lần, đạt12.059 triệu đồng, đây là một sự tăng trưởng nhanh chóng và hứa hẹn mở ra cơ hộilớn để mở rộng, phát triển thị trường ngoài nước Tuy nhiên sang năm 2011, dotình hình kinh tế khủng hoảng, cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều gặp

Trang 26

phải nhiều khó khăn, do đó, sản lượng xuất khẩu của công ty đã chững lại, chỉ tăng28% so với con số của năm 2010, đạt 15.459 triệu đồng Trong đó, lượng xuất khẩusang Campuchia đạt hơn 1,9 triệu EUR, sang châu Phi đạt hơn 700.000 USD…Tuy đây vẫn là con số khiêm tốn, song trong một vài năm gần đây vẫn đánh dấubước ngoặt về công tác xuất khẩu hàng sản xuất của công ty ra thị trường nướcngoài, mà nơi thực hiện là chi nhánh Hà Nội.

2.2 THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM BỔ PHẾ CHỈ KHÁI LỘ CỦA CÔNG TY

2.2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của toàn công ty

Trong lĩnh vực bào chế, sản xuất và kinh doanh thuốc chữa bệnh, Công ty cổphần dược phẩm Nam Hà hiện nay đã có trên 200 sản phẩm được cấp số đăng ký,cho phép lưu hành trên toàn quốc với nhiều dạng bào chế khác nhau và chữa đượcnhiều dạng bệnh khác nhau Trong đó, công ty có một số sản phẩm trọng tâm, lànhững sản phẩm có tiếng trên thị trường, được người tiêu dùng nhớ tới và tintưởng, doanh số của các sản phẩm này chiếm trên 50 – 60% tổng doanh số bánhàng của công ty Những sản phẩm trọng tâm của Công ty cổ phần dược phẩmNam Hà gồm những loại thuốc như: thuốc ho Bổ phế dạng siro và dạng viên ngậm;thuốc xịt mũi Coldi B; thuốc nhỏ mắt Naphacollyre…

Bảng 2.2 Doanh số sản phẩm trọng tâm năm 2009 - 2011

Coldkotuýp

Naphacogyl

Naphamulti

Naphacollyre Tổng

2009 10.278 20.478 14.115 2.967 5.824 14.173 7.878 75.713

2010 12.318 27.646 14.274 3.494 3.284 17.351 8.024 86.391

2011 17.014 39.774 15.397 4.047 11.112 16.834 4.862 109.04

0

Trang 27

Nguồn: Phòng Bán hàng Sản xuất

Qua bảng 2.2, ta có thể thấy: mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là Bổ phếNam Hà Chỉ khái lộ dạng siro, sản phẩm này là sản phẩm truyền thống, nổi tiếngnhất của công ty, luôn có doanh số bán vượt xa tất cả các sản phẩm khác Bên cạnh

đó là 3 loại thuốc Bổ phế Nam Hà viên ngậm, Coldi B và Naphamulti là những sảnphẩm đóng góp lượng bán lớn nhất trong tỷ trọng tổng doanh số

Về vai trò của các sản phẩm trọng tâm, ta thấy mặc dù chỉ gồm 7 loại thuốcnhưng doanh số của 7 loại sản phẩm này luôn chiếm tỷ trọng đa số trong tổngdoanh số bán của các mặt hàng công ty sản xuất Năm 2009, giá trị hàng công tytrong doanh số bán là 98.982 triệu đồng, thì sản phẩm trọng tâm chiếm 76,5%, vàgần 200 mặt hàng khác như vậy chỉ chiếm 23,5% Tương tự, trong năm 2010, giátrị mặt hàng trong tâm chiếm tỷ trọng 72,4% (86.391 triệu đồng/119.254 triệuđồng), và năm 2011 là 76,5% (109.040 triệu đồng trên tổng số 142.599 triệu đồng).Chỉ với 7 sản phẩm trong khoảng hơn 200 sản phẩm, nhóm hàng trọng tâm luônđóng góp doanh số bằng ¾ tổng doanh số hàng công ty sản xuất

Từ đó ta có thể nhận thấy tầm quan trọng đặc biệt của nhóm sản phẩm này, vìthế công ty cần có các chính sách hợp lý nhằm phát huy lợi thế của nhóm sản phẩmnày, ngày càng phát triển hơn nữa thị trường và doanh số bán của chúng Công tycũng có thể nghiên cứu thay đổi, cải tiến trong công thức, mẫu mã, bao bì của cácsản phẩm này để tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn hơn nữa

Ví dụ đối với sản phẩm Bổ phế Nam Hà Chỉ khái lộ dạng siro, là sản phẩmtruyền thống, đặc trưng của công ty, tên sản phẩm luôn luôn được gắn liền và nhớtới cùng với tên công ty Nhưng hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩmcùng loại của các cơ sở sản xuất dược phẩm khác, có đặc điểm mẫu mã bao bì rấtgiống với sản phẩm Bổ phế Chỉ khái lộ của công ty, nhằm ăn theo uy tín của sảnphẩm trên thị trường Công ty có thể chú ý cải tiến mẫu mã của sản phẩm này mộtchút, tạo ra điểm nhấn riêng khác biệt và cần phải tuyên truyền rộng rãi đến mọitầng lớp người tiêu dùng giúp mọi người có thể dễ dàng phân biệt, nhận ra đúngsản phẩm của công ty để có thể sử dụng đúng sản phẩm thực sự chất lượng tốt chosức khỏe của mình

2.2.1.2 Doanh số bán theo khu vực

Hiện nay, hoạt động bán hàng của Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà chủyếu ở khu vực miền Bắc và một vài tỉnh Bắc Trung bộ, khu vực phía Nam cũngđang được công ty chú ý và mở rộng hệ thống phân phối nhưng doanh số bán củakhu vực này vẫn chưa đáng kể so với những thị trường truyền thống Vì thế, doanh

số bán của công ty được tính theo 3 khu vực như sau:

Trang 28

Bảng 2.3 Doanh số các khu vực năm 2009 - 2011

Đơn vị: Triệu đồng

Khu vực Năm Tăng trưởng

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

Khu vực Hà Nội 37.805 44.742 53.916 18,35% 20,50%Miền núi 5.585 7.413 10.470 32,72% 41,24%Các tỉnh khác 58.139 67.058 78.357 15,34% 16,85%

Nguồn: Phòng Bán hàng Sản xuất

Như ta thấy trên bảng 2.3, Hà Nội được tính riêng thành một khu vực, vì trongtổng số 27 tỉnh thành được tính thì trong cả 3 năm, doanh số của riêng Hà Nội đềuchiếm khoảng 37% Tính về diện tích thì hiện giờ sau khi được mở rộng, Hà Nộicũng là khu vực có diện tích khá đáng kể so với 2 khu vực còn lại Ngoài ra, HàNội là thủ đô của nước ta, là trung tâm kinh tế của miền Bắc và cả nước nên mứcsống của người dân rất cao, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng rất lớn nên lượnghàng thuốc bán được ở khu vực này rất cao so với các nơi khác Hơn nữa còn mộtnguyên nhân rất quan trọng là Hà Nội là nơi tập trung những bệnh viện cấp Trungương và những bệnh viện lớn nhất của miền Bắc Ở nước ta do kinh tế chưa pháttriển và phân hóa rất lớn giữa các khu vực, nên ở các tỉnh khác, đặc biệt là vùngnông thôn, điều kiện y tế là không cao, cơ sở vật chất kém xa các bệnh viện ở HàNội hoặc thậm chí thiếu thốn trầm trọng, đội ngũ y bác sỹ cũng không có nhiềungười có chuyên môn cao chịu về các bệnh viện tỉnh hoặc vùng sâu vùng xa Vìvậy khi bị bệnh nặng, người dân có nhiều trường hợp buộc phải chuyển lên tuyếntrên thì mới có các phương tiện và bác sỹ có trình độ điều trị Và dù khi bệnh có thểđiều trị được ở bệnh viện địa phương thì người dân vẫn có tâm lý muốn được chữatrị ở các bệnh viện Trung ương thì mới có thể yên tâm về sức khỏe của mình Điềunày dẫn tới tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến Trung ương đang là vấn đề rấtđược quan tâm hiện nay và điều đó cũng dẫn đến lượng thuốc tiêu thụ ở các bệnhviện này là rất lớn, góp phần vào doanh số bán của cả khu vực Hà Nội

Ngược lại, khu vực miền núi là khu vực rất rộng lớn nhưng tỷ trọng lượng bánlại quá nhỏ so với các nơi khác Trong cả 3 năm, doanh số của khu vực này chỉchiếm khoảng 6% trên tổng doanh số Nguyên nhân dẫn tới điều này là do khu vực

Trang 29

miền núi là một trong những khu vực kém phát triển kinh tế nhất của cả nước, mứcsống của người dân khu vực này thấp hơn nhiều lần các khu vực khác, đặc biệt là

bộ phận những dân tộc thiểu số tỷ lệ người dân sống ở mức nghèo và dưới nghèovẫn còn nhiều, nên việc chăm sóc sức khỏe cũng không được quan tâm và đáp ứngđúng mức Không chỉ vì điều kiện kinh tế, quan niệm và tập quán của người dâncũng ảnh hưởng đến kết quả này rất nhiều Đối với những dân tộc thiểu số, họ córất nhiều phong tục tập quán lâu đời và biệt lập Việc chữa bệnh cũng thế, họ có rấtnhiều những phương pháp độc đáo được truyền đời từ xa xưa, trong đó có nhữngcách chữa bệnh thật sự hiệu quả và có cơ sở khoa học Thậm chí còn có nhữngtrường hợp phương pháp của người dân tộc thiểu số có thể chữa được những chứngbệnh mà y học hiện nay phải bó tay Nhưng trong đó cũng có rất nhiều phươngpháp chỉ là quan niệm sai lầm, thậm chí là mê tín dị đoan, hoàn toàn không có tácdụng gì Nhưng đối với người dân tộc thiểu số, một thời gian dài từ xa xưa họ sốngtách biệt, và niềm tin của họ rất vững chắc nên rất khó để có thể tuyên truyền,thuyết phục họ tin vào y học hiện đại

Nhưng hiện nay, với những chính sách đúng đắn của Đảng và Chính phủ, ngườidân tộc thiểu số đang ngày càng hòa nhập với cuộc sống hiện đại, đời sống của họngày một được nâng cao Điều đó cũng được thể hiện qua doanh số bán của công ty

ở khu vực này: tuy giá trị vẫn nhỏ hơn nhiều so với 2 khu vực còn lại, nhưng trong

3 năm qua, khu vực miền núi là khu vực có mức tăng trưởng vượt bậc, lớn hơnnhiều mức tăng của khu vực Hà Nội và các nơi khác

Năm 2010, trong khi Hà Nội tăng trưởng 18,35% so với năm 2009, các tỉnhkhác là 1534% thì khu vực miền núi có mức tăng 32,72%, gần gấp đôi con số của 2khu vực còn lại Sang năm 2011, mức tăng của 2 khu vực còn lại so với năm trước

đó có lớn hơn mức tăng của năm 2010, nhưng không nhiều, chỉ lớn hơn trên dưới2%, thì con số của khu vực miền núi còn tiến xa hơn Năm này, doanh số khu vựcmiền núi tăng tới 41,24%, gấp đôi mức tăng của Hà Nội và vượt qua con số tương

tự của năm 2010 đến 8,52%

Ngoài ra, khu vực các tỉnh khác, bao gồm các tỉnh còn lại ở miền Bắc và cả mộtvài tỉnh Bắc Trung bộ, tuy có diện tích và dân số lớn, mức sống cũng ở mức khá,nhưng doanh số hàng năm chỉ đạt khoảng 57% trên tổng số, chỉ cao hơn khu vực

Hà Nội 1,5 lần, cho thấy công ty vẫn chưa khai thác hiệu quả khu vực thị trườngnày

Sau đây là một số số liệu cụ thể về doanh số bán hàng của Công ty cổ phầndược phẩm Nam Hà tại các tỉnh thành

Trang 30

Bảng 2.4 Doanh số tại các tỉnh năm 2009 - 2011

Đơn vị: Triệu đồng

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

1 TP Hà Nội 38.208 44.742 53.916 17,10% 20,50% 2.Nghệ An 6.764 8.711 8.636 28,78% -0,86% 3.Thanh Hóa 7.133 8.074 9.357 13,19% 15,89% 4.Vĩnh Phúc 1.899 2.551 4.896 34,33% 91,92% 5.Nam Định 5.979 6.697 7.221 12,01% 7,82% 6.Hải Phòng 5.108 6.181 8.162 21,01% 32,05% 7.Quảng Ninh 4.230 5.118 5.949 20,99% 16,24% 8.Thái Bình 3.740 4.450 5.394 18,98% 21,21% 9.Bắc Giang 2.176 4.186 4.657 92,37% 11,25% 10.Hải Dương 2.896 3.774 4.871 30,32% 29,07% 11.Thái Nguyên 2.289 2.838 3.912 23,98% 37,84% 12.Phú Thọ 2.433 2.579 3.274 6,00% 26,95% 13.Bắc Ninh 2.835 3.175 3.314 11,99% 4,38% 14.Cao Bằng 1.203 1.287 1.263 6,98% -1,86% 15.Hà Tĩnh 1.867 2.026 1.934 8,52% -4,54% 16.Ninh Bình 1.942 2.311 3.064 19,00% 32,58% 17.Tuyên Quang 1.035 1.780 2.363 71,98% 32,75% 18.Yên Bái 1.536 1.505 1.602 -2,02% 6,45% 19.Hà Nam 1.827 1.991 2.622 8,98% 31,69% 20.Điện Biên 764 779 623 1,96% -20,03% 21.Bắc Cạn 466 489 499 4,94% 2,04% 22.Lào Cai 1.361 1.592 1.944 16,97% 22,11% 23.Hòa Bình 372 476 627 27,96% 31,72% 24.Sơn La 552 679 930 23,01% 36,97% 25.Hà Giang 360 356 364 -1,11% 2,25% 26.Hưng Yên 597 866 1.349 45,06% 55,77%

Trang 31

Tổng 99.572 119.213 142.743 19,73% 19,74%

Nguồn: Phòng Bán hàng Sản xuất

Qua những con số được phân tích ở trên, ta thấy hoạt động bán hàng của công

ty hiện vẫn đang ngày càng được mở rộng và tăng trưởng liên tục, nhưng hiệu quảđạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng Ở các khu vực khác ngoài Hà Nội,công ty cần phải đầu tư mở rộng mạnh mẽ và nâng cao hơn nữa chất lượng hệthống phân phối, phát triển các thị trường mà công ty đã có mặt cả về chiều rộng vàchiều sâu, xâm nhập các thị trường mới Trong đó, công ty cũng nên có chính sáchchú ý hơn tới các tỉnh miền núi, đây thực sự là một thị trường còn rất nhiều tiềmnăng có thể khai thác

2.2.1.3 Tình hình tiêu thụ theo thời điểm trong năm

Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm luôn diễn ra ổn định, nhờvào hoạt động hiệu quả và ổn định của tất cả các khâu trong bộ máy Các dự ántrong chương trình Quốc gia được ưu tiên tạo điều kiện hoạt động liền mạch vàhiệu quả; phòng Bán hàng đảm bảo tiến độ và giá trị các đơn hàng tạo công việc ổnđịnh liên tục cho đội ngũ công nhân sản xuất; phòng Cung ứng đảm bảo nguyênliệu đầu vào liên tục với chất lượng tốt và giá cả hợp lý; hệ thống cơ sở vật chấthiện đại và đội ngũ công nhân viên lành nghề, có chuyên môn cao đảm bảo năngsuất và tiến độ sản xuất sản phẩm; hệ thống phân phối chuyên nghiệp đảm bảo sảnphẩm của công ty lưu thông xuyên suốt trên thị trường…

Doanh số các tháng trong năm luôn luôn ổn định ở con số tương đương nhau vàtăng trưởng đều đặn qua các năm cho thấy hoạt động sản xuất của công ty trong 1năm luôn xuyên suốt, không hề bị ngắt quãng hay có thời điểm nào công nhânkhông có việc và công ty không thể sử dụng hết các nguồn lực của mình một cáchhiệu quả

Theo số liệu ở bảng 2.5, ta có thể nhận thấy trong cả 3 năm, trong khi doanh sốcủa tất cả các tháng rất đều đặn, chênh lệch không quá lớn, thì chỉ đặc biệt cókhoảng thời gian tháng 2 là doanh số bán thấp hơn hẳn các tháng còn lại, thườngchỉ bằng khoảng 60% con số của các tháng khác Hiện tượng này ta có thể lý giải là

do nguyên nhân sau Tháng 2 hàng năm là khoảng thời gian của Tết Nguyên đán cổtruyền, ngày Tết chính thức đối với tất cả người dân Việt Nam, là khoảng thời gianbắt đầu một năm mới Theo quan niệm của người dân Việt Nam ta từ xưa đến nay,đến Tết, mọi người đều mong muốn một năm mới đến sẽ chỉ tràn đầy những điềutốt đẹp, và nếu đầu năm mà gặp chuyện gì không tốt thì cả năm cũng sẽ không tốtnhư thế Mà “sức khỏe là vốn quý”, không có sức khỏe tốt, con người cũng sẽkhông thể làm tốt những việc khác Vì thế, vào đầu năm, chúng ta không muốn

Ngày đăng: 27/03/2015, 08:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w