Tình hình tiêu thụ sản phẩm của toàn công ty 1. Về loại sản phẩm

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm Bổ phế Chỉ khái lộ của Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà (Trang 24 - 31)

THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM BỔ PHẾ CHỈ KHÁI LỘ CỦACÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM NAM HÀ

2.2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của toàn công ty 1. Về loại sản phẩm

Về các loại thuốc chữa bệnh, Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà hoạt động kinh doanh không chỉ bán ra các sản phẩm tự nghiên cứu, bào chế và sản xuất dùng để chữa bệnh thông thường mà còn gồm các hoạt động nhập khẩu, nhượng quyền, các loại thực phẩm chức năng, các loại thuốc bệnh viện, cung cấp một số loại thuốc cho các chương trình Quốc gia về sức khỏe cộng đồng.

Trong lĩnh vực bào chế, sản xuất và kinh doanh thuốc chữa bệnh, Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà hiện nay đã có trên 200 sản phẩm được cấp số đăng ký, cho phép lưu hành trên toàn quốc với nhiều dạng bào chế khác nhau và chữa được nhiều dạng bệnh khác nhau. Trong đó, công ty có một số sản phẩm trọng tâm, là những sản phẩm có tiếng trên thị trường, được người tiêu dùng nhớ tới và tin tưởng, doanh số của các sản phẩm này chiếm trên 50 – 60% tổng doanh số bán hàng của công ty. Những sản phẩm trọng tâm của Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà gồm những loại thuốc như: thuốc ho Bổ phế dạng siro và dạng viên ngậm;

thuốc xịt mũi Coldi B; thuốc nhỏ mắt Naphacollyre…

Bảng 2.2. Doanh số sản phẩm trọng tâm năm 2009 - 2011

Đơn vị: Triệu đồng Năm

Bổ phế viên

Bổ phế

chai Coldi B Coldko tuýp

Napha cogyl

Napha multi

Napha

collyre Tổng 2009 10.278 20.478 14.115 2.967 5.824 14.173 7.878 75.713 2010 12.318 27.646 14.274 3.494 3.284 17.351 8.024 86.391 2011 17.014 39.774 15.397 4.047 11.112 16.834 4.862 109.04

0 Nguồn: Phòng Bán hàng Sản xuất Qua bảng 2.2, ta có thể thấy: mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là Bổ phế Nam Hà Chỉ khái lộ dạng siro, sản phẩm này là sản phẩm truyền thống, nổi tiếng nhất của công ty, luôn có doanh số bán vượt xa tất cả các sản phẩm khác. Bên cạnh đó là 3 loại thuốc Bổ phế Nam Hà viên ngậm, Coldi B và Naphamulti là những sản phẩm đóng góp lượng bán lớn nhất trong tỷ trọng tổng doanh số.

Về vai trò của các sản phẩm trọng tâm, ta thấy mặc dù chỉ gồm 7 loại thuốc nhưng doanh số của 7 loại sản phẩm này luôn chiếm tỷ trọng đa số trong tổng doanh số bán của các mặt hàng công ty sản xuất. Năm 2009, giá trị hàng công ty trong doanh số bán là 98.982 triệu đồng, thì sản phẩm trọng tâm chiếm 76,5%, và gần 200 mặt hàng khác như vậy chỉ chiếm 23,5%. Tương tự, trong năm 2010, giá trị mặt hàng trong tâm chiếm tỷ trọng 72,4% (86.391 triệu đồng/119.254 triệu đồng), và năm 2011 là 76,5% (109.040 triệu đồng trên tổng số 142.599 triệu đồng).

Chỉ với 7 sản phẩm trong khoảng hơn 200 sản phẩm, nhóm hàng trọng tâm luôn đúng gúp doanh số bằng ắ tổng doanh số hàng cụng ty sản xuất.

Từ đó ta có thể nhận thấy tầm quan trọng đặc biệt của nhóm sản phẩm này, vì thế công ty cần có các chính sách hợp lý nhằm phát huy lợi thế của nhóm sản phẩm này, ngày càng phát triển hơn nữa thị trường và doanh số bán của chúng. Công ty cũng có thể nghiên cứu thay đổi, cải tiến trong công thức, mẫu mã, bao bì của các sản phẩm này để tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn hơn nữa.

Ví dụ đối với sản phẩm Bổ phế Nam Hà Chỉ khái lộ dạng siro, là sản phẩm truyền thống, đặc trưng của công ty, tên sản phẩm luôn luôn được gắn liền và nhớ tới cùng với tên công ty. Nhưng hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm cùng loại của các cơ sở sản xuất dược phẩm khác, có đặc điểm mẫu mã bao bì rất giống với sản phẩm Bổ phế Chỉ khái lộ của công ty, nhằm ăn theo uy tín của sản phẩm trên thị trường. Công ty có thể chú ý cải tiến mẫu mã của sản phẩm này một chút, tạo ra điểm nhấn riêng khác biệt và cần phải tuyên truyền rộng rãi đến mọi tầng lớp người tiêu dùng giúp mọi người có thể dễ dàng phân biệt, nhận ra đúng sản phẩm của công ty để có thể sử dụng đúng sản phẩm thực sự chất lượng tốt cho sức khỏe của mình.

2.2.1.2. Doanh số bán theo khu vực

Hiện nay, hoạt động bán hàng của Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà chủ yếu ở khu vực miền Bắc và một vài tỉnh Bắc Trung bộ, khu vực phía Nam cũng đang được công ty chú ý và mở rộng hệ thống phân phối nhưng doanh số bán của

khu vực này vẫn chưa đáng kể so với những thị trường truyền thống. Vì thế, doanh số bán của công ty được tính theo 3 khu vực như sau:

Bảng 2.3. Doanh số các khu vực năm 2009 - 2011

Đơn vị: Triệu đồng

Khu vực Năm Tăng trưởng

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

Khu vực Hà Nội 37.805 44.742 53.916 18,35% 20,50%

Miền núi 5.585 7.413 10.470 32,72% 41,24%

Các tỉnh khác 58.139 67.058 78.357 15,34% 16,85%

Nguồn: Phòng Bán hàng Sản xuất Như ta thấy trên bảng 2.3, Hà Nội được tính riêng thành một khu vực, vì trong tổng số 27 tỉnh thành được tính thì trong cả 3 năm, doanh số của riêng Hà Nội đều chiếm khoảng 37%. Tính về diện tích thì hiện giờ sau khi được mở rộng, Hà Nội cũng là khu vực có diện tích khá đáng kể so với 2 khu vực còn lại. Ngoài ra, Hà Nội là thủ đô của nước ta, là trung tâm kinh tế của miền Bắc và cả nước nên mức sống của người dân rất cao, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng rất lớn nên lượng hàng thuốc bán được ở khu vực này rất cao so với các nơi khác. Hơn nữa còn một nguyên nhân rất quan trọng là Hà Nội là nơi tập trung những bệnh viện cấp Trung ương và những bệnh viện lớn nhất của miền Bắc. Ở nước ta do kinh tế chưa phát triển và phân hóa rất lớn giữa các khu vực, nên ở các tỉnh khác, đặc biệt là vùng nông thôn, điều kiện y tế là không cao, cơ sở vật chất kém xa các bệnh viện ở Hà Nội hoặc thậm chí thiếu thốn trầm trọng, đội ngũ y bác sỹ cũng không có nhiều người có chuyên môn cao chịu về các bệnh viện tỉnh hoặc vùng sâu vùng xa. Vì vậy khi bị bệnh nặng, người dân có nhiều trường hợp buộc phải chuyển lên tuyến trên thì mới có các phương tiện và bác sỹ có trình độ điều trị. Và dù khi bệnh có thể điều trị được ở bệnh viện địa phương thì người dân vẫn có tâm lý muốn được chữa trị ở các bệnh viện Trung ương thì mới có thể yên tâm về sức khỏe của mình. Điều này dẫn tới tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến Trung ương đang là vấn đề rất được quan tâm hiện nay và điều đó cũng dẫn đến lượng thuốc tiêu thụ ở các bệnh viện này là rất lớn, góp phần vào doanh số bán của cả khu vực Hà Nội.

Ngược lại, khu vực miền núi là khu vực rất rộng lớn nhưng tỷ trọng lượng bán lại quá nhỏ so với các nơi khác. Trong cả 3 năm, doanh số của khu vực này chỉ chiếm khoảng 6% trên tổng doanh số. Nguyên nhân dẫn tới điều này là do khu vực miền núi là một trong những khu vực kém phát triển kinh tế nhất của cả nước, mức sống của người dân khu vực này thấp hơn nhiều lần các khu vực khác, đặc biệt là bộ phận những dân tộc thiểu số tỷ lệ người dân sống ở mức nghèo và dưới nghèo vẫn còn nhiều, nên việc chăm sóc sức khỏe cũng không được quan tâm và đáp ứng đúng mức. Không chỉ vì điều kiện kinh tế, quan niệm và tập quán của người dân cũng ảnh hưởng đến kết quả này rất nhiều. Đối với những dân tộc thiểu số, họ có rất nhiều phong tục tập quán lâu đời và biệt lập. Việc chữa bệnh cũng thế, họ có rất nhiều những phương pháp độc đáo được truyền đời từ xa xưa, trong đó có những cách chữa bệnh thật sự hiệu quả và có cơ sở khoa học. Thậm chí còn có những trường hợp phương pháp của người dân tộc thiểu số có thể chữa được những chứng bệnh mà y học hiện nay phải bó tay. Nhưng trong đó cũng có rất nhiều phương pháp chỉ là quan niệm sai lầm, thậm chí là mê tín dị đoan, hoàn toàn không có tác dụng gì. Nhưng đối với người dân tộc thiểu số, một thời gian dài từ xa xưa họ sống tách biệt, và niềm tin của họ rất vững chắc nên rất khó để có thể tuyên truyền, thuyết phục họ tin vào y học hiện đại.

Nhưng hiện nay, với những chính sách đúng đắn của Đảng và Chính phủ, người dân tộc thiểu số đang ngày càng hòa nhập với cuộc sống hiện đại, đời sống của họ ngày một được nâng cao. Điều đó cũng được thể hiện qua doanh số bán của công ty ở khu vực này: tuy giá trị vẫn nhỏ hơn nhiều so với 2 khu vực còn lại, nhưng trong 3 năm qua, khu vực miền núi là khu vực có mức tăng trưởng vượt bậc, lớn hơn nhiều mức tăng của khu vực Hà Nội và các nơi khác.

Năm 2010, trong khi Hà Nội tăng trưởng 18,35% so với năm 2009, các tỉnh khác là 1534% thì khu vực miền núi có mức tăng 32,72%, gần gấp đôi con số của 2 khu vực còn lại. Sang năm 2011, mức tăng của 2 khu vực còn lại so với năm trước đó có lớn hơn mức tăng của năm 2010, nhưng không nhiều, chỉ lớn hơn trên dưới 2%, thì con số của khu vực miền núi còn tiến xa hơn. Năm này, doanh số khu vực miền núi tăng tới 41,24%, gấp đôi mức tăng của Hà Nội và vượt qua con số tương tự của năm 2010 đến 8,52%.

Ngoài ra, khu vực các tỉnh khác, bao gồm các tỉnh còn lại ở miền Bắc và cả một vài tỉnh Bắc Trung bộ, tuy có diện tích và dân số lớn, mức sống cũng ở mức khá, nhưng doanh số hàng năm chỉ đạt khoảng 57% trên tổng số, chỉ cao hơn khu vực Hà Nội 1,5 lần, cho thấy công ty vẫn chưa khai thác hiệu quả khu vực thị trường này.

Sau đây là một số số liệu cụ thể về doanh số bán hàng của Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà tại các tỉnh thành.

Bảng 2.4. Doanh số tại các tỉnh năm 2009 - 2011

Đơn vị: Triệu đồng

Tỉnh Năm Tăng trưởng

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 1. TP Hà Nội 38.208 44.742 53.916 17,10% 20,50%

2.Nghệ An 6.764 8.711 8.636 28,78% -0,86%

3.Thanh Hóa 7.133 8.074 9.357 13,19% 15,89%

4.Vĩnh Phúc 1.899 2.551 4.896 34,33% 91,92%

5.Nam Định 5.979 6.697 7.221 12,01% 7,82%

6.Hải Phòng 5.108 6.181 8.162 21,01% 32,05%

7.Quảng Ninh 4.230 5.118 5.949 20,99% 16,24%

8.Thái Bình 3.740 4.450 5.394 18,98% 21,21%

9.Bắc Giang 2.176 4.186 4.657 92,37% 11,25%

10.Hải Dương 2.896 3.774 4.871 30,32% 29,07%

11.Thái Nguyên 2.289 2.838 3.912 23,98% 37,84%

12.Phú Thọ 2.433 2.579 3.274 6,00% 26,95%

13.Bắc Ninh 2.835 3.175 3.314 11,99% 4,38%

14.Cao Bằng 1.203 1.287 1.263 6,98% -1,86%

15.Hà Tĩnh 1.867 2.026 1.934 8,52% -4,54%

16.Ninh Bình 1.942 2.311 3.064 19,00% 32,58%

17.Tuyên Quang 1.035 1.780 2.363 71,98% 32,75%

18.Yên Bái 1.536 1.505 1.602 -2,02% 6,45%

19.Hà Nam 1.827 1.991 2.622 8,98% 31,69%

20.Điện Biên 764 779 623 1,96% -20,03%

21.Bắc Cạn 466 489 499 4,94% 2,04%

22.Lào Cai 1.361 1.592 1.944 16,97% 22,11%

23.Hòa Bình 372 476 627 27,96% 31,72%

24.Sơn La 552 679 930 23,01% 36,97%

25.Hà Giang 360 356 364 -1,11% 2,25%

26.Hưng Yên 597 866 1.349 45,06% 55,77%

Tổng 99.572 119.213 142.743 19,73% 19,74%

Nguồn: Phòng Bán hàng Sản xuất Qua những con số được phân tích ở trên, ta thấy hoạt động bán hàng của công ty hiện vẫn đang ngày càng được mở rộng và tăng trưởng liên tục, nhưng hiệu quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Ở các khu vực khác ngoài Hà Nội, công ty cần phải đầu tư mở rộng mạnh mẽ và nâng cao hơn nữa chất lượng hệ thống phân phối, phát triển các thị trường mà công ty đã có mặt cả về chiều rộng và chiều sâu, xâm nhập các thị trường mới. Trong đó, công ty cũng nên có chính sách chú ý hơn tới các tỉnh miền núi, đây thực sự là một thị trường còn rất nhiều tiềm năng có thể khai thác.

2.2.1.3. Tình hình tiêu thụ theo thời điểm trong năm

Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm luôn diễn ra ổn định, nhờ vào hoạt động hiệu quả và ổn định của tất cả các khâu trong bộ máy. Các dự án trong chương trình Quốc gia được ưu tiên tạo điều kiện hoạt động liền mạch và hiệu quả; phòng Bán hàng đảm bảo tiến độ và giá trị các đơn hàng tạo công việc ổn định liên tục cho đội ngũ công nhân sản xuất; phòng Cung ứng đảm bảo nguyên liệu đầu vào liên tục với chất lượng tốt và giá cả hợp lý; hệ thống cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ công nhân viên lành nghề, có chuyên môn cao đảm bảo năng suất và tiến độ sản xuất sản phẩm; hệ thống phân phối chuyên nghiệp đảm bảo sản phẩm của công ty lưu thông xuyên suốt trên thị trường…

Doanh số các tháng trong năm luôn luôn ổn định ở con số tương đương nhau và tăng trưởng đều đặn qua các năm cho thấy hoạt động sản xuất của công ty trong 1 năm luôn xuyên suốt, không hề bị ngắt quãng hay có thời điểm nào công nhân không có việc và công ty không thể sử dụng hết các nguồn lực của mình một cách hiệu quả.

Theo số liệu ở bảng 2.5, ta có thể nhận thấy trong cả 3 năm, trong khi doanh số của tất cả các tháng rất đều đặn, chênh lệch không quá lớn, thì chỉ đặc biệt có khoảng thời gian tháng 2 là doanh số bán thấp hơn hẳn các tháng còn lại, thường chỉ bằng khoảng 60% con số của các tháng khác. Hiện tượng này ta có thể lý giải là do nguyên nhân sau. Tháng 2 hàng năm là khoảng thời gian của Tết Nguyên đán cổ truyền, ngày Tết chính thức đối với tất cả người dân Việt Nam, là khoảng thời gian

bắt đầu một năm mới. Theo quan niệm của người dân Việt Nam ta từ xưa đến nay, đến Tết, mọi người đều mong muốn một năm mới đến sẽ chỉ tràn đầy những điều tốt đẹp, và nếu đầu năm mà gặp chuyện gì không tốt thì cả năm cũng sẽ không tốt như thế. Mà “sức khỏe là vốn quý”, không có sức khỏe tốt, con người cũng sẽ không thể làm tốt những việc khác. Vì thế, vào đầu năm, chúng ta không muốn phải đi mua thuốc, vì như thế có nghĩa sức khỏe trong cả năm cũng sẽ bị ảnh hưởng xấu.

Bảng 2.5. Doanh số từng tháng năm 2009 - 2011

Đơn vị: Triệu đồng

Tháng Năm Tăng trưởng

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

1 7.703 9.126 11.290 18,47% 23,71%

2 4.332 5.868 7.530 35,47% 28,32%

3 7.244 9.401 12.687 29,78% 34,95%

4 6.432 9.632 14.800 49,75% 53,65%

5 9.688 10.981 12.580 13,35% 14,56%

6 7.199 9.310 11.959 29,32% 28,45%

7 7.747 9.278 10.614 19,76% 14,40%

8 8.840 9.841 10.742 11,32% 9,16%

9 9.404 11.210 12.975 19,21% 15,74%

10 9.266 10.984 12.131 18,54% 10,44%

11 11.176 12.262 12.002 9,72% -2,12%

12 9.952 11.361 13.975 14,16% 23,01%

Tổng 98.982 119.254 143.285 12,05% 20,15%

Nguồn: Phòng Bán hàng Sản xuất Mặt khác, thuốc chữa bệnh là một hàng hóa nhạy cảm, tác động mạnh và trực tiếp tới sức khỏe con người, cần được bảo quản trong điều kiện khắt khe. Do đó, vào những tháng gần cuối năm, công ty có thể giảm bớt lượng hàng sản xuất, giảm khối lượng công việc, cũng là để các cán bộ công nhân viên được nghỉ ngơi và có

thể chuẩn bị đón Tết. Đồng thời công ty nên tổ chức các hoạt động phong trào, khen thưởng cuối năm, nhằm khích lệ tinh thần cán bộ công nhân viên, tăng tình đoàn kết trong nôi bộ công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm Bổ phế Chỉ khái lộ của Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà (Trang 24 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w