1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích thực trạng công tác giáo dục - đào tạo ở các tỉnh miền núi phía Bắc

57 1,8K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 234 KB

Nội dung

Phân tích thực trạng công tác giáo dục - đào tạo ở các tỉnh miền núi phía Bắc

Trang 1

Mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Những năm đầu thế kỷ XXI, khi cả nhân loại đang bước vào nềnkinh tế dựa trên tri thức, chúng ta càng xiết bao khâm phục trước tầm nhìn

xa trông rộng của lãnh tụ Hồ Chí Minh, càng thấm thía lời dạy của Người:

"Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu" Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc hiểm họacủa sự dốt nát, theo Người dốt nát cũng là kẻ địch Nên Người chỉ rõ: "Vìlợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người"

Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt quátrình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách đểnhằm phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo Đặc biệt trong thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, trước những yêu cầu, nhiệm

vụ mới, đòi hỏi công tác giáo dục - đào tạo phải không ngừng đổi mới,hoàn thiện Tư tưởng này được khẳng định và cụ thể hóa trong nghị quyếtHội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ II (khóa VIII) "Về địnhhướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệphóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000" Đại hội Đảng IX tiếp tụckhẳng định: "Phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những động lựcquan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện

để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăngtrưởng kinh tế nhanh và bền vững [6, tr 108 - 109]

Nằm trong sự phát triển chung của đất nước, vùng đồng bào dân tộcthiểu số và miền núi có một vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chínhtrị, an ninh quốc phòng, giao lưu quốc tế và môi trường sinh thái Nhậnthức rõ vị thế đó, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc hoạch định và

tổ chức thực hiện chính sách dân tộc trong đó có chính sách về giáo dục đào tạo Nhờ sự quan tâm ấy trong thời gian qua công tác giáo dục - đàotạo vùng dân tộc thiểu số, miền núi đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng

Trang 2

-cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thônmiền núi, vùng dân tộc thiểu số Do đó việc nâng cao hiệu quả công tácgiáo dục - đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi là một vấn đề cấpthiết đặt ra hiện nay.

Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài "Nâng cao hiệu quả giáo dục

- đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Từ thực tiễn các tỉnh miền núi phía Bắc)" làm đề tài tốt nghiệp khóa luận đại học, chuyên ngành chủ nghĩa

cộng sản khoa học của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề giáo dục - đào tạo là một vấn đề quan trọng được Đảng vàNhà nước đặc biệt quan tâm chú ý, được thể hiện trong nhiều Văn kiện củaĐảng, nhất là từ khi thực hiện chính sách đổi mới mà đặc biệt có nghị quyếtBan chấp hành Trung ương II (khóa VIII) Đây là vấn đề lớn được nhiềungười quan tâm thể hiện ở những bài báo hoặc đề tài có tính quốc gia như:

"Sự phát triển giáo dục - đào tạo ở các vùng dân tộc thiểu số" của NguyễnMinh Hiển - Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo, "Đôi nét về thực trạng trình

độ học vấn của cư dân các dân tộc thiểu số ở Việt Nam" của Nguyễn ChíHuyên đăng trên tạp chí Dân tộc học số 4 - 1995 Song để đi sâu nghiêncứu tình hình giáo dục ở các tỉnh miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số vẫncòn nhiều hạn chế

3.1 Mục đích

Làm rõ yêu cầu cấp bách của việc nâng cao hiệu quả công tác giáodục - đào tạo và đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quảcông tác giáo dục - đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (từ thực tiễn các tỉnh miền núi phíaBắc)

3.2 Nhiệm vụ

Trang 3

- Phân tích làm rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục - đào tạotrong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thônmiền núi, vùng dân tộc thiểu số.

- Phân tích thực trạng công tác giáo dục - đào tạo ở các tỉnh miềnnúi phía Bắc, từ đó nêu ra và luận chứng một số giải pháp chủ yếu nhằmnâng cao hiệu quả công tác giáo dục - đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số vàmiền núi, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài khóa luận được nghiên cứu chủ yếu dựa vào phương phápluận của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp các phương pháp lôgic và lịch sử,thống kê, phân tích, tổng hợp, tổng kết thực tiễn

5 ý nghĩa của đề tài

- Góp phần nâng cao nhận thức về vấn đề giáo dục - đào tạo nóichung và giáo dục - đào tạo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, vềđường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục - đàotạo

- Là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm nghiên cứu vấn đề này

6 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, nội dungcủa khóa luận gồm 2 chương, 4 tiết

Trang 4

Chương 1

Tầm quan trọng của công tác giáo dục - đào tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số

1.1 công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nước ta

1.1.1 Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp và kinh tế nông thôn

Chủ trương công nghiệp hóa và xây dựng nền kinh tế hiện đại đãđược đặt ra từ Đại hội Đảng lần thứ III (1969) Trong điều kiện cơ chế kếhoạch hóa tập trung, chúng ta đã chủ trương ưu tiên phát triển công nghiệpnặng, lấy công nghiệp nặng làm nền tảng Thực tiễn cho thấy, chủ trươngcông nghiệp hóa như trên là chưa hoàn toàn phù hợp với một nước mànông nghiệp và kinh tế nông thôn là một bộ phận chủ yếu, quan trọng cấuthành nền kinh tế

Đại hội Đảng lần thứ V đã xác định nội dung chính của công nghiệphóa trong 5 năm (1981 - 1985) và những năm 80 là:

"Tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp làmặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủnghĩa (XHCN), ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xâydựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng, kết hợp nông nghiệp,công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công -nông nghiệp hợp lý" [2, tr 26]

Đại hội Đảng VI với tinh thần đổi mới đã cụ thể hóa nội dung chínhsách trên của công nghiệp hóa XHCN trong chặng đường đầu tiên thôngqua 3 chương trình mục tiêu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng vàhàng xuất khẩu Ba chương trình này đã thể hiện vị trí ưu tiên hàng đầu củanông nghiệp

Trang 5

Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 1996) Chúng ta đãđạt được những thành quả quan trọng Đại hội VIII nhận định: Nhiệm vụ đề

ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho CNH,HĐH đã cơ bản hoàn thành, cho phép chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ đẩymạnh CNH, HĐH Nội dung cơ bản của CNH, HĐH nền kinh tế Việt Namtrong những năm còn lại của thế kỷ XX là: "Phải đặc biệt coi trọng côngnghiệp hóa nông nghiệp và vùng nông thôn, ra sức phát triển nông, lâm,ngư nghiệp, các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, côngnghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, các ngành du lịch dịch vụ Khôiphục, phát triển, từng bước hiện đại hóa các ngành nghề tiểu thủ côngtruyền thống đi đôi với mở mang ngành nghề mới" [3, tr 22]

Đại hội IX tiếp tục khẳng định đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp

và nông thôn, với nội dung "Tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâmnghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng ứng dụng tiến bộ khoa học

và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, đẩy mạnh thủy lợi hóa, cơ giớihóa, điện khí hóa, quy hoạch sử dụng đất hợp lý, đổi mới cơ cấu cây trồng,vật nuôi, tăng giá trị thu được trên đơn vị diện tích, giải quyết tốt vấn đềtiêu thụ nông sản hàng hóa Đầu tư nhiều hơn cho phát triển kết cấu hạ tầngkinh tế và xã hội ở nông thôn Phát triển công nghiệp, dịch vụ, các ngànhnghề đa dạng, chú trọng công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nông nghiệp,các làng nghề, chuyển một bộ phận quan trọng lao động nông nghiệpsang khu vực công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm mới, nâng caochất lượng nguồn nhân lực, cải thiện đời sống nông dân và dân cư ở nôngthôn" [6, tr 92 - 93] Trong điều kiện hiện nay, việc đẩy mạnh CNH, HĐHnông nghiệp và kinh tế nông thôn bao gồm một số nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, thực hiện từng bước quá trình chuyển dịch cơ cấu nông

nghiệp và kinh tế nông thôn

Là một bộ phận hữu cơ của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, ở nôngthôn cũng đang diễn ra quá trình hình thành cơ cấu kinh tế mới; nông -

Trang 6

chế biến nói riêng và công nghiệp nông thôn nói chung, thương nghiệp, dulịch và các dịch vụ khác.

Mục tiêu của việc chuyển dịch đó là nhằm khai thác tốt nguồn tàinguyên về đất đai, rừng, biển, nguồn lao động dồi dào, ưu thế địa lý và sinhthái, nhằm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng hiệu quả sản xuất, kinhdoanh, từng bước đa dạng hóa nông nghiệp và kinh tế nông thôn, cải thiệnđời sống nhân dân, tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, tạonguồn tích lũy và thị trường rộng lớn cho công nghiệp hóa

Đến đại hội IX, Đảng ta đã khẳng định: "Đẩy nhanh công nghiệphóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nềnnông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinhthái của từng vùng, chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạoviệc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn" [6, tr 168]

Để thoát khỏi thế độc canh của nền nông nghiệp truyền thống, từngbước tiến tới một nền nông nghiệp hiện đại, cơ cấu nông nghiệp phảihướng vào tăng nhanh tỷ suất hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị trường,nâng cao năng suất và hiệu quả trên mỗi đơn vị diện tích và mỗi lao động.Theo hướng đó, phải đẩy mạnh thâm canh để tăng năng suất, sản lượnglương thực và dành được diện tích phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả

có giá trị cao Đưa chăn nuôi lên thành một ngành chính Đẩymạnh pháttriển và khai thác có hiệu quả các nguồn lực rừng và biển Chú trọng pháttriển các vùng có khối lượng nông sản hàng hóa lớn, chuyên canh kết hợpvới đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, đa dạng hóa ngành nghề ở nôngthôn, phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội, hệ sinh thái và lợi thế so sánhcủa từng vùng, đi đôi với mở rộng giao lưu trong nước và ngoài nước, cóchương trình, giải pháp thiết thực để hỗ trợ những vùng nghèo, vùng khókhăn vươn lên nhanh

Cùng với sự chuyển dịch nội bộ nông nghiệp như trên, phải cóchính sách và biện pháp xúc tiến quá trình công nghiệp hóa nông thôn,nhằm triệt để giải phóng sức sản xuất, tạo thêm việc làm, thúc đẩy phân

Trang 7

công lại lao động theo hướng ai giỏi việc gì làm việc ấy Mấy năm qua, giátrị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân hàng năm 5,7%, so vớimục tiêu đề ra 4,5 - 5% trong đó nông nghiệp tăng 5,6%, lâm nghiệp 0,4%,ngư nghiệp 8,4% [6, tr 224].

Cơ cấu mùa vụ đã chuyển dịch theo hướng tăng diện tích lúa đôngxuân và lúa hè thu có năng suất cao, ổn định Các loại giống lúa mới đãđược sử dụng trên 87% diện tích gieo trồng Sản lượng lương thực có hạttăng bình quân hàng năm trên 1,6 triệu tấn, lương thực bình quân đầu người

đã tăng từ 360kg năm 1995 lên trên 444kg năm 2000

Nhiều vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung gắn với côngnghiệp chế biến bước đầu được hình thành, sản phẩm nông nghiệp đa dạnghơn So với năm 1995, diện tích một số cây công nghiệp tăng khá: cà phêgấp hơn 2,7 lần, cao su tăng 46%, nửa tăng khoảng 35%, bông tăng 8% Một số giống cây công nghiệp có năng suất cao đã được đưa vào sản xuấtđại trà Giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị đất nông nghiệp tăng

từ 13,5 triệu đồng/ha, năm 1995 lên 17,5 triệu đồng/ha năm 2000 [6, tr 224]

Song, năng suất trên một lao động nông nghiệp nước ta hiện cònthấp Vì vậy, phải chuyển dịch cơ cấu để chuyển dần lao động trong nôngnghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ nói chung, trước hết là ngaytại chỗ Mộtmặt phát triển công nghiệp nông thôn, đặc biệt là công nghiệpchế biến nông, lâm, thủy sản ở cả nông thôn và thành phố Mặt khác phảiphát triển công nghiệp nông thôn một cách toàn diện, từ công nghiệp hàngtiêu dùng, đến công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí chế tạo

và sửa chữa với quy mô nhỏ và vừa là chủ yếu Phải có chính sách mởrộng thị trường, khuyến khích và khôi phục các làng nghề truyền thống.Đồng thời mở mang nhiều làng nghề ở nông thôn Khuyến khích các hộnông dân và các tổ chức hợp tác phát triển công nghiệp, đi đôi với khuyếnkhích các doanh nghiệp về nông thôn lập nghiệp, góp phần tích cực cùng

Trang 8

Tóm lại chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, công nghiệp hóanông nghiệp và nông thôn là con đường cơ bản để tiến hành phân công lạilao động, xã hội hóa nền sản xuất, phát triển kinh tế hàng hóa, tạo ra nhiềuviệc làm, sản xuất ra nhiều của cải, nâng cao thu nhập, tác động tích cựcđến phát triển công nghiệp và dịch vụ của cả nước.

Thứ hai, phát triển mạnh nền nông nghiệp hàng hóa hướng vào

xuất khẩu

Nông nghiệp nông thôn vừa phục vụ nhu cầu tại chỗ, nhu cầu trongnước, vừa tham gia thị trường xuất khẩu Theo hướng đó, phải phát triểnmạnh nền nông nghiệp hàng hóa hướng vào xuất khẩu, phải phấn đấu đápứng nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm tiêu dùng, từ thị trường địaphương vươn ra thị trường cả nước Đối với xuất khẩu, cần nhanh chóng ápdụng công nghệ chế biến hiện đại, tăng hàm lượng kỹ thuật và giá trị sảnphẩm, nâng cao sức cạnh tranh, phấn đấu thâm nhập, từng bước tạo chỗđứng vững chắc trên thị trường thế giới và khu vực, thu hút nước ngoài đầu

tư phát triển công nghiệp và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nước ta.Với tầm quan trọng đó tại Đại hội IX Đảng ta đã chỉ rõ: "Phát triển mạnhcông nghiệp và dịch vụ ở nông thôn hình thành các khu vực tập trung côngnghiệp, các điểm công nghiệp nông thôn, các làng nghề gắn với thị trườngtrong nước và xuất khẩu"[6, tr 172]

Hiện nay, công nghiệp hóa nông nghiệp đang là nhu cầu cấp bách

để nâng cao giá trị hàng hóa nông sản, tăng năng suất lao động, phân cônglại lao động xã hội nông thôn nước ta Chúng ta đang phải xuất khẩu hầuhết dưới dạng thô, với giá rẻ, lại phải nhập rất nhiều vật tư kỹ thuật, hànghóa công nghiệp, vừa mất việc làm vừa giảm thu nhập Trong khi đó, nhiềunăng lực sản xuất, nhiều nguồn lực chưa được huy động để đẩy mạnh quátrình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn Vì vậy để đẩy mạnh quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn cần phát triểnmạnh nền nông nghiệp hàng hóa hướng vào xuất khẩu, bằng cách khuyếnkhích và khôi phục, phát triển các ngành nghề truyền thống, nâng cao độ

Trang 9

tinh xảo, tính dân tộc độc đáo trong các chủng loại mặt hàng Đồng thời,

mở mang nhiều ngành nghề mới ở nông thôn, kết hợp cùng với phát triểncác ngành nghề kinh tế mũi nhọn như: chăn nuôi, trồng trọt Đặc biệt làcông nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản là một trọng tâm phát triển côngnghiệp tại nông thôn theo hướng chung là sơ chế tại chỗ và tinh chế tập trung

Nông dân vừa là người cung cấp sản phẩm nông nghiệp cho thịtrường trong nước và xuất khẩu, vừa là người tiêu dùng đông đảo, với nhucầu ngày càng tăng, cả về khối lượng, chủng loại và chất lượng hàng hóa,dịch vụ Vì vậy nông thôn cung cấp sản phẩm cho thị trường, đồng thờichính nông thôn là một thị trường rộng lớn mà các ngành sản xuất, dịch vụphải hướng vào phục vụ, đáp ứng cả về nhu cầu sản xuất lẫn tiêu dùng, cả

về vật chất cũng như văn hóa Phát triển kinh tế nông thôn sẽ làm tăng sứcmua của nông dân, tạo động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp và dịch vụ

Trong mấy năm trở lại đây, các mặt hàng nông nghiệp của chúng ta

đã có mặt trên các thị trường lớn như: châu á, EU, Trung Đông nhiều mặthàng đã trở thành thế mạnh của chúng ta như gạo, nông sản Xuất khẩunông, lâm, thủy sản năm 2000 đạt 4,3 tỷ USD, gấp hơn 1,7 lần so với năm

1995, bình quân hàng năm chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu của cảnước, đã tạo được ba mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gạo (đứng thứ 2 thếgiới), cà phê (đứng thứ 3) và thủy sản chiếm 34% trị giá kim ngạch xuấtkhẩu toàn ngành: [6, tr 225]

Cùng với việc hướng các sản phẩm nông nghiệp vào xuất khẩu,chúng ta phải mở rộng quan hệ đối ngoại, phát triển hợp tác làm ăn với bênngoài, chúng ta ngày càng có thêm điều kiện tranh thủ nguồn vốn, tiếp thu

kỹ thuật và công nghệ, thúc đẩy cạnh tranh, mở rộng cho việc phát triểncông nghiệp nông thôn và công nghiệp phục vụ nông nghiệp

Thứ ba, đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ mới vào phát

triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn

Nông thôn và miền núi có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng đối

Trang 10

một trong những yếu tố có tính quyết định bảo đảm sự thành công của sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là quá trình

áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học và công nghệ Hội nghị Ban chấphành Trung ương lần thứ 2 (khóa VIII) đã khẳng định: "Công nghiệp hóa,hiện đại hóa phải bằng khoa học và công nghệ, dựa vào khoa học và côngnghệ" [4, tr 61]

Tiếp đến Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 6 (khóa VIII)tiếp tục khẳng định: Tập trung sức cao hơn nữa cho nhiệm vụ phát triểnnông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đạihóa làm cơ sở vững chắc cho sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trongmọi tình huống (trang 44) Vì vậy, nội dung cốt lõi của quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng tăng nhanh các ngành sản xuất có hàm lượng khoa học công nghệcao, giá trị gia tăng lớn Thời gian qua khoa học công nghệ đã có đóng góptích cực vào phát triển sản xuất nông nghiệp

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ướctính 30 - 35% giá trị gia tăng của sản xuất lương thực là do đóng góp củakhoa học công nghệ Nhiều tiến bộ khoa học công nghệ được nông dân tiếpthu nhanh Các viện, trường đã huy động lực lượng nghiên cứu giải quyếtcác vấn đề khoa học công nghệ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và côngnghiệp hóa nông thôn

Trong nhiều kế hoạch 5 năm các hoạt động khoa học công nghệ đãhướng vào phục vụ nông nghiệp và nông thôn, các chương trình cấp nhànước, đề tài cấp bộ đã tập trung vào giải quyết một số nội dung như: cácgiống cây, con, phương pháp nuôi, trồng tiên tiến, xây dựng các mô hìnhchuyển giao công nghệ, tiến bộ kỹ thuật phù hợp với điều kiện nông thôn,miền núi, đưa công nghệ mới vào để phát huy thế mạnh về cây côngnghiệp, dược liệu, chăn nuôi đưa công nghiệp chế biến vào nông thôn, tạonên sản phẩm hàng hóa, nâng cao dân trí, đào tạo nghề nghiệp

Trang 11

Các viện, trường đã đưa lực lượng khoa học công nghệ về nôngthôn hướng dẫn nhân dân ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển giao côngnghệ Ngành nông, lâm, thủy sản tính đến cuối năm 1998 đã có 31 cơ quankhoa học công nghệ, trong đó có 19 viện và trung tâm nghiên cứu thuộc bộ,

4 viện và 8 trung tâm nghiên cứu thuộc các tổng công ty Có 2 trường Đạihọc lâm nghiệp, 2 trường Đại học thủy lợi, 6 trường Đại học nông nghiệp,

1 trường Đại học thủy sản Số cán bộ nghiên cứu khoảng 7000 người (trênđại học 510 người, đại học 3.700 người Đây là lực lượng không nhỏ, đã cónhững đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn:

- Trong lĩnh vực trồng trọt:

Việc áp dụng đồng bộ các kỹ thuật tiến bộ như: thay đổi các cơ cấumùa vụ, cơ cấu giống cây trồng, cơ cấu sản xuất các giống mới có năngsuất cao, thích hợp với các điều kiện sinh thái, chống sâu bệnh góp phầnvào việc nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng, đa dạng hóa các sảnphẩm trồng trọt Nổi bật trong lĩnh vực này là giống cây trồng Từ năm

1991, khoảng gần 100 giống cây trồng mới đã được công nhận là giốngquốc gia và đã được áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp trên phạm

vi cả nước

- Trong lĩnh vực chăn nuôi:

Với kỹ thuật, tiến bộ về giống vật nuôi như giống lợn lai, lợn nạc,

bò sữa các tiến bộ về thức ăn, biện pháp nuôi dưỡng, cũng như thú y đãgóp phần đáng kể trong việc đẩy tốc độ gia tăng giá trị của tổng sản phẩmchăn nuôi nhanh hơn trồng trọt trong những năm gần đây và phục vụ choviệc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đưa sản xuất chăn nuôithành một ngành chính cân đối hơn trong cơ cấu nông nghiệp

- Trong lĩnh vực cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông, lâm,thủy sản:

Tuy chưa làm được nhiều và những đóng góp của khoa học côngnghệ trong lĩnh vực này chưa có khả năng góp phần làm thay đổi cục diện

Trang 12

cũng như giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp, song các công nghệthích hợp, được áp dụng ở các mức độ khác nhau đã bước đầu góp phầnvào việc gia tăng năng suất lao động, chất lượng của một số sản phẩm nôngnghiệp đã góp phần vào tốc độ gia tăng khá cao của giá trị tổng sản lượngcông nghiệp chế biến, đạt bình quân 9,85% trong những năm qua Theo báocáo của Bộ Khoa học công nghệ và môi trường, từ năm 1991 đến năm 1998

đã có 114 dự án của chương trình khoa học công nghệ phục vụ nông thôn

và miền núi Nguồn tài chính được huy động khoảng 135 tỷ đồng Lựclượng cán bộ khoa học công nghệ được huy động khoảng 1.700 người,phần lớn là cán bộ của viện nghiên cứu và trường đại học Bên cạnh đó cònnhiều chương trình như: phủ xanh đất trống, đồi núi trọc (327), xóa đóigiảm nghèo, khuyến nông với kinh phí đã thực hiện lên tới 1.835 tỷ động.Với các chương trình này, bộ mặt nông thôn đã được đổi mới

Tuy vậy, nhìn chung mấy năm vừa qua sự phát triển của khoa họccông nghệ trong nông nghiệp, nông thôn vẫn còn chậm Vai trò, động lực

và tiềm năng to lớn của khoa học công nghệ đối với phát triển nông nghiệp

và nông thôn chưa được phát huy Nhiều mô hình tốt về khoa học côngnghệ chưa được nhân rộng, lực lượng khoa học công nghệ chưa được huyđộng tốt vào phát triển nông nghiệp, nông thôn

Vì vậy tại Đại hội IX Đảng ta nhấn mạnh: "Trong nông nghiệp tậptrung nghiên cứu ứng dụng để có bước đột phá về giống cây, con có năngsuất và giá trị cao, nghiên cứu và đưa vào ứng dụng tốt công nghệ sinh học,công nghệ bảo quản sau thu hoạch, công nghệ chế biến nông sản [6, tr 295]

1.1.2 Những yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đã và đang đặt ra những yêu cầumới cho nông nghiệp, nông thôn nói chung và nông nghiệp, nông thônmiền núi, vùng dân tộc thiểu số nói riêng Những yêu cầu ấy đã được Đảng

và Nhà nước cụ thể hóa trong chính sách dân tộc, trên tất cả các lĩnh vực:

Trang 13

Về kinh tế: Phát triển kinh tế miền núi và vùng dân tộc thiểu số,

khắc phục, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ kinh tế giữa các dântộc, các vùng

Miền núi là một địa bàn rộng lớn, chiếm đến 3/4 diện tích tự nhiêncủa nước ta Những địa hình hiểm trở, bị chia cắt bởi núi cao, vực sâu, sôngsuối khiến cho giao thông khó khăn, đó là một đặc điểm tự nhiên hạn chế

sự phát triển kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số Do hoàn cảnh tự nhiên

và lịch sử, nền kinh tế của đồng bào miền núi mang nặng tính chất tự nhiên,

tự cấp, tự túc, kinh tế hàng hóa kém phát triển Năm 1945 nước Việt Namdân chủ Cộng hòa ra đời, đến năm 1954 miền Bắc đi vào xây dựng chủnghĩa xã hội (CNXH) làm hậu thuẫn cho cách mạng miền Nam Công cuộcxây dựng ở miền Bắc đã tác động sâu sắc tới sự phát triển của miền núi.Nhiều tuyến giao thông ở Tây Bắc, Đông Bắc được mở mới Núi rừng vàđồng bằng gần nhau hơn thông qua một hệ thống kinh tế được nhà nước tổchức chặt chẽ, thống nhất, trong đó các thành phần kinh tế quốc doanh vàtập thể là chủ yếu ở miền núi, sản xuất công nghiệp do các doanh nghiệpquốc doanh thực hiện, sản xuất nông nghiệp được hợp tác hóa, mạng lướithương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán trải rộng để phân phốihàng hóa cho cán bộ, nhân dân và thu mua nông, lâm sản

Hàng hóa, sản phẩm được mua, bán theo giá chỉ đạo của Nhà nước,được điều hòa theo giá cả thống nhất hoặc chỉ chênh lệch rất ít giữa miềnnúi và miền xuôi Người dân ở miền núi cũng có điều kiện mua hàng gầnnhư ở miền xuôi, nông sản hàng hóa làm ra được bán cho thương nghiệpquốc doanh, đó thực sự là biến đổi to lớn trong đời sống kinh tế của đồngbào các dân tộc thiểu số

Đại hội VI của Đảng đã vạch ra đường lối đổi mới, xóa bỏ cơ chếtập trung, quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với quy luậtkhách quan và trình độ phát triển của nền kinh tế Ba năm sau, một số chủtrương, chính sách lớn về phát triển kinh tế - xã hội miền núi đã được Bộ

Trang 14

Chính trị quyết định trong Nghị quyết số 22 NQ/TW ngày 27-11-1989 vàsau đó, được đưa vào thực hiện Thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX với Nghịquyết 22 và các chính sách phát triển vùng miền núi đã đi vào thực tiễncuộc sống của các dân tộc thiểu số và đã đem lại thành tựu bước đầu rấtđáng khích lệ, đánh dấu một thời kỳ phát triển mới của kinh tế - xã hội nóichung, kinh tế hàng hóa miền núi nói riêng.

Vượt qua những khó khăn, thử thách, đảng bộ và nhân dân các dântộc miền núi không ngừng phấn đấu đạt được nhiều tiến bộ trong sự nghiệpphát triển kinh tế, từng bước phát huy các thế mạnh của mình, tạo ra nhữngvùng chuyên canh lớn, làm ra ngày càng nhiều nông, lâm sản xuất khẩu,

mở mang công nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp Bộ mặt nôngthôn ở miền núi có chuyển biến rõ rệt, một số thị trấn, thị xã, điểm côngnghiệp lớn đã hình thành Tuy nhiên, đánh giá tổng quát, trình độ phát triểnkinh tế - xã hội ở miền núi còn ở mức thấp Kết cấu hạ tầng, đặc biệt làđường giao thông ở miền núi, nhất là ở các xã vùng cao, xa xôi, hẻo lánhcòn kém phát triển và bị chia cắt, chưa thành các hệ thống thông suốt giữacác vùng, kìm hãm mở mang giao lưu ở miền núi cũng như giữa miền núi

và miền xuôi Bộ phận chủ yếu trong cơ cấu kinh tế là quốc doanh và tậpthể lại hoạt động kém hiệu quả Đại bộ phận các hợp tác xã ở nông thônmiền núi mang nặng tính hình thức, nhất là các hợp tác xã nông nghiệpvùng cao, kinh tế hộ gia đình và các loại hình kinh tế hợp tác ở trình độ phùhợp chưa được chú ý đúng mức Thương nghiệp nhỏ, tương ứng với trình

độ sản xuất hàng hóa nhỏ bị phân tán thu hẹp, có nơi bị xóa bỏ Trên nềnkết cấu hạ tầng và cơ cấu kinh tế như vậy, kết quả là không tránh khỏi kinh

tế tự nhiên và nửa tự nhiên còn chiếm tỷ lệ không nhỏ, kinh tế hàng hóachưa phát triển

Từ thực trạng trên tại đại hội lần thứ IX của Đảng, Đảng ta chỉ ra:

"Tập trung đầu tư nâng cấp các quốc lộ: 6, 2, 3, 1, 70, 37, 4D, 279, 32, 42.Khôi phục và nâng cấp các đường vành đai quốc lộ 4, N1, N2 để tạo ra

Trang 15

mạng lưới đường hoàn chỉnh cho cả vùng Cải tạo đường thủy, nâng cấpcác cảng sông chuyên dùng như Vạn Yên, Hà Nội, Sơn La Phát triển tuyếnhành lang biên giới trên cơ sở phát triển các đô thị gắn với kinh tế cửakhẩu, nâng cấp các đường giao thông tới vùng biên quan trọng Từng bướcxây dựng các vùng biên giới đủ mạnh để bảo vệ biên cương, đảm bảo quốcphòng và an ninh.

Phát triển nhanh các loại hình dịch vụ, trước hết là thương mại, pháttriển mạng bưu chính - viễn thông an toàn, thông suốt, cấp điện, cấp nước,xây dựng các trung tâm cụm xã, các đô thị trung tâm gắn với khu côngnghiệp, nâng cấp các cửa khẩu biên giới" [6, tr 304]

Một yêu cầu quan trọng đối với thị trường miền núi là phải giữ ổnđịnh giá cả mặt hàng thiết yếu như muối ăn, dầu thắp sáng, thuốc chữabệnh không để giá cả ở vùng cao, hẻo lánh tăng lên cho dù chi phí lưuthông hàng hóa đến vùng đó cao Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị đã đề ranhững chủ trương, chính sách lớn giải quyết một cách toàn diện vấn đềphát triển kinh tế hàng hóa miền núi, giải phóng triệt để mọi năng lực sảnxuất, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hộichủ nghĩa, thực hiện tự do lưu thông, trao đổi mua bán, thỏa thuận trên thịtrường trong nước, mở rộng kinh tế đối ngoại

Phát triển mạnh mẽ kinh tế miền núi là góp phần quan trọng bảođảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc Theo ý nghĩa đó, nhiệm vụ đẩymạnh sự phát triển kinh tế hàng hóa, tăng cường giao lưu giữa các dân tộcthiểu số phải được coi là nhiệm vụ quan trọng Là một trong những yêu cầuđối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Về văn hóa: Giữ gìn, phát huy bản sắc tộc người trong nền văn hóa

Việt Nam thống nhất

Đất nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều góp vào

sự hình thành sắc thái văn hóa chung của cả nước bằng những đặc trưng

Trang 16

văn hóa riêng độc đáo của từng vùng đất, đóng góp tích cực vào công cuộcxây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam thống nhất, đa dân tộc.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận diện những vùng văn hóa tộc ngườithiểu số như:

Vùng văn hóa Tây Bắc nơi cư trú chính của các dân tộc: Thái,Mường, H'Mông, Dao với các đặc trưng văn hóa của các làn điệu: khắp,xòe Thái, nhảy khèn H'Mông, rượu cần

Vùng văn hóa Đông Bắc, tiêu biểu là các văn hóa của dân tộc Tày,Nùng, Dao, Sán chay với các làn điệu then, sli, Có thể nói nền văn hóaViệt Nam là sự phong phú, đa dạng của những sắc thái riêng biệt của vănhóa các dân tộc ở nước ta

Do đặc điểm lịch sử, các sản phẩm văn hóa các dân tộc thiểu sốViệt Nam có xu hướng hóa thân vào nền văn hóa dân gian của mỗi dân tộc

Vì vậy, văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số tồn tại và phổ biếnchủ yếu ở văn hóa dân gian với các loại hình tiêu biểu như ngôn ngữ (nói

và viết), văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, kiến trúc

Dân tộc nào cũng có tiếng nói riêng là công cụ thực hiện giao tiếp

xã hội, gắn với sự hình thành và phát triển của mỗi dân tộc, thể hiện bảnsắc độc đáo của mỗi dân tộc Chúng ta tự hào về một số dân tộc anh em, đãsản sinh ra hệ chữ viết cho dân tộc mình từ khá sớm Đó là chữ viết của dântộc Tày, Thái, Dao, Khơme, Êđê được viết trên giấy và lá cây Chúng ta

tự hào về kho tàng văn học dân gian đồ sộ của các dân tộc thiểu số Mấychục năm qua, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến việc sưu tầm vàphổ biến văn học dân gian các dân tộc Một số bộ sách quý được xuất bảnnhư sử thi: "Đẻ đất, đẻ nước" của dân tộc Mường "Chương Han, ẵm ệtLuông" của dân tộc Thái, sử thi H'Mông đã thực sự góp phần bồi đắp tâm

tư tình cảm con người Việt Nam

Nói đến văn hóa các dân tộc thiểu số chúng ta không thể quên âmnhạc và dân vũ Múa hát đã ngấm vào máu thịt các thế hệ người dân tộc

Trang 17

Các nhạc cụ dân tộc đã trở thành người bạn tâm tình của họ Người PàThẻn đắm mình trong múa nhảy lửa, bản làng người Thái sôi động trongmúa xòe vòng, múa sạp, chàng trai H'Mông nhảy cô, múa khèn

Đối với mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam, chúng ta lại gặp rấtnhiều công trình kiến trúc tôn giáo, tòa tháp, nhà ở Những cái đó đã trởthành tài sản văn hóa của Việt Nam, có cái là tài sản văn hóa của nhân loạinhư việc UNESCO công nhận khi di tích tháp Chàm ở Mỹ Sơn (QuảngNam) là di sản văn hóa thế giới Văn hóa truyền thống còn biểu hiện ở cácsinh hoạt văn hóa như: lễ hội, cưới xin, tang lễ hình thành nên thuầnphong mỹ tục và trở thành nếp sống đặc trưng của mỗi dân tộc

Hiện nay, văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở nước tađang đứng trước những khó khăn thách thức:

- Một là: Xu hướng đồng hóa tự nhiên về văn hóa đang làm maimột văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số

- Hai là: Các thế lực phản động thực hiện âm mưu: "diễn biến hòabình" tác động vào văn hóa truyền thống các dân tộc

- Ba là: Chưa căn bản đẩy lùi mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội và những

hủ tục lạc hậu ở một số dân tộc thiểu số

- Bốn là: Nạn chảy máu cổ vật ra nước ngoài và sự xâm hại các ditích lịch sử - văn hóa các dân tộc thiểu số

Do đó để thực hiện tốt nghị quyết Trung ương lần thứ 5 khóa VIIIcủa Đảng, cần phải chú ý những nhiệm vụ sau:

- Giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa tộc người, nâng cao trình độ dântrí, trình độ văn hóa cho cán bộ và nhân dân các dân tộc thiểu số

- Xây dựng các thiết chế văn hóa phù hợp, phát triển văn hóa tộcngười trong mối quan hệ kết hợp truyền thống và hiện đại

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hoạt động trên lĩnh vực vănhóa là người dân tộc thiểu số

Trang 18

- Đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, chống "diễn biến hòa bình"dưới nhiều hình thức, trong đó có cả hình thức lợi dụng: "giao lưu vănhóa".

Về xã hội: Thực hiện công bằng xã hội, bình đẳng xã hội giữa các

dân tộc và trong nhân dân từng dân tộc - tộc người

Nhận thức rõ vị trí và tầm quan trọng của vùng dân tộc thiểu số vàmiền núi đối với sự nghiệp cách mạng chung của cả nước, Đảng và Hồ ChíMinh đã chủ trương tăng cường chính sách đại đoàn kết dân tộc, xây dựng

và phát triển lực lượng cách mạng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chútrọng đào tạo cán bộ dân tộc, vận động đồng bào các dân tộc đi theo cách mạng

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng ta đã chỉ rõ:

"Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn luôn có vị trí chiếnlược trong sự nghiệp cách mạng Thực hiện tốt các chính sách dân tộc, bìnhđẳng, đoàn kết, tương trợ, cùng phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế

- xã hội, phát triển sản xuất hàng hóa Chăm lo đời sống vật chất và tinhthần, xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, giữ gìn, làm giàu và phát huybản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, thực hiện côngbằng xã hội giữa các dân tộc, giữa miền xuôi và miền núi, đặc biệt quantâm đến vùng gặp nhiều khó khăn, vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến

Có chính sách ưu tiên trong việc đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số Độngviên, phát huy vai trò của những người tiêu biểu, có uy tín trong dân tộc và

ở địa phương, khắc phục tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, đề phòng tưtưởng dân tộc cực đoan" [6, tr 127, 128] Để thực hiện chính sách côngbằng xã hội, bình đẳng giữa các dân tộc Đảng và Nhà nước ta ngày càng

có nhiều chủ trương, chính sách được cụ thể hóa trên các lĩnh vực chính trị,kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng Thực hiện triệt để quyềnbình đẳng mọi mặt giữa các dân tộc, tạo điều kiện cần thiết để xóa bỏ tậngốc sự chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc thiểu số vớidân tộc đa số, đưa miền núi phát triển toàn diện, làm cho tất cả các dân tộctiến bộ, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc

Trang 19

Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã có sựquan tâm rất lớn đến việc chăm lo, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc,các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở vùng miền núinhằm: đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát triểnkinh tế hàng hóa, thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nướckết hợp với việc giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội ở vùng dân tộcthiểu số và miền núi.

Ngày nay, nhân dân các dân tộc được tham gia ứng cử, bầu cử vàocác cơ quan nhà nước, từ Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, xã, huyện,tỉnh đến Trung ương Trong bộ máy chính quyền Đảng và các đoàn thể cáccấp đều có người thuộc các dân tộc thiểu số, hơn thế nữa, các thành phầndân tộc thiểu số lại giữ cương vị chủ chốt như: Chủ tịch UBND xã, huyện,tỉnh, giám đốc sở tiêu biểu là đồng chí Nông Đức Mạnh, tổng bí thư, ủyviên Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng

Đến nay trong số 53 dân tộc thiểu số ở nước ta, có 26 dân tộc đã cóchữ viết Song song với công tác đặt chữ mới cho các dân tộc Nhà nước tacũng chủ trương cải tiến chữ một số dân tộc đã có chữ từ lâu, như chữ Tày,Nùng, cải tiến chữ Thái, xây dựng bộ chữ dựa vào vần chữ cái la tinh

Việc Đảng và Nhà nước ta tôn trọng tiếng nói dân tộc thể hiện rõtrong công tác thông tin đại chúng Đài tiếng nói Việt Nam và đài phátthanh địa phương có một hệ thống các buổi phát thanh bằng các thứ tiếngdân tộc như: Tày, Nùng, Thái, H'Mông Một số địa phương đã xuất bảncác tờ báo bằng tiếng dân tộc, như ở Tây Bắc đã có báo bằng chữ Thái, ởLào Cai có báo bằng tiếng H'Mông Một số ấn phẩm văn học được viếtbằng tiếng dân tộc và xuất bản bằng 2 thứ tiếng dân tộc và quốc ngữ

Yêu cầu trên lĩnh vực xã hội hiện nay đòi hỏi các vùng dân tộcthiểu số và miền núi thực hiện có hiệu quả các chính sách như: Chính sáchxóa đói giảm nghèo, chính sách tạo việc làm, chính sách đền ơn đáp nghĩa,chính sách bảo trợ xã hội, các chính sách về kế hoạch hóa dân số, phòng

Trang 20

chống bệnh dịch, chống tệ nạn xã hội thực hiện tốt các vấn đề về quản lý

xã hội - tộc người

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước taluôn xác định giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là một nhiệm vụ có tínhchiến lược của cách mạng Việt Nam

Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh về dân tộc Đảng ta luôn đề ra chính sách đối với dân tộc là: Đoànkết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc Chính sách đại đoàn kết dân tộc

đã phát huy sức mạnh toàn dân, là một trong những nhân tố quyết định mọithắng lợi của cách mạng và trở thành bài học kinh nghiệm quý báu củaĐảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam

1.2 Thực hiện tốt công tác giáo dục - đào tạo, tạo nguồn động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số

1.2.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục - đào tạo

Vấn đề con người là điểm xuất phát và sự giải phóng con người làmục đích cao nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin Khi hình dung những nét đạithể về xã hội tương lai, chủ nghĩa Mác - Lênin đã đặt con người vào vị trítrung tâm, con người là chủ thể xây dựng, đồng thời là kết quả của sự pháttriển đó Một luận điểm nổi tiếng của Mác tạo nên bước ngoặt cách mạngtrong việc nhận thức về con người đó là quan niệm về bản chất con người:

"Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng, cố hữu của cá nhânriêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa cácmối quan hệ xã hội" [15, tr 11] Vì vậy trong chủ nghĩa Mác - Lênin cánhân và xã hội có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau Do đó cả Mác,Ăngghen, Lênin đều chú ý nhiều đến những vấn đề giải phóng xã hội, giảiphóng con người, đến những vấn đề phát triển cho mỗi cá nhân Các ông đãphác họa ra những nét chính của con người mới phù hợp với xã hội tương

Trang 21

lai: đó là những con người đã thực sự làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội vàlàm chủ bản thân, đó là những con người được phát triển toàn diện cả vềđức, trí, thể, mỹ Chủ nghĩa Mác - Lênin còn khẳng định: Chính con người

đã sáng tạo ra lịch sử, làm nên lịch sử Để có được những con người mới

ấy, công tác giáo dục đào tạo đóng một vai trò rất to lớn Theo Mác Ăngghen: "Công tác giáo dục sẽ làm cho những người trẻ tuổi có khả năngnắm vững nhanh chóng toàn bộ hệ thống sản xuất trong thực tiễn, làm cho

-họ có thể lần lượt chuyển từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất nọtheo nhu cầu của xã hội hoặc tùy theo sở thích của bản thân họ Do đó,công tác giáo dục sẽ làm cho họ thoát khỏi tình trạng một chiều mà sự phâncông lao động hiện nay đang buộc mỗi một người phải theo" [13, tr 460].Nhờ có giáo dục, con người mới có tri thức, nắm bắt được quy luật của tựnhiên và xã hội, mới có khả năng để thực hiện năng lực làm chủ của mình,hoàn thành vai trò chủ thể của quá trình phát triển của xã hội, bởi theoLênin: không thể xây dựng CNXH trên đất nước toàn những người mù chữ.Tiếp thu những quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh - vị lãnh

tụ vĩ đại của chúng ta đã có những công lao to lớn trong việc giáo dục, đàotạo con người mới, phù hợp với hoàn cảnh đất nước

Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình Chủ tịch Hồ Chí Minhluôn luôn chăm lo đến việc giáo dục thế hệ trẻ, mở mang dân trí, coi đónhư là một điều kiện hết sức quan trọng để giải phóng con người, làm chomỗi con người thực sự được tự do và bình đẳng Người viết: "Mọi ngườiViệt Nam muốn hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình phải cókiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà vàtrước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ" [16, tr 36]

Hơn ai hết, Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc: "một dân tộc dốt làmột dân tộc yếu" vấn đề giáo dục đã trở thành một mặt trận quan trọng.Bởi vì: "Dốt nát cũng là kẻ địch, địch dốt nát giúp cho địch ngoại xâm.Địch dốt tấn công ta về mặt tinh thần, cũng như địch thực dân tấn công ta

Trang 22

bằng vũ lực Địch thực dân dựa vào địch dốt nát để thi hành chiến lược ngudân" [17, tr 50].

Theo Hồ Chí Minh, đào tạo thế hệ trẻ hôm nay cho tương lai đấtnước là vì lợi ích trăm năm của dân tộc, lợi ích lâu dài của đất nước Tươnglai của đất nước phụ thuộc vào giáo dục, vào việc mang lại văn hóa chomỗi người, trước hết là cho thế hệ trẻ

Từ chỗ xác định vai trò, vị trí quan trọng của giáo dục đào tạoNgười đã khai sinh ra nền giáo dục mới, tiến bộ, một nền giáo dục khoahọc, dân tộc, nhân dân, đại chúng Người xác định rất rõ mục tiêu của giáodục - đào tạo: Học để làm việc, làm người làm cán bộ Học để phụng sựđoàn thể, giai cấp và nhân dân, tổ quốc và nhân loại Học để tin tưởng; học

để tu dưỡng đạo đức cách mạng; học để hành, học tốt để lao động cho tốt;

để xây dựng nền công nghiệp và nông nghiệp tiên tiến

Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư t ưởng HồChí Minh về giáo dục - đào tạo con người mới và phát huy truyền thốnghiếu học của dân tộc, cũng như những tinh hoa trí tuệ của nhân loại, trongsuốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương,chính sách để nhằm không ngừng phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo.Trong giai đoạn lịch sử hiện nay, đứng trước những thời cơ và thử tháchmới, một câu hỏi đặt ra và phải làm gì, làm thế nào để đưa đất nước pháttriển mạnh, tránh nguy cơ tụt hậu Đảng ta đã xác định: lấy phát triển giáodục - đào tạo và khoa học công nghệ làm khâu đột phá, và đầu tư cho giáodục là đầu tư cơ bản, quan trọng nhất cho sự phát triển toàn diện đất nước.Hội nghị Ban chấp hành trung ương II (khóa VIII) đã nhấn mạnh: "Muốntiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển giáodục - đào tạo phát huy nguồn lực con người, yếu tố để phát triển nhanhbền vững [4, tr 19]

1.2.2 Vai trò của công tác giáo dục - đào tạo trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số

Trang 23

Thứ nhất, giáo dục đào tạo nhằm nâng cao dân trí vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Trong những năm gần đây, các vùng dân tộc thiểu số và miền núinước ta đã có bước phát triển mới trên nhiều lĩnh vực Cuộc sống của ngườidân ngày càng được cải thiện, an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hộingày càng được củng cố và tăng cường Tuy vậy những thành tựu này mớichỉ là những bước khởi đầu Xét về cơ bản, vùng dân tộc thiểu số và miềnnúi nước ta vẫn là khu vực chậm phát triển so với các vùng và khu vựckhác trong cả nước Đặc biệt ở các tỉnh vùng cao phía Bắc, nơi sinh sốngcủa hơn 20 dân tộc thiểu số, địa thế núi non hiểm trở, điều kiện thiên nhiênphức tạp, khó khăn ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế, văn hóa,

xã hội Thêm vào đó đồng bào các dân tộc thiểu số còn rất hạn chế trongviệc nhận thức đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng vàNhà nước, từ đó dẫn đến việc triển khai, thực hiện gặp nhiều khó khăn vàkém hiệu quả Thực trạng này có một nguyên nhân cơ bản là trình độ dântrí của đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng cao còn thấp Vì vậy côngtác phát triển giáo dục, nâng cao dân trí cho đồng bào dân tộc thiểu số ở cáctỉnh miền núi, vùng cao là một trong những công tác có ý nghĩa quan trọngtrong quá trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng dân tộc thiểu sốhiện, nhằm đưa vùng này tiến kịp và hòa nhập với các vùng khác trên đấtnước

Trong giai đoạn hiện nay, nhằm nâng cao dân trí cho đồng bào cácdân tộc thiểu số ở miền núi vùng cao Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủtrương, chính sách:

Một là, đầu tư phát triển giáo dục và nâng cao dân trí cho đồng bàocác dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi, vùng cao phải căn cứ vào vị trí địa

lý và tình hình phân bố dân cư ở khu vực này Cụ thể như: Hệ thốngtrường, lớp phải được đưa đến tận bản và coi đây như là một trung tâm vănhóa - giáo dục bản làng, với mục tiêu thiết thực xóa nạn mù chữ

Trang 24

Hai là, thực hiện chính sách trợ cấp toàn diện cho giáo dục ở cácvùng dân tộc thiểu số, miền núi cao, trước hết, cần thực hiện tốt nội dung

"hỗ trợ người nghèo về giáo dục" Cần ưu tiên phần lớn kinh phí cho cáctỉnh miền núi, vùng cao nhằm tạo điều kiện cho các em nghèo được đi học,kích thích nhu cầu tới trường của các em

Ba là, xây dựng và phát triển hơn nữa hệ thống các trường phổthông dân tộc nội trú, khuyến khích các con em dân tộc ít người đi học Tạođiều kiện cho các em học tập tốt, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, bổ sung vàđào tạo giáo viên nhiệt tình, chuyên môn cao

Bốn là, đầu tư vào dạy song ngữ cho học sinh Đây là một việc khókhăn, song nó giúp bảo tồn và phát huy văn hóa của từng dân tộc, mặt khác

nó giúp cho việc học chữ quốc ngữ hiệu quả hơn

Năm là, bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao trình độ cho các giáoviên hiện đang công tác tại thôn, bản của đồng bào dân tộc ít người, thườngxuyên tổ chức đào tạo lại đội ngũ này

Sáu là, đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhằm huy động được tối

đa số lượng người tham gia học tập, mở rộng cơ hội học tập cho mọi người

Phát triển giáo dục và nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộcthiểu số ở các tỉnh miền núi, vùng cao là nhiệm vụ của tất cả các ngành, cáccấp, các lực lượng và tổ chức xã hội Một mặt, phát triển giáo dục và nângcao dân trí ở các vùng đó phải trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội, nângcao đời sống nhân dân, thực hiện xóa đói, giảm nghèo mặt khác phải đầu

tư cơ sở vật chất cho ngành giáo dục, có chế độ thỏa đáng đối với giáo viên

và học sinh nhằm khuyến khích cả thầy lẫn trò tham gia vào quá trình giáodục, góp phần thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước,trực tiếp là thực hiện tốt nghị quyết Trung ương 2 của Đảng (khóa VIII) vềgiáo dục - đào tạo theo tinh thần: "Cùng với xã hội chủ nghĩa, giáo dụcđược xem là quốc sách hàng đầu"

Trang 25

- Thứ hai: Giáo dục đào tạo nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác đào tạo, sử dụng cán bộ, xemcán bộ là cái gốc của mọi việc Do vậy việc đào tạo những cán bộ vừa giỏichuyên môn, vừa vững về chính trị là rất cần thiết

Nắm vững tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã chủtrương phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo không những nhằm nâng caodân trí mà còn nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, nhất là ởmiền núi, vùng dân tộc thiểu số Bởi vì, cán bộ là những người đem chínhsách của Đảng, của chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành.Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho chính phủhiểu rõ để đề ra chính sách cho đúng Ngoài ra cán bộ là người hướng dẫnnhân dân và quản lý địa phương làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, chấphành các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, bảo đảm sự lãnh đạothống nhất của Đảng Đồng thời là người triển khai thực hiện các chínhsách dân tộc của Đảng và Nhà nước, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo

an ninh biên giới, phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện quyền bình đẳng,đoàn kết các dân tộc Cán bộ còn là người đi đầu tuyên truyền và độngviên đồng bào các dân tộc xóa bỏ những tập tục, tập quán lạc hậu đã tồn tạilâu đời và giúp đồng bào phòng chống các tệ nạn xã hội và các tư tưởngphản động bên ngoài Cán bộ là lực lượng đảm bảo sự đoàn kết giữa cácdân tộc, chống lại các tư tưởng dân tộc lớn, tự ti dân tộc Cán bộ còn lànhững người lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của đồng bào để từ đó cóchính sách thích hợp Cán bộ ngoài việc tổ chức, vận động quần chúng thựchiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước còn

là lực lượng kiểm tra và đôn đốc đồng bào thực hiện các chính sách đó.Ngoài ra cán bộ còn giúp đồng bào học tập, mở mang kiến thức, giúp đồngbào trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Trang 26

Mấy chục năm qua, đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số đã trưởng thành

và phát triển không ngừng, góp phần không nhỏ trong sự nghiệp giải phóngdân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Hiện nay, đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số đã có mặt trong

hệ thống chính trị, các tổ chức khoa học công nghệ, kinh tế, văn hóa từTrung ương đến cơ sở, với hơn 130 nghìn người trên đại học, một số ngườiđược phong hàm giáo sư, phó giáo sư, hơn 13.000 người có trình độ đạihọc và cao đẳng, 78.000 người có trình độ trung học chuyên nghiệp và trên100.000 công nhân kỹ thuật [10, tr 116]

Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số vẫn còn một số bất cập

và hạn chế như:

+ Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ có trình độ học vấn, chuyênmôn giỏi là người dân tộc thiểu số làm việc tại các ngành Trung ương, địaphương còn quá ít Cán bộ dân tộc thiểu số trong các lĩnh vực tài chính,giao thông, y tế còn thiếu rất nhiều Cán bộ chủ chốt người dân tộc thiểu

số ở cấp xã, trình độ học vấn còn rất hạn chế, tỷ lệ cán bộ cấp huyện, tỉnhgiảm dần do đời sống gia đình khó khăn và cơ cấu dân số thay đổi

Tình trạng trên đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xãhội miền núi Đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn còn thấp,nguồn sống chính của các đồng bào vẫn là nông nghiệp, sản xuất các ngànhnghề đem lại mức tự cấp, tự túc và hầu như không phát triển được trong xãhội hiện đại Công nghiệp phát triển chậm Vì không có người hướng dẫnđồng bào tiếp thu và ứng dụng các thành tựu mới trong sản xuất, chăn nuôi,trồng trọt nên thực trạng kinh tế của các vùng nông thôn miền núi vẫnmang tính chất cổ truyền Đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộcthiểu số vẫn còn rất lạc hậu và còn nhiều phong tục, tập quán cổ hủ Vìthiếu cán bộ tuyên truyền nên đồng bào chưa thực hiện tốt các đường lối,chính sách của Đảng và Nhà nước

Trang 27

Để khắc phục tình trạng trên Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủtrương, chính sách và giải pháp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụngđội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số.

Việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số phảiquán triệt tư tưởng chỉ đạo của Đảng Chỉ thị 216 từ ngày 30-1-1975 củaBan bí thư Trung ương Đảng khóa III về chính sách cán bộ miền núi khẳngđịnh: " Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp chung của nhân dân, cách mạngmiền núi là bộ phận khăng khít trong sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng,của cả dân tộc Việt Nam Phải có đội ngũ cán bộ đông đảo bao gồm đủ cácdân tộc, thì mới phát động được nhân dân các dân tộc, thể hiện trên thực tế

sự bình đẳng về chính trị, thiết thực tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc"

Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ dân tộc từ Trungương đến cơ sở, theo nhu cầu của từng loại cán bộ trong từng thời kỳ, đảmbảo mục tiêu chiến lược cán bộ chung của cả nước Trong quy hoạch pháttriển cán bộ dân tộc thiểu số phải có trọng điểm, đội ngũ cán bộ người Kinhlên công tác ở miền núi, đó là yêu cầu khách quan, thể hiện sự giúp đỡnhau giữa các dân tộc Ngược lại cũng cần có kế hoạch điều động, chuyểnmột số cán bộ dân tộc thiểu số đến công tác ở cơ quan Trung ương và ở cáctỉnh, huyện đồng bằng

Cần sớm xây dựng cơ chế và chính sách cụ thể để bồi dưỡng, độngviên những người có uy tín ở thôn, bản như già làng, trưởng họ, trưởngbản, những người đủ tiêu chuẩn thì đưa họ vào đội ngũ cán bộ của hệ thốngchính trị Và cần có chế độ và chính sách thỏa đáng sẽ thu hút và ổn địnhđội ngũ cán bộ ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số

Vùng dân tộc thiểu số và miền núi là những vùng chiến lược quantrọng và có nhiều tính đặc thù Để thực hiện thắng lợi chính sách dân tộccủa Đảng và Nhà nước, việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ là ngườidân tộc thiểu số có phẩm chất chính trị, có đạo đức cách mạng, có kiến thức

là động lực góp phần thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở miền

Trang 28

núi và vùng dân tộc thiểu số, góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.Trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ này, giáo dục đào tạo đóng vai tròquan trọng.

- Thứ ba: Giáo dục đào tạo nhằm từng bước xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa

Con người với tư cách là nguồn lực quan trọng nhất của sự pháttriển xã hội, chủ thể sáng tạo lịch sử nên con người luôn là người đại diệncho chất lượng và trình độ trí tuệ mới Với tư cách ấy, con người đã đượcđặt ở vị trí cao nhất của sự phát triển xã hội, của tiến bộ lịch sử, thế giớitinh thần của con người được coi là tinh hoa của lịch sử văn minh, văn hóa,

là giá trị của mọi giá trị, là cội nguồn của mọi sự phát triển

Vì vậy, từ những buổi đầu tiến hành sự nghiệp cách mạng củamình Đảng ta đã nhiều lần khẳng định: con người là vốn quý nhất, chăm locho hạnh phúc của con người, của mọi nhà đã được, Đảng ta đặt lên vị tríhàng đầu và coi đó là nhiệm vụ trung tâm Chủ tịch Hồ Chí Minh - ngườisáng lập và rèn luyện Đảng, đã luôn nhắc nhở Đảng ta, căn dặn mỗi chúng

ta là: "Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân, taphải hết sức tránh" "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm nămtrồng người" và "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có nhữngcon người xã hội chủ nghĩa"

Quán triệt quan điểm đó của Đảng và thực hiện lời dạy của Chủ tịch

Hồ Chí Minh Ngày nay, ở nước ta cùng với quá trình đổi mới toàn diện đấtnước và bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việctừng bước xây dựng con người mới XHCN là đòi hỏi cấp bách Bởi vì, conngười vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình đẩy mạnh CNH,HĐH Quá trình xây dựng con người mới XHCN cũng là quá trình tạo rađộng lực cho xã hội phát triển

Vì vậy chủ động, tích cực xây dựng con người Việt Nam hiện đại từcon người cũ, những con người mang theo những "vết tích của xã hội cũ đã

đẻ ra nó" về mọi phương diện: Kinh tế, đạo đức, trí tuệ Nói chủ động, tích

Ngày đăng: 02/04/2013, 17:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Như Cương (chủ biên), Về vấn đề xây dựng con người mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về vấn đề xây dựng con người mới
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Tập II, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1982 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V
Nhà XB: Nxb Sự thật
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
7. Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người mới, Tạp chí Cộng sản, Số 6/1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người mới
8. Thu Hà, Ngành Giáo dục tăng cường công tác thanh tra nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo, Báo Tuyên Quang số 2906, ngày 23/3/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngành Giáo dục tăng cường công tác thanh tra nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo
9. Phạm Minh Hạc (chủ biên), Vấn đề con người trong sự nghiệp CNH, HĐH, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề con người trong sự nghiệp CNH, HĐH
Nhà XB: Nxb CTQG
10. Hội đồng biên tập, Các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX
Nhà XB: Nxb CTQG
11. Nguyễn Chí Huyên, Đôi nét về thực trạng trình độ học vấn của cư dân các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Tạp chí Dân tộc học, Số 4/1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đôi nét về thực trạng trình độ học vấn của cư dân các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
12. Tương Lai, Hiểu thêm về xã hội học, Báo Sài Gòn giải phóng, ngày 25/2/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiểu thêm về xã hội học
20. Nguyễn Quốc Phẩm - Trịnh Quốc Tuấn, Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
21. Lê Du Phong - Hoàng Văn Hoa, Phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi theo hướng CNH, HĐH, Nxb CTQG, Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi theo hướng CNH, HĐH
Nhà XB: Nxb CTQG
22. Nguyễn Thanh, Mục tiêu con người trong sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học, Số 5/1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mục tiêu con người trong sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay
23. Đặng Hữu Toàn, Gắn phát triển con người Việt Nam hiện đại với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, Tạp chí Triết học, số 4/2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gắn phát triển con người Việt Nam hiện đại với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
13. Mác - Ăngghen, Toàn tập, tập I, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980 Khác
14. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập I, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995 Khác
15. Mác - Ăngghen, Toàn tập, tập 3, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995 Khác
16. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập IV, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w