TRIỂN CỦA CÔNG TY.
1. Mục tiêu chiến lược phát triển của Công ty :
Chuyển hình thức sở hữu 100% vốn Nhà nước thành hình thức đa sở hữu, trong đó có sở hữu của các cổ đông là đông đảo cán bộ công nhân viên trong Công ty và các nhà đầu tư có tiềm năng khác nhằm tạo ra sự thay đổi căn bản về phương thức quản lý kết hợp với cơ chế năng động trong việc huy động vốn để có điều kiện đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô và năng lực sản xuất kinh doanh, góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của Công ty. Nâng cao và phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, gắn chặt giữa trách nhiệm trong công việc và quyền lợi của người lao động và các cổ đông, tạo động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động, đổi mới hình thực quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả, xây dựng và phát triển doanh nghiệp, cải thiện đời sống người lao động.
Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên, người lao động trong công ty và các nhà đầu tư bên ngoài doanh nghiệp để có cơ hội đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng đa dạng, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Phát huy vai trò làm chủ của người lao động, trách nhiệm, năng lực và trình độ của lãnh đạo, người lao động, các cổ đông,tăng cường sự giám sát của nhà đầu tư với doanh nghiệp. Đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước – Doanh nghiệp – Nhà đầu tư – Người lao động – Xã hội.
2. Định hướng chiến lược và mục tiêu định lượng :
Chiến lược phát triển của Công ty trong thời gian tới và ảnh hưởng của điều kiện hội nhập kinh tế - khủng hoảng kinh tế thế giới được xác định tập trung vào hai hướng chính là :
Tận dụng tối đa lợi thế và các lợi ích từ bất động sản do Công ty quản lý.
Tăng cường xuất khẩu hàng hóa trong thời gian tới.
Để thực hiện hai chiến lược đó Công ty cần tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong những năm đổi mới, khai thác triệt để và có hiệu quả những tiềm năng,nội lực đã có về : Vốn, lao động, bất động sản, lợi thế thương mại, tinh thần đoàn kết, vượt khó, cạnh tranh…nhằm ổn định sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập cho người lao động, tăng thu ngân sách Nhà nước, phúc lợi xã hội….
Các chỉ tiêu cụ thể là : ( theo chỉ tiêu kế hoạch CBTT Lương thực Vĩnh Hà ) - Tăng trưởng bình quân hàng năm từ 15 % - 20 %.
- Doanh thu đạt từ 120 – 150 tỷ đồng/năm. - Lợi nhuận đạt từ 2 tỷ đến 4,5 tỷ đồng/năm.
- Tạo đủ việc làm, đảm bảo thu nhập >2 triệu đồng/người/tháng. - Nộp ngân sách từ 4,2 – 4,5 tỷ đồng/năm.
3. Phân tích ma trận SWOT của Công ty trong giai đoạn mới :
3.1. Điểm mạnh :
Sau năm 2006 sẽ là năm khởi đầu kỳ kế hoạch 5 năm mới và cũng là thời kỳ đất nước ta tham gia sâu và rộng hơn vào hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với doanh nghiệp. Trong đó, thách thực về cạnh tranh và chuẩn hóa mọi mặt hoạt động theo các tiêu chuẩn phù hợp với mặt bằng được thừa nhận rộng rãi trong môi trường kinh doanh quốc tế…là những sức ép rất lớn. Công ty sẽ có thuận lợi hơn do tính linh động cao của mô hình Công ty cổ phần, nhưng lại khó khăn vì thu hẹp quy mô vốn, người lao động chưa quen với hình thức hoạt động và quản trị mới có thể mang theo những cách suy nghĩ và làm việc cũ không phù hợp với điều kiện mới, đặc biệt là sau khi cổ phần. Do vậy sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chung của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty cổ phần cũng có rất nhiều công việc phải làm để đưa hoạt động của doanh nghiệp vào nền
nếp, trong đó công việc trước mắt là xây dựng hệ thống các quy chế quản lý nội bộ bao gồm quy chế tài chính,quy chế phân phối, quy chế sử dụng và đào tạo cán bộ…. Nền kinh tế quốc gia tăng trưởng với tỷ lệ khá cao và sự ổn định về chính trị - xã hội cùng với các cải cách về hành chính của Nhà nước, cũng như việc ban hành và áp dụng các chính sách điều hành – quản lý kinh tế hướng đến các chuẩn mực quốc tế thông dụng ngày càng được mở rộng trên nhiều lĩnh vực để tham gia sâu thêm vào hội nhập kinh tế quốc tế…., đồng thời việc ký kết các cam kết quốc tế về hợp tác kinh tế - thương mại song phương và đa phương giữa nước ta với nhiều nước và tổ chức Thương mại Thế giới WTO đã tạo ra môi trường kinh doanh cởi mở và thuận lợi chung cho các doanh nghiệp trong đó có Công ty Cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà.
Là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động lâu năm trong ngành lương thực và do đó có nhiều bài học kinh nghiệm nhất đinh, vì vậy, khi chuyển sang công ty cổ phần sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy kinh doanh trong giai đoạn tới.
Sau khi cổ phần hóa, Công ty CP Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà sẽ chuyển sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần có đầu tư vốn Nhà nước, Công ty vẫn tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn và có sẵn các mối quan hệ đã hình thành từ trước với các đơn vị và bạn hàng.
Doanh nghiệp đã có những bước đột phá nhất định trong việc chuyển đổi cơ chế quản lý và vận dụng có hiệu quả cơ chế chính sách của Nhà nước vào hoạt động thực tế của doanh nghiệp, dám nghĩ, dám làm, mở rộng hoạt đồng sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa ngành nghề.
Doanh nghiệp có trụ sở chính tại Thành phố Hà Nội, hiện đang trực tiếp quản lý và sử dụng nhiều bất động sản có giá trị thương mại lớn, có lợi thế trong tiếp cận các dịch vụ và khai thác có hiệu quả cơ sở hạ tầng kinh tế vùng cũng như kinh tế quốc dân. Mặt khác, việc chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần hóa giúp Công ty thu hút được lượng vốn dư thừa bên ngoài doanh nghiệp có hiệu quả hơn.
Đội ngũ Ban lãnh đạo Công ty và các cấp quản lý là đa số các Cán bộ Cộng nhân viên có tâm huyết và kinh nghiệm nhiều năm trong hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tiếp tục làm việc và đóng góp cho công ty. Họ là những cổ đông của Công ty nên sẽ gắn bó và làm việc có trách nhiệm hơn.
Đồng thời việc chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần sẽ tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi giúp Công ty năng động hơn trong cơ chế huy động các nguồn lực đáp ứng yêu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng tạo ra cơ sở pháp lý linh động và phù hợp để Công ty xây dựng cơ chế quản lý nội bộ với mục tiêu vừa đảm bảo mọi hoạt động của Công ty phù hợp với chính sách pháp luật của Nhà nước vừa phát huy được tính năng động sang tạo của đội ngũ người lao động trong Công ty, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư,hoạt động sản xuất kinh doanh…
3.2. Điểm yếu :
Kinh doanh lương thực nội địa nhìn chung trong những năm qua gặp nhiều khó khăn, tỷ suất lợi nhuận thấp, các ngành nghề mới xâm nhập vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, nhận thức của người lao động chưa theo kịp nhu cầu của quá trình đổi mới cơ chế thị trường.
Giai đoạn đầu hoạt động Công ty sẽ gặp không ít khó khăn trong điều hành do sự chuyển đổi hình thức kinh doanh. Một số lĩnh vực đầu tư chiếm khối lượng vốn khá lớn nhưng trước mắt còn chưa có hiệu quả, phải lấy kết quả sản xuất kinh doanh từ nguồn khác để bù vào chi trả cổ tức cho cổ đông.
Công ty cũng rất cần nâng cao trình độ đội ngũ lao động do nhu cầu trẻ hóa đội ngũ cán bộ đào tạo lại để tiếp tục sử dụng lao động có hiệu quả.
Ngoài ra, các yếu tố mới về môi trường với doanh nghiệp cổ phần hóa vừa là thuận lợi vừa là khó khăn đối với công ty trong giai đoạn đầu cổ phần hóa.
3.3. Cơ hội :
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, nhu cầu xuất nhập khẩu đang gia tăng nhanh, nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương Mại Thế giới WTO.
Sự ổn định về kinh tế, chính trị, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài đã tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp. Các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh. Chính phủ Việt Nam đã tạo ra cơ chế thông thoáng cho các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa và gia nhập thị trường chứng khoán, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong quá trình huy động nguồn vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việc liên doanh, liên kết với các đối tác chiến lược mở ra cho Công ty những cơ hội mới để quảng bá sản phẩm, con người, đất nước Việt Nam… tới thị nước ngoài.
3.4. Thách thức :
Hoạt động của Công ty đòi hỏi nhu cầu vốn lớn và các hoạt động kinh doanh của Công ty sẽ có nguy cơ thiếu vốn nếu như không tìm kiếm được nguồn vốn đáp ứng yêu cầu.
Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn do quá trình mở của thị trường trong giai đoạn thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển. Và đặc biệt là thách thức phải vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008 đầu năm 2009 đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới toàn bộ nền kinh tế thế giới, là một doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu là chủ yếu thì thách thức này là lớn hơn bao giờ hết.