Nguyên liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh gạo của Công ty Cổ phần Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà (Trang 31)

II. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH, CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GẠO THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY VĨNH HÀ.

Nguyên liệu

biến gạo cho xuất khẩu và thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, có một số điểm liên quan tới quy trình sản xuất chế biến gạo thành phẩm có tác động tới hiệu quả chung của hoạt động xuất khẩu gạo như sau :

Quy trình công nghệ chế biến gạo

Nguyên liệu liệu Bóc tách vỏ trấu Sàng tạp chất Sàng tấm Đánh bóng ( 2 lần ) Xát lần II Xát lần I Máy chọn hạt Thành phẩm Đóng bao Phân loại Sàng tạp chất

Áp dụng với gạo xuất khẩu 5% tấm

( Nguồn : Phòng Kinh Doanh ).

 Công ty Cổ phần Xây dựng và Chế biến Lương thực Vĩnh Hà là một trong số 35 doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc ( Vinafood 1 ) có địa chỉ tại số 9A Vĩnh Tuy – Hai Bà Trưng – Hà Nội, nhưng nguồn nguyên liệu thu mua lúa gạo chủ yếu lại được thu mua tại các tỉnh phía Nam, vậy nguyên nhân là do đâu ? Tại sao lại không thu mua ngay tại Miền Bắc để giảm thiểu chi phí vận chuyển và tránh cạnh tranh về nguồn hàng với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo thuộc Tổng Công ty Lương thực Miền Nam ( Vinafood 2 ). Đó là do đặc điểm sản xuất kinh doanh lương thực tại Miền Bắc chủ yếu là tự cung tự cấp, sản lượng nhỏ manh mún, hoặc cung ứng gạo đặc sản hoặc là cung ứng với khối lượng nhỏ làm khả năng thu mua khó khăn hơn. Mặt khác, truyền thống sản xuất gạo của nông dân các tỉnh phía Bắc là sản xuất đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của bản thân và tiêu thụ với khối lượng rất nhỏ trên thị trường nội địa khó thu mua. Do đó, việc thu mua nguyên liệu gạo cho xuất khẩu gạo tại khu vực Miền Bắc chủ yếu tập trung vào các loại gạo đặc sản với khối lượng nhỏ. Trong khi đó, hoạt động sản xuất lúa gạo ở Miền Nam mang tính sản xuất hàng hóa truyền thống với khối lượng lớn, chi phí thấp, loại gạo phổ biến, hoạt động thu mua được tiến hành thuận tiện thông qua các thương lái đã hình thành từ lâu đời.

 Hoạt động thu mua được tiến hành qua thương lái, đây là đặc điểm lâu đời khó thay đổi trong hệ thống thu mua chung của ngành, vì ảnh hưởng bởi điều kiện giao thông, địa bàn, quy mô sản xuất, nó là một hệ thống cố định nhiều cấp. Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh gạo thông qua hệ thống thu mua của các thương lái, đặt hàng cho họ theo số lượng, chủng loại, chất lượng, tiêu chuẩn… mà không thu mua trực tiếp từ trong nhân dân, do ảnh hưởng bởi điều kiện giao thông, khó kiểm soát về chất lượng, không đảm bảo đủ về số lượng. Tuy nhiên,

việc thu mua phải tiến hành qua hệ thống thương lái cũng có một số nhược điểm như : phụ thuộc vào hệ thống thu mua bên ngoài, có thể bị ép giá, khả năng đảm bảo của các thương lái phụ thuộc vào quy mô hoạt động của họ…Vì vậy, một trong số các hướng hoạt động sản xuất kinh doanh lâu dài và đảm bảo hệ thống thu mua, cung ứng nguyên vật liệu là doanh nghiệp cần xây dựng cho mình các cơ sở thu mua của chính doanh nghiệp đặt ngay tại vùng nguyên liệu để có thể chủ động thu mua của nông dân với giá cả thấp hơn, đảm bảo hơn về số lượng, chất lượng của chính Công ty.

 Công ty không đầu tư trực tiếp cho nhân dân sản xuất và thu mua trực tiếp vì rủi ro cao. Rút kinh nghiệm từ sự kém hiệu quả của hình thức đầu tư của cây mía trong lĩnh vực sản xuất đường hay cây chè, cafe…việc đầu tư cây giống, phân đạm…cho một bộ phận nông dân tiến hành sản xuất nhằm cung ứng nguyên vật liệu cho công ty có thể mang lại những rủi ro cao vừa gây tốn kém về vốn đầu tư nghiên cứu con giống, ảnh hưởng của điều kiện thời tiết tới năng xuất chất lượng của giống lúa nghiên cứu, tính ỷ lại của người nông dân vào doanh nghiệp hoặc họ có thể bán ra bên ngoài với giá cao hơn…

 Khâu xay sát và đánh bóng cần tiến hành 2 lần đảm bảo loại bỏ cám, tăng khả năng bảo quản và chất lượng gạo theo yêu cầu. Việc này còn phụ thuộc vào trình độ máy móc trang thiết bị của Công ty, của các cơ sở cung cấp. Vì vậy, trong khâu này của quy trình cần chú ý tới vấn đề đổi mới và chuyển giao công nghệ, lựa chọn nhà cung ứng có hệ thống máy móc phù hợp và quan trọng hơn và công tác quản lý và kiểm soát chất lượng của gạo sau giai đoạn sơ chế quan trọng này, nó sẽ là cơ sở ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm của Công ty, giá cả trên thị trường…

Bảng 7 : Bảng liệt kê các máy móc trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất, chế biến gạo thành phẩm của Công ty.

Chỉ tiêu

Trang thiết bị Nước sản xuất Năm sản xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh gạo của Công ty Cổ phần Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà (Trang 31)