XUẤT CÁC HƯỚNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT KHẨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh gạo của Công ty Cổ phần Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà (Trang 59 - 62)

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY.

1. Các giải pháp mang tính tổng hợp từ phân tích ma trận SWOT.

Qua phân tích SWOT – phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách thức mà môi trường bên trong và bên ngoài có thể tác động đến công ty, đã đưa ra một số chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo từ việc sử dụng mặt mạnh để khai thác tốt nhất cơ hội, khắc phục những yếu kém, giảm bớt những nguy cơ, thách thức nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho Công ty :

- Giữ vững và mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước bằng nhiều cách thức, biện pháp như thành lập xây dựng bộ phận nghiên cứu thị trường, thâm nhập vào những thị trường mới giàu tiềm năng nhưng có yêu cầu về chất lượng sản phẩm cao như EU và các nước phát triển, thực hiện ký kết các hợp đồng trực tiếp mà không cần thông qua Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc, thiết lập kênh phân phối, thực hiện chương trình quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu qua báo, đài, internet, thị trường thế giới, xây dựng văn phòng đại diện tại các nước đối tác…

- Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách xây dựng và phát triển thương hiệu riêng của Công ty trên thị trường thế giới như nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm có thế mạnh, là loại đặc sản, quảng bá thương hiệu, đưa

thương hiệu đến với người tiêu dùng, thuyết phục người tiêu dùng tại mỗi thị trường một cách có hiệu quả về sản phẩm của Công ty, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với chính quyền địa phương để nhận được sự giúp đỡ hỗ trợ thủ tục cần thiết. Không ngừng đầu tư nghiên cứu cải tiến chất lượng sản phẩm, đồng thời hiện đại hóa máy móc, trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất, chế biến gạo xuất khẩu nhằm mang lại hiệu quả sản xuất cao hơn. Chất lượng sản phẩm được nâng cao và hiệu quả sản xuất kinh doanh là chìa khóa duy nhất tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

- Liên kết với người sản xuất, đối với nông dân cần phải chú ý tạo các mối quan hệ, liên kết với tổ chức của người sản xuất như hợp tác xã, hội nông dân, thương lái, các doanh nghiệp cung ứng đầu vào, tổ chức xây dựng hệ thống thu mua riêng của doanh nghiệp… để tạo được nguồn nguyên liệu ổn định và có chất lượng đồng đều. giá cả hợp lý.

- Khắc phục những yếu kém để giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn, cụ thể là nâng cao trình độ, năng lực của các cán bộ trong công ty, nỗ lực cố gắng vượt qua những khó khăn, hạn chế. Cải tiến bộ máy quản trị doanh nghiệp, bố trí lại lao động, sử dụng nguồn lao động mới trẻ, có trình độ…

- Đảm bảo hệ thống tài chính thanh toán hợp đồng xuất khẩu vừa theo quy định, thông lệ quốc tế vừa thuận tiện, minh bạch, tốc độ nhanh…cùng với nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu riêng cho mặt hàng của Công ty sẽ là cơ sở gây dựng lòng tin và uy tín của Công ty trên thị trường xuất khẩu.

=> Thực hiện tốt những chiến lược này sẽ giúp công ty hoạt động kinh doanh xuất khẩu đạt hiệu quả cao.

2. Nghiên cứu và thâm nhập để mở rộng thị trường xuất khẩu.

Trong quá trình phát triển của mình Công ty phải tự tìm cho mình hướng đi riêng trên cơ sở tự chủ về nguồn lực, tức là phải tìm kiếm cho mình những thị trường trực tiếp mà không cần xuất khẩu thông qua Tổng Công ty lương thực Miền Bắc ( Vinafood 1 ). Nghiên cứu, thâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu, hội nhập với nền kinh tế của thế giới. Tuy nhiên việc nghiên cứu, thâm nhập

không phải đơn giản vì có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết như chọn quốc gia và thời điểm nào để thâm nhập, chính sách kinh doanh phải phù hợp với từng quốc gia, từng khu vực. Làm tốt công tác này sẽ giúp công ty mở rộng thêm thị trường mới, khách hàng giao dịch ngày càng nhiều hơn làm cho sản lượng xuất khẩu tăng nhanh, thu về lợi nhuận cao.

2.1.Nghiên cứu thị trường xuất khẩu gạo.

Qua phân tích về thị trường xuất khẩu gạo của công ty ta thấy công ty vẫn còn đang bỏ ngỏ những thị trường như Nhật Bản, EU, một số nước trong ASEAN. Vì thế cần phải nghiên cứu những thị trường này để từng bước mở rộng làm tăng sản lượng xuất khẩu, chủ động hơn về thị trường không chịu áp lực bởi một khu vực thị trường nhất định và giảm bớt sự phụ thuộc của Công ty vào Tổng Công ty.

•Thị trường EU :

- Đây là một thị trường liên kết kinh tế, thống nhất về tiền tệ nhưng độc lập về chính trị, rộng lớn với trên 380 triệu người tiêu dùng tương đối khó tính, hàng hóa khi thâm nhập vào thị trường này phải có tính cạnh tranh cao.

- Mặc dù có sự thống nhất về kinh tế nhưng thị trường EU bao gồm cả những nước giàu như Anh, Pháp, Đức… và cả những nước kém phồn thịnh như Hy Lạp… mặt khác còn có những khác biệt về văn hóa, tập tục giữa các dân tộc nên có sự khác biệt rất lớn về nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng. Do thói quen tiêu dùng truyền thống của người dân ở thị trường này nên yêu cầu về sản phẩm là rất cao về chất lượng, chủng loại… sản phẩm của công ty khi muốn xuất khẩu sang thị trường này đòi hỏi phải có chất lượng cao, phẩm chất tốt phù hợp với nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng.

•Thị trường Nhật :

Là cường quốc tài chính thứ 2 thế giới và là một trong 3 cường quốc công nghiệp của hành tinh. Dân số trên 130 triệu người. Cần nghiên cứu các đặc điểm của người Nhật như : họ rất tiết kiệm thời gian và tiền bạc, họ tranh thủ làm việc đến từng giây, trong kinh doanh có tinh thần tập thể cao độ bởi họ cho rằng “nếu đồng tâm hiệp lực, sẽ làm ra được những sản phẩm tuyệt hảo”, chính phủ Nhật thường có những chính sách bảo hộ đối với hàng sản xuất trong nước… để có

những hiểu biết cần thiết khi thâm nhập thị trường này. Đây là thị trường có tiềm năng lớn, sản phẩm khi xuất khẩu sang thị trường này đòi hỏi giá thành phải hấp dẫn và có sức cạnh tranh cao.

•Thị trường các nước trong khối ASEAN :

Gồm 11 nước với khoảng hơn 600 triệu người tiêu dùng, cũng là một thị trường rộng lớn với khả năng tiêu thụ hàng hóa dồi dào. Do có nhiều nước khác nhau nên tập quán tiêu dùng cũng khác, mặt khác thị trường này có nhiều đối thủ cạnh tranh bản xứ do đó sản phẩm xuất khẩu sang thị trường này phải đáp ứng nhu cầu khác nhau phù hợp với thị hiếu tiêu dùng đồng thời phải có tính cạnh tranh cao cả về giá lẫn chất lượng. Điều đặc biệt quan trọng là nước ta là một thành viên của khối, nên các vấn đề liên quan tới xuất khẩu và ngoại thương sẽ được tiến hành dễ dàng hơn bởi các cam kết liên kết phát triển kinh tế chung trong toàn khối, đây là điều kiện tương đối quan trọng giúp Công ty có thể dễ dàng thâm nhập khu vực thị trường này hơn.

2.2.Những nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược thâm nhập thị trường xuất khẩu gạo.

Mỗi quốc gia đều có nền văn hóa, chính trị, tập quán buôn bán, hệ thống pháp luật khác nhau nên nhu cầu về sản phẩm cũng khác nhau. Do đó khi nghiên cứu, thâm nhập thị trường thì cần phải chú ý đến một số nhân tố sau :

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh gạo của Công ty Cổ phần Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà (Trang 59 - 62)