II. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH, CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GẠO THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY VĨNH HÀ.
2. Máy tách vỏ Việt Nam
3. Máy chà gạo Việt Nam 1995
4. Máy đánh bóng Nhật 1997
5. Máy sàng phân loại Mỹ 1996
6. Máy đóng bao Việt Nam 1994
Nhìn vào bảng liệt kê máy móc trang thiết bị sản xuất và chế biến gạo thành phẩm xuất khẩu, thấy rằng : công nghệ của các máy này chủ yếu được sản xuất tại Việt Nam, chỉ có máy đánh bóng và máy sàng phân loại, là 2 loại máy quan trọng trong việc sàng lọc, nâng cao chất lượng gạo là được nhập từ Nhật Bản và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, năm sản xuất của các máy này, gần nhất là năm 1997 cách thời điểm hiện tại là 12 năm, như vậy là quá cũ kĩ và lạc hậu so với sự phát triển của công nghệ ngày nay. Yêu cầu của công tác đổi mới Công nghệ là cấp thiết hơn bao giờ hết, vì vai trò của công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn : đổi mới công nghệ không chỉ giúp sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguyên vật liệu đầu vào, nâng cao năng suất, tạo ra những sản phẩm mới có ưu thế và tính năng đặc trưng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm…Là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Vì vậy, đây là một khâu yếu trong quy trình chế biến gạo xuất khẩu của Công ty cần được khắc phục sớm.
Hoạt động xuất khẩu gạo phải có sự giám định từ phía có quan quản lý chất lượng, đồng thời tiến hành thanh toán theo thông lệ quốc tế để đảm bảo tính nhất quán, thuận tiện.
Thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu là : Cuba chiếm 70 – 80 %; Philippin, Irac, Iran chiếm 20 %; còn lại là xuất khẩu sang thị trường các nước Đông Nam Á như Indonexia….Gạo cao cấp 5% tấm thường chỉ xuất sang Irac, Iran… những nước có yêu cầu phẩm cấp gạo cao.
Hệ thống kho và công tác bảo quản gặp nhiều khó khăn như diện tích, điều kiện tránh mưa, nắng, ẩm thấp…do cơ sở vật chất còn yếu kém, diện tích nhỏ hẹp.